Vì sao Mỹ phản đối Nga ném bom phiến quân Syria?
Theo nhà nghiên cứu Tony Cartalucci, Nga ném bom phiến quân được Mỹ hậu thuẫn là do Washington cố tình dung dưỡng al-Qaeda và IS lật đổ chế độ Assad.
Cùng với một số phóng viên phương Tây khác, nhà báo Australia Lauren Williams đưa tin Nga đã tiến hành các cuộc ném bom phiến quân ở Homs và Hama, nơi không có các hang ổ của nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo IS.
Những mục tiêu không kích của máy bay Nga ở Syria trong 48 giờ đầu tiên.
Trong bài viết đăng trên The Interpreter, nhà báo Lauren Williams dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter nói: "Các khu vực xung quanh Homs và Hama không có các điểm nóng ISIS (IS). Trong thực tế, những địa điểm này được biết đến là thành trì của các lực lượng phiến quân ôn hòa được Mỹ hậu thuẫn và một cửa ngõ chiến lược quan trọng dẫn đến khu vực ven biển của những người Alawite ủng hộ (Tổng thống) Assad".
Nhưng thế nào là "lực lượng nổi dậy ôn hòa" ở Syria và nó đến từ đâu?
Từ Bangkok, nhà nghiên cứu địa chính trị Tony Cartalucci khẳng định: "Ngay từ đầu (cuộc nội chiến Syria), chưa bao giờ có ‘quân nổi dậy ôn hòa’ ở Syria. Bắt đầu từ năm 2007, nhiều năm trước khi cuộc nội chiến Syria nổ ra, Mỹ đã quyết định hỗ trợ cho Tổ chức ‘Anh em Hồi giáo’ ở Syria – một cánh chính trị của al-Qaeda - và bắt đầu vũ trang cho phiến quân có liên hệ với al-Qaeda”.
Nhà báo từng đoạt giải Pulitzer, Seymour Hersh, chỉ ra rằng ngay từ đầu những năm 2000, chính quyền Bush đã quyết định "sắp xếp lại những ưu tiên của Mỹ ở Trung Đông”. Kể từ thời điểm đó, Washington đã đứng về phía những người Hồi giáo Sunni, hợp tác với các nhà lãnh đạo Ả-rập Xê-út chống lại người Shiite được Iran hậu thuẫn. Để làm suy yếu vị thế của trục Iran-Syria trong khu vực, Mỹ đã tiến hành một loạt các hoạt động bí mật nhằm chống lại Tehran và Damascus. Theo nhà báo Seymour Hersh, "một sản phẩm phụ của các hoạt động này là các nhóm cực đoan Sunni thù địch với Mỹ và đồng cảm với al-Qaeda”. Ông Hersh cũng tiết lộ rằng trong khoảng thời gian đó, nhóm cực đoan “Anh em Hồi giáo” ở Syria đã được nhận kinh phí và hỗ trợ của Mỹ thông qua Ả-rập Xê-út.
Nhà báo Seymour Hersh dẫn lời các cựu quan chức CIA và Nhà Trắng cho biết trong những năm 2000, nhà lãnh đạo của Mặt trận cứu quốc Syria - một liên minh giữa các nhóm đối lập Syria và tổ chức “Anh en Hồi giáo” – là Abdul Halim Khaddam (cựu Phó Tổng thống Syria đào thoát vào năm 2005) đã nhận được hỗ trợ tài chính-chính trị của Mỹ.
Các chi nhánh al-Qaeda tại Syria, đáng chú ý nhất là Mặt trận al-Nusra, đi đầu trong cuộc chiến do Mỹ hậu thuẫn chống lại Damascus.
Nhà nghiên cứu địa chính trị Tony Cartalucci nhận định: "Đến năm 2011, các chi nhánh al-Qaeda tại Syria, đáng chú ý nhất là Mặt trận al-Nusra, bắt đầu hoạt động trên toàn quốc và đi đầu trong cuộc chiến do Mỹ hậu thuẫn chống lại Damascus. Đến năm 2012, khi Bộ Ngoại giao Mỹ liệt kê Mặt trận al-Nusra là một tổ chức khủng bố, chi nhánh của al-Qaeda này chính là lực lượng lớn nhất và mạnh nhất chống chính phủ Syria trên chiến trường”.
Nhà nghiên cứu Cartalucci nhấn mạnh rằng trong khi Washington cố tìm cách thuyết phục dư luận rằng cuộc nổi dậy chống Assad là do phe đối lập “ôn hòa” phát động, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Kể từ năm 2011, al-Qaeda và chi nhánh của nó là Mặt trận al-Nursa là lực lượng chính cầm đầu cuộc nội chiến Syria. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ có đoạn viết: “Kể từ tháng 11/2011, Mặt trận al-Nusra đã tiến hành gần 600 cuộc tấn công – trong đó có hơn 40 cuộc tấn công tự sát - tại trung tâm các thành phố lớn như Damascus, Aleppo, Hama, Dara, Homs, Idlib và Dayr al-Zawr. Trong các cuộc tấn công nhiều thường dân Syria vô tội đã bị giết chết ".
Hơn nữa, rất nhiều những đám chiến binh "đối lập" không phải là công dân Syria. Nhà nghiên cứu Cartalucci dẫn một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vào lúc bắt đầu cuộc chiến chống chính phủ Assad (2011), Qatar đã phát hành hộ chiếu Syria giả cho các chiến binh thánh chiến al-Qaeda để thuyết phục dư luận thế giới rằng họ là quân nổi dậy chứ không phải lính đánh thuê nước ngoài.
Trong khi đó, các phương tiện truyền thông phương Tây mới đây đưa tin đám quân quân nổi dậy “ôn hòa” ít ỏi do Mỹ đào tạo đã “đào tẩu hàng loạt” ngay từ khi bước vào lãnh thổ Syria. Về việc này nhà phân tích Cartalucci cho rằng đây chính là bằng chứng cho thấy lực lượng nổi dậy “ôn hòa” là không đáng kể. (Theo một viên tướng Mỹ, hiện chỉ còn 4-5 chiến binh nổi dậy “ôn hòa” được Mỹ đào tạo đang cầm súng chống IS). Theo ông Cartalucci, Mỹ đã gián tiếp cung cấp vũ khí tinh vi hiện đại cho các lực lượng Hồi giáo cực đoan thông qua chương trình huấn luyện quân nổi dậy “ôn hòa” dự kiến tiêu tốn 500 triệu USD.
Chính vì vậy, nhà nghiên cứu địa chính trị Tony Cartalucci cho rằng Nga không ném bom quân nổi dậy “ôn hòa” (vì lực lượng này hầu như không tồn tại ở Syria) mà là không kích các tổ chức khủng bố đang hoạt động dưới ngọn cờ al-Qaeda và nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo.
Minh Châu (Theo Sputnik)
Một liên minh với sự hợp sức của hơn 60 nước do Mỹ cầm đầu đã thực hiện chiến dịch không kích IS tại Syria từ tháng 8/2014 với chi phí hàng ngày cho chiến dịch này khoảng 5,5 triệu USD và tăng dần lên.
Tổng chi phí thực hiện chiến dịch này, tính đến tháng 4/2015, đã là khoảng hơn 4 tỷ USD (con số chưa được xác nhận). Mặc dù chi phí bỏ ra rất nhiều nhưng dường như IS không những không bị tiêu diệt mà còn ngày càng trở nên lớn mạnh hơn. IS còn sẵn sàng công bố các đoạn video xử tử dã man các con tin như là cách thức để “trêu ngươi” phương Tây.
Tuy nhiên, chỉ ít ngày sau khi Nga vào cuộc, một loạt các căn cứ quan trọng của IS ở Syria đã bị phá hủy. Chỉ sau khoảng hơn 60 đợt không kích, Nga đã tiêu diệt, phá hủy hơn 50 cơ sở hạ tầng quan trọng của IS, trong đó có các sở chỉ huy, kho vũ khí…và khiến khoảng hơn 3.000 phiến quân IS đã phải chạy trốn khỏi Syria.
Ảnh minh họa
“Bộ mặt thật” của Mỹ ở Syria dần được phơi bày?
Theo các chuyên gia phân tích thuộc tạp chí “Chuyên gia” của Nga trong bài viết đăng tải ngày 5/10, sở dĩ chiến dịch không kích IS của Mỹ và phương Tây được thực hiện ở Syria không phải là nhằm tiêu diệt IS mà ngược lại là nhằm trợ lực cho IS trong việc lật đổ chế độ Tổng thống Bashar al-Assad. Nếu mục đích này được thực hiện thành công, Mỹ sẽ xây dựng được “bàn đạp” cực kỳ quan trọng để gây bất ổn khu vực phía Nam của Nga và toàn bộ Trung Á.
Theo các chuyên gia này, không phải ngẫu nhiên khi giọng điệu của Mỹ luôn không thay đổi là “trong bất cứ trường hợp nào thì ông Assad đều phải từ bỏ ghế Tổng thống Syria”. Kịch bản được xây dựng lên là sau khi lật đổ chế độ ông al-Assad, lực lượng IS (hoặc phe đối lập Syria nhưng sẽ do IS điều khiển) sẽ lên nắm quyền ở Syria. Khi đó, lực lượng này sẽ kiểm soát toàn bộ đường tiếp cận ra biển, các tuyến giao thông đường thủy và hệ thống các giếng dầu ở Syria.
Nếu kịch bản này được thực hiện, bất ổn sẽ gia tăng nhanh chóng ở khu vực Bắc Kavkaz vì khoảng cách từ các căn cứ của IS đến khu vực Bắc Kavkaz của Nga còn ngắn hơn khoảng cách từ Moscow đến Saint-Peterburg. Ngoài ra, những bất ổn xã hội cũng sẽ bùng phát tại Trung Á, nơi mà giới trẻ đang trông đợi “cú hích” về tiền bạc và tư tưởng của IS. Tiếp theo đó là các vấn đề người tị nạn, bất ổn, hỗn loạn sẽ bao trùm khu vực biên giới phía Nam của Nga.
Do đó, theo các chuyên gia này, việc Nga thực hiện không kích IS ở Syria là nhằm “chặn đứng” kế hoạch trên.
Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Poroshenko gặp nhau hôm 2/10 tại Pháp.
Phép thử đối với Nga
Tờ “Chuyên gia” nhấn mạnh rằng việc không kích IS ở Syria không chỉ là chiến thắng địa chính trị, mà còn là chiến thắng về mặt ngoại giao của Nga.
Nga đã thành công trong việc đẩy vấn đề Ukraine xuống hàng quan tâm thứ yếu của cộng đồng quốc tế. Người ta không thể quên hình ảnh ông Poroshenko “chạy khắp tòa nhà Liên Hợp Quốc” chỉ để được gặp ông Obama trong giây lát nhưng không được chấp thuận. Sau đó, Nga cũng đã giành thế thượng phong trong cuộc gặp của lãnh đạo “Bộ tứ Normady” tại Paris khi hầu hết các yêu cầu của Nga đều được Pháp và Đức “ép” Ukraine phải chấp nhận.
Về mặt địa chính trị, Nga đang dần xây dựng được một liên minh xung quanh mình, một liên minh dựa trên cơ sở bình đẳng cho tất cả các thành viên. Mặc dù tại Hội nghị An ninh Munich năm 2007, ông Putin đã lên tiếng kêu gọi hủy bỏ việc hình thành đội nhóm hay liên minh giữa các quốc gia nhưng khủng hoảng ở Ukraine và những sức ép của phương Tây buộc Nga phải thay đổi.
Để giải quyết bài toán mang tên IS, Nga đã thành lập được một liên minh chính trị-quân sự thực sự, dù thành viên hiện mới chỉ là Nga, Iran, Iraq và có thể cả Trung Quốc. Trong tương lai, liên minh này có thể có vai trò thay thế phương Tây mở rộng số lượng thành viên (Ấn Độ, Pakistan, các nước châu Phi, thậm chí cả một số nước châu Âu). Tuy nhiên, để đạt được mục đích này thì trước mắt, Nga phải tiêu diệt được IS và ngăn chặn những rủi ro tiềm tàng từ lực lượng này.
Nếu như thành công trong chiến dịch lần này, Nga sẽ xây dựng được hình ảnh của một quốc gia có vai trò là trọng tài quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực. Khi đó, Nga sẽ đạt được vị thế của một cực trong thế giới đa cực. Do đó, theo “Chuyên gia”, chiến dịch không kích IS hoàn toàn có thể coi là “phép thử đối với một cường quốc”. Bên cạnh đó, ngay từ lúc này, Nga đã phải nghĩ đến việc xây dựng một kịch bản C - ổn định lại khu vực Cận Đông sau chiến tranh. Nga cũng cần phải trở thành “nhà phát kiến” cho các Hiệp định Yalta về an ninh đối với khu vực này để nhận được những lợi ích về kinh tế và chính trị tương ứng với những nỗ lực đã bỏ ra.
Xuất phát từ những tính toán này, nhiều khả năng Nga sẽ dốc sức để tiêu diệt hoàn toàn IS, trước mắt là ở Syria, và sau đó có thể sang cả Iraq khi chính phủ Iraq đã chính thức đề nghị Nga tiêu diệt IS ở nước này.
Cùng với một số phóng viên phương Tây khác, nhà báo Australia Lauren Williams đưa tin Nga đã tiến hành các cuộc ném bom phiến quân ở Homs và Hama, nơi không có các hang ổ của nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo IS.
Những mục tiêu không kích của máy bay Nga ở Syria trong 48 giờ đầu tiên.
Trong bài viết đăng trên The Interpreter, nhà báo Lauren Williams dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter nói: "Các khu vực xung quanh Homs và Hama không có các điểm nóng ISIS (IS). Trong thực tế, những địa điểm này được biết đến là thành trì của các lực lượng phiến quân ôn hòa được Mỹ hậu thuẫn và một cửa ngõ chiến lược quan trọng dẫn đến khu vực ven biển của những người Alawite ủng hộ (Tổng thống) Assad".
Nhưng thế nào là "lực lượng nổi dậy ôn hòa" ở Syria và nó đến từ đâu?
Từ Bangkok, nhà nghiên cứu địa chính trị Tony Cartalucci khẳng định: "Ngay từ đầu (cuộc nội chiến Syria), chưa bao giờ có ‘quân nổi dậy ôn hòa’ ở Syria. Bắt đầu từ năm 2007, nhiều năm trước khi cuộc nội chiến Syria nổ ra, Mỹ đã quyết định hỗ trợ cho Tổ chức ‘Anh em Hồi giáo’ ở Syria – một cánh chính trị của al-Qaeda - và bắt đầu vũ trang cho phiến quân có liên hệ với al-Qaeda”.
Nhà báo từng đoạt giải Pulitzer, Seymour Hersh, chỉ ra rằng ngay từ đầu những năm 2000, chính quyền Bush đã quyết định "sắp xếp lại những ưu tiên của Mỹ ở Trung Đông”. Kể từ thời điểm đó, Washington đã đứng về phía những người Hồi giáo Sunni, hợp tác với các nhà lãnh đạo Ả-rập Xê-út chống lại người Shiite được Iran hậu thuẫn. Để làm suy yếu vị thế của trục Iran-Syria trong khu vực, Mỹ đã tiến hành một loạt các hoạt động bí mật nhằm chống lại Tehran và Damascus. Theo nhà báo Seymour Hersh, "một sản phẩm phụ của các hoạt động này là các nhóm cực đoan Sunni thù địch với Mỹ và đồng cảm với al-Qaeda”. Ông Hersh cũng tiết lộ rằng trong khoảng thời gian đó, nhóm cực đoan “Anh em Hồi giáo” ở Syria đã được nhận kinh phí và hỗ trợ của Mỹ thông qua Ả-rập Xê-út.
Nhà báo Seymour Hersh dẫn lời các cựu quan chức CIA và Nhà Trắng cho biết trong những năm 2000, nhà lãnh đạo của Mặt trận cứu quốc Syria - một liên minh giữa các nhóm đối lập Syria và tổ chức “Anh en Hồi giáo” – là Abdul Halim Khaddam (cựu Phó Tổng thống Syria đào thoát vào năm 2005) đã nhận được hỗ trợ tài chính-chính trị của Mỹ.
Các chi nhánh al-Qaeda tại Syria, đáng chú ý nhất là Mặt trận al-Nusra, đi đầu trong cuộc chiến do Mỹ hậu thuẫn chống lại Damascus.
Nhà nghiên cứu địa chính trị Tony Cartalucci nhận định: "Đến năm 2011, các chi nhánh al-Qaeda tại Syria, đáng chú ý nhất là Mặt trận al-Nusra, bắt đầu hoạt động trên toàn quốc và đi đầu trong cuộc chiến do Mỹ hậu thuẫn chống lại Damascus. Đến năm 2012, khi Bộ Ngoại giao Mỹ liệt kê Mặt trận al-Nusra là một tổ chức khủng bố, chi nhánh của al-Qaeda này chính là lực lượng lớn nhất và mạnh nhất chống chính phủ Syria trên chiến trường”.
Nhà nghiên cứu Cartalucci nhấn mạnh rằng trong khi Washington cố tìm cách thuyết phục dư luận rằng cuộc nổi dậy chống Assad là do phe đối lập “ôn hòa” phát động, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Kể từ năm 2011, al-Qaeda và chi nhánh của nó là Mặt trận al-Nursa là lực lượng chính cầm đầu cuộc nội chiến Syria. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ có đoạn viết: “Kể từ tháng 11/2011, Mặt trận al-Nusra đã tiến hành gần 600 cuộc tấn công – trong đó có hơn 40 cuộc tấn công tự sát - tại trung tâm các thành phố lớn như Damascus, Aleppo, Hama, Dara, Homs, Idlib và Dayr al-Zawr. Trong các cuộc tấn công nhiều thường dân Syria vô tội đã bị giết chết ".
Hơn nữa, rất nhiều những đám chiến binh "đối lập" không phải là công dân Syria. Nhà nghiên cứu Cartalucci dẫn một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vào lúc bắt đầu cuộc chiến chống chính phủ Assad (2011), Qatar đã phát hành hộ chiếu Syria giả cho các chiến binh thánh chiến al-Qaeda để thuyết phục dư luận thế giới rằng họ là quân nổi dậy chứ không phải lính đánh thuê nước ngoài.
Trong khi đó, các phương tiện truyền thông phương Tây mới đây đưa tin đám quân quân nổi dậy “ôn hòa” ít ỏi do Mỹ đào tạo đã “đào tẩu hàng loạt” ngay từ khi bước vào lãnh thổ Syria. Về việc này nhà phân tích Cartalucci cho rằng đây chính là bằng chứng cho thấy lực lượng nổi dậy “ôn hòa” là không đáng kể. (Theo một viên tướng Mỹ, hiện chỉ còn 4-5 chiến binh nổi dậy “ôn hòa” được Mỹ đào tạo đang cầm súng chống IS). Theo ông Cartalucci, Mỹ đã gián tiếp cung cấp vũ khí tinh vi hiện đại cho các lực lượng Hồi giáo cực đoan thông qua chương trình huấn luyện quân nổi dậy “ôn hòa” dự kiến tiêu tốn 500 triệu USD.
Chính vì vậy, nhà nghiên cứu địa chính trị Tony Cartalucci cho rằng Nga không ném bom quân nổi dậy “ôn hòa” (vì lực lượng này hầu như không tồn tại ở Syria) mà là không kích các tổ chức khủng bố đang hoạt động dưới ngọn cờ al-Qaeda và nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo.
Minh Châu (Theo Sputnik)
Không kích IS, Nga lật “bộ mặt thật” của Mỹ ở Syria?
Chỉ sau 5 ngày, chiến dịch không kích của Nga đã khiến IS ở Syria chịu những tổn thất nặng nề hơn nhiều so với chiến dịch của Mỹ kéo dài cả năm qua. Những kết quả tích cực này của Nga dường như đang khiến mục đích thật của Mỹ tại Syria dần được phơi
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama |
Hơn 60 nước hợp lực đánh IS không bằng một mình Nga
Một liên minh với sự hợp sức của hơn 60 nước do Mỹ cầm đầu đã thực hiện chiến dịch không kích IS tại Syria từ tháng 8/2014 với chi phí hàng ngày cho chiến dịch này khoảng 5,5 triệu USD và tăng dần lên.
Tổng chi phí thực hiện chiến dịch này, tính đến tháng 4/2015, đã là khoảng hơn 4 tỷ USD (con số chưa được xác nhận). Mặc dù chi phí bỏ ra rất nhiều nhưng dường như IS không những không bị tiêu diệt mà còn ngày càng trở nên lớn mạnh hơn. IS còn sẵn sàng công bố các đoạn video xử tử dã man các con tin như là cách thức để “trêu ngươi” phương Tây.
Tuy nhiên, chỉ ít ngày sau khi Nga vào cuộc, một loạt các căn cứ quan trọng của IS ở Syria đã bị phá hủy. Chỉ sau khoảng hơn 60 đợt không kích, Nga đã tiêu diệt, phá hủy hơn 50 cơ sở hạ tầng quan trọng của IS, trong đó có các sở chỉ huy, kho vũ khí…và khiến khoảng hơn 3.000 phiến quân IS đã phải chạy trốn khỏi Syria.
Ảnh minh họa
“Bộ mặt thật” của Mỹ ở Syria dần được phơi bày?
Theo các chuyên gia phân tích thuộc tạp chí “Chuyên gia” của Nga trong bài viết đăng tải ngày 5/10, sở dĩ chiến dịch không kích IS của Mỹ và phương Tây được thực hiện ở Syria không phải là nhằm tiêu diệt IS mà ngược lại là nhằm trợ lực cho IS trong việc lật đổ chế độ Tổng thống Bashar al-Assad. Nếu mục đích này được thực hiện thành công, Mỹ sẽ xây dựng được “bàn đạp” cực kỳ quan trọng để gây bất ổn khu vực phía Nam của Nga và toàn bộ Trung Á.
Theo các chuyên gia này, không phải ngẫu nhiên khi giọng điệu của Mỹ luôn không thay đổi là “trong bất cứ trường hợp nào thì ông Assad đều phải từ bỏ ghế Tổng thống Syria”. Kịch bản được xây dựng lên là sau khi lật đổ chế độ ông al-Assad, lực lượng IS (hoặc phe đối lập Syria nhưng sẽ do IS điều khiển) sẽ lên nắm quyền ở Syria. Khi đó, lực lượng này sẽ kiểm soát toàn bộ đường tiếp cận ra biển, các tuyến giao thông đường thủy và hệ thống các giếng dầu ở Syria.
Nếu kịch bản này được thực hiện, bất ổn sẽ gia tăng nhanh chóng ở khu vực Bắc Kavkaz vì khoảng cách từ các căn cứ của IS đến khu vực Bắc Kavkaz của Nga còn ngắn hơn khoảng cách từ Moscow đến Saint-Peterburg. Ngoài ra, những bất ổn xã hội cũng sẽ bùng phát tại Trung Á, nơi mà giới trẻ đang trông đợi “cú hích” về tiền bạc và tư tưởng của IS. Tiếp theo đó là các vấn đề người tị nạn, bất ổn, hỗn loạn sẽ bao trùm khu vực biên giới phía Nam của Nga.
Do đó, theo các chuyên gia này, việc Nga thực hiện không kích IS ở Syria là nhằm “chặn đứng” kế hoạch trên.
Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Poroshenko gặp nhau hôm 2/10 tại Pháp.
Phép thử đối với Nga
Tờ “Chuyên gia” nhấn mạnh rằng việc không kích IS ở Syria không chỉ là chiến thắng địa chính trị, mà còn là chiến thắng về mặt ngoại giao của Nga.
Nga đã thành công trong việc đẩy vấn đề Ukraine xuống hàng quan tâm thứ yếu của cộng đồng quốc tế. Người ta không thể quên hình ảnh ông Poroshenko “chạy khắp tòa nhà Liên Hợp Quốc” chỉ để được gặp ông Obama trong giây lát nhưng không được chấp thuận. Sau đó, Nga cũng đã giành thế thượng phong trong cuộc gặp của lãnh đạo “Bộ tứ Normady” tại Paris khi hầu hết các yêu cầu của Nga đều được Pháp và Đức “ép” Ukraine phải chấp nhận.
Về mặt địa chính trị, Nga đang dần xây dựng được một liên minh xung quanh mình, một liên minh dựa trên cơ sở bình đẳng cho tất cả các thành viên. Mặc dù tại Hội nghị An ninh Munich năm 2007, ông Putin đã lên tiếng kêu gọi hủy bỏ việc hình thành đội nhóm hay liên minh giữa các quốc gia nhưng khủng hoảng ở Ukraine và những sức ép của phương Tây buộc Nga phải thay đổi.
Để giải quyết bài toán mang tên IS, Nga đã thành lập được một liên minh chính trị-quân sự thực sự, dù thành viên hiện mới chỉ là Nga, Iran, Iraq và có thể cả Trung Quốc. Trong tương lai, liên minh này có thể có vai trò thay thế phương Tây mở rộng số lượng thành viên (Ấn Độ, Pakistan, các nước châu Phi, thậm chí cả một số nước châu Âu). Tuy nhiên, để đạt được mục đích này thì trước mắt, Nga phải tiêu diệt được IS và ngăn chặn những rủi ro tiềm tàng từ lực lượng này.
Nếu như thành công trong chiến dịch lần này, Nga sẽ xây dựng được hình ảnh của một quốc gia có vai trò là trọng tài quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực. Khi đó, Nga sẽ đạt được vị thế của một cực trong thế giới đa cực. Do đó, theo “Chuyên gia”, chiến dịch không kích IS hoàn toàn có thể coi là “phép thử đối với một cường quốc”. Bên cạnh đó, ngay từ lúc này, Nga đã phải nghĩ đến việc xây dựng một kịch bản C - ổn định lại khu vực Cận Đông sau chiến tranh. Nga cũng cần phải trở thành “nhà phát kiến” cho các Hiệp định Yalta về an ninh đối với khu vực này để nhận được những lợi ích về kinh tế và chính trị tương ứng với những nỗ lực đã bỏ ra.
Xuất phát từ những tính toán này, nhiều khả năng Nga sẽ dốc sức để tiêu diệt hoàn toàn IS, trước mắt là ở Syria, và sau đó có thể sang cả Iraq khi chính phủ Iraq đã chính thức đề nghị Nga tiêu diệt IS ở nước này.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét