Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Công lý một phần tư và những kỷ lục liên tục bị phá


XUÂN DƯƠNG/
Công lý một phần tư và những kỷ lục liên tục bị phá
(Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)
(GDVN) - Từ số tiền bồi thường 7,2 tỷ vụ ông Chấn đến 23 tỷ vụ ông Phi, số tiền bồi thường cho một vụ án oan đã xác lập một kỷ lục mới trong lĩnh vực đền bù oan sai.

Thế là ông Huỳnh Văn Nén được minh oan, được tự do, được các cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh Bình Thuận tổ chức xin lỗi công khai tại cụm dân cư…

Báo Infonet.vn trong bài “Ông Huỳnh Văn Nén chính thức được tự do, sẽ được xin lỗi công khai” dẫn lời ông Nén viết: “Trong thời gian bị tạm giam ông Nén cho biết mình đã bị đánh đập, ép cung nhiều lần”. [1]

Thời gian bị giam giữ của ông Huỳnh Văn Nén là hơn 17 năm, gần gấp đôi thời gian ông Nguyễn Thanh Chấn bị giam (10 năm). Thế là một kỷ lục oan sai về thời gian bị phá.
Ông Lương Ngọc Phi ở Thái Bình bị tuyên 17 năm tù với hai tội danh “lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN, trốn thuế”.

Sau hai năm bị giam (1999-2001) Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình xác định vụ án oan sai và trả tự do cho ông Phi; đồng thời TAND tỉnh Thái Bình đã xin lỗi công khai ông Phi tại nơi cư trú.

Từ khi được xác định oan sai, ông Phi đã 6 lần thương lượng bất thành với các cơ quan tố tụng tỉnh Thái Bình về việc bồi thường do cả ba cơ quan (Công an, Tòa án, Viện kiểm sát) đều né tránh trách nhiệm”. [2]

Vấn đề là khi Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước có hiệu lực thì Nghị quyết 388 hết hiệu lực và “cơ quan xét xử cuối cùng phải chịu trách nhiệm bồi thường” nghĩa là ngành Tòa án không thể  đẩy trách nhiệm cho các cơ quan tham gia tố tụng khác.

Việc Tòa án nhân dân Thành phố Thái Bình (cấp dưới) xử Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình (cấp trên) phải bồi thường cho ông Phi 23 tỷ, đồng thời khẳng định “Công an tỉnh Thái Bình không có trách nhiệm trong vụ việc” nói lên điều gì?

Liệu đây có phải là lời cảnh báo cho thẩm phán tòa án các cấp khi không dựa vào tranh tụng trước tòa mà chỉ dựa vào sự “thống nhất quan điểm” từ trước?

Từ số tiền bồi thường 7,2 tỷ vụ ông Chấn đến 23 tỷ vụ ông Phi, số tiền bồi thường cho một vụ án oan đã tăng gấp 3 lần, nghĩa là xác lập một kỷ lục mới trong lĩnh vực đền bù oan sai. Trong tương lai bao nhiêu kỷ lục nữa sẽ được xác lập?


Sau khi thẩm định xong, TAND Tối cao sẽ chuyển hồ sơ bản án sang Bộ Tài chính để trích ngân sách nhà nước bồi thường cho ông Phi theo đúng quy trình”. [2]Theo luật, Tòa án phải chịu trách nhiệm bồi thường, còn người dân thì chịu trách nhiệm … chi tiền, bởi lẽ theo ý kiến bà Nguyễn Thị Tố Hằng, Phó cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp):
Vậy thì không thể không đặt câu hỏi, khi mà công lý được thực thi cho một cá nhân (ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Lương Ngọc Phi…) thì công lý cũng lại bất công với quảng đại quần chúng vì tiền bồi thường là lấy từ ngân sách, tức là do thuế của người dân đóng góp.

Kiểu “công lý một nửa” ấy sẽ tồn tại đến bao giờ? 

Không khó để trả lời câu hỏi này. Chừng nào mà số tiền đền bù oan sai còn lấy từ thuế của dân thì các quan tòa vẫn còn “yên tâm” ngồi phán, vẫn không sợ phải bán nhà để đền bù cho hành động trái pháp luật của mình. 
Khi “cơ quan xét xử cuối cùng phải chịu trách nhiệm bồi thường” - tức là Tòa án (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm…) là đơn vị phải chịu trách nhiệm bồi thường thì hai đơn vị còn lại là Kiểm sát và Điều tra sẽ không liên can.

Đây không còn là câu chuyện “công lý một nửa” mà trở thành “công lý một phần ba” vì chỉ có một trong ba cơ quan tham gia vụ án chịu trách nhiệm bồi thường?

Nói “công lý một phần ba” cũng chưa hẳn là đã đúng, vì các vụ án to nhỏ luôn có sự chỉ đạo của các cơ quan nội chính.
Xin trích dẫn một câu trong bài “Lạm bàn về án bỏ túi” của nhà báo Nguyễn Như Phong đăng trên Petrotimes.vn ngày 15/11/2013: “Đã có những hậu quả xảy ra khi các cơ quan tố tụng máy móc làm theo “ban chỉ đạo”. Mà một khi đã có “ban chỉ đạo” thì oan đến mấy cũng phải bịt đi”.

Khi có “ban chỉ đạo” thì Tòa án không thể tự ý quyết định khung hình phạt nếu chỉ dựa vào tranh tụng trước tòa, đặc biệt là khi “bộ tứ” đã quyết thì thẩm phán chỉ còn cách cúi đầu chấp hành.

Vậy “bộ tứ” là gì mà ghê gớm thế?

Nhóm “tứ tử” này hình thành không phải do “đi đêm” kiểu “Tam cúc” mà có sự chỉ đạo, lại chẳng bao giờ “trình làng” nên nếu có nghi can bị án tù oan thì cũng không thể dựa vào điều luật nào để  kết tội “bộ tứ”. Chợt nhớ trò chơi “Tam cúc” có quy định “đi đêm”, nhờ “đi đêm” có người vớ được “tứ tử”. Khi “tứ tử” trình làng thì họ bỗng nhiên thành người chiến thắng. Nhưng “Tam cúc” chỉ là trò chơi, là sự may rủi ngẫu nhiên, được công khai nên chẳng ai phàn nàn gì.

Vẫn theo nhà báo Như Phong “bộ tứ” bao gồm “công an, viện kiểm sát, tòa án và lãnh đạo địa phương”.
Về phía “bộ tứ”, sau khi tuyên án, rủi có phải bồi thường oan sai thì theo luật chỉ có Tòa án là phải “giơ đầu chịu báng”, nghĩa là trong nội bộ “bộ tứ” với nhau, công lý mới được thực thi một phần tư chứ không phải một phần ba.

Phải chăng đây chính là nguyên nhân khiến nguyên thẩm phán Tòa án Tối cao Bùi Tuấn Chiêm bị khởi tố sau vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn?

Gần đây, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có bài viết liên quan đếnvụ án Nguyễn Thị Bạch Tuyết tại thành phố Hồ Chí Minh: “Hai lần thừa nhận “họp án”, Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã “vi hiến” như thế nào?”. 

Bài báo cho biết Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh thừa nhận đã “phối hợp với Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh và Cơ quan cảnh sát điều tra TP. Hồ Chí Minh khẩn trương thống nhất những vấn đề cần điều tra chứng minh làm rõ để nhanh chóng đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật”.

Khi ba cơ quan này đã ngồi với nhau, đã “thống nhất những vấn đề cần điều tra chứng minh” thì cũng có nghĩa những gì “cần điều tra” và “cần chứng minh” đã được “thống nhất”?
Vậy liệu sự “thống nhất” ấy có được thể hiện khi đưa vụ án Nguyễn Thị Bạch Tuyết ra xét xử công khai?
Tài liệu tham khảo:Và câu hỏi không thể không đặt ra là “sự thống nhất” của ba cơ quan tham gia tố tụng có giống câu chuyện “án bỏ túi” hay còn phải chờ cho đủ “bộ tứ” mới có thể kết luận? 

Kết quả của “án bỏ túi” có lẽ ít có nhận định nào chính xác hơn nhận định của nhà báo Như Phong: 

Khi đã thống nhất được mức án của "bộ tứ" này rồi thì phiên tòa diễn ra như… diễn kịch. Bị cáo muốn gì cứ việc trình bày. 

Thẩm phán, hội thẩm nhân dân cũng chỉ là hỏi để cho có. Luật sư cãi thì cũng gọi là để cho có vẻ dân chủ… Người ngồi giữ quyền công tố thì cũng chẳng thừa hơi đâu mà tranh luận với luật sư. Còn thư ký phiên tòa thì lặng lẽ ngồi viết án văn trước…”
Đất nước đang trong tiến trình cải cách tư pháp, sự độc lập của thẩm phán khi xét xử được xem là một trong các yếu tố quyết định đến mức án dành cho nghi can. Một bài viết trên Trang thông tin điện tử Viện Kiểm sát nhân dân tối cao giải thích về nguyên tắc độc lập xét xử như sau: [3]

Thứ nhất, các cơ quan nhà nước khác không được can thiệp vào việc xét xử của Tòa án, vì chỉ có Tòa án là cơ quan duy nhất được Nhà nước giao cho thực hiện chức năng xét xử;
- Thứ hai, hoạt động xét xử của Tòa án không lệ thuộc vào ý kiến của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Nếu qua phiên tòa xét xử, Tòa án xét thấy cần thiết xử lý khác với ý kiến của các cơ quan đó thì Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật để đưa ra quyết định xử lý.
Một khi hoạt động xét xử của Tòa án không lệ thuộc vào ý kiến của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thì có cần cả ba cơ quan này “phối hợp, thống nhất những vấn đề cần điều tra chứng minh” trước khi phiên tòa được mở?

Xin nhắc lại đây là ý kiến được nêu trên trang thông tin của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, chắc là những người làm kiểm sát đều đã đọc kỹ, chính vì thế mới cần “phối hợp”, mới cần “thống nhất” để sau này, nhỡ có điều gì xảy ra thì Tòa án phải một mình chịu trách nhiệm?
Thực ra, chịu trách nhiệm cuối cùng lại không phải là Tòa án mà là dân, dân đứng trước vành móng ngựa, dân bị oan được bồi thường thì dân nộp thuế để bồi thường, chẳng ai chịu trách nhiệm nhiều hơn dân và chẳng ai bị thiệt thòi hơn dân, vậy nên câu chuyện “Công lý bịt mắt và quan luôn thắng dân” [4] vẫn là một đề tài còn lâu mới đến hồi kết.
Xem thêm:


Xuân Dương/GDVN
Theo: Ngocduonglc

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: