Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Về THƠ PHÚ


Lão vốn không khoái món thơ thẩn lắm. Có lẽ tại cái tâm hồn Lão thô lỗ cục mịch, không hợp với thi ca là thứ sang trọng tao nhã, tinh tế và …tinh tướng.
Có vẻ như ( Lão đoán mò thôi) trong cái làng văn nghệ xứ Lừa, các nhà thơ cũng khệnh khạng hơn so với các nhà văn và một số nhà khác. Trong nghệ thuật ngôn từ, làm thơ có đẳng cấp hơn hẳn làm văn ( đéo hiểu sao lại thế), và vì thế Lão ghét đọc thơ, ghét luôn các nhà thơ…(chắc vì gato)
Đối với Lão, thơ là thứ vớ vẩn.
Thời xưa các cụ đồ nho (trí thúc thời cổ) chỉ làm thơ Đường Luật. Thơ đường Luật được coi là thứ thơ sang trọng, niêm luật khắt khe, đại khái phải có đủ Đề , Thực, Luận, Kết, rằng câu đối câu chữ đối chứ, ý này đối ý kia, rằng ngũ ngôn ra ngũ ngôn, bát cú ra bát cú, rồi tứ tuyệt, thất ngôn.v.v. rất là rắc rồi, phải rất giỏi về chữ Hán cùng với trí tuệ uyên thâm và tâm hồn cực kỳ tinh tế mới làm nổi câu thơ Đường cho ra hồn. Những bài thơ Đường nổi tiếng đọc cũng sướng đấy nhưng có lẽ sự sướng đó được tạo bởi trò chơi chữ, dù là chơi rât khéo, rất tài…
Ngoài tuyệt đỉnh công phụ chơi chữ, cùng lắm thì thơ Đường cũng chỉ gợi cảm giác rằng bâng khuâng tinh tế hay nao lòng gì đó, nếu có triết lý thì cũng viển vông tận đẩu tận đâu, tóm lại lão cũng không thấy gì ghê gớm về tư tưởng…
Và cũng chỉ có vài bài hay, chủ yếu của mấy ông người Tàu đời Đường.
Vấn đề là, cái hình thức ấy cứ lặp đi lặp lại, thành phát chán, vì cũ mèm…
Lục bát truyền thống cũng là thứ hay ho, vì dân dã, dễ làm, nhưng để làm được câu lục bát hay lạ là chuyện thiên nan vạn nan, quan trọng vần điệu quen thuộc quá nên cũng dễ chán.
Sau này, thời Thơ Mới, các trí thức cận đại vừa có Pháp học và Tàu học giao thoa nên biết cần phải phá những thứ hình thức cũ để có thể tải được những cảm xúc lớn hơn, tư tưởng phóng khoáng hơn. Dòng thơ kiểu Pháp cùng với thơ Đường và lục bát phá luật ra đời, thoạt đầu nó bị đả kích kinh lắm, bị coi là không phải thơ, thơ phải đúng luật mới là thơ, hâm quá đy!
Thời Thơ Mới cũng mọc ra nhiều nhân tài, nhiều kiệt tác.
Nhưng đến lúc Thơ Mới cũng không còn mới nữa, cũng thành nhàm chán…
Cùng với thơ cổ điển, các loại thơ tự do hiện đại cũng không tránh khỏi tình trạng vần vè và nhịp điệu quen thuộc, giống như nghe bản nhạc, vừa cất lên hợp âm đâu, ta đã hình dung hợp âm kết tiếp sẽ thế nào (nhạc sến thời tiền chiến là ví dụ) rât dễ chán.
Tuy nhiên đọc thơ không phải nghe nhạc, thứ quết định sự hay ho là thủ đoạn tạo dựng hình ảnh (hay còn gọi là thi pháp) gợi liên tưởng, cảm xúc hay suy tư gì gì đó he he … của thơ vốn rất quá cũ, rất nhàm chán!
Vì dụ, khi làm thơ, ta muốn nói về bàn tay là vật cụ thể thì thế nào ta cũng cố nghĩ ra cái gì không cụ thể để ghép vào, kiểu như “ chạm vào quá khứ, vuốt ve hoàng hôn, ôm lấy cô đơn he he….Tôi gọi là thủ đoạn quen thuộc nhàm chán.
Có thể không đoán trước được câu thơ “ bàn tay ôm hay sờ quá khứ, vuốt ve hoàng hôn hay âu yếm cô đơn .v.v.. nhưng kiểu gì cũng không gây sự bất ngờ.
Và dù có nghĩ ra cách gì để cải thiện thi pháp này thì nó vẫn cứ cũ, vẫn nhàm.
Có một dòng Hiên Đại tức là phá hết nhịp điệu, vần vè, tự do tuyệt đối. Dòng này xuất hiện cũng 20 năm nay rồi, và cũng có vài đại biểu suất sắc, nổi đình đám.
Nhưng những trò Hiện Đại này, thơ thế giới đã làm từ gần thế kỷ nay , kiểu như dòng trên một câu, dòng dưới dài dằng dặc vài dòng, thậm chí như đoạn văn xuôi, hoặc thơ leo thang, vắt dòng.v.v.. thi pháp thì vứt bỏ nội dung theo nghĩa truyền thống, bài thơ như cơn mê sảng ú ớ của nhà thơ, vâng, món ấy lạ đấy nhưng phần lớn dân Lừa, kể cả Lão đây cũng không nuốt được he he…
Và với thế giới, người ta cũng làm cả rồi, bởi vậy Hiện Đại cũng chẳng mới gì, và nhanh chóng trở thành cũ…
Ở Lừa, hình thức có vẻ hiện đại, nhưng thủ đoạn vẫn cũ mèm, kiểu như ngoái cốc cà phê thì phải viết “ khuấy loãng thời gian…” Hay suy tư triết lý vớ vẩn kiểu như “ Cắt khỏi cuống rốn và tôi độc lập” ( trích không chính xác đâu), rõ là triết lý vớ vẩn và rất cũ ( chui khỏi bụng mẹ là đã bơ vơ, đầy thân phận rồi he he…triết ný hiện sinh đới.), cũng hay nhưng cũ quá đy!
Tóm lại, Lão không đọc thơ, vì cái thứ vớ vẩn chỉ làm ta mất thì giờ, vô bổ.
Khoảng gần ba chục năm nay, Lão không mua một tập thơ nào, dù là của lão làng nổi tiếng hay tác giả trẻ mới nổi.
Nhưng vài năm gần đây, Lão lại bị chinh phục bởi thứ thơ rất mới. Họ vẫn sử dụng hình thức cũ ( thực ra có gì mới nữa dưới gầm trời này) nhưng thi pháp hoàn toàn mới. Đầu tiên phải kể đến tuyên ngôn: “ Thơ hay là phải bất ngờ/ Người hay là phải đêm mơ xuât tình” . Đúng là rất bất ngờ, rất mới.
Hoặc : Vẫn nghe danh nổi như cồn/ Hôm nay mới được thấy MĂT giai nhân.
Luật gieo vần kiểu cũ đã bị phá, nó ngang phè, rất lạ và rất đáng yêu, nó gợi cho ta sự liên tưởng, đầy hấp dẫn và quyến rũ.
Gần đây, khi bắt đầu chơi FB, Lão được đọc nhiều loại thơ này của các nhà thơ trên mạng, Lão rất khoái, bởi nó gây cho Lão trước hết là sự bất ngờ và mới mẻ.
Rõ ràng cái đối tượng của thơ ca cổ điển luôn là thứ thanh cao, sang trọng, còn sự tầm thường, suồng sã của đời sống chỉ có trong văn xuôi (Tại sao thế Lão cũng đéo bít), nhưng các nhà thơ trên mạng đã làm cái việc rất táo bạo, họ hướng thơ ca tới cái tưởng như không dành cho họ, một cách rất tuyệt vời, họ kết hợp sự sang trọng truyền thống và suồng sã đời thường một cách rât khéo léo nhuần nhuyễn. Có câu thơ suồng sã đến mức gây sốc , ví dụ “ Địt cụ mày sao mày đánh bố/ Thằng thất phu mồm vẩu tóc vàng?” Câu thơ đầy chất đời sống, và tạo xúc cảm mạnh mẽ. Có người bảo Lão đó không phải thơ, Lão hỏi, tại sao đó không phải là thơ? Người ta từng coi câu hỏi “ Em là ai cô gái hay nàng tiên/ Em có tuổi hay không có tuổi” là câu thơ hay, tôi lại thấy câu thơ của bạn fb trên kia mới hay, chắc chắn hơn hẳn ở tính chân thực. Anh hỏi cô gái có phải nàng tiên không, trong khi thực ra cô ấy xấu như ma lem thì sao? Cũng là câu hỏi, một bên đầy tính nịnh bợ tán tỉnh, một bên chân thực, mạnh mẽ đầy sức sống và khơi gợi không khí hào hùng hơn hẳn. Có người bảo, thơ gì mà chửi bậy! Ơ hay, thế người ta hô khẩu hiệu thì sao? Mà câu chửi với câu hô khẩu hiệu, về bản chất là như nhau he he…
Hoặc như bài thơ của bạn gì có bốn khổ, ba khổ trên miêu ta tình yêu hoa hòe hoa sói, kiểu mi cong, tóc mượt, má hồng .v.v gì gì đó, rất thơ mộng lãng mạn và rất vớ vẩn. Nnhưng khổ cuối bạn ấy chốt hạ thế này: “ Yêu yêu cái đéo hỏi đến nhiều/ Tiền trong ngắn kéo đéo bao nhiêu/ Để yên cho bố còn tính toán/ Kiếm đồng giả nợ, kiếm đồng tiêu”, và bài thơ trở nên sống động, độc đáo mới mẻ và rất hấp dẫn. Bạn ấy đã đưa cái cao sang tinh tế và cũ mèm của truyền thống lại gần với cái suống sã đời thường xù xì đúng như vốn có, đó là sự kết hợp tuyệt vời.
Hoặc mấy câu thơ : “ Ngày xưa gọi mãi đò ơi/ Bây giờ nháy máy đò thời có ngay/ Chủ đò rối rít băt tay/ Miệng thì liến thoắng: cả ngày đợi anh/ Sư chú chỉ được cái nhanh/ Mí lại bốc phét đợi anh cái lồn” Rất hay, rất ấn tượng, rất mới mẻ.
Thi pháp của những bài thơ, câu thơ này, có hơi hướng HẬU HIỆN ĐẠỊ, thực ra, hậu hiện đại không phải là một thì pháp, có lẽ nên coi là quan điểm sáng và đang rất thịnh hành ở phương Tây. Quan điểm này chính là quan điểm mà các nhà thơ fb đang làm : Không có qui đinh khắt khe nào ràng buộc cả, họ có thể sử dụng hình thức cũ, mới, thoải mái kết hợp lẫn lộn, và không có khu vực nào là thiêng liêng cả, cái sang trọng siêu hình với cái suồng sã đời thường, cái cao quí và cái thô tục, đều như nhau, đứng ngang hàng với nhau và hoàn toàn bình đẳng, không có điều gì cấm kỵ.
Hay nói cho có vẻ chất thơ là làm thơ như làm tình, với bạn tình, phải đắm đuối, say mê, hừng hực lửa yêu đương, và quan trọng nhất là : Khi trên giường với người mình yêu, không có điều gì là cấm kỵ cả!
Lão lại thấy thích và thực sự bị chinh phục bởi các nhà thơ fb bạn Lão.
Gần ba chục năm Lão không mua tập thơ nào, nhưng lần này Lão sẽ mua tập thơ của đám thi nhân fb này – họ đều là những anh tài, Lão biết – tập thơ “ Chuyện có gì đâu” Cám ơn các thi nhân fb đã khơi lại trong Lão cảm giác ham muốn…

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: