Trung Quốc và Mỹ lại chạm nhau gay gắt về Biển Đông tại hội nghị thường niên của các nguyên thủ quốc gia vùng châu Á – Thái Bình dương, cuối tuần này tại Kuala Lumpur, Malaysia. Hai bên đổ lỗi cho nhau làm tăng căng thẳng trong vùng, đổ dầu vào lửa và có nguy cơ trở thành một mối bất đồng nghiêm trọng, kéo dài.
Bắc Kinh đòi hỏi gần hết Biển Đông một vùng được cho rằng rất giàu khoáng sản và hải sản. Vùng lãnh hải mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền bao phủ lên toàn những bộ hải phận của năm quốc gia: Brunei, Malaysia, Philippines, và Việt Nam.
Trung Quốc chủ ý theo đuổi một chương trình chiếm hữu toàn bộ Biển Đông, cải tạo những bãi đá ngầm thành những căn cứ quân sự đã làm cho tất cả các nước trong vùng Đông Nam Á, Nhật, Úc và Mỹ phải lo lắng.
Mỹ đã đáp trả bằng cách đưa tàu chiến vào vùng 12 hải lý của những đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng. Trung Quốc rất giận dữ và lên án “chiến dịch tự do hằng hải” của Mỹ đề xướng.
Phát biểu trước buổi gặp gỡ mười nguyên thủ khối ASEAN, Tổng thống Barack Obama kêu gọi tất cả quốc gia liên quan phải: “Ngừng ngay việc đòi hỏi chủ quyền. Không xây dựng đảo nhân tạo. Không được quân sự hóa những hòn đảo” trong vùng đang tranh chấp.”
Lập tức, Trung Quốc phản ứng gay gắt rằng yêu sách này không thể chấp nhận được. Họ xây dựng cơ sở quân sự trên đảo nhằm để bảo vệ những phương tiện dân sự. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án: “Mỹ đang tạo ra những bằng chứng giả về quân sự hóa ở Biển Đông. Mỹ đã đưa tàu chiến vào vùng 12 hải lý quanh những hòn đảo thuộc chủ quyền Trung Quốc là vượt quá giới hạn của tự do hằng hải. Đó là một hành động kiêu khích chính trị, và thử khả năng đáp trả của Trung Quốc.”
Ông tuyên bố trong cuộc họp báo rằng những xây dựng của họ tại Biển Đông để giảm bớt những nhọc nhằn vất vả của những người đang sống trên đảo, để giúp đỡ những tàu thuyền đánh cá, tàu vận chuyên hàng hóa khi gặp nạn.
Ông Liu nhấn mạnh rằng “Những bãi san hô ngầm này nằm rất xa đất liền Trung Quốc, nên việc xây dựng và duy trì cơ sở quân sự là rất cần thiết.”
Ashley Townshend, nhà nghiên cứu an ninh tại Đại học Sydney, nói: Mối quan tâm thực sự là “có sự gia tăng quân sự đáng kể” như huy động nhiều máy bay tiêm kích, pháo binh hạng nặng, tên lửa tầm ngắn thường trực tại đây. Trung Quốc nên minh bạch họ định triển khai loại vũ khí gì? Bảo vệ cái gì? Cái gì đang đe dọa họ.”
Gary Li, quan chức cao cấp ở Bắc Kinh nói rằng Trung Quốc khi nào cũng nhấn mạnh những cơ sở mới này nhằm mục tiêu dân sự. Trung Quốc không phủ nhận rằng có lực lượng quân sự đồn trú trên những hòn đảo này.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe to tiếng lên án gay gắt Trung Quốc tại diễn đàn: “Có một sự đỏi hỏi chủ quyền quá đáng trên vùng lãnh hải rộng lớn. Đây là điều mà tôi vô cùng quan ngại. Trung Quốc đang phá vỡ sự nguyên trạng của vùng biển này. Cách hành sử của họ là độc đoán, đơn phương, gây lên sự căng thẳng.”
Tại một buổi họp báo khác, Tổng thống Barack Obama nói Biển Đông là ‘trọng tâm” trong chương trình nghị sự. “Nhiều nguyên thủ nêu lên nguyên lý của luật pháp quốc tế, sự ổn định, an ninh, tự do hằng hải, tự do hằng không, và phương pháp giải quyết những bất đồng một cách hòa bình. Các nhà lãnh đạo Nhật, Úc, và Philippines tái khẳng định sứ mạnh của những hiệp ước trong khối đồng minh là nền tảng cho an ninh trong vùng. Hoa Kỳ đang giúp đỡ tăng cường cho sức mạnh hải quân của Philippines, một trong những đồng minh tin cậy trong vùng.
Nhật tuyên bố luôn luôn bên cạnh Mỹ thực hiện chiến dịch tự do hằng hải. Tuy vậy, chưa rõ Nhật sẽ tuần tra Biển Đông với các đồng minh hay hành động độc lập. Một quan chức của Nhật tiết lộ với báo giới rằng Thủ tướng Shinzo Abe đã nói với Tổng thống Obama tuần trước: Nhật Bản đang xem xét một kế hoạch hữu hiệu cho nền an ninh quốc gia.
Cuối cùng, Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố họ tiếp tục xây dựng cơ sở quân sự và dân sự trên tất cả hòn đảo mà họ đang chiếm giữ trên vùng biển này.
November 23, 2015
© Trần Gia Hồng Ân
Trung Quốc chủ ý theo đuổi một chương trình chiếm hữu toàn bộ Biển Đông, cải tạo những bãi đá ngầm thành những căn cứ quân sự đã làm cho tất cả các nước trong vùng Đông Nam Á, Nhật, Úc và Mỹ phải lo lắng.
Mỹ đã đáp trả bằng cách đưa tàu chiến vào vùng 12 hải lý của những đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng. Trung Quốc rất giận dữ và lên án “chiến dịch tự do hằng hải” của Mỹ đề xướng.
Phát biểu trước buổi gặp gỡ mười nguyên thủ khối ASEAN, Tổng thống Barack Obama kêu gọi tất cả quốc gia liên quan phải: “Ngừng ngay việc đòi hỏi chủ quyền. Không xây dựng đảo nhân tạo. Không được quân sự hóa những hòn đảo” trong vùng đang tranh chấp.”
Lập tức, Trung Quốc phản ứng gay gắt rằng yêu sách này không thể chấp nhận được. Họ xây dựng cơ sở quân sự trên đảo nhằm để bảo vệ những phương tiện dân sự. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án: “Mỹ đang tạo ra những bằng chứng giả về quân sự hóa ở Biển Đông. Mỹ đã đưa tàu chiến vào vùng 12 hải lý quanh những hòn đảo thuộc chủ quyền Trung Quốc là vượt quá giới hạn của tự do hằng hải. Đó là một hành động kiêu khích chính trị, và thử khả năng đáp trả của Trung Quốc.”
Ông tuyên bố trong cuộc họp báo rằng những xây dựng của họ tại Biển Đông để giảm bớt những nhọc nhằn vất vả của những người đang sống trên đảo, để giúp đỡ những tàu thuyền đánh cá, tàu vận chuyên hàng hóa khi gặp nạn.
Ông Liu nhấn mạnh rằng “Những bãi san hô ngầm này nằm rất xa đất liền Trung Quốc, nên việc xây dựng và duy trì cơ sở quân sự là rất cần thiết.”
Ashley Townshend, nhà nghiên cứu an ninh tại Đại học Sydney, nói: Mối quan tâm thực sự là “có sự gia tăng quân sự đáng kể” như huy động nhiều máy bay tiêm kích, pháo binh hạng nặng, tên lửa tầm ngắn thường trực tại đây. Trung Quốc nên minh bạch họ định triển khai loại vũ khí gì? Bảo vệ cái gì? Cái gì đang đe dọa họ.”
Gary Li, quan chức cao cấp ở Bắc Kinh nói rằng Trung Quốc khi nào cũng nhấn mạnh những cơ sở mới này nhằm mục tiêu dân sự. Trung Quốc không phủ nhận rằng có lực lượng quân sự đồn trú trên những hòn đảo này.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe to tiếng lên án gay gắt Trung Quốc tại diễn đàn: “Có một sự đỏi hỏi chủ quyền quá đáng trên vùng lãnh hải rộng lớn. Đây là điều mà tôi vô cùng quan ngại. Trung Quốc đang phá vỡ sự nguyên trạng của vùng biển này. Cách hành sử của họ là độc đoán, đơn phương, gây lên sự căng thẳng.”
Tại một buổi họp báo khác, Tổng thống Barack Obama nói Biển Đông là ‘trọng tâm” trong chương trình nghị sự. “Nhiều nguyên thủ nêu lên nguyên lý của luật pháp quốc tế, sự ổn định, an ninh, tự do hằng hải, tự do hằng không, và phương pháp giải quyết những bất đồng một cách hòa bình. Các nhà lãnh đạo Nhật, Úc, và Philippines tái khẳng định sứ mạnh của những hiệp ước trong khối đồng minh là nền tảng cho an ninh trong vùng. Hoa Kỳ đang giúp đỡ tăng cường cho sức mạnh hải quân của Philippines, một trong những đồng minh tin cậy trong vùng.
Nhật tuyên bố luôn luôn bên cạnh Mỹ thực hiện chiến dịch tự do hằng hải. Tuy vậy, chưa rõ Nhật sẽ tuần tra Biển Đông với các đồng minh hay hành động độc lập. Một quan chức của Nhật tiết lộ với báo giới rằng Thủ tướng Shinzo Abe đã nói với Tổng thống Obama tuần trước: Nhật Bản đang xem xét một kế hoạch hữu hiệu cho nền an ninh quốc gia.
Cuối cùng, Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố họ tiếp tục xây dựng cơ sở quân sự và dân sự trên tất cả hòn đảo mà họ đang chiếm giữ trên vùng biển này.
November 23, 2015
© Trần Gia Hồng Ân
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét