Ảnh: Người dân Quỳnh Lưu đến nộp đơn kiện tại tòa án Kỳ Anh. FB Người Kỳ Anh.
FB Nguyễn Anh Tuấn
27-9-2016
Hôm qua hơn 600 cư dân Quỳnh Lưu, Nghệ An, với sự giúp đỡ của các luật sư đã đệ đơn khởi kiện Formosa ở Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, nơi nhà máy của tập đoàn này trú đóng.
Diễn biến này là bước kế kiếp trong tiến trình đấu tranh pháp lý được khởi động từ gần một tuần trước đây với việc hơn 1000 hộ dân ở xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh gửi đơn kiến nghị trực tiếp đến Chính phủ và Quốc hội đòi được đền bù hơn 2000 tỷ đồng (gần 100 triệu USD) từ số tiền 500 triệu USD bồi thường từ Formosa cho những thiệt hại về vật chất, tinh thần và sức khỏe mà họ đã, đang và sẽ gánh chịu vì thảm họa cá chết hàng loạt mà tập đoàn này gây ra thời gian vừa qua.
Hơn 1000 hộ dân này, trong đơn của mình cũng đã đặt ra cho Chính phủ và Quốc hội thời hạn 2 tuần để giải quyết nguyện vọng của họ, trước khi họ tiến hành khởi kiện Formosa, tương tự như việc 600 cư dân Quỳnh Lưu vừa thực hiện.
Đấu tranh pháp lý không phải là lựa chọn đầu tiên của người dân các tỉnh miền Trung trong vụ việc này, song lại là lựa chọn khả dĩ duy nhất sau khi Chính phủ thất bại trong việc đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm đạt được công lý.
Việc từ bỏ tiến trình tư pháp để lựa chọn giải pháp đàm phán với Formosa dẫn đến con số đền bù vô căn cứ là 500 triệu USD đổi lại việc tập đoàn này được ở lại hoạt động, đang đặt Chính phủ trước tình thế tiến thoái lưỡng nan chưa biết sẽ đối phó như thế nào.
Đồng ý với mức đòi hỏi hỗ trợ của hơn 1000 hộ dân Kỳ Anh thì số tiền 500 triệu USD hẳn chưa đền bù nổi thiệt hại của một huyện ở Hà Tĩnh, chứ nói gì đến cả 4 tỉnh miền Trung.
Nhưng nếu không đồng ý thì người dân sẽ kiện Formosa ra tòa, và họ hoàn toàn có đầy đủ cơ sở pháp lý để làm điều đó.
Khi đó, nếu để tòa án hoạt động độc lập chắc chắn họ sẽ thụ lý đơn của người dân và khả năng rất cao là tuyên Formosa thua kiện, trước những chứng cứ rõ ràng về sai phạm của tập đoàn này thể hiện qua việc họ đã công khai nhận lỗi gây ra thảm họa cá chết.
Một phán quyết như vậy, đến lượt nó, sẽ kéo theo một cơn lũ đơn kiện đến từ hàng triệu người dân miền Trung khác đã, đang và sẽ chịu thiệt hại trực tiếp cũng như gián tiếp từ thảm họa cá chết, không chỉ trong lãnh vực ngư nghiệp mà còn bao gồm các ngành dịch vụ khác như lữ hành, lưu trú, ăn uống.
Khi đó Formosa lấy tiền đầu ra để bồi thường, khi mà chỉ riêng Quảng Bình tạm tính vài thàng vừa qua đã thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng? Bán cả nhà máy chưa chắc đã đủ.
Trái lại, nếu thao túng tòa án để không thụ lý đơn, chính quyền sẽ xuất hiện trước công chúng như một tổ chức bất chấp công lý và sự khốn khổ của người dân để bảo vệ đến cùng Formosa – thủ phạm gây ra chính sự khốn khổ đó.
Điều này không chỉ làm xói mòn tận gốc rễ tính chính danh chế độ mà còn kích động sự giận dữ của quần chúng, đặc biệt là nhân dân 4 tỉnh miền Trung, thứ mà đến lượt nó không biết sẽ dẫn đến chuyện gì.
Thế giải pháp ở đây là gì? Sẽ không thể có giải pháp cho chuyện này nếu chính quyền vẫn coi người dân, các tổ chức xã hội dân sự như kẻ thù lúc nào cũng có ý định ‘diễn biến hòa bình’. Vậy nên thôi không bàn đến giải pháp ở đây làm gì.
27-9-2016
Hôm qua hơn 600 cư dân Quỳnh Lưu, Nghệ An, với sự giúp đỡ của các luật sư đã đệ đơn khởi kiện Formosa ở Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, nơi nhà máy của tập đoàn này trú đóng.
Diễn biến này là bước kế kiếp trong tiến trình đấu tranh pháp lý được khởi động từ gần một tuần trước đây với việc hơn 1000 hộ dân ở xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh gửi đơn kiến nghị trực tiếp đến Chính phủ và Quốc hội đòi được đền bù hơn 2000 tỷ đồng (gần 100 triệu USD) từ số tiền 500 triệu USD bồi thường từ Formosa cho những thiệt hại về vật chất, tinh thần và sức khỏe mà họ đã, đang và sẽ gánh chịu vì thảm họa cá chết hàng loạt mà tập đoàn này gây ra thời gian vừa qua.
Hơn 1000 hộ dân này, trong đơn của mình cũng đã đặt ra cho Chính phủ và Quốc hội thời hạn 2 tuần để giải quyết nguyện vọng của họ, trước khi họ tiến hành khởi kiện Formosa, tương tự như việc 600 cư dân Quỳnh Lưu vừa thực hiện.
Đấu tranh pháp lý không phải là lựa chọn đầu tiên của người dân các tỉnh miền Trung trong vụ việc này, song lại là lựa chọn khả dĩ duy nhất sau khi Chính phủ thất bại trong việc đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm đạt được công lý.
Việc từ bỏ tiến trình tư pháp để lựa chọn giải pháp đàm phán với Formosa dẫn đến con số đền bù vô căn cứ là 500 triệu USD đổi lại việc tập đoàn này được ở lại hoạt động, đang đặt Chính phủ trước tình thế tiến thoái lưỡng nan chưa biết sẽ đối phó như thế nào.
Đồng ý với mức đòi hỏi hỗ trợ của hơn 1000 hộ dân Kỳ Anh thì số tiền 500 triệu USD hẳn chưa đền bù nổi thiệt hại của một huyện ở Hà Tĩnh, chứ nói gì đến cả 4 tỉnh miền Trung.
Nhưng nếu không đồng ý thì người dân sẽ kiện Formosa ra tòa, và họ hoàn toàn có đầy đủ cơ sở pháp lý để làm điều đó.
Khi đó, nếu để tòa án hoạt động độc lập chắc chắn họ sẽ thụ lý đơn của người dân và khả năng rất cao là tuyên Formosa thua kiện, trước những chứng cứ rõ ràng về sai phạm của tập đoàn này thể hiện qua việc họ đã công khai nhận lỗi gây ra thảm họa cá chết.
Một phán quyết như vậy, đến lượt nó, sẽ kéo theo một cơn lũ đơn kiện đến từ hàng triệu người dân miền Trung khác đã, đang và sẽ chịu thiệt hại trực tiếp cũng như gián tiếp từ thảm họa cá chết, không chỉ trong lãnh vực ngư nghiệp mà còn bao gồm các ngành dịch vụ khác như lữ hành, lưu trú, ăn uống.
Khi đó Formosa lấy tiền đầu ra để bồi thường, khi mà chỉ riêng Quảng Bình tạm tính vài thàng vừa qua đã thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng? Bán cả nhà máy chưa chắc đã đủ.
Trái lại, nếu thao túng tòa án để không thụ lý đơn, chính quyền sẽ xuất hiện trước công chúng như một tổ chức bất chấp công lý và sự khốn khổ của người dân để bảo vệ đến cùng Formosa – thủ phạm gây ra chính sự khốn khổ đó.
Điều này không chỉ làm xói mòn tận gốc rễ tính chính danh chế độ mà còn kích động sự giận dữ của quần chúng, đặc biệt là nhân dân 4 tỉnh miền Trung, thứ mà đến lượt nó không biết sẽ dẫn đến chuyện gì.
Thế giải pháp ở đây là gì? Sẽ không thể có giải pháp cho chuyện này nếu chính quyền vẫn coi người dân, các tổ chức xã hội dân sự như kẻ thù lúc nào cũng có ý định ‘diễn biến hòa bình’. Vậy nên thôi không bàn đến giải pháp ở đây làm gì.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét