Báo An Giang "dư luận đang giật mình” - Xem các luật sư phân tích rõ luật thì ai mới giật mình?
Thứ tư, 18/11/2015 06:04
(AGO) - Chúng ta thường hỏi người bạn mới quen “có chơi Facebook không?”, rồi xin địa chỉ kết bạn với nhau. Từ “chơi” hàm ý chỉ việc sử dụng Facebook như một cách giải trí, hòa nhập cùng mạng xã hội. Và cũng từ “chơi” này khiến một bộ phận người sử dụng nghĩ rằng: Mọi thứ chỉ là ảo, họ toàn quyền phát ngôn, đăng tải những gì mình thích lên trang cá nhân. Nhưng mọi cuộc chơi đều có “luật” riêng, trong khi mạng xã hội không còn là cuộc chơi nữa, mà đã có những quy định gắn liền với cuộc sống.
Vừa qua, dư luận khá quan tâm đến việc 3 cán bộ, đảng viên bị xử lý, chấn chỉnh khi lợi dụng việc sử dụng Facebook để xúc phạm lãnh đạo tỉnh An Giang. Từ bài viết đăng tải trên báo điện tử về việc Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm điểm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, các cá nhân đã chia sẻ thông tin về trang Facebook cá nhân, rồi có những bình luận không hay. Nhằm chấn chỉnh sai phạm trên, cơ quan chức năng tiến hành xác minh vụ việc. Cả 3 đều thừa nhận sai phạm của mình. Sau đó, Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ban Giám đốc sở lãnh đạo, chỉ đạo Ban Giám hiệu Trường THPT Long Xuyên xem xét, xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Lê Thị Thùy Trang (Tổ trưởng chuyên môn tổ Ngữ văn). Đảng ủy Sở Công thương phối hợp Ban Giám đốc sở xem xét, xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về Đảng đối với Phan Thị Kim Nga, đảng viên, Phó Chánh Văn phòng Sở Công thương, đồng thời điều chuyển sang vị trí công tác khác. Đảng ủy Khối Doanh nghiệp lãnh đạo, chỉ đạo Đảng ủy Công ty Điện lực An Giang xem xét, xử lý về chính quyền bằng hình thức phê bình bằng văn bản trong toàn công ty (theo Luật Lao động) đối với Huỳnh Nguyễn Huy Phúc, nhân viên công ty (chồng của Phan Thị Kim Nga). Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông xử phạt vi phạm hành chính đối với Lê Thị Thùy Trang, Huỳnh Nguyễn Huy Phúc 5 triệu đồng/người theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13-11-2013 của Chính phủ.
Thông tin việc xử lý 3 cán bộ, đảng viên được đăng tải trên báo An Giang điện tử
Sự việc trên tạo ra nhiều luồng ý kiến trái chiều. Người đồng tình, kẻ phản đối. Với góc độ cá nhân, tôi cho rằng, thật ra dư luận đang “giật mình”. Trước đây, một số người “mượn” trang cá nhân của mình để tha hồ chửi mắng, phê bình, sỉ nhục bất kỳ ai họ không ưa. Mặc dù chẳng nói đích danh họ tên ai, nhưng cách họ ám chỉ cũng đủ khiến tập thể nhỏ (cơ quan, phòng, ban...) hiểu rằng “nhân vật” nào đang bị nói đến. Khi bị góp ý, họ bình thản: “Ủa, trang cá nhân của tui, tui có quyền nói gì kệ tui chớ? Tui đâu chỉ đích danh ai đâu? Người nào thấy nhột thì ráng chịu”. Vậy nên, rất khó để xử lý họ theo quy định.
Nếu thông tin họ đăng tải mang tính vu khống, sỉ nhục thì nạn nhân cũng đành im lặng bỏ qua. Nhưng chắc chắn, danh dự, uy tín của nạn nhân ít nhiều bị ảnh hưởng. Dĩ nhiên, chẳng ai muốn rơi vào hoàn cảnh ấy. Vậy mà một bộ phận chúng ta đang đẩy người khác vào hoàn cảnh ấy, có công bằng hay không? Như một cây đinh đóng vào vách tường, dù chúng ta gỡ bỏ câu chữ hay rút lại lời nói, vẫn chẳng thể nào gỡ bỏ hậu quả. Thay vì chỉ trích vu vơ, mạt sát nhau trên mạng, chúng ta hoàn toàn có thể góp ý riêng cho nhau, hoặc trong cuộc họp tại cơ quan, đơn vị, trên tinh thần xây dựng để cùng tiến bộ. Nếu cần góp ý, kiến nghị với lãnh đạo địa phương, người dân có thể thông qua các buổi tiếp xúc cử tri do HĐND các cấp tổ chức, cuộc họp ở phường, xã… Nếu chúng ta góp ý sai, người được góp ý có cơ hội giải trình, trao đổi lại. Nếu chúng ta góp ý đúng, người được góp ý sẽ cầu thị khắc phục. Mọi chuyện nhẹ nhàng hơn, dễ chịu hơn so với việc kể xấu nhau trên mạng.
Trở lại câu chuyện xử phạt 3 cán bộ, đảng viên vừa qua, có thể thấy rằng, chúng ta dù sống trong “thế giới ảo” nhưng vẫn bị chế tài từ cuộc sống thực. Xúc phạm nhau trên Facebook (đăng tải văn bản, câu “like” văn bản...) cũng tương tự như xúc phạm nhau ngoài đời, cũng mang đến những tổn thương cho người kia, ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của nhau. Nếu xúc phạm ai đó ngoài đời, theo Luật Dân sự và những quy định khác, người vi phạm sẽ bị xử phạt. Vậy nên, xử phạt khi xúc phạm nhau trên Facebook là có căn cứ, nhằm đem lại sự công bằng trong xã hội. Giả sử, người bị xúc phạm không phải là lãnh đạo tỉnh, mà chỉ là người dân bình thường, thì ai vi phạm cũng đều bị xử phạt như thế thôi! Chúng ta hay kêu ca rằng mạng xã hội quá phức tạp, khó quản lý, nhưng khi được quản lý tốt, chặt chẽ thì lại thảng thốt, bất ngờ và bình phẩm chê bai?
Sau này, khi muốn đăng tải điều gì, muốn “thích” điều gì, người sử dụng mạng xã hội hãy cẩn trọng và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đã đến lúc chúng ta nên sống trong sự văn minh, tuân thủ quy định, dù trong thế giới ảo. Hãy để trang cá nhân của mình thể hiện văn hóa của chủ nhân, như cách chúng ta thể hiện mình trong cuộc sống thực tại.
KHÁNH HƯNG
Nguồn: Baoangiang
Theo ông Tâm, các cá nhân bị phạt đã xúc phạm lãnh đạo tỉnh như “hồi nào vậy tèn, mà vậy đi cho đẹp lòng dân” hay “ông Vương Bình Thạnh đây sao, hồi nào giờ mới biết mặt ông vua thành bệnh” hoặc “ông Chủ tịch này kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời kỳ chủ tịch ở An Giang”.
Ông Tâm cũng cho rằng bà Trang xúc phạm nặng Chủ tịch UBND tỉnh, bình luận như vậy không có cơ sở, vu khống Chủ tịch UBND tỉnh. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng việc xử phạt cá nhân và kỉ luật là sai quy định và sai quy trình.
Lời nhận xét này cũng giống như nhận xét về công việc người này làm việc chưa tốt, chưa được lòng mọi người hay người kia làm việc chưa hiệu quả. Nếu “chê” lãnh đạo cái mặt kênh kiệu hay không được lòng dân, xa lánh dân như các cá nhân kia thì bị xử phạt như vậy thì sẽ không thực hiện tốt công tác phê bình và tự phê bình.
Luật sư Vĩnh cũng cho rằng, việc nhận xét của cán bộ cấp dưới, của người dân cũng là một cơ sở, kênh thông tin để cán bộ lãnh đạo tự xem xét lại bản thân mình, từ đó có thái độ đúng mực và cách làm việc hiệu quả hơn, khiến người dân tin yêu hơn.
Mặt khác, pháp luật có tính bình đẳng đối với tất cả mọi người, không phân biệt thành phần xã hội, vị trí công tác. Những lời nhận xét như thế này cũng được nhiều người sử dụng trong việc nhận xét người khác trong cuộc sống. Nếu nhận xét như thế mà bị xử phạt thì sẽ có rất nhiều người khác cũng bị xử phạt về cùng hành vi chê người khác trên mạng. Pháp luật hiện nay chưa có quy định nào xử lý đối với hành vi chê người khác như nhìn mặt khó chịu, kênh kiệu, không được lòng dân...cả.
Bị hại chưa ý kiến mà phạt là vội vã, cảm tính
Luật sư Nguyễn Thị Ngọc Mai, Đoàn Luật sư Khánh Hòa, phân tích theo Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Điều 12 quy định các hành vi bị nghiêm cấm có: "Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân".
Vấn đề cần quan tâm ở đây là bà Trang tải lại thông tin Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm điểm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang vì yếu kém trong quản lý đất kèm lời bình 'ông chủ tịch này kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời chủ tịch An Giang' có phải thuộc hành vi “Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân” hay không. Luật sưu Mai cho rằng là không! Vì đây chỉ là nhận xét chủ quan của bà Trang khi nhìn nhận về một sự việc, con người đơn thuần mà thôi.
Mặt khác, đến thời điểm bị xử phạt thì vẫn chưa thấy ông chủ tịch trả lời, yêu cầu xử phạt hay thể hiện cảm nhận xem mình có bị xúc phạm hay không. Từ đó cho thấy quyết định xử phạt bà Trang của Sở là vội vàng, đầy cảm tính và chưa đủ căn cứ.
|
Luật sư Lưu Văn Tám, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Bà Rịa - Vũng Tàu, Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc cho rằng, trên Facebook bà Trang nêu cảm nhận, nhận xét của mình về một cá nhân (là chủ tịch) theo cảm tính, chưa đến mức độ xúc phạm ông này. Việc ra quyết định xử phạt hành chính 5 triệu đồng và kỷ luật là không ổn, vì hành vi đó xảy ra giữa 2 cá nhân với nhau, dù ông kia là dân thường hay là chủ tịch của một tỉnh thì cũng được xem là một cá nhân.
"Nếu như việc nhận định, phát biểu của bà Trang ảnh hưởng đến danh dự, cá nhân của người đó thì người đó sẽ có văn bản đề nghị gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét. Không thể có chuyện bị hại không yêu cầu mà xử lý hành chính là không đúng quy định. Nếu cứ xử lý thay việc của người khác khi bị hại chưa có ý kiến thì đâu còn nguyên đơn và bị đơn như quy định", luật sư Tám phân tích
Nhiều yếu tố cần làm rõ
Luật sư Hoàng Như Vĩnh, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Đồng Nai cho rằng, việc phạt cán bộ chê chủ tịch tỉnh thì Sở TT & TT tỉnh An Giang ra quyết định xử phạt các cá nhân như vậy là chưa có cơ sở chắc chắn vì việc nhận xét "nhìn mặt kênh kiệu" là lời nhận xét bình thường, có thể có tí chê bai thái độ của vị chủ tịch tỉnh nhưng đây không phải là sự xúc phạm uy tín, danh dự mà là câu nói thể hiện nhận xét, thể hiện cảm xúc bình thường chứ không phải là xúc phạm người khác. Nội dung chính là góp ý phê bình thì không thể xử phạt được nên cần làm rõ yếu tố này.
Việc phạt đương sự vì chê chủ tịch tỉnh ‘kênh kiệu’ trên Facebook là không đúng luật - Ảnh minh họa: Reuters
|
|
Mặt khác, pháp luật có tính bình đẳng đối với tất cả mọi người, không phân biệt thành phần xã hội, vị trí công tác. Những lời nhận xét như thế này cũng được nhiều người sử dụng trong việc nhận xét người khác trong cuộc sống. Nếu nhận xét như thế mà bị xử phạt thì sẽ có rất nhiều người khác cũng bị xử phạt về cùng hành vi chê người khác trên mạng. Pháp luật hiện nay chưa có quy định nào xử lý đối với hành vi chê người khác như nhìn mặt khó chịu, kênh kiệu, không được lòng dân...cả.
Cho đến nay, ông Chủ tịch UBND tỉnh An Giang (người bị hại) chưa có ý kiến gì là khẳng định lời bình đó có vu khống, xúc phạm ông ấy hay không và cũng chưa thấy ông có đơn yêu cầu xử lý. Tất cả đều là suy luận của các cá nhân, tổ chức khác chứ không phải là của người bị hại, luật sư Vĩnh nói.
Ngoài ra, theo quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính thì trước khi xử phạt vi phạm hành chính phải lập biên bản vi phạm hành chính. Nhưng hiện tại mới chỉ có “Biên bản làm việc” của Đoàn Thanh tra Sở TT&TT với cô giáo Trang, không có biên bản vi phạm hành chính. Vậy việc ra quyết định xử phạt là sai trình tự thủ tục, không có biên bản vi phạm hành chính thì không được xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt là không đúng luật, luật sư Vĩnh nhận định
"Còn kỷ luật cảnh cáo bà Nga, khiển trách cô giáo Trang cũng không đúng luật, bởi vì Nghị định 34, ngày 17/5/2011 về xử lý kỷ luật với công chức. Trong đó, Điều 10 quy định chỉ có 8 hành vi công chức bị cảnh cáo. Đối chiếu thì không có hành vi nào rơi vào trường hợp bà Nga và cô Trang. Vì vậy, việc kỷ luật này là vi phạm nghiêm trọng pháp luật", luật sư Vĩnh nêu.
Từ những phân tích trên, luật sư Vĩnh cho rằng nếu nhận thấy quyết định xử lý của các cơ quan có thẩm quyền là không có căn cứ, không hợp lý thì người bị xử phạt trong vụ việc này có thể khiếu nại quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền.Luật sư Nguyễn Thị Ngọc Mai, Đoàn Luật sư Khánh Hòa, phân tích theo Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Điều 12 quy định các hành vi bị nghiêm cấm có: "Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân".
Vấn đề cần quan tâm ở đây là bà Trang tải lại thông tin Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm điểm Chủ tịch UBND tỉnh An Giang vì yếu kém trong quản lý đất kèm lời bình 'ông chủ tịch này kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời chủ tịch An Giang' có phải thuộc hành vi “Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân” hay không. Luật sưu Mai cho rằng là không! Vì đây chỉ là nhận xét chủ quan của bà Trang khi nhìn nhận về một sự việc, con người đơn thuần mà thôi.
Mặt khác, đến thời điểm bị xử phạt thì vẫn chưa thấy ông chủ tịch trả lời, yêu cầu xử phạt hay thể hiện cảm nhận xem mình có bị xúc phạm hay không. Từ đó cho thấy quyết định xử phạt bà Trang của Sở là vội vàng, đầy cảm tính và chưa đủ căn cứ.
Ngọc Lê
Nguồn: Thanhnien
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét