Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Yên tâm đi, thằng đéo nào chẳng hâm?

ANH HÂM THẬT RỒI




                   Anh hâm! Mẹ anh lo nhất là ai nói con bà thế này!Hôm qua bà gọi sượt cái! Hỏi. Anh hâm hay mẹ hâm. Câu hỏi như cái ngã ba thì anh đành nhận anh hâm. Chứ ai lại để mẹ mình hâm bao giờ. Xong rồi thì anh ngồi nghĩ đúng là một thằng hâm . Mà hâm thật.
                  Thế kỷ trước và trước nữa, xóm nhà anh ở, người ta vẫn gọi là xóm Đông Hồ. Bây giờ họ gọi xóm Đông Hồ là phố Thượng Phong. Nghe cái tên phố Thượng Phong thấy ngu bỏ mẹ! 
                  Cái xóm vừa bằng cái dạng chân. Từ ngày gọi  là phố, đủ thứ tệ nạn. Bọn choai choai bảo đó là xu thế thời đại. Xu thế phát triển. Có nhẽ đúng, thay đổi nhanh quá, phát triển hay gọi cách khác là phát điên, phát rồ.
                  Cứ nhanh thế này đến chỗ huỷ diệt chẳng còn bao xa, phải có cách gì đó, đại loại phá hoại hay phản động mà cản bớt nó lại chứ nhở.
                 Đất đai nhà nhà đua nhau bán, tấc đất  hoá tấc vàng, chứng tỏ ưu thế đặc biệt về giá trị của loại hàng hoá này. Cái ngõ xưa chó nhà anh ỉa, chó láng giềng cũng ỉa, ỉa xong rồi cắn nhau ngậu xị, thì ra nhất cái anh chó là đề cao tự phê bình và phê bình, đương nhiên cái ngõ nhà anh trở thành câu lạc bộ để lũ chó sinh hoạt. đủ các kiểu sinh hoạt vui đáo để. Giờ thì còn đâu. San sát những ngôi nhà hai tầng ba tầng. Kiểu nhà ống sâu hun hút. Nhà nọ giống nhà kia như được đúc khuôn. Nhà nào cũng cửa cao, cổng sắt. Thiết kế kiểu bắt chước cũng là cái văn hoá “Ăn trông nồi ngồi trông hướng” nhể? 
                  Mình đi dạo. Đi đâu giờ nhỉ. Còn sớm chẳng lẽ về nhà làm vài quai sex rồi lăn ra ngủ, thế thì nghĩa lý mẹ gì. À gọi thằng bạn, lâu ngày không ngồi với nó. Bấm Mobile xong, vừa có tiếng chuông đã thấy nó “À lố”phía bên kia. Cứ như thể chỉ mong có ai gọi đến. Nhận lời ngay, hai phút đã thấy nó cười hề hề đằng sau.
                 Bạn anh rất cũ, xưa lắm rồi, thằng này nói tục nhiều nên bị bệnh đái tháo đường. Thật đấy ! Khoa học chứng minh rồi. Chuyện nông dân đốt rơm rạ ngoài đồng, ông tiến sỹ đéo nào lên ngồi hẳn trên TV, bảo là hiện tượng mù quang hoá. Còn đái đường có nguyên nhân từ nói tục.  
                Cha này bị tai nạn, không phải tai nạn lao động hay giao thông gì. Mà nó lỡ đánh rắm trong hội nghị. Vì thế nó bị đồng chí, đồng đội kiểm điểm, xếp cho cái hạnh kiểm yếu, cho về hưu non. Tư cách có hơi kém chút nhưng lại rất thích đi dạy học.Bằng chứng là ngày xưa nó đã ghen với anh về chuyện nghề nghiệp.   
                Hôm trước viết về nó làm nó điên tiết chửi mình quá thể, nó bảo “Ông còn mất phẩm chất hơn tôi. Đấy! Cứ xem ông viết hết chuyện bậy, chuyện gái, hết những thứ ấy thì đi viết về cứt. Văn của ông kinh bỏ mẹ! Văn là người . Ông cãi điều này à, cãi đi xem nào.  
               Loại người này hơi đâu mà cãi. Cười với nó có khi còn làm nó tức hơn. Tuy nhiên cũng chọc thêm “Ông thì hơn gì tôi, nói tục cả mồm lẫn đít. Đã thế còn lấp liếm, nào là nói tục là thuộc tính của ngôn ngữ. Nói tục ít là tự lừa dối mình, là nhịn nhục. Không biết nói tục thì sẽ chết non, chết yểu. Còn những ai lạm dụng nói tục, đeo sẵn mọi thứ bên mồm , người đó là người không may mắn trong học hành.
                 Riêng những người nói tục đề cao một vấn đề gì đó, nhiều khi ta nghe thấy có câu rất đắt. Nói đúng chỗ, đúng đối tượng có nhiều người nghe và tán thưởng. Nói tục trong văn cảnh thích hợp thì đích thị đó là nói tục bác học. 
            Ậm ừ ! Mà nghĩ lại anh thấy ở đời thằng đéo nào mà chẳng nói tục. Như cái loại nửa người nửa ngợm là anh, một ngày phải nói được vài phát mới sướng.
              Ậm ừ! thế mày bảo tao viết về gái là xấu à, phiến diện, ngu bỏ sừ! Thế mẹ mày, chị mày là đàn ông chắc. Những người ấy cũng là gái đấy chứ.
             Còn về rượu! mày với tao đang làm gì đây. Đã thế hôm nay không say không về. Mà tao nói thật mày có một thằng bạn như anh đây để chén tạc chén thù, sướng bỏ mẹ. có khác gì mày đang uống rượu với lãnh tụ. 
Mày là thằng hâm. Hoặc tao hâm có mày là bạn. Tao có vô phúc chết trước mày, chỉ vài ngày là mày cũng theo tao thôi. 
     

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: