LẠI THÊM CUỘC RA ĐI
Sáng sớm, nhà văn Huy Thắng điện thoại báo tin nhà văn Nhật Tuấn ra đi tối qua sau cơn nhồi máu cơ tim, làm tôi buồn sững lại. Thế là cuộc hẹn hò vào thăm nhau ở trang trại Tân Uyên, Bình Dương của ba chúng tôi lỡ dở.
Ở xa nhau, tôi vẫn theo dõi anh qua fb. Hơn chục ngày qua, thấy anh vắng bóng trên fb, mới hay, anh bị đau đột ngột phải bỏ trang trại về Sài Gòn chữa bệnh, nào đâu ngờ anh ra đi nhanh thế. Nhà văn Nhật Tuấn nghiện fb, có ngày lên fb mấy bận, như thể lấy thế giới ảo lấp đi sự trống trải , cô đơn đời sống thực của mình. Cái trang trại một thời đầy bóng cây bàng, giàn hoa giấy chi chít và ngập tràn hoa cỏ dại, là nơi cư trú trái tim không bình yên và đầy mẫn cảm của một cây bút tài hoa. Tôi biết, có khi hàng chục ngày đóng kín cổng, tách rời thế giới ban ngoài, để anh cắm mặt vào trang viết. Nhà văn Nhật Tuấn là người viết trên máy tính rất sớm. Mấy cỗ máy tính trong phòng, như luôn hầm hập hơi thở làm việc của anh. Anh viết văn như người thổ mộc, hùng hục và ào ạt. Tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn, chân dung văn học… tác phẩm này nối tiếp tác phẩm kia. Anh công bố trên trang mạng của anh. Thi thoảng, công bố trên báo. Gần bốn chục năm về trước, khi in “Trang 17”, “Con chim biết chọn hạt”, anh trở thành một hiện tượng và xứng đáng là nhà văn tài hoa, xếp hạng. Tiểu thuyết “Đi về nơi hoang dã” khi ra đời, tạo thành cuộc tranh cãi sôi động trong giới cầm bút. Sau một thời gian đánh giá chuẩn mực, sách được in đi in lại nhiều lần trong nước và nước ngoài. Nhắc đến nhà văn Nhật Tuấn, là phải nhắc tới cuốn tiểu thuyết này.
Đời tư của mỗi nhà văn, ai cũng lắm vui buồn. Với Nhật Tuấn, như nhiều hơn. Sao số phận các nhà văn nhà thơ mà tôi quen biết, bỏ Hà Nội vào Sài Gòn sinh sống, như Hoài Anh, Nguyễn Lâm (Lâm râu), Trần Hoài Dương và Nhật Tuấn, khi ra đi cùng trong cảnh ngộ cô đơn và đường đột. Vâng, cô đơn là thuộc tính của sáng tạo. Nhưng sống được trong cô đơn, vượt trên cô đơn để làm việc, để viết lên những trang sách để đời, đó là đánh cược cả cuộc đời mình vào trang viết, làm tôi trận trọng và cảm kích biết sao!
7-10-2015
VŨ TỪ TRANG
Ở xa nhau, tôi vẫn theo dõi anh qua fb. Hơn chục ngày qua, thấy anh vắng bóng trên fb, mới hay, anh bị đau đột ngột phải bỏ trang trại về Sài Gòn chữa bệnh, nào đâu ngờ anh ra đi nhanh thế. Nhà văn Nhật Tuấn nghiện fb, có ngày lên fb mấy bận, như thể lấy thế giới ảo lấp đi sự trống trải , cô đơn đời sống thực của mình. Cái trang trại một thời đầy bóng cây bàng, giàn hoa giấy chi chít và ngập tràn hoa cỏ dại, là nơi cư trú trái tim không bình yên và đầy mẫn cảm của một cây bút tài hoa. Tôi biết, có khi hàng chục ngày đóng kín cổng, tách rời thế giới ban ngoài, để anh cắm mặt vào trang viết. Nhà văn Nhật Tuấn là người viết trên máy tính rất sớm. Mấy cỗ máy tính trong phòng, như luôn hầm hập hơi thở làm việc của anh. Anh viết văn như người thổ mộc, hùng hục và ào ạt. Tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn, chân dung văn học… tác phẩm này nối tiếp tác phẩm kia. Anh công bố trên trang mạng của anh. Thi thoảng, công bố trên báo. Gần bốn chục năm về trước, khi in “Trang 17”, “Con chim biết chọn hạt”, anh trở thành một hiện tượng và xứng đáng là nhà văn tài hoa, xếp hạng. Tiểu thuyết “Đi về nơi hoang dã” khi ra đời, tạo thành cuộc tranh cãi sôi động trong giới cầm bút. Sau một thời gian đánh giá chuẩn mực, sách được in đi in lại nhiều lần trong nước và nước ngoài. Nhắc đến nhà văn Nhật Tuấn, là phải nhắc tới cuốn tiểu thuyết này.
Đời tư của mỗi nhà văn, ai cũng lắm vui buồn. Với Nhật Tuấn, như nhiều hơn. Sao số phận các nhà văn nhà thơ mà tôi quen biết, bỏ Hà Nội vào Sài Gòn sinh sống, như Hoài Anh, Nguyễn Lâm (Lâm râu), Trần Hoài Dương và Nhật Tuấn, khi ra đi cùng trong cảnh ngộ cô đơn và đường đột. Vâng, cô đơn là thuộc tính của sáng tạo. Nhưng sống được trong cô đơn, vượt trên cô đơn để làm việc, để viết lên những trang sách để đời, đó là đánh cược cả cuộc đời mình vào trang viết, làm tôi trận trọng và cảm kích biết sao!
7-10-2015
VŨ TỪ TRANG
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét