Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Không phải bán tơ, tôi đi bán xơ mướp đây! Vì nghèo nên buồn chả có thời gian đọc bài như này. Dù sao cũng cảm ơn ĐN đã đăng lại bài này!

Hay rồi đây, Mời các bạn đọc chơi để thấy mình không phải là người..." Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu" khổ chưa !
Quốc Hòa Lưu
19 giờ
MỘT BÀI THƠ XÚC PHẠM DÂN TỘC, NHÂN DÂN VÀ PHỦ NHẬN GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA TRẦN THỊ LAM - GIÁO VIÊN HÀ TĨNH
Tiểu luận của: Lưu Quốc Hòa
Tôi không cóp pi văn bản bài thơ của Trần Thị Lam nữa mà chỉ xin trích dẫn mấy câu Lam viết trong bài thơ có 5 khổ mà hiện nay dư luận đang xôn xao bình phẩm. Tôi không bàn xa đà vào những vấn đề chính trị to tát mà chủ đạo bài viết là: Trần Thị Lam đã xúc phạm nhân dân. Xúc phạm những giá trị lịch sử và dân tộc.
Việc này có hai lí do:
1- Không muốn phát tán những vần thơ mà tôi cho là bôi nhọ dân tộc và phỉ báng thóa mạ ông cha, phủ nhận sạch trơn lịch sử. Làm như thế vô hình tôi phạm sai lầm như nhiều người đã sahe bài thơ này và hết lời ca ngợi.
2 - Bài thơ này cũng không có gì đặc biệt và hay ho để tôi ca ngợi a dua.
Tôi buồn vì một thế hệ sinh ra sau chiến tranh và được ăn học tử tế và có bằng Thạc sỹ mà có những nhận định hồ đồ về hiện tình đất nước. Coi dân tộc mình "ngộ quá" như một trò đùa của chú hề trên sân khấu. Coi "bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn"...Khi đọc đến dòng này, tôi và nhiều người khác thấy mình bị xúc phạm nặng nề.
Dân tộc ta 4000 ngàn năm không "ngộ" tí nào. Suốt một chiều dài lịch sử, chúng ta chưa thỏa hiệp với bất cứ kẻ thù nào. Thế kỷ 14, dân ta dưới sự chỉ huy của vua tôi nhà Trần đã đánh thắng tên xâm lược Nguyên Mông mạnh nhất thế giới. Những triều đại phong kiến phương Bắc đều bị nhân dân ta tống cổ khỏi bờ cõi. Thời đại con cháu Bác Hồ lại đánh thắng hai đế quốc hùng mạnh nhất hành tinh...Nhiều ví dụ lắm, vô vàn ví dụ để nói: Dân ta, dân tộc ta rất lớn chứ không phải là "không chịu lớn" như Lam thóa mạ. Dân ta là ai. Là tổ tiên ngàn đời cụ kị ông cha. Là bố tôi, anh tôi và cả tôi lần lượt cầm súng lên đường đánh giặc để cho thế hệ hôm nay thụ hưởng tất cả những thành quả phải trả bằng máu. Vậy mà thế hệ chịu ơn ấy lại khạc nhổ vào xướng máu của bao thế hệ đi trước.
Tôi không đứng vào phe nhóm đảng phái nào để viết bài này. Tôi chỉ đại diện cho tôi. Chả ai thúc bách tôi lên tiếng cả. Tôi là Dân mà lại là dân của một nước đẻ lâu đến 4000 tuổi mà không chịu lớn, vẫn ngô nghê bú mớm hồn nhiên. Dân ta bú ai, bú cái gì. Có phải dân ta là đàn dê non vô thức bị bất kì ông chủ nào vung roi vút vào mông mà " trước những bất công chẳng dám kêu đòi" như Lam viết....Đau quá!
Bất công những gì, kêu đòi cái gì là một nội hàm vô cùng nhậy cảm. Kêu đòi điều gì, bằng phương pháp nào đây: Phải chăng đa đảng đa nguyên, biểu tình lật đổ v v và vv. Bản thân câu thơ đã khẳng định rõ là: Dân ta hèn đớn, ngu nát, nhu nhược không dám vùng lên đấu tranh. Nếu có ẩn ý ấy thì cũng xin thưa: Quốc gia VN là một quốc gia yên ổn về chính trị nhất thế giới vì không có biểu tình đòi lật đổ thể chế, không có khủng bố đẫm máu. Chúng ta và con em chúng ta không lo ngáy ngáy nạn đánh bom liều chết. Nguyên điều đó cũng nói lên: Ổn định chính trị của đất nước là tuyệt vời hoặc trên cả tuyệt vời.
Một lần nữa tôi lại khẳng định: Tôi chẳng bênh vực a dua cho tổ chức chính trị nào cả, tôi là quần chúng bình thường. Bản thân nghề nghiệp văn chương đôi khi tôi cũng bị lâm vào những nhạy cảm thái quá đến mức bị "túyt còi". Là kẻ ngông ngạo chứ không hiền lành. Một kẻ như tôi mà không chịu được cái điều bức xúc do nội dung bài thơ được Trần Thị Lam - Giáo viên, Thạc sỹ, tổ trưởng bộ môn Văn ở Hà tĩnh nêu ra , tôi nghĩ Lam là bậc cao thủ về ngông ngạo...Một sự "chơi ngông" vô thức để khẳng định đẳng cấp hay có chủ định chính trị. Nếu là vô thức ta có thể cho qua, thế nhưng với tấm bằng Thạc sỹ ngữ văn cộng với tuổi đời ngoài 40 thì với lối suy nghĩ này, Lam không xứng đáng đứng trên bục giảng đê truyền thụ cho một thế hệ học sinh, chủ nhân của đất nước nay mai. Không xứng đáng lãnh đạo chuyên môn cho đồng nghiệp. Các cơ quan bảo vệ văn hóa tư tưởng và nhất là các cấp quản lí giáo dục không tỏ thái độ gì qua việc làm này là thiếu trách nhiệm trước dư luận.
Đi suốt chiều dài lịch sử. Các triều đại, các thể chế chính trị có thể thường biến chứ không bất biến. Đó là sự thật, nhưng nhân dân là bất biến. Không ai có quyền lăng nhục phỉ báng nhân dân là "không chịu lớn". Không ai có quyền khạc nhổ vào đất nước là"ngộ quá". Cái đó đồng nghĩa với nhố nhăng, lố bịch nực cười.
Còn vô vàn những điều bức xúc tôi chưa bày tỏ khi đọc bài thơ này. Nếu phân tích thêm sợ phản tác dụng mà chỉ đi sâu vào phần mở đầu bài thơ, có nghĩa là tôi dạo quanh 4 dòng trong khổ 1 của bài thơ ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH do Trần Thị Lam là tác giả.
Tôi nghĩ cái hội chứng đám đông vô trách nhiệm trước một hiện tượng xã hội cũng cần được định hướng nhìn nhận lại một cách biện chứng. Chúng ta khen chê bình phẩm cũng cần có trách nhiệm công dân. Ông cha ta có câu: Con không chê bố mẹ khó - Chó không chê chủ nghèo bao giờ cũng đúng. Những đứa con bất hiếu ngỗ nghịch cũng cần phải có thái độ, không để chúng tự do đập phá hương án.
TP Phủ Lý ngày 15/5/2016
LQH - ĐT 0912799855
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: