300 lao động Trung Quốc vào Đà Nẵng:
Khách sạn JW Marriott nằm ở “khu vực nhạy cảm” sát biển và gần sân bay Nước Mặn. |
'Cần cảnh giác việc hình thành khu phố Tàu qua đó không để địa bàn phức tạp thêm', ông Nguyễn Văn An, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.Đà Nẵng nói về việc UBND TP chấp thuận cho 300 lao động Trung Quốc vào địa phương này làm việc.
Việc UBND TP.Đà Nẵng chấp thuận để nhà thầu công ty TNHH Sichuan Huashi (Trung Quốc) đưa 300 lao động vào địa phương để thi công khách sạn JW Marriott (tại phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn) sát “khu vực nhạy cảm” – sân bay Nước Mặn đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều.
Phóng viên Thanh Niên có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn An, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.Đà Nẵng để làm rõ thêm vấn đề này:
.
- Diễn biến của việc 300 lao động Trung Quốc (TQ) được cho phép vào Đà Nẵng để thi công khách sạn JW Marriott như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn An: Công trình khách sạn này gồm 18 tầng, gồm 2 khu mới khởi công xây dựng giai đoạn 2 vào tháng 2 vừa qua. Mục đích là xây dựng trong vòng 2 năm, để đến năm 2017 phục vụ Hội nghị APEC. Quá trình xây dựng đã được các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt.
Ông Nguyễn Văn An: Công trình khách sạn này gồm 18 tầng, gồm 2 khu mới khởi công xây dựng giai đoạn 2 vào tháng 2 vừa qua. Mục đích là xây dựng trong vòng 2 năm, để đến năm 2017 phục vụ Hội nghị APEC. Quá trình xây dựng đã được các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt.
Trong quá trình triển khai thi công có nhiều đơn vị dự thầu, trong đó có đơn vị của Việt Nam và cả đơn vị nhà thầu của Trung Quốc (công ty TNHH Sichuan Huashi). Và đơn vị này vẫn sử dụng lao động Việt Nam thông qua nhà thầu DINCO. Tuy nhiên, hiện nhà thầu cần đẩy nhanh tiến độ nên xin tuyển 650 lao động, trong đó sử dụng 350 người Việt Nam. Còn lại xin sử dụng 300 lao động Trung Quốc.
Khi nhà thầu gửi tờ trình, UBND TP đã chỉ đạo Sở LĐ-TB-XH xuống kiểm tra chi tiết. Nhu cầu của họ là hoàn toàn chính đáng. Sở xin ý kiến, đề xuất UBND TP chấp thuận với điều kiện là phải đúng theo quy định của pháp luật.
300 lao động không phải đi vào một lúc mà điều từ một công ty mẹ bên Trung Quốc từ tháng 10.2015 đến tháng 10.2017. Số lao động này sẽ vào lần lượt và phải xin giấy phép lao động.
Quan điểm của Sở và anh Thơ (ông Huỳnh Đức Thơ – Chủ tịch UBND TP) thống nhất là, tạo điều kiện cho nhà thầu làm việc nhưng cảnh giác thì vẫn phải cảnh giác. Nhà thầu làm đúng theo luật thì tạo điều kiện thôi.
Bởi vì, trong quá trình thi công, nhà thầu muốn truyền đạt thì phải truyền đạt qua người Trung Quốc chứ không thể truyền đạt qua người Việt Nam được. Từ người Trung Quốc truyền đạt lại cho người Việt Nam thì phải có phiên dịch làm riêng từng cái một. Mình cũng thông cảm và chấp nhận cho nhà thầu.
Đồng ý là ông Trung Quốc “lắm chiêu”, kể cả chuyện trên biển Đông nhưng trong quan hệ hợp tác kinh tế thì phải tạo điều kiện cho họ làm.
.
Cạnh khu khách sạn đang thi công, một phân khu khác của nhà đầu tư Trung Quốc
đã hoàn thiện. Ảnh: Hoàng Sơn
đã hoàn thiện. Ảnh: Hoàng Sơn
- 300 lao động Trung Quốc có phải là lao động kỹ thuật cao mới đáp ứng được nhu cầu thi công khách sạn, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn An: Cao thì chưa chắc đã cao nhưng nằm trong góc độ kỹ thuật như: kỹ sư, người có thâm niên trong ngành xây dựng… Giống như thợ cả của mình vậy. Theo quy định và luật pháp cho phép thì lao động nước ngoài có thâm niên vẫn được phép vào lao động tại Việt Nam và gọi là lao động kỹ thuật.
- Gọi là lao động kỹ thuật thì có căn cứ gì để xác định?
Ông Nguyễn Văn An: Họ sẽ xác nhận và thể hiện trong hồ sơ. Trong hồ sơ đảm bảo là lao động kỹ thuật, kinh nghiệm bao nhiêu năm, trình độ nào, sẽ có hết. Khi làm giấy phép thì mình sẽ đòi hỏi việc này.
- Có phải lao động kỹ thuật trong nước không đáp ứng được nhu cầu của nhà thầu nên mới tuyển lao động Trung Quốc?
Ông Nguyễn Văn An: Tuyển hết 650 lao động Việt Nam thì vẫn đáp ứng được chứ không phải là không. Việt Nam không phải là không có đơn vị nào xây dựng không được nhà lầu như thế. Việt Nam xây dựng biết bao cái nhà lớn hơn như thế nữa.
Tuy nhiên, vấn đề họ đặt ra là nhà thầu mong thuận lợi hơn với lao động, thuận lợi về ngôn ngữ và do tính cấp bách.
Hai dãy nhà to mà phải làm trong chưa đầy 2 năm. Họ (nhà thầu Trung Quốc) phải đem của người của họ vào để làm cho thuận lợi hơn. Bây giờ so sánh lao động Việt Nam không đáp ứng được tôi không dám nói.
Văn bản chủ đầu tư và nhà thầu thi công khách sạn JW Marriott đề nghị UBND TP.Đà Nẵng chấp thuận “nhập khẩu” 300 lao động Trung Quốc - Ảnh: Hoàng Sơn
- Có thực tế là nhà thầu Trung Quốc khi muốn đưa lao động vào Việt Nam thì hay đưa ra lý do là công nhân Việt Nam lười, hay bỏ giờ, không đáp ứng được điều kiện làm việc, ông đánh giá thế nào?
Ông Nguyễn Văn An: Thực tiễn là có. Tuy nhiên, không thể dùng cái cớ đó để tuyển công nhân Trung Quốc mà không tuyển công nhân Việt Nam. Có việc thế này, công nhân Việt Nam thường ỷ lại địa phương.
Thậm chí, thực tế xảy ra việc: đang làm trong công trình thì có đám giỗ là anh nghỉ, đám cưới là anh kéo nhau về. Tức là không có ý thức trong kỷ luật lao động. Ví dụ, thợ sắt đang làm cho kịp để đổ bê tông, tự nhiên có 4-5 ông nghỉ. Bữa sau vô làm lại thì làm sao họ kịp tiến độ được. Nhược điểm công nhân Việt Nam như thế.
Nhưng không phải vì như thế mà họ tuyển lao động Trung Quốc. Sở vẫn buộc họ tuyển công nhân Việt Nam, cho nên nhà thầu cam kết là tuyển 350 lao động Việt Nam. Buộc tuyển lao động Việt Nam nhiều hơn vì công nhân Việt Nam có thể làm được.
Khi xây dựng công trình này, Thành đội và công an đã có kiểm tra. Trước khi UBND TP đồng ý cho 300 công nhân Trung Quốc vào đã chất vấn công an, Thành đội trước, chứ không tự dưng đồng ý số này đâu.
- Xin ông cho biết, khi đưa 300 lao động Trung Quốc vào Đà Nẵng thì việc giám sát sẽ được thực hiện như thế nào?
Ông Nguyễn Văn An: Đó là trách nhiệm của chủ đầu tư là công ty TNHH đầu tư và phát triển Sliver Shores. Chủ đầu tư sẽ giám sát. Trách nhiệm của nhà thầu sử dụng số lao động này theo đúng cam kết. Quan điểm của UBND TP rất rõ ràng, tạo điều kiện làm kinh tế nhưng cảnh giác vẫn phải cảnh giác.
- Vậy theo ông, để đảm bảo an ninh trật tự địa phương, công tác phối hợp giữa Sở với các ban, ngành được triển khai ra sao?
Ông Nguyễn Văn An: Trong văn bản đồng ý của UBND TP có giao Công an thành phố và công an quận Ngũ Hành Sơn theo dõi và quản lý số lao động. Sở LĐ-TB-XH có trách nhiệm hướng dẫn về mặt kỹ thuật.
Riêng Đà Nẵng có quy chế phối hợp quản lý lao động nước ngoài, ban hành từ năm 2014. Từ Sở cho đến công an, chính quyền địa phương cùng vào cuộc. Ai làm cái gì trong quy chế đã có quy định… Cần cảnh giác việc hình thành khu phố Tàu qua đó không để địa bàn phức tạp thêm.
- Xin cảm ơn ông!
Hoàng Sơn (thực hiện)
- Xin cảm ơn ông!
Hoàng Sơn (thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét