Thưa ông, ông thích sưu tầm gì? - tổng thống Mỹ hỏi Brezhnev.
- Tôi á? Tôi sưu tầm truyện tiếu lâm.
- Được nhiều chưa ông?
- Ồ, khoảng 2 trại tập trung...
Hỏi: Điều gì khác biệt giữa Hiến pháp của Hoa Kỳ và Liên Xô? Cả hai đều bảo đảm quyền tự do ngôn luận?
Đáp: Trên nguyên tắc, đúng là thế, chỉ có điều Hiến pháp Hoa Kỳ bảo đảm quyền tự do sau khi ngôn luận. Luật pháp LX đảm bảo quyền tự do ngôn luận. Nhưng nó không đảm bảo quyền tự do sau khi ngôn luận.
Hỏi: Thế nào là cấm đoán và thế nào là cho phép?
Đáp: Ở nước Anh, cấm đoán là cấm đoán và cho phép là cho phép. Ở nước Mỹ, mọi thứ đều được phép ngoại trừ những gì bị cấm đoán. Ở Đức mọi thứ đều bị cấm đoán trừ những gì là được phép, ở Pháp mọi thứ đều được phép thậm chí cả khi bị cấm đoán. Ở Liên Xô, mọi thứ đều bị cấm đoán, thậm chí cả khi được phép.
Hỏi: - Chủ nghĩa Xã hội là gì?
Đáp: - Chính quyền Xô-viết cộng với điện khí hóa hệ thống dây thép gai toàn quốc!.
Hỏi: - Hai hệ thống nào không thể hòa hợp với nhau?
Đáp: - Hệ xã hội chủ nghĩa và hệ thần kinh.
Hỏi: - Dân chúng Liên Xô được chia thành những nhóm như thế nào?
Đáp: - Hai nhóm: nhóm thỏa mãn và nhóm bất mãn. Nhóm bất mãn do KGB quản, nhóm thỏa mãn do công an kinh tế quản.
Hỏi: - Có thể tồn tại Đảng đối lập ở Liên Xô hay không?
Đáp: - Không, bởi nếu người ta cho phép thêm một Đảng nữa thì tất cả mọi người lại gia nhập Đảng này và thế là lại độc đảng như cũ.
Hỏi: CNCS có thể xây dựng thành công ở Mỹ được không?
Đáp: Được chứ. Nhưng sau đó thì chúng ta sẽ mua ngũ cốc từ đâu?
Hỏi: Đến giai đoạn cuối cùng của CNXH, tức là CNCS, thì có còn trộm cắp không?
Đáp: Không? Vì mọi thứ đă bị lấy sạch trong giai đoạn CNXH rồi.
Hỏi: Sự khác nhau giữa nền thương nghiệp CNXH và CNTB là gì?
Đáp: Thương nghiêp TB: cái gì cũng có bán. Thương nghiẹp XHCN: thấy gì cũng xếp hàng mua.
Hỏi: Có phải Mỹ là nước có những tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới?
Đáp: Đúng. Nhưng ngược Liên Xô lại là nước chế tạo được những linh kiện bán dẫn to nhất thế giới!
Hỏi: Có thể sống nổi chỉ với đồng lương chính không?
Đáp: Không biết. Chưa thằng nào trong chúng tôi dám thử cả.
Một sinh viên thi trượt tốt nghiệp chỉ vì anh không nói lên được sự khác biệt giữa kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa và kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa. Anh sinh viên buồn bã kể lại với bố. Ông bố an ủi con:
- Vậy là may đấy con à! Ở cơ quan bố, một cán bộ đã nói ra sự khác biệt này và ông ta không bao giờ trở lại nữa.
Lính Liên xô mở đầu:
- mỗi bữa chúng tao được ăn 2000kalo, đói valuev
Lính mĩ cười hô hố
- muỗi, nhìn chính phủ anh mà học tập, anh được suất 8000kalo nhé
Tới lượt lính Liên xô tròn mắt.
Thế đ' nào chúng mày ăn được ngần đó củ cải trong 1 bữa
Một ông nông dân bị nông trang cướp mất đất liền viết thư khiếu nại gửi cho đồng chí Lê Nin ở Moskva. Một tháng sau chính quyền gọi ông nông dân lên. Tại sao ông lại gửi thư cho đồng chí Lê Nin? Ông không biết đồng chí Lê Nin đã chết rồi sao? ” .
- Mẹ kiếp, tại sao lúc các người cần thì đồng chí Lê Nin sống mãi trong sự nghiệp, còn lúc ta cần thì đồng chí ấy lại chết mất rồi?
Breznep hỏi cháu ngoại:
-Cháu ngoại ơi, lớn lên cháu sẽ làm nghề gì?
-Cháu sẽ làm Tổng bí thư!
Breznep ngạc nhiên:
-Chẳng lẽ đất nước LX này lại cần đến 2 Tổng bí thư.
Hỏi: Sự khác nhau giữa báo Pravda (Sự thật) và báo Izvestia (Tin tức) là gì? (Ghi chú: hai báo lớn nhất của Liên xô)
Đáp: Trong báo “Sự thật” thì không có tin tức, còn trong báo “Tin tức” thì không có sự thật.
Hỏi: Điều gì là vĩnh cửu ở Liên Xô?
Đáp: Những khó khăn tạm thời.
Một người chết đi và bị đẩy xuống địa ngục. Anh ta được chọn giữa địa ngục tư bản và địa ngục cộng sản. Anh ta thấy một hàng người dài xếp hàng trước cửa địa ngục CS, nhưng không có ai xếp hàng trước cửa địa ngục tư bản, liền ra chỗ cửa địa ngục tư bản trước. Ở đó có Adam Smith đứng canh. Khi được hỏi ở đây thế nào, Smith trả lời: anh sẽ bị nướng trên vạc dầu nóng, rồi bị băm thây bằng dao sắc.
Nghe thấy kinh hãi quá, anh chàng liền chạy sang xếp hàng bên cửa địa ngục CS. Khi đến lượt, thấy có Karl Marx canh cửa. Khi hỏi “ở đây thế nào”, Marx cũng trả lời: “anh sẽ bị nướng trên vạc dầu nóng, rồi bị băm thây bằng dao sắc.” Anh chàng thắc mắc: “thế có gì khác với địa ngục TB ? !”. “Ở đây hay thiếu dầu để nướng, và khi có dầu thì cũng thiếu dao”.
Người ta đặt câu hỏi cho đồng chí Khrushchev:
Nikita Sergeyevich, có thật là dưới CNCS, các sản phẩm sẽ được đặt hàng qua điện thoại?
- Đúng vậy, chỉ có điều người ta sẽ nhận được chúng qua Tivi.
Phái đoàn Gruzia đến Kremlin thăm Stalin, khi họ về Stalin thấy mất chiếc tẩu liền gọi trùm mật vụ Beria vào và ra lệnh đuổi theo khám túi các vị khách.
Năm phút sau, Stalin tìm thấy tẩu dưới gầm ghế liền gọi Beria lại. Beria báo cáo: Thưa đồng chí, đã quá muộn, trong đoàn có 10 người thì năm người thú nhận đã lấy cắp chiếc tẩu. Năm tên còn lại đã chết trong lúc bị thẩm vấn.
Brezhnev ngồi trong phòng làm việc, tay cầm cuốn hồi ký "Đất nhỏ" vừa được một giải thưởng văn chương lớn. Suslov lao vào phòng, thở hồng hộc.
- Đồng chí Brezhnev, đồng chí cho gọi tôi ạ?
- Đồng chí đã đọc cuốn sách của tôi chưa?
- Sao lại chưa, tôi đã đọc tới hai lần rồi.
- Được, đồng chí có thể đi.
Một lát sau, Malynovsky đến. Brezhnev cũng hỏi ông ta:
- Đồng chí đã đọc cuốn sách của tôi chưa?
- Sao lại chưa, tôi đã đọc hai lần và rất thích.
Brezhnev lẩm bẩm một mình: "Hừm, bọn chúng bảo thích cuốn sách. Có lẽ ta cũng phải đọc một lần cho biết."
Một ngày nọ, sau bữa sáng, trước khi bắt tay vào giải quyết công việc trong ngày, Stalin nhìn ra ngoài cửa sổ.
Bỗng nhiên, Mặt trời chào:
“Xin chào đồng chí Stalin! Chúc đồng chí mạnh khỏe và nhiều sức lực để làm việc trong buổi sáng nay!”
Stalin rất ngạc nhiên, nhưng ông cũng đáp lại:
Xin chào Mặt trời.”
Stalin làm việc đến trưa, ông nghỉ ăn trưa rồi lại nhìn ra ngoài cửa sổ. Mặt trời lại cất tiếng chào:
“Xin chào đồng chí Stalin! Chúc đồng chí mạnh khỏe và nhiều sức lực để làm việc trong buổi chiều nay!”
Stalin chào lại:
“Xin chào Mặt trời.”
Buổi tối, trước khi đi ngủ, quen mui, Stalin lại nhìn ra cửa sổ.
Mặt trời đã gần lặn hết, nhưng nó không hề có ý muốn chào Stalin. Không thể tha thứ được, Stalin vặn hỏi:
“Này Mặt trời, sao cậu không chào tôi?”
Mặt trời điềm nhiên đáp:
“Quên đi nhá, tao đã sang đến phương Tây rồi!”
Stalin đi thăm một trại nuôi lợn. Khi tập trung bài vở ở tòa soạn tờ "Sự thật" (Pravda), mọi người hoảng hốt bàn bạc nhau: phải đề thế nào dưới tấm ảnh cỡ lớn sẽ được đưa lên trang nhất. Mọi người thay nhau đưa ra những đề nghị: "Đồng chí Stalin giữa đàn lợn", "Đàn lợn bao quanh đồng chí Stalin"... Ngày hôm sau, tấm ảnh được chú như sau: "Đồng chí Stalin - thứ ba từ bên trái".
Tại Liên Xô, vào thập niên 60. Bộ Văn hóa mở một cuộc thi vẽ, đề tài cố nhiên là cuộc đời của đồng chí Lenin. Tuy nhiên, ban tổ chức muốn thay đổi đôi chút vì dân tình đã quá chán chường những đề tài muôn thuở như "Đồng chí Lenin ở điện Smolny", "Đồng chí Lenin trên chiến hạm Rạng Đông" hay "Đồng chí Lenin tại Đại hội Quốc tế Cộng sản". Vì vậy, họ muốn tìm một cái gì mới mẻ. Một đề tài mới cho cuộc thi được nghĩ ra: "Đồng chí Lenin ở Warszawa". Hàng loạt bức tranh được gửi đến ban tổ chức, các giám khảo phải làm việc rất căng thẳng. Nhưng có một tấm không hề phù hợp với đề tài, thậm chí ban giám khảo cũng không hiểu ý nghĩa của nó, do đó người ta phải triệu tay họa sĩ đến.
Chàng họa sĩ xuất hiện trước Hội đồng, lập tức anh bị hỏi:
“Tấm ảnh này dính gì đến đề tài ‘Đồng chí Lenin ở Warszawa’”?
Trong tranh, một nam và một nữ đồng chí đang trong tư thế âu yếm. Người ta hỏi họa sĩ:
“Nữ đồng chí này là ai?”
Họa sĩ đáp:
“Thưa, là vợ đồng chí Lenin ạ.”
“Tốt. Nhưng đồng chí này không phải đồng chí Lenin! Đồng chí ấy là ai vậy?”
“Dạ, là đồng chí tài-xế của đồng chí Lenin ạ.”
“Thế đồng chí Lenin đâu?”
“Dạ, đồng chí Lenin ở Warszawa ạ.”
Năm 1937, nhân 100 năm ngày mất của Pushkin, người ta tổ chức một cuộc thi thiết kế đài kỷ niệm thi hào. Người ta đề ra 3 giải thưởng.
Giải ba là một tượng Stalin đang đọc thơ Pushkin.
- Đúng về mặt lịch sử - Stalin nói -, nhưng sai trên phương diện chính trị. Đường lối của Đảng để đâu?
Giải nhì là một tượng Pushkin đang đọc sách Stalin.
- Đúng về mặt chính trị - Stalin nói -, nhưng sai trên phương diện lịch sử. Thuở sinh thời Pushkin đã làm gì có sách của tôi?
Cuối cùng, giải nhất được trao cho tác giả tượng đài Stalin đọc sách của Stalin.
Tin Thông tấn xã TASS
- Đêm qua một tàu ngầm nguyên tử Mỹ đã bị chìm trên biển Ba-ren sau khi đâm phải núi băng trôi. Toàn bộ thủy thủ đoàn của núi băng đã vinh dự được trao tặng huân chương Cờ Đỏ!
- Hôm qua, lính của bọn giáo điều Trung Hoa đã vô cớ tấn công một máy gặt đập liên hợp Xô Viết đang tác nghiệp trên bờ sông A mua. Máy gặt đập đã giáng trả đích đáng bằng hỏa lực liên thanh và đạn tên lửa, sau đó bay về căn cứ an toàn.
- Hôm qua một tàu ngầm TQ xâm phạm lãnh hải Liên Xô đã bị trừng trị: Tịch thu toàn bộ mái chèo.
1 ca nô tuần tiễu của Mỹ đã đánh chìm một tàu ngầm TQ. 7 thành viên hải đội và 3 ngàn chèo đò thiệt mạng.
Theo: Lichsuvn
- Tôi á? Tôi sưu tầm truyện tiếu lâm.
- Được nhiều chưa ông?
- Ồ, khoảng 2 trại tập trung...
Hỏi: Điều gì khác biệt giữa Hiến pháp của Hoa Kỳ và Liên Xô? Cả hai đều bảo đảm quyền tự do ngôn luận?
Đáp: Trên nguyên tắc, đúng là thế, chỉ có điều Hiến pháp Hoa Kỳ bảo đảm quyền tự do sau khi ngôn luận. Luật pháp LX đảm bảo quyền tự do ngôn luận. Nhưng nó không đảm bảo quyền tự do sau khi ngôn luận.
Hỏi: Thế nào là cấm đoán và thế nào là cho phép?
Đáp: Ở nước Anh, cấm đoán là cấm đoán và cho phép là cho phép. Ở nước Mỹ, mọi thứ đều được phép ngoại trừ những gì bị cấm đoán. Ở Đức mọi thứ đều bị cấm đoán trừ những gì là được phép, ở Pháp mọi thứ đều được phép thậm chí cả khi bị cấm đoán. Ở Liên Xô, mọi thứ đều bị cấm đoán, thậm chí cả khi được phép.
Hỏi: - Chủ nghĩa Xã hội là gì?
Đáp: - Chính quyền Xô-viết cộng với điện khí hóa hệ thống dây thép gai toàn quốc!.
Hỏi: - Hai hệ thống nào không thể hòa hợp với nhau?
Đáp: - Hệ xã hội chủ nghĩa và hệ thần kinh.
Hỏi: - Dân chúng Liên Xô được chia thành những nhóm như thế nào?
Đáp: - Hai nhóm: nhóm thỏa mãn và nhóm bất mãn. Nhóm bất mãn do KGB quản, nhóm thỏa mãn do công an kinh tế quản.
Hỏi: - Có thể tồn tại Đảng đối lập ở Liên Xô hay không?
Đáp: - Không, bởi nếu người ta cho phép thêm một Đảng nữa thì tất cả mọi người lại gia nhập Đảng này và thế là lại độc đảng như cũ.
Hỏi: CNCS có thể xây dựng thành công ở Mỹ được không?
Đáp: Được chứ. Nhưng sau đó thì chúng ta sẽ mua ngũ cốc từ đâu?
Hỏi: Đến giai đoạn cuối cùng của CNXH, tức là CNCS, thì có còn trộm cắp không?
Đáp: Không? Vì mọi thứ đă bị lấy sạch trong giai đoạn CNXH rồi.
Hỏi: Sự khác nhau giữa nền thương nghiệp CNXH và CNTB là gì?
Đáp: Thương nghiêp TB: cái gì cũng có bán. Thương nghiẹp XHCN: thấy gì cũng xếp hàng mua.
Hỏi: Có phải Mỹ là nước có những tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới?
Đáp: Đúng. Nhưng ngược Liên Xô lại là nước chế tạo được những linh kiện bán dẫn to nhất thế giới!
Hỏi: Có thể sống nổi chỉ với đồng lương chính không?
Đáp: Không biết. Chưa thằng nào trong chúng tôi dám thử cả.
Một sinh viên thi trượt tốt nghiệp chỉ vì anh không nói lên được sự khác biệt giữa kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa và kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa. Anh sinh viên buồn bã kể lại với bố. Ông bố an ủi con:
- Vậy là may đấy con à! Ở cơ quan bố, một cán bộ đã nói ra sự khác biệt này và ông ta không bao giờ trở lại nữa.
Lính Liên xô mở đầu:
- mỗi bữa chúng tao được ăn 2000kalo, đói valuev
Lính mĩ cười hô hố
- muỗi, nhìn chính phủ anh mà học tập, anh được suất 8000kalo nhé
Tới lượt lính Liên xô tròn mắt.
Thế đ' nào chúng mày ăn được ngần đó củ cải trong 1 bữa
Một ông nông dân bị nông trang cướp mất đất liền viết thư khiếu nại gửi cho đồng chí Lê Nin ở Moskva. Một tháng sau chính quyền gọi ông nông dân lên. Tại sao ông lại gửi thư cho đồng chí Lê Nin? Ông không biết đồng chí Lê Nin đã chết rồi sao? ” .
- Mẹ kiếp, tại sao lúc các người cần thì đồng chí Lê Nin sống mãi trong sự nghiệp, còn lúc ta cần thì đồng chí ấy lại chết mất rồi?
Breznep hỏi cháu ngoại:
-Cháu ngoại ơi, lớn lên cháu sẽ làm nghề gì?
-Cháu sẽ làm Tổng bí thư!
Breznep ngạc nhiên:
-Chẳng lẽ đất nước LX này lại cần đến 2 Tổng bí thư.
Hỏi: Sự khác nhau giữa báo Pravda (Sự thật) và báo Izvestia (Tin tức) là gì? (Ghi chú: hai báo lớn nhất của Liên xô)
Đáp: Trong báo “Sự thật” thì không có tin tức, còn trong báo “Tin tức” thì không có sự thật.
Hỏi: Điều gì là vĩnh cửu ở Liên Xô?
Đáp: Những khó khăn tạm thời.
Một người chết đi và bị đẩy xuống địa ngục. Anh ta được chọn giữa địa ngục tư bản và địa ngục cộng sản. Anh ta thấy một hàng người dài xếp hàng trước cửa địa ngục CS, nhưng không có ai xếp hàng trước cửa địa ngục tư bản, liền ra chỗ cửa địa ngục tư bản trước. Ở đó có Adam Smith đứng canh. Khi được hỏi ở đây thế nào, Smith trả lời: anh sẽ bị nướng trên vạc dầu nóng, rồi bị băm thây bằng dao sắc.
Nghe thấy kinh hãi quá, anh chàng liền chạy sang xếp hàng bên cửa địa ngục CS. Khi đến lượt, thấy có Karl Marx canh cửa. Khi hỏi “ở đây thế nào”, Marx cũng trả lời: “anh sẽ bị nướng trên vạc dầu nóng, rồi bị băm thây bằng dao sắc.” Anh chàng thắc mắc: “thế có gì khác với địa ngục TB ? !”. “Ở đây hay thiếu dầu để nướng, và khi có dầu thì cũng thiếu dao”.
Người ta đặt câu hỏi cho đồng chí Khrushchev:
Nikita Sergeyevich, có thật là dưới CNCS, các sản phẩm sẽ được đặt hàng qua điện thoại?
- Đúng vậy, chỉ có điều người ta sẽ nhận được chúng qua Tivi.
Phái đoàn Gruzia đến Kremlin thăm Stalin, khi họ về Stalin thấy mất chiếc tẩu liền gọi trùm mật vụ Beria vào và ra lệnh đuổi theo khám túi các vị khách.
Năm phút sau, Stalin tìm thấy tẩu dưới gầm ghế liền gọi Beria lại. Beria báo cáo: Thưa đồng chí, đã quá muộn, trong đoàn có 10 người thì năm người thú nhận đã lấy cắp chiếc tẩu. Năm tên còn lại đã chết trong lúc bị thẩm vấn.
Brezhnev ngồi trong phòng làm việc, tay cầm cuốn hồi ký "Đất nhỏ" vừa được một giải thưởng văn chương lớn. Suslov lao vào phòng, thở hồng hộc.
- Đồng chí Brezhnev, đồng chí cho gọi tôi ạ?
- Đồng chí đã đọc cuốn sách của tôi chưa?
- Sao lại chưa, tôi đã đọc tới hai lần rồi.
- Được, đồng chí có thể đi.
Một lát sau, Malynovsky đến. Brezhnev cũng hỏi ông ta:
- Đồng chí đã đọc cuốn sách của tôi chưa?
- Sao lại chưa, tôi đã đọc hai lần và rất thích.
Brezhnev lẩm bẩm một mình: "Hừm, bọn chúng bảo thích cuốn sách. Có lẽ ta cũng phải đọc một lần cho biết."
Một ngày nọ, sau bữa sáng, trước khi bắt tay vào giải quyết công việc trong ngày, Stalin nhìn ra ngoài cửa sổ.
Bỗng nhiên, Mặt trời chào:
“Xin chào đồng chí Stalin! Chúc đồng chí mạnh khỏe và nhiều sức lực để làm việc trong buổi sáng nay!”
Stalin rất ngạc nhiên, nhưng ông cũng đáp lại:
Xin chào Mặt trời.”
Stalin làm việc đến trưa, ông nghỉ ăn trưa rồi lại nhìn ra ngoài cửa sổ. Mặt trời lại cất tiếng chào:
“Xin chào đồng chí Stalin! Chúc đồng chí mạnh khỏe và nhiều sức lực để làm việc trong buổi chiều nay!”
Stalin chào lại:
“Xin chào Mặt trời.”
Buổi tối, trước khi đi ngủ, quen mui, Stalin lại nhìn ra cửa sổ.
Mặt trời đã gần lặn hết, nhưng nó không hề có ý muốn chào Stalin. Không thể tha thứ được, Stalin vặn hỏi:
“Này Mặt trời, sao cậu không chào tôi?”
Mặt trời điềm nhiên đáp:
“Quên đi nhá, tao đã sang đến phương Tây rồi!”
Stalin đi thăm một trại nuôi lợn. Khi tập trung bài vở ở tòa soạn tờ "Sự thật" (Pravda), mọi người hoảng hốt bàn bạc nhau: phải đề thế nào dưới tấm ảnh cỡ lớn sẽ được đưa lên trang nhất. Mọi người thay nhau đưa ra những đề nghị: "Đồng chí Stalin giữa đàn lợn", "Đàn lợn bao quanh đồng chí Stalin"... Ngày hôm sau, tấm ảnh được chú như sau: "Đồng chí Stalin - thứ ba từ bên trái".
Tại Liên Xô, vào thập niên 60. Bộ Văn hóa mở một cuộc thi vẽ, đề tài cố nhiên là cuộc đời của đồng chí Lenin. Tuy nhiên, ban tổ chức muốn thay đổi đôi chút vì dân tình đã quá chán chường những đề tài muôn thuở như "Đồng chí Lenin ở điện Smolny", "Đồng chí Lenin trên chiến hạm Rạng Đông" hay "Đồng chí Lenin tại Đại hội Quốc tế Cộng sản". Vì vậy, họ muốn tìm một cái gì mới mẻ. Một đề tài mới cho cuộc thi được nghĩ ra: "Đồng chí Lenin ở Warszawa". Hàng loạt bức tranh được gửi đến ban tổ chức, các giám khảo phải làm việc rất căng thẳng. Nhưng có một tấm không hề phù hợp với đề tài, thậm chí ban giám khảo cũng không hiểu ý nghĩa của nó, do đó người ta phải triệu tay họa sĩ đến.
Chàng họa sĩ xuất hiện trước Hội đồng, lập tức anh bị hỏi:
“Tấm ảnh này dính gì đến đề tài ‘Đồng chí Lenin ở Warszawa’”?
Trong tranh, một nam và một nữ đồng chí đang trong tư thế âu yếm. Người ta hỏi họa sĩ:
“Nữ đồng chí này là ai?”
Họa sĩ đáp:
“Thưa, là vợ đồng chí Lenin ạ.”
“Tốt. Nhưng đồng chí này không phải đồng chí Lenin! Đồng chí ấy là ai vậy?”
“Dạ, là đồng chí tài-xế của đồng chí Lenin ạ.”
“Thế đồng chí Lenin đâu?”
“Dạ, đồng chí Lenin ở Warszawa ạ.”
Năm 1937, nhân 100 năm ngày mất của Pushkin, người ta tổ chức một cuộc thi thiết kế đài kỷ niệm thi hào. Người ta đề ra 3 giải thưởng.
Giải ba là một tượng Stalin đang đọc thơ Pushkin.
- Đúng về mặt lịch sử - Stalin nói -, nhưng sai trên phương diện chính trị. Đường lối của Đảng để đâu?
Giải nhì là một tượng Pushkin đang đọc sách Stalin.
- Đúng về mặt chính trị - Stalin nói -, nhưng sai trên phương diện lịch sử. Thuở sinh thời Pushkin đã làm gì có sách của tôi?
Cuối cùng, giải nhất được trao cho tác giả tượng đài Stalin đọc sách của Stalin.
Tin Thông tấn xã TASS
- Đêm qua một tàu ngầm nguyên tử Mỹ đã bị chìm trên biển Ba-ren sau khi đâm phải núi băng trôi. Toàn bộ thủy thủ đoàn của núi băng đã vinh dự được trao tặng huân chương Cờ Đỏ!
- Hôm qua, lính của bọn giáo điều Trung Hoa đã vô cớ tấn công một máy gặt đập liên hợp Xô Viết đang tác nghiệp trên bờ sông A mua. Máy gặt đập đã giáng trả đích đáng bằng hỏa lực liên thanh và đạn tên lửa, sau đó bay về căn cứ an toàn.
- Hôm qua một tàu ngầm TQ xâm phạm lãnh hải Liên Xô đã bị trừng trị: Tịch thu toàn bộ mái chèo.
1 ca nô tuần tiễu của Mỹ đã đánh chìm một tàu ngầm TQ. 7 thành viên hải đội và 3 ngàn chèo đò thiệt mạng.
Theo: Lichsuvn
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét