Phan Huyền Thư: KHI TỔ QUỐC GỌI TÊN ....NHẦM
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai ký tặng sách cho bạn đọc TP Hồ Chí Minh. Ảnh: CAND
Phan Huyền Thư
FB Phan HuyenThu
"Nguyễn Phan Quế Mai được đông đảo bạn đọc biết đến nhiều hơn trong vài năm trở lại đây khi bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ nhạc.
Nguyễn Phan Quế Mai cho biết, bài thơ "Tổ quốc gọi tên" được chị sáng tác từ năm 2010.
Ngồi trên máy bay rời Việt Nam sau một cuộc hội thảo, nghe thông tin về tình hình bất ổn ngoài biển Đông, cảm xúc trào dâng, chị đã viết "Tổ quốc gọi tên" ngay trên giấy ăn của hàng không dành cho hành khách.
Ngay sau đó, bài thơ được chuyển cho người bạn văn: nhà văn, nhà báo Hòa Bình. Thời điểm này, Hòa Bình đang làm việc tại Báo điện tử VietNamNet, đơn vị đang phát động cuộc thi sáng tác về biển đảo. Ngay lập tức, bài thơ được đăng tải".
Nguyễn Phan Quế Mai cho biết, bài thơ "Tổ quốc gọi tên" được chị sáng tác từ năm 2010.
Ngồi trên máy bay rời Việt Nam sau một cuộc hội thảo, nghe thông tin về tình hình bất ổn ngoài biển Đông, cảm xúc trào dâng, chị đã viết "Tổ quốc gọi tên" ngay trên giấy ăn của hàng không dành cho hành khách.
Ngay sau đó, bài thơ được chuyển cho người bạn văn: nhà văn, nhà báo Hòa Bình. Thời điểm này, Hòa Bình đang làm việc tại Báo điện tử VietNamNet, đơn vị đang phát động cuộc thi sáng tác về biển đảo. Ngay lập tức, bài thơ được đăng tải".
Nguồn: Công an Nhân dân.
Trên đây là một đoạn trích trong bài báo mình đính kèm dưới cho các bạn cùng tham khảo. Bài báo được đăng tải cũng trên CAND chỉ một ngày sau khi cuộc ra mắt tập thơ "Tổ Quốc gọi tên mình" của Quế Mai được thực hiện.( Ngày 24 tháng 07 năm 2015).
Lúc này vì chưa có ai viết tâm thư gửi truyền thông nên bài thơ được chính Quế Mai cho hay là viết năm 2010 ???( Mà năm đó thì tàu Bình Minh 02 chưa bị cắt cable để có thể tác động vào Mai như bạn ấy trả lời các bài báo sau này?)
Mình đã từng viết trên máy bay, chủ yếu bằng Ipad, phần "Note" trong Iphone hoặc bằng sổ tay, giấy bút hẳn hoi... Mình chỉ hơi quan ngại khi Mai viết bằng giấy ăn (tissue???) trên máy bay vì giấy đó rất khó viết bằng bất kỳ loại bút nào: bút mực, bút bi hay bút chì. Mình cũng đi nhiều hãng Hàng không quốc tế rồi, ngay cả các Hãng bay sang châu Âu cũng chỉ có giấy ướt và một loại giấy khăn ăn xốp và dai để lau tay lau miệng.... Viết lên túi nôn chắc sẽ dễ hơn chăng???
Mình nghĩ, các bạn nhà báo đang rất ủng hộ, muốn bảo vệ Quế Mai nên lưu tâm nhiều chi tiết nhạy cảm, nếu không có lợi cho bạn ấy thì đừng nên công bố nữa.
Từ sáng đến giờ, rất nhiều anh chị em văn chương inbox và gọi điện, nhắn tin trao đổi, hỏi mình suy nghĩ thế nào về "vụ này"...
Mình nói thật lòng luôn ở đây cho tiện, mình rất mong anh Ngô Xuân Phúc hãy tỏ ra khôn ngoan mà im lặng trước vụ việc này. Chót lỡ nói rồi thì thôi... không cãi, không nói thêm, không thanh minh và không đi tìm thêm chứng cứ nữa.
Cả giới truyền thông sẽ ủng hộ Quế Mai. Tất cả những nhà báo làm thơ, những nhà thơ làm báo và không làm báo mà có thơ được Quế Mai tuyển chọn dịch sang tiếng Anh để quảng bá ở nước ngoài sẽ ủng hộ bạn ấy.
Nếu mọi người không biết anh là tác giả một bài thơ như vậy( cứ cho là của anh nhé) thì anh vẫn là anh, nguyên vẹn, hồn nhiên và yêu nước đến cháy lòng.
Nếu mọi người không biết Quế Mai là tác giả bài thơ này( hiện nay thì là có) thì bạn ấy còn có đến 3 thứ danh dự khác nhau sẽ bị tổn thương, chà đạp, xúc phạm nếu có ai đó đứng ra nhận bài thơ này...Mà cái tội to nhất là chà đạp lên lòng yêu nước của bạn ấy..
Vậy mình mong anh Phúc hãy suy nghĩ thêm chút nữa nhé.
Trực diện vào cảm giác của một người đọc.
Nếu một chàng giáo viên dạy văn trong quân đội có những trăn trở, đau đáu để tuôn trào một bài thơ như " Tổ quốc gọi tên mình" năm 2008 thì hoàn hoàn có thể được đón nhận. Yêu nước là quyền của tất cả chúng ta. Cuối tháng 11 năm 2007, khi Trung Quốc ngang nhiên thành lập Thành phố Tam Sa, biết bao người dân đã xuống đường, bao cuộc tuần hành, biểu tình đã kéo dài và sục sôi trong lòng người Việt nam, biến năm 2008 là một năm đỉnh điểm về chủ quyền biển đảo, khiến cho dư luận quốc tế phải thực sự quan tâm đến Công ước Hải phận quốc tế 1982. Một thanh niên như Ngô Xuân Phúc lúc ấy có vụt lên những cảm xúc để post trên blog một bài thơ như vậy cũng đáng cảm động chứ sao?
Mình cũng nhớ rất rõ, năm đó Quế Mai đang ở Việt Nam, bạn ấy còn tham gia Sân thơ trẻ 360 độ với Ban văn trẻ bọn mình. Có thể thành phố Tam Sa, Gạc Ma (hay gì gì đi chăng nữa) lúc đó chưa chạm được vào nỗi quan tâm của bạn ấy mạnh mẽ như tâm thức biển đảo trỗi dậy trong Quế Mai vào 3 năm sau đó, khi bạn ấy nghe tin về tàu Bình Minh 02 bị cắt Cable ngoài biển đông hai lần vào tháng 5/2011... Có thể lắm chứ, bạn Mai lúc đó( 2008-2009) còn đang dồn tâm dồn sức cho cuộc thi thơ về " 1000 năm Thăng Long" và sau đó bạn ấy đã giành giải Nhất. Tôi hoàn toàn chẳng nghi ngờ gì việc Quế Mai có thể sôi sục, đau đáu với biển đảo khi nghe tin về tàu Bình Minh bị cắt Cable ngoài khơi để phóng bút ngay trên giấy ăn một bài thơ đậm chất tuyên thệ, "sứ mệnh" như vậy, nhất là khi nó lại được viết bởi sự gợi ý, đặt hàng cho một cuộc thi viết về Biển đảo quê hương ???
Với tôi, bài thơ không đáng để chúng ta quy chụp, soi mói về tác giả của nó, vì ai đã viết ra nó với lòng yêu nước chân thành, người đó đều đáng được ghi nhận. Điều làm nó được biết đến nhiều hơn là vì có người đã phổ nhạc cho nó thành một ca khúc.( Hình như cũng để đi dự thi và hình như sau đó cũng đã đoạt giải thì phải???). Một thể loại ca khúc mà nếu bỏ lời đi, chơi nhạc không thì sẽ là những tiếng động lộn xộn... Nhưng với tấm lòng hướng về biển đảo thiêng liêng của tổ quốc thì " ngay cả những tiếng động lộn xộn nhất cũng trở nên đáng trân trọng và gây xúc động vô bờ nhé....!!!"
Cuối cùng, với tập thơ của Mai, mình được tặng, được bạn ấy viết những dòng yêu thương và trân trọng, vì thế mình bỏ thời gian ra đọc rất kỹ. Tóm lại, ngoài một bài lấy tên cho cả tập thơ ra, 98 bài còn lại không liên quan gì đến sứ mệnh biển đảo, không thấy tổ quốc gọi tên bạn ấy thêm lần nào trong tập thơ đó nữa... Cảm giác của minh sau khi đọc tập thơ là : "Tự tổ chức chơi trò đặt cược với chính mình: 'Nếu năm nay tập thơ này mà không nộp vào Hội nhà văn để xin xét giải thưởng văn học 2015 thì mình sẽ thua, nghĩa là mình bắt buộc phải viết tiếp để ra mắt thêm tác phẩm bằng cách xuất bản trong năm 2017. Nếu có nộp để dự thi, mình sẽ được treo bút nghỉ ngơi thêm một thời gian nữa...."
Đúng là mình ăn gian, tài năng có hạn mà thủ đoạn thì vô biên nên kiểu gì đặt cược mình cũng tính lợi cho mình cả...hihihi
_________
Nguyễn Phan Quế Mai được đông đảo bạn đọc biết đến nhiều hơn trong vài năm trở lại đây khi bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ nhạc.
Nguyễn Phan Quế Mai cho biết, bài thơ "Tổ quốc gọi tên" được chị sáng tác từ năm 2010. Ngồi trên máy bay rời Việt Nam sau một cuộc hội thảo, nghe thông tin về tình hình bất ổn ngoài biển Đông, cảm xúc trào dâng, chị đã viết "Tổ quốc gọi tên" ngay trên giấy ăn của hàng không dành cho hành khách.
Ngay sau đó, bài thơ được chuyển cho người bạn văn: nhà văn, nhà báo Hòa Bình. Thời điểm này, Hòa Bình đang làm việc tại Báo điện tử VietNamNet, đơn vị đang phát động cuộc thi sáng tác về biển đảo. Ngay lập tức, bài thơ được đăng tải.
Không đoạt giải của cuộc thi nhưng sau đó "Tổ quốc gọi tên" nhanh chóng được đông đảo công chúng biết đến qua ca khúc "Tổ quốc gọi tên mình". Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, người phổ nhạc bài thơ chia sẻ rằng, "Tổ quốc gọi tên mình" ra đời trong một buổi tối cuối năm 2011 - thời điểm biển Đông "dậy sóng". Trong giây phút bị thôi thúc bởi ý nghĩ phải làm gì cho quê hương đất nước, anh bắt gặp bài thơ "Tổ quốc gọi tên" của Nguyễn Phan Quế Mai. Ngồi bên cây đàn piano vừa đàn vừa sáng tác, 20 phút sau, ca khúc "Tổ quốc gọi tên mình" ra đời.
Giọng ca đầu tiên được nhạc sĩ lựa chọn thể hiện là ca sĩ Huỳnh Lợi. Sau đó, ca khúc nhanh chóng được lan tỏa trong khắp cả nước, liên tục được các giọng ca từ chuyên nghiệp, có danh tiếng đến bán chuyên nghiệp biểu diễn trên cả nước. Đúng 30/4/2015, "Tổ quốc gọi tên mình" vang lên trong chương trình đặc biệt kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, điều đặc biệt là cho dù "Tổ quốc gọi tên mình" được rất nhiều ca sĩ chọn biểu diễn trong nhiều chương trình có quy mô lớn nhỏ khác nhau nhưng đều có chung một bản phối âm, phối khí...
Cuộc giao duyên đặc biệt giữa thơ và nhạc nói trên góp phần không nhỏ cho sự thành công của tập thơ "Tổ quốc gọi tên mình" của Nguyễn Phan Quế Mai sau này. Ra mắt bạn đọc từ đầu tháng 7/2015, "Tổ quốc gọi tên mình" trở thành hiện tượng đặc biệt của "làng" xuất bản nói chung, "làng thơ" Việt nói riêng khi được nối bản thêm 1.000 bản in chỉ sau 5 ngày phát hành. Tại buổi giao lưu ngày 23/7, "Tổ quốc gọi tên mình" thu hút đông đảo bạn đọc trẻ.
Chia sẻ về tác phẩm, Nguyễn Phan Quế Mai tâm sự rằng, lâu nay, nhiều người hay nghĩ phụ nữ viết văn thường chỉ sáng tác thành công những gì đời thường, vụn vặt, gắn bó với cuộc sống gia đình, tình cảm riêng tư...
Ít người nghĩ, phụ nữ thành công khi viết về những gì lớn lao như đất nước, vận mệnh dân tộc... Nhưng với chị, Tổ quốc không chỉ là những gì kỳ vĩ. Tổ quốc là tất cả những gì gần gũi, thân thương. Tổ quốc là cha mẹ, là ông bà, là tiếng Việt trên môi những con người chị gặp ngoài đường...
Chính tình yêu Tổ quốc đã chắp cánh cho thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Tình yêu Tổ quốc cũng chính là chất xúc tác đặc biệt cho thơ và nhạc giao duyên, cho ca khúc "Tổ quốc gọi tên mình" lan tỏa đến người yêu thơ Việt thời gian qua...
Ngọc Nguyễn
Bài trên Công an Nhân dân:08:53 24/07/2015
‘Tổ quốc gọi tên mình’:
‘Tổ quốc gọi tên mình’:
Cuộc giao duyên của thơ và nhạc
Ngày 23/7, buổi giao lưu ra mắt sách "Tổ quốc gọi tên mình" của nhà thơ nữ Nguyễn Phan Quế Mai diễn ra tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh với sự tham gia của đông đảo bạn đọc, văn nghệ sĩ nhiều lĩnh vực.
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai sinh ngày 12/8/1973 tại Ninh Bình, lớn lên tại Bạc Liêu, tốt nghiệp chương trình thạc sĩ viết văn, Đại học Lancaster. Chị cũng vừa được trao tặng học bổng Tiến sĩ. Hiện Quế Mai đang học và làm việc cho Trường Đại học Lancaster (Anh quốc).
Chị là tác giả của các tập thơ: “Trái cấm”, “Cởi gió”, “Những ngôi sao hình quang gánh”, “Bí mật của hoa sen” và “Tổ quốc gọi tên mình”. Nguyễn Phan Quế Mai đã được trao tặng giải nhất cuộc thi thơ về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Giải thưởng thơ Hội Nhà văn Hà Nội năm 2010, Giải thưởng Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội năm 2010, Giải thưởng từ Quỹ Văn hoá Lannan (Mỹ) cho tập thơ “Bí mật của hoa sen” (2014).
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai sinh ngày 12/8/1973 tại Ninh Bình, lớn lên tại Bạc Liêu, tốt nghiệp chương trình thạc sĩ viết văn, Đại học Lancaster. Chị cũng vừa được trao tặng học bổng Tiến sĩ. Hiện Quế Mai đang học và làm việc cho Trường Đại học Lancaster (Anh quốc).
Chị là tác giả của các tập thơ: “Trái cấm”, “Cởi gió”, “Những ngôi sao hình quang gánh”, “Bí mật của hoa sen” và “Tổ quốc gọi tên mình”. Nguyễn Phan Quế Mai đã được trao tặng giải nhất cuộc thi thơ về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Giải thưởng thơ Hội Nhà văn Hà Nội năm 2010, Giải thưởng Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội năm 2010, Giải thưởng từ Quỹ Văn hoá Lannan (Mỹ) cho tập thơ “Bí mật của hoa sen” (2014).
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai ký tặng sách cho bạn đọc TP Hồ Chí Minh.
Nguyễn Phan Quế Mai được đông đảo bạn đọc biết đến nhiều hơn trong vài năm trở lại đây khi bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ nhạc.
Nguyễn Phan Quế Mai cho biết, bài thơ "Tổ quốc gọi tên" được chị sáng tác từ năm 2010. Ngồi trên máy bay rời Việt Nam sau một cuộc hội thảo, nghe thông tin về tình hình bất ổn ngoài biển Đông, cảm xúc trào dâng, chị đã viết "Tổ quốc gọi tên" ngay trên giấy ăn của hàng không dành cho hành khách.
Ngay sau đó, bài thơ được chuyển cho người bạn văn: nhà văn, nhà báo Hòa Bình. Thời điểm này, Hòa Bình đang làm việc tại Báo điện tử VietNamNet, đơn vị đang phát động cuộc thi sáng tác về biển đảo. Ngay lập tức, bài thơ được đăng tải.
Không đoạt giải của cuộc thi nhưng sau đó "Tổ quốc gọi tên" nhanh chóng được đông đảo công chúng biết đến qua ca khúc "Tổ quốc gọi tên mình". Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, người phổ nhạc bài thơ chia sẻ rằng, "Tổ quốc gọi tên mình" ra đời trong một buổi tối cuối năm 2011 - thời điểm biển Đông "dậy sóng". Trong giây phút bị thôi thúc bởi ý nghĩ phải làm gì cho quê hương đất nước, anh bắt gặp bài thơ "Tổ quốc gọi tên" của Nguyễn Phan Quế Mai. Ngồi bên cây đàn piano vừa đàn vừa sáng tác, 20 phút sau, ca khúc "Tổ quốc gọi tên mình" ra đời.
Giọng ca đầu tiên được nhạc sĩ lựa chọn thể hiện là ca sĩ Huỳnh Lợi. Sau đó, ca khúc nhanh chóng được lan tỏa trong khắp cả nước, liên tục được các giọng ca từ chuyên nghiệp, có danh tiếng đến bán chuyên nghiệp biểu diễn trên cả nước. Đúng 30/4/2015, "Tổ quốc gọi tên mình" vang lên trong chương trình đặc biệt kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, điều đặc biệt là cho dù "Tổ quốc gọi tên mình" được rất nhiều ca sĩ chọn biểu diễn trong nhiều chương trình có quy mô lớn nhỏ khác nhau nhưng đều có chung một bản phối âm, phối khí...
Cuộc giao duyên đặc biệt giữa thơ và nhạc nói trên góp phần không nhỏ cho sự thành công của tập thơ "Tổ quốc gọi tên mình" của Nguyễn Phan Quế Mai sau này. Ra mắt bạn đọc từ đầu tháng 7/2015, "Tổ quốc gọi tên mình" trở thành hiện tượng đặc biệt của "làng" xuất bản nói chung, "làng thơ" Việt nói riêng khi được nối bản thêm 1.000 bản in chỉ sau 5 ngày phát hành. Tại buổi giao lưu ngày 23/7, "Tổ quốc gọi tên mình" thu hút đông đảo bạn đọc trẻ.
Chia sẻ về tác phẩm, Nguyễn Phan Quế Mai tâm sự rằng, lâu nay, nhiều người hay nghĩ phụ nữ viết văn thường chỉ sáng tác thành công những gì đời thường, vụn vặt, gắn bó với cuộc sống gia đình, tình cảm riêng tư...
Ít người nghĩ, phụ nữ thành công khi viết về những gì lớn lao như đất nước, vận mệnh dân tộc... Nhưng với chị, Tổ quốc không chỉ là những gì kỳ vĩ. Tổ quốc là tất cả những gì gần gũi, thân thương. Tổ quốc là cha mẹ, là ông bà, là tiếng Việt trên môi những con người chị gặp ngoài đường...
Chính tình yêu Tổ quốc đã chắp cánh cho thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Tình yêu Tổ quốc cũng chính là chất xúc tác đặc biệt cho thơ và nhạc giao duyên, cho ca khúc "Tổ quốc gọi tên mình" lan tỏa đến người yêu thơ Việt thời gian qua...
Ngọc Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét