Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

TPP đã Xong!

 Bộ trưởng của 12 nước tham gia đàm phán TPP chính thức tuyên bố kết thúc đàm phán và đạt được thoả thuận cuối cùng cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Tiếng vỗ tay vang khắp khán phòng sau khi vị đại diện Mỹ thông báo các nước đã hoàn thành đàm phán.
"Chúng tôi – các bộ trưởng thương mại của Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam - vui mừng thông báo rằng, chúng ta đã đạt được thỏa thuận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)", ông Mike Froman, đại diện thương mại Mỹ, thông báo.

Hoàn tất TPP

00
  • "Chúng tôi tham gia đàm phán cả TPP và RCEP. Việt Nam là nền kinh tế kém phát triển nhất trong TPP nhưng chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và quyền của mình trong TPP", Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo. "Nếu vào RCEP, chúng tôi cũng sẽ thực hiện với tinh thần tương tự."
  • Nhập mô tả cho ảnh
  • Nhập mô tả cho ảnh
  • Đại diện đoàn thương mại Australia, Andrew Robb, nói: "Thỏa thuận này hoàn toàn là bước chuyển biến lớn. Đây là thỏa thuận lớn nhất và tham vọng nhất liên quan đến các quốc gia. TPP là thỏa thuận quan trọng nhất mà các nước đã đạt được trong 20 năm qua kể từ vòng đàm phán Uruguay. Tôi tin rằng nó sẽ định hình tương lai thế kỷ 21".
  • Bộ trưởng Thương mại New Zealand Tim Groser cho rằng, việc đàm phán TPP  kết thúc ở Atlanta là điều phi thường. Ông cho biết, việc đàm phán về những điều khoản liên quan đến ngành sữa chỉ mới kết thúc lúc 5h (giờ địa phương). "Thỏa thuận chỉ mới bắt đầu, một số nước khác rồi sẽ cùng tham gia".
  • Trả lời một phóng viên từ Canada, ông Ed Fast, đại diện đoàn Canada, cho rằng việc làm ở nước này sẽ không thất thoát. Một số ngành sẽ phải thay đổi để thích nghi. Ông khẳng định "đây là cơ hội lớn trong đời".
    Bộ trưởng Thương mại Canada gọi TPP là một thỏa thuận thương  mại “tham vọng lớn của thế kỷ 21” nhằm thúc đẩy kinh tế toàn cầu.
  • Tiếng vỗ tay vang khắp khán phòng sau khi vị đại diện Mỹ thông báo các nước đã hoàn thành đàm phán.
    "Chúng tôi – các bộ trưởng thương mại của Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam - vui mừng thông báo rằng, chúng ta đã đạt được thỏa thuận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)", ông Mike Froman, đại diện thương mại Mỹ, thông báo.
    "Sau hơn 5 năm đối thoại tăng cường, chúng tôi đã đi tới một thỏa thuận giúp hỗ trợ việc làm, thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững, phát triển toàn diện và đổi mới trên khắp khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Điều quan trọng nhất là thỏa thuận đã chạm tới mục tiêu mà chúng tôi đặt ra là hướng tới một hiệp định tham vọng, toàn diện. Những yếu tố này sẽ mang lại lợi ích cho công dân của các quốc gia thành viên", ông Mike Froman, đại diện thương mại Mỹ, nói.
Trang web của Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) cũng như phó phát ngôn của USTR Trevor Kincaid đã thông báo cho báo giới đến họp báo vào lúc 9h sáng giờ địa phương (20h tối nay giờ Hà Nội).
Ảnh từ phòng họp cho thấy, hơn 100 phóng viên quốc tế đã có mặt để chờ đợi tuyên bố chính thức từ các bộ trưởng 12 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đường link tường thuật họp báo cũng đã chính thức được nối trực tiếp trở lại.
Hoàn tất đàm phán TPP
Thứ trưởng Công thương Trần Quốc Khánh trước giờ họp báo công bố hoàn tất TPP. 
Trước đó, sau khi đạt được đột phá về vấn đề sinh dược – thách thức lớn cuối cùng của đàm phán, cuộc đàm phán của các bộ trưởng bất ngờ vấp vào một số vấn đề khác trong đó có chuyện về tiếp cận thị trường bơ sữa của Canada.
Vấn đề nảy sinh là do khi đạt được thoả thuận về sinh dược thì một số nước cảm thấy họ đã nhượng bộ quá nhiều nên đòi hỏi phải có những nhượng bộ khác đáp lại.
New Zealand, nước sản xuất các sản phẩm sữa bơ lớn, muốn tăng thêm thị trường ở Bắc Mỹ, đặc biệt là với Mỹ. Washington nói sẽ nhượng bộ nhưng chỉ với điều kiện được tiếp cận thêm vào các thị trường Canada và Mexico. Các bên đã lại phải tiếp tục ngồi đàm phán qua đêm để giải quyết vướng mắc này.
Trong bài viết riêng cho Zing.vn, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh đánh giá việc hoàn tất TPP là "một kỳ tích lịch sử" sau hơn 5 năm đàm phán với hơn 20 vòng gian truân. Ông gọi đây là "hiệp định thương mại Thế kỷ thực sự" khi có những tiêu chuẩn rất cao cả về thương mại, kỹ thuật, IP (sở hữu trí tuệ), môi trường, lao động...
"Có thể coi đây là sự khởi đầu của các FTA (Hiệp định Thương mại Tự do) thế hệ mới, mang tính thế kỷ", ông nhấn mạnh.
Đàm phán kéo dài và phức tạp
Cuộc họp các bộ trưởng Kinh tế, Thương mại 12 nước thành viên TPP đã được kéo dài từ ngày 2/10 đến tận 4/10. Ngày 4/10, thời gian họp báo được dời từ 16h15 xuống 18h chiều, rồi tới 22h (giờ Atlanta) rồi hoãn vô thời hạn. Kênh Youtube trực tuyến của họp báo bị gỡ xuống.
Phòng họp báo sẵn sàng từ lâu nhưng các ngôi sao chính, các bộ trưởng, không xuất hiện. Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Akira Amari đã ra tối hậu thư là ông sẽ không ở quá đêm 4/10 tại Atlanta. TPP buộc phải xong trong ngày nếu không sẽ lại đổ vỡ.
Kịch bản "xong-không xong" này đã diễn ra trong suốt ba năm qua kể từ khi TPP lỡ hẹn mốc cuối 2013 mà lãnh đạo 12 nước trong TPP đưa ra. Lợi ích chằng chéo của 12 nền kinh tế chiếm 40% GDP toàn cầu (trong đó có hai nền kinh tế số 1 và số 3 thế giới) khiến cuộc đàm phán không thể nào suôn sẻ.
TPP cần tới hơn 20 vòng đàm phán (so với các FTA thông thường chỉ cần khoảng một phần ba số này) và gần 10 năm (từ vài nước ban đầu năm 2005). Áp lực của TPP là buộc phải xong trong năm nay trước khi chính trường Mỹ bước vào nước rút của cuộc đua Nhà Trắng vào năm tới. Mỗi vòng đàm phán thêm là một lần cơ hội thêm mỏng dần.
Lợi thế và nhượng bộ
Hoàn tất đàm phán TPP
Hơn 100 phóng viên đã có mặt để chờ đợi buổi họp báo công bố hoàn tất TPP. Ảnh:Alex_panetta Twitter
Không ai được tất cả khi ký kết TPP. Khi các nước mở cửa và hạ thuế quan bằng 0 xuống cho hầu hết mặt hàng thì từng nước phải mở cửa cho các mặt hàng họ từng coi là "nhạy cảm" hay "bất khả xâm phạm".
Nhật Bản trong những ngày chót đã đồng ý mở cửa thị trường ôtô nội địa (cuộc tranh cãi mà Mỹ - Nhật đã giằng co nhau suốt nhiều thập kỷ), các mặt hàng nông sản như gạo, thịt bò,…

Tim Groser, bộ trưởng Thương mại New Zealand, thừa nhận TPP có nghĩa là "những nhượng bộ xấu xí." Tất cả các nước tham gia đều có những nhượng bộ không dễ dàng về mặt chính trị dù đó là vấn đề nông sản, thị trường ô tô, doanh nghiệp nhà nước, công đoàn hay là chi tiêu chính phủ.

"Khi chúng ta nói xấu xí, chúng ta nói xấu đối với mọi bên – không thể là ‘tôi phải ăn con chuột chết còn anh thì ăn gan ngỗng được’. Mà phải là cả hai chúng ta phải chịu ăn vài con chuột chết trên ba, bốn vấn đề gì đó thì mới kết thúc được hiệp định", ông Groser giải thích.

Do TPP là hiệp định đa phương, tất cả các nước tham gia đều chấp nhận cùng luật chơi nên cuộc đàm phán không hẳn là mang tính qua lại mà phức tạp, đa tầng hơn: Một nước A đề xuất vấn đề có lợi cho nước B, đổi lại thì nước A lại đòi từ nước D và nước E một số lợi ích nào đó mà lòng vòng thì cuối cùng nước B sẽ nhượng bộ.

Mọi quốc gia đều cố gắng cố đạt được một lợi thế tổng thể (nhượng bộ không quá nhiều và được lại thì nhiều hơn) nên khiến đàm phán kéo dài tới vậy. 

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ: TPP là kỳ tích lịch sử

Từ Washington DC, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh có bài viết riêng cho Zing.vn về hiệp định TPP. Ông đánh giá cao tính “lịch sử” của hiệp định.

Cơ hội và sức ép với hiệp định TPP thế kỷ

Khi TPP đồng thời đề ra một bộ tiêu chuẩn rất cao về thương mại nhưng đòi hỏi thuế quan giảm rất sâu, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh trên mọi ngành sản xuất.
Thanh Tuấn - Minh Anh - Hải Anh
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: