Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

THỬ ĐẶT MỘT LỘ TRÌNH MẠNH HÓA NHÀ NƯỚC



Tôi đọc từ một nguồn tin Quốc hội, có đại biểu nói, nếu chi lương đủ sống tối thiểu cho đội ngũ hơn 11 triệu viên chức (bao gồm cả quân đội), thì tổng thu ngân sách (gồm cả thuế và dầu thô) chỉ đủ nuôi bộ máy, nuôi một cách tối thiểu. Và không còn đồng nào để đầu tư cho phát triển.
Hỡi ôi, một bộ máy hơn 11 triệu người, quản trị một đất nước hơn 90 triệu dân mà đụng vào đâu cũng nhiều thiếu sót, trì trệ thì sao có thể gọi là Nhà nước MẠNH?
Tại sao chỉ với 2,8 triệu viên chức Mỹ, họ lại có thể quản trị số dân đông gấp hơn 2 lần dân Việt mà mọi việc đều tinh tươm đến mức, ví dụ, một ông khách ất ơ nhập cảnh vào nước Mỹ với visa 6 tháng, mà ngày mai hết hạn, hôm nay đã có người đến nhắc?
Tôi thấy các ĐB Quốc hội Trần Du Lịch, Trần Hoàng Ngân, Nguyễn Thị Quyết Tâm đều thống nhất là cần giảm biên chế đi 1/3 nhưng cái cốt yếu là giảm ai, giảm như thế nào thì đều không nói. Ông Trần Du Lịch là ĐB nổi tiếng, dân khá hài lòng về các phát biểu của ông mà không nói cái điều cốt yếu, cái lý hiển nhiên thì đúng là một nghịch lý. Xem ra, cái ngưỡng để dân hài lòng, để dân quý mến trên chính trường Việt Nam còn thấp lắm.
Sở dĩ 2,8 triệu viên chức Mỹ có thể quản trị đất nước với nền kinh tế lớn nhất thế giới, là bởi vì họ không phải nuôi số đảng viên của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Đảng viên hai đảng này, nếu có tài, họ sẽ trở thành viên chức Nhà nước và tiền thuế nuôi họ và gia đình họ. Suốt 9 năm (1945 – 1954) đảng viên Đảng Lao động Việt Nam cũng không mấy ai chỉ ăn lương Nhà nước để hoạt động việc đảng. Văn phòng Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ có vài ba chục người; Bí thư Xứ ủy Nam kỳ Lê Duẩn ăn lương Trường phòng Dân quân. Ý chí của Đảng, được lãnh đạo và thực hiện thông qua từng đảng viên; toàn đảng có mấy chục Trung ương ủy viên đều trực tiếp làm việc chính quyền. Hàm lượng đảng ở trong ý chí, ví dụ, Bộ trưởng và trong từng hành vi của ông Bộ trưởng ấy, là TOÀN BỘ. Ông ta làm dở? Thanh tra Chính phủ và Quốc hội giám sát, chỉ rõ và khi cần bãi nhiệm nếu để sai trái trì trệ kéo dài. Cần gì UB Kiểm tra TW? Trưởng ban Kiểm tra TW, kiêm Trưởng ban Nội chính TW được đề cử, Quốc hội phê chuẩn ông ấy làm Chánh thanh tra Chính phủ - ăn lương Chánh thanh tra Chính phủ. Như thế mới đủ quyền, Chánh thanh tra Chính phủ do Thủ tướng cử, sao có đủ quyền lực để lập văn bản cáo buộc trách nhiệm một vị đồng cấp là Bộ trưởng khi mà Bộ trưởng nhiều quân hơn, nhiều tiền hơn?
Như cơ chế các Ban của Đảng “ngang cơ” các Bộ, tự nó đã có hai ý nghĩa:
1, Đảng không hoàn toàn tin tưởng Chính phủ và Bộ trưởng – người do Đảng đề cử; lại phải có một Ban đảng ở trên Bộ, lãnh đạo Bộ trưởng. Như thế, Bộ trưởng là một quyền lực không đầy đủ.
2, Một Bộ trưởng quyền lực không đầy đủ, không thể cách chức hay đề bạt một thứ trưởng một vụ trưởng; khiến mệnh lệnh không nghiêm. Tình trạng công việc trì trệ, nợ báo cáo, nợ văn bản (thông tư, hướng dẫn luật…) đã trở nên triền miên, chồng chất mà Ban của Đảng và Văn phòng bộ chả có ai thấy mình có trách nhiệm hiển nhiên. Các vụ án oan, án tồn đọng là hệ quả của cơ chế Ban Kiểm tra, Ban Nội chính TW trùm lên Tòa án và Viện Kiểm sát; cho nên án oan, án tồn đọng hiển nhiên lỗi không thuộc về CHỈ MỘT Chánh án Tòa án.
Từ hệ quả song trùng, chồng chéo dẫn đến một hệ lụy: Hàm lượng (ý chí) đảng trong mỗi vị đều không cao, quyền lực của đảng, do đó là cũng là quyền lực thiếu.
Vì ai cũng thiếu ý chí và quyền lực nên công việc cứ bê trễ, càng bê trễ càng cần tuyển thêm nhiều người. Tôi nhớ, hồi mới Đổi mới, viên chức chỉ có 7 triệu người bao gồm cả khoảng ít nhất là 3 triệu công nhân nông lâm trường quốc doanh, cơ khí thủy lợi huyện – là số người ăn lương thuế dân vì họ suốt đời thua lỗ. Nay số công nhân viên ấy đã nghỉ, đủ thay được số giáo viên tăng lên do học sinh tăng lên. Như vậy là sau 30 năm Đổi mới, không năm nào không ra rả nói cần tinh giảm biên chế, mà biên chế đã tăng thêm 7 triệu người – gấp hai lần sau 30 năm!
Có câu, “đảng viên đi trước làng nước đi sau”, Đảng cứ tự đầu tầu, nhất thể hóa các Ủy viên TW trong các chức vụ chính quyền với công thức 2 trong 1; thì, đến lượt mình, các bộ tỉnh đều giảm ít nhất 1/3 viên chức.
Cố nhiên là giảm có lộ trình. Giảm 1/3 sau 5 năm, giảm 1/ 3 sau 5 năm nữa. Sau 20 năm nữa, viên chức Việt Nam sẽ chỉ còn 2,8 triệu; quản lý một đất nước hơn trăm triệu người. Coi như bằng Mỹ còn gì!
Nên nhớ, 1 đồng lương là 1 đồng quản lý phí. Do đó, giảm được 33% viên chức thì không phải viên chức được tăng lên 33% mà là 66% thu nhập.
40 ngàn tỷ đồng để cải cách tiền lương theo đúng lộ trình không tìm đâu ra được. Muốn có nguồn tăng…
VIETNAMNET.VN|BỞI VIETNAMNET.VN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: