Theo Tuổi trẻ Cuối tuần, Nguyễn Huy Thiệp
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Ảnh: Trần Việt Đức
Năm 1986, “cùng tắc biến, biến tắc thông”. Ngày 15-12-1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố “đổi mới”. Bấy giờ tôi 36 tuổi, “tam thập nhi lập”, vừa tròn ba giáp. Hoàn cảnh đất nước bấy giờ khá thê thảm. Mẹ tôi mất ngày 12-3-1987. Sau tang mẹ, tôi ngồi viết truyện Tướng về hưu. Đám tang trong truyện y hệt đám tang mẹ tôi.
Tôi gửi bản thảo truyện Tướng về hưu cho báo Văn Nghệ khoảng tháng 4-1987. Biên tập viên bấy giờ là Ngô Ngọc Bội nhận bản thảo. Báo Văn Nghệ in truyện này ngày 20-6-1987 (gộp ba số 24, 25, 26 lại thành một số). Trong truyện, Ngô Ngọc Bội sửa chữ “tếu” thành chữ “láo” trong câu thoại: “Cái Vy hỏi: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm có phải không ông?”. Cha tôi chửi: “Mẹ mày! Láo!”.
Thời gian này tôi mới ở miền núi Sơn La chuyển về Hà Nội, chỉ là một nhân viên quèn ở Công ty Sách - thiết bị trường học (Bộ Giáo dục), tôi chưa có tên tuổi gì ở trên văn đàn, chưa có tâm thế và sự cả gan để mắng câu thơ “đường ra trận mùa này đẹp lắm” của Phạm Tiến Duật là “láo” được (Phạm Tiến Duật cũng là thần tượng trong thời trẻ của thế hệ thanh niên chúng tôi).
Bản thảo truyện Tướng về hưu viết tay, sau này được Bùi Xuân Phái viết chữ sơn dầu trên bìa màu xanh, hiện lưu giữ trong bộ sưu tập của gia đình ông Phạm Văn Bổng, ở số nhà 93 Hàng Buồm, Hà Nội.
Truyện Tướng về hưu xuất ngoại lập tức được in trên tạp chí Đoàn Kết số 395 tháng 10-1987 của Hội Người Việt Nam tại Pháp do Trần Hải Hạc và Bạch Thái Quốc chuyển đi, sau này được Kim Lefevre dịch và in trên tạp chí Les Temps Modernes số 512 tháng 3-1989 (tạp chí này do Jean-Paul Sartre và Simone De Beauvoir chủ trương).
CÂY VIẾT TRONG TAY THƯỢNG ĐẾ
30 năm đã qua, truyện Tướng về hưu được một số người coi là mốc đánh dấu mở đầu cho thời đổi mới văn học ở Việt Nam. Nói như lời mẹ Teresa “tôi chỉ là một cây viết trong tay Thượng đế”, truyện Tướng về hưu ngoài việc “cập thời vũ” (mưa đúng lúc), hợp về thời gian lịch sử, nó đã làm được hai việc rất quan trọng, đáng gọi là “đổi mới” ở trong văn học:
Một là về hình thức: Đây là tác phẩm đặc sắc có tính chất bạo động về ngôn ngữ (tôi dùng khái niệm bạo động về ngôn ngữ để chỉ chung cho cả một thế hệ nhà văn đổi mới cùng thời như Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Thiều, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Việt Hà, Lại Văn Long, Đỗ Phước Tiến, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư...) Trước đổi mới, văn học chỉ có một giọng điệu mà Nguyễn Minh Châu gọi là “văn học minh họa”.
Hai là về nội dung: Đây là tác phẩm đặc sắc đưa được “đạo” vào nội dung tác phẩm văn học. “Đạo” đây nên hiểu là con đường tự nhiên, con đường thoát hiểm, con đường sống sót, con đường hi vọng. Nó là trăm ngàn sắc thái trong cuộc sống bình thường của con người ta như sinh, lão, bệnh, tử, ái, ố, hỉ, nộ, dục, ưu, lạc...
Giống như lời trong bài hát Mùa xuân đầu tiên của Văn Cao “ngày bình thường”, “mùa bình thường”, “khói bay trên sông, gà gáy bên sông”, “người biết thương người, người biết yêu người”... Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của “đạo” là nụ cười, sau đó là những biểu hiện của tình yêu thương với lòng chẳng nỡ, tính nhân văn...
Lê Quý Đôn từng nói: “Văn chương có đạo thì thịnh, không như thế thì suy”. Văn học hướng về sự sống, “mang khuynh hướng lý tưởng và khuynh hướng duy tâm” (di chúc văn chương của Alfred Nobel) chứ không phải là văn chương vô thần, cổ vũ hoặc ngụy biện cho tinh thần thực dụng, bạo lực, cho chiến tranh, cho khủng bố (dù với tính chất gì đi nữa).
Trong mối tương quan với các truyện khác, Tướng về hưu chưa phải là truyện “đổi mới” triệt để. Truyện vẫn còn có sự rào đón trước sau trong câu chuyện của “người kể chuyện”. “Đổi mới” dứt khoát phải là truyện Không có vua, sau đó là Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ, bộ ba truyện giả lịch sử Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết (thực chất bộ ba truyện này là truyện bịa đặt lịch sử. Lịch sử nào cũng bịa đặt, cũng “dường như”. Alexandre Dumas nói: “Lịch sử là chỉ là cái đinh để tôi treo lên đó trí tưởng tượng của mình”. Lịch sử nào thật ra cũng được dựng lên nhằm mục đích biện hộ, giải thích cho những tư tưởng chính trị “đang là”, “đang diễn ra”, “đang thượng phong”, “đang đắc thế” mà thôi).
THÊM VÀI Ý KIẾN VỀ KHÁI NIỆM “ĐỔI MỚI”
Đổi mới là thay cái cũ bằng cái mới, phù hợp với hoàn cảnh mới. Tất cả đều diễn ra trong “dịch”, trong dòng chảy lịch sử. Phản ứng lại kiểu gì với nó cũng chỉ là “chạy ngược trên chiếc thuyền xuôi”, không phải là phản ứng tích cực. Điều quan trọng là hòa nhập, đồng thuận được với hoàn cảnh.
Đổi mới có nhiều cách, nhiều “cảnh giới”: Đầu tiên phải là phá vỡ cái cũ, giống như khoan cắt bêtông, giải phóng mặt bằng, rất khó chịu, thậm chí bất công và lộn xộn. Trong văn học có lẽ đó là trường hợp của Trần Mạnh Hảo, Trần Huy Quang, Nguyễn Quang Lập... và một số cây bút ký sự như Phùng Gia Lộc, Hoàng Hữu Các...
Đổi mới trên cơ sở mỹ học cũ, có cơi nới, phản tỉnh, đắp điếm thêm. Trong văn học có lẽ đó là trường hợp Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Mai Ngữ, Vũ Bão, thậm chí Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng, Hoàng Minh Tường...
Đổi mới với ý thức xây dựng một cơ sở mỹ học mới từ ngay trong thực tế nội tình văn học ở trong nước là điều quan trọng nhất. Nó hợp thời: “Tác hữu trần sa hữu/Vi không nhất thiết không” (Có thời có tự mảy may/Không thời cả thế gian này cũng không). Đó là điều mà các thế hệ nhà văn đổi mới trong 30 năm qua đã làm được. Không nên coi là sai đúng, chỉ biết rằng nó đã diễn ra, nó sống, nó tồn tại.
Văn học thật sự luôn hướng về chân - thiện - mỹ, luôn giữ gìn được bản sắc dân tộc và tìm đến sự hòa nhập trong thế giới văn minh.
Thời gian này tôi mới ở miền núi Sơn La chuyển về Hà Nội, chỉ là một nhân viên quèn ở Công ty Sách - thiết bị trường học (Bộ Giáo dục), tôi chưa có tên tuổi gì ở trên văn đàn, chưa có tâm thế và sự cả gan để mắng câu thơ “đường ra trận mùa này đẹp lắm” của Phạm Tiến Duật là “láo” được (Phạm Tiến Duật cũng là thần tượng trong thời trẻ của thế hệ thanh niên chúng tôi).
Bản thảo truyện Tướng về hưu viết tay, sau này được Bùi Xuân Phái viết chữ sơn dầu trên bìa màu xanh, hiện lưu giữ trong bộ sưu tập của gia đình ông Phạm Văn Bổng, ở số nhà 93 Hàng Buồm, Hà Nội.
Truyện Tướng về hưu xuất ngoại lập tức được in trên tạp chí Đoàn Kết số 395 tháng 10-1987 của Hội Người Việt Nam tại Pháp do Trần Hải Hạc và Bạch Thái Quốc chuyển đi, sau này được Kim Lefevre dịch và in trên tạp chí Les Temps Modernes số 512 tháng 3-1989 (tạp chí này do Jean-Paul Sartre và Simone De Beauvoir chủ trương).
CÂY VIẾT TRONG TAY THƯỢNG ĐẾ
30 năm đã qua, truyện Tướng về hưu được một số người coi là mốc đánh dấu mở đầu cho thời đổi mới văn học ở Việt Nam. Nói như lời mẹ Teresa “tôi chỉ là một cây viết trong tay Thượng đế”, truyện Tướng về hưu ngoài việc “cập thời vũ” (mưa đúng lúc), hợp về thời gian lịch sử, nó đã làm được hai việc rất quan trọng, đáng gọi là “đổi mới” ở trong văn học:
Một là về hình thức: Đây là tác phẩm đặc sắc có tính chất bạo động về ngôn ngữ (tôi dùng khái niệm bạo động về ngôn ngữ để chỉ chung cho cả một thế hệ nhà văn đổi mới cùng thời như Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Thiều, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Việt Hà, Lại Văn Long, Đỗ Phước Tiến, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư...) Trước đổi mới, văn học chỉ có một giọng điệu mà Nguyễn Minh Châu gọi là “văn học minh họa”.
Hai là về nội dung: Đây là tác phẩm đặc sắc đưa được “đạo” vào nội dung tác phẩm văn học. “Đạo” đây nên hiểu là con đường tự nhiên, con đường thoát hiểm, con đường sống sót, con đường hi vọng. Nó là trăm ngàn sắc thái trong cuộc sống bình thường của con người ta như sinh, lão, bệnh, tử, ái, ố, hỉ, nộ, dục, ưu, lạc...
Giống như lời trong bài hát Mùa xuân đầu tiên của Văn Cao “ngày bình thường”, “mùa bình thường”, “khói bay trên sông, gà gáy bên sông”, “người biết thương người, người biết yêu người”... Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của “đạo” là nụ cười, sau đó là những biểu hiện của tình yêu thương với lòng chẳng nỡ, tính nhân văn...
Lê Quý Đôn từng nói: “Văn chương có đạo thì thịnh, không như thế thì suy”. Văn học hướng về sự sống, “mang khuynh hướng lý tưởng và khuynh hướng duy tâm” (di chúc văn chương của Alfred Nobel) chứ không phải là văn chương vô thần, cổ vũ hoặc ngụy biện cho tinh thần thực dụng, bạo lực, cho chiến tranh, cho khủng bố (dù với tính chất gì đi nữa).
Trong mối tương quan với các truyện khác, Tướng về hưu chưa phải là truyện “đổi mới” triệt để. Truyện vẫn còn có sự rào đón trước sau trong câu chuyện của “người kể chuyện”. “Đổi mới” dứt khoát phải là truyện Không có vua, sau đó là Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ, bộ ba truyện giả lịch sử Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết (thực chất bộ ba truyện này là truyện bịa đặt lịch sử. Lịch sử nào cũng bịa đặt, cũng “dường như”. Alexandre Dumas nói: “Lịch sử là chỉ là cái đinh để tôi treo lên đó trí tưởng tượng của mình”. Lịch sử nào thật ra cũng được dựng lên nhằm mục đích biện hộ, giải thích cho những tư tưởng chính trị “đang là”, “đang diễn ra”, “đang thượng phong”, “đang đắc thế” mà thôi).
THÊM VÀI Ý KIẾN VỀ KHÁI NIỆM “ĐỔI MỚI”
Đổi mới là thay cái cũ bằng cái mới, phù hợp với hoàn cảnh mới. Tất cả đều diễn ra trong “dịch”, trong dòng chảy lịch sử. Phản ứng lại kiểu gì với nó cũng chỉ là “chạy ngược trên chiếc thuyền xuôi”, không phải là phản ứng tích cực. Điều quan trọng là hòa nhập, đồng thuận được với hoàn cảnh.
Đổi mới có nhiều cách, nhiều “cảnh giới”: Đầu tiên phải là phá vỡ cái cũ, giống như khoan cắt bêtông, giải phóng mặt bằng, rất khó chịu, thậm chí bất công và lộn xộn. Trong văn học có lẽ đó là trường hợp của Trần Mạnh Hảo, Trần Huy Quang, Nguyễn Quang Lập... và một số cây bút ký sự như Phùng Gia Lộc, Hoàng Hữu Các...
Đổi mới trên cơ sở mỹ học cũ, có cơi nới, phản tỉnh, đắp điếm thêm. Trong văn học có lẽ đó là trường hợp Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Mai Ngữ, Vũ Bão, thậm chí Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng, Hoàng Minh Tường...
Đổi mới với ý thức xây dựng một cơ sở mỹ học mới từ ngay trong thực tế nội tình văn học ở trong nước là điều quan trọng nhất. Nó hợp thời: “Tác hữu trần sa hữu/Vi không nhất thiết không” (Có thời có tự mảy may/Không thời cả thế gian này cũng không). Đó là điều mà các thế hệ nhà văn đổi mới trong 30 năm qua đã làm được. Không nên coi là sai đúng, chỉ biết rằng nó đã diễn ra, nó sống, nó tồn tại.
Văn học thật sự luôn hướng về chân - thiện - mỹ, luôn giữ gìn được bản sắc dân tộc và tìm đến sự hòa nhập trong thế giới văn minh.
Nguyễn Huy Thiệp - Tướng về hưu được viết trong cảnh giới vô tâm diệu hữu. Đây là điều khiến cho Nguyễn Khải - một bậc đàn anh trong văn đàn bấy giờ (1987) phải thốt lên rằng “sẵn sàng đánh đổi truyện ngắn này với tất cả các tác phẩm viết ra trong 30 năm cầm bút trước đây”.
Con người ta, mỗi người đều như một que diêm đang cháy, không ai sống hộ cho ta, “không ai mang bệnh hộ mình, không ai hôn được người tình giúp ta”1, mỗi người đều là một bản ngã, một duy nhất không lặp lại. Que diêm kia cháy hết rồi tắt lịm đi, chỉ còn chút khói xanh vấn vương để lại. Rồi chính chút khói xanh mong manh cũng tan loãng và biến mất tựa như vết chân trên cát bị sóng xóa nhòa.
Tuy nhiên, cũng nên chụp lấy làn khói xanh đang còn ở trong phút giây phiêu lãng, bồng bềnh kia bởi dù cho khái niệm (ngôn ngữ, tiếng nói) không chuyên chở được thực tại nhưng người ta vẫn có thể nương vào khái niệm (ngôn ngữ, tiếng nói) để tìm đến và tìm lại thực tại. Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến những tấm bia mộ ghi tên tuổi ngày tháng năm sinh, năm mất của bao người và hiểu ra được cái ý nghĩa níu kéo cuối cùng của sự sống trên thế gian này!
Truyện Tướng về hưu viết ra sau đám tang mẹ tôi, sau ba tháng tôi trực tiếp săn sóc mẹ mình. Có lẽ việc chứng kiến từng giây, từng phút lâm chung của mẹ đã khiến cho tôi ngộ ra được nhiều điều về lẽ tử sinh ở đời. Xin mẹ tha lỗi cho con. Con xin lạy mẹ!
Lúc đầu tôi viết Tướng về hưu chỉ với ý nghĩ hòng mong chụp lại ít nhiều “làn khói xanh” sau đám tang đau thương của mẹ tôi. Sau này truyện được in ra, rồi được dư luận quan tâm, nhiều người đọc Tướng về hưu khen ngợi, phát hiện ra văn học Việt Nam, đọc lại văn học Việt Nam, tìm hiểu nghiên cứu về văn học Việt Nam, thậm chí cầm bút viết văn; truyện được giới thiệu cả trong và ngoài nước. Chính khi đó tôi mới hiểu ra điều diệu hữu (có điều kỳ diệu) của việc viết truyện ngắn này.
Thế nào là vô tâm diệu hữu?
Trong Thiền học có khái niệm vô tâm (không tâm). Nhưng đừng quên rằng cùng song hành với vô tâm là diệu hữu. Nếu chỉ đơn thuần không tâm thì đó chỉ là ngoan không, một cái không trống rỗng, không có gì, không ý nghĩa gì.
Để giải thích về Thiền, về vô tâm diệu hữu không có cách gì khác ngoài việc giải thích bằng giai thoại. Vậy xin kể lại vài giai thoại sau đây:
Giai thoại 1:
Một thiền sinh trẻ tuổi đi thăm thiền sư. Vừa gặp thiền sư, thiền sinh này đã thao thao bất tuyệt:
- Làm gì có tâm, làm gì có trí! Làm gì có thiện, làm gì có ác! Làm gì có trên, làm gì có dưới! Thầy chẳng có, trò cũng không, chẳng có cái gì cho đi, chẳng có cái lấy về! Tất cả là không! Tất cả đều là hư vô!
Vị thiền sư điềm tĩnh lắng nghe không nói một lời. Bất ngờ ông cầm cái gậy giáng đòn thật mạnh lên người thiền sinh. Thiền sinh kia hoảng hốt, giận dữ nhưng không biết nói sao. Thiền sư điềm tĩnh bảo rằng:
- Nếu không có gì trên đời này là thực và tất cả đều là hư vô thì sự giận dữ của ngươi ở đâu mà đến? Hãy suy nghĩ thêm về điều ấy.
Cái gậy của vị thiền sư chính là một bài học về vô tâm diệu hữu, cũng đồng thời nói về sự phá chấp của Thiền.
Giai thoại 2:
Có hai thiền sinh vui vẻ đi chơi gặp một vũng nước. Bên vũng nước có một cô gái đang đứng lúng túng không biết làm sao lội qua để khỏi ướt người. Thiền sinh A lẳng lặng đi tới bế cô gái sang bờ bên kia.
Trên đường về, thiền sinh B bực bõ không vui. Cuối cùng nhịn không nổi, thiền sinh B nói:
- Tôi hỏi đạo hữu: Ta là người tu hành tại sao đạo hữu lại đi bế cô gái trẻ đẹp trên tay qua chỗ lội kia? Vậy thử hỏi xem có được không?
Thiền sinh A mỉm cười bình thản:
- Đạo hữu ơi, thật tội nghiệp cho anh! Tôi đã giúp cô gái qua chỗ lội rồi, cô gái nay đã về nhà. Tôi không ngờ đạo hữu vẫn còn cõng nàng đến tận bây giờ!
Phải chăng đây cũng là một bài học cho sự vô tâm diệu hữu và vô tâm không ngoan?
Giai thoại 3:
Một chàng trai tự thấy mình tu luyện đắc đạo bèn tìm đến xin gặp thiền sư làm lễ nhập môn. Thiền sư bảo:
- Con hãy về bỏ hết không giữ chút gì ở trong lòng nữa rồi đến gặp ta.
Chàng trai về nhà, sau đó nhiều lần tìm đến để gặp thiền sư, lần nào cũng nói rằng mình đã buông bỏ hết mọi sự trong lòng không còn gì nữa. Thiền sư mỉm cười:
- Con phải rũ bỏ cái biết mình đã rũ bỏ mới thực là rũ bỏ hết. Bồ tát không biết mình là Bồ tát nữa mới là Bồ Tát!
Phải chăng đây cũng là một bài học cho sự vô tâm diệu hữu và vô tâm không ngoan?
Giai thoại 4:
Hôm trước, nhà nghiên cứu phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học đến gặp mời tôi góp tham luận về thời kỳ văn học đổi mới. Tôi không biết góp gì nhưng không muốn phụ lòng thành của bạn. Nguyễn Đăng Điệp bảo:
- Anh hãy kể lại chuyện anh viết Tướng về hưu.
Đầu bài thật khó. Tôi bật cười nhớ đến chuyện có con rết đang nhịp nhàng lanh lẹ đi lại, bỗng gặp con bướm bay qua chọc ghẹo.
- Này anh Rết, anh bò khéo thế, vậy chân nào trước chân nào sau nhỉ?
Thế là rết về nhà phân tâm, trở nên rối trí, vụng dại, bò lê bò càng, cố gắng phân tích xem chân nào đi trước chân nào đi sau.
Phải chăng việc viết Tôi viết truyện Tướng về hưu cũng tội nghiệp chẳng khác gì truyện rết!
Đến nay Tướng về hưu đã được dịch sang nhiều thứ tiếng nhưng công đầu thuộc về công cuộc đổi mới “có thời có tự mảy may, không thời cả thế gian này cũng không”, thuộc về những độc giả, những người bạn thân thiết của tôi, những dịch giả, những biên tập viên và cộng tác viên trong và ngoài nước. Nhân đây tôi xin cảm ơn tất cả.
-----------
1 Thơ Bảo Sinh
Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/van-hoa-nghe-thuat/20150609/nha-van-nguyen-huy-thiep-toi-viet-truyen-tuong-ve-huu/757242.html
Một bản "Tướng về hưu" được xuất bản tại Pháp
Thế nào là vô tâm diệu hữu? Trước đổi mới, văn học Việt Nam nằm trong cảm hứng của hệ tư tưởng duy lý trí (hữu tâm viết văn). Đổi mới thực sự là cơ hội có một không hai để cho văn học “chớp thời cơ qua sông gí tốt”, vượt ngục ra khỏi sự cầm tù nghiệt ngã và đáng sợ kia. Lý trí đơn thuần thường ham cắt xén, chỉ thấy sự ngưng đọng và chết chóc. Trên thực tại, dòng đời giống như dòng sông, như “dịch”, không một sát-na nào ngừng trôi chảy, luôn ở trong thế tương sinh tương lập. Đấy chính là đối tượng văn học, cũng là của Đạo và Thiền. Con người ta, mỗi người đều như một que diêm đang cháy, không ai sống hộ cho ta, “không ai mang bệnh hộ mình, không ai hôn được người tình giúp ta”1, mỗi người đều là một bản ngã, một duy nhất không lặp lại. Que diêm kia cháy hết rồi tắt lịm đi, chỉ còn chút khói xanh vấn vương để lại. Rồi chính chút khói xanh mong manh cũng tan loãng và biến mất tựa như vết chân trên cát bị sóng xóa nhòa.
Tuy nhiên, cũng nên chụp lấy làn khói xanh đang còn ở trong phút giây phiêu lãng, bồng bềnh kia bởi dù cho khái niệm (ngôn ngữ, tiếng nói) không chuyên chở được thực tại nhưng người ta vẫn có thể nương vào khái niệm (ngôn ngữ, tiếng nói) để tìm đến và tìm lại thực tại. Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến những tấm bia mộ ghi tên tuổi ngày tháng năm sinh, năm mất của bao người và hiểu ra được cái ý nghĩa níu kéo cuối cùng của sự sống trên thế gian này!
Truyện Tướng về hưu viết ra sau đám tang mẹ tôi, sau ba tháng tôi trực tiếp săn sóc mẹ mình. Có lẽ việc chứng kiến từng giây, từng phút lâm chung của mẹ đã khiến cho tôi ngộ ra được nhiều điều về lẽ tử sinh ở đời. Xin mẹ tha lỗi cho con. Con xin lạy mẹ!
Lúc đầu tôi viết Tướng về hưu chỉ với ý nghĩ hòng mong chụp lại ít nhiều “làn khói xanh” sau đám tang đau thương của mẹ tôi. Sau này truyện được in ra, rồi được dư luận quan tâm, nhiều người đọc Tướng về hưu khen ngợi, phát hiện ra văn học Việt Nam, đọc lại văn học Việt Nam, tìm hiểu nghiên cứu về văn học Việt Nam, thậm chí cầm bút viết văn; truyện được giới thiệu cả trong và ngoài nước. Chính khi đó tôi mới hiểu ra điều diệu hữu (có điều kỳ diệu) của việc viết truyện ngắn này.
Thế nào là vô tâm diệu hữu?
Trong Thiền học có khái niệm vô tâm (không tâm). Nhưng đừng quên rằng cùng song hành với vô tâm là diệu hữu. Nếu chỉ đơn thuần không tâm thì đó chỉ là ngoan không, một cái không trống rỗng, không có gì, không ý nghĩa gì.
Để giải thích về Thiền, về vô tâm diệu hữu không có cách gì khác ngoài việc giải thích bằng giai thoại. Vậy xin kể lại vài giai thoại sau đây:
Giai thoại 1:
Một thiền sinh trẻ tuổi đi thăm thiền sư. Vừa gặp thiền sư, thiền sinh này đã thao thao bất tuyệt:
- Làm gì có tâm, làm gì có trí! Làm gì có thiện, làm gì có ác! Làm gì có trên, làm gì có dưới! Thầy chẳng có, trò cũng không, chẳng có cái gì cho đi, chẳng có cái lấy về! Tất cả là không! Tất cả đều là hư vô!
Vị thiền sư điềm tĩnh lắng nghe không nói một lời. Bất ngờ ông cầm cái gậy giáng đòn thật mạnh lên người thiền sinh. Thiền sinh kia hoảng hốt, giận dữ nhưng không biết nói sao. Thiền sư điềm tĩnh bảo rằng:
- Nếu không có gì trên đời này là thực và tất cả đều là hư vô thì sự giận dữ của ngươi ở đâu mà đến? Hãy suy nghĩ thêm về điều ấy.
Cái gậy của vị thiền sư chính là một bài học về vô tâm diệu hữu, cũng đồng thời nói về sự phá chấp của Thiền.
Giai thoại 2:
Có hai thiền sinh vui vẻ đi chơi gặp một vũng nước. Bên vũng nước có một cô gái đang đứng lúng túng không biết làm sao lội qua để khỏi ướt người. Thiền sinh A lẳng lặng đi tới bế cô gái sang bờ bên kia.
Trên đường về, thiền sinh B bực bõ không vui. Cuối cùng nhịn không nổi, thiền sinh B nói:
- Tôi hỏi đạo hữu: Ta là người tu hành tại sao đạo hữu lại đi bế cô gái trẻ đẹp trên tay qua chỗ lội kia? Vậy thử hỏi xem có được không?
Thiền sinh A mỉm cười bình thản:
- Đạo hữu ơi, thật tội nghiệp cho anh! Tôi đã giúp cô gái qua chỗ lội rồi, cô gái nay đã về nhà. Tôi không ngờ đạo hữu vẫn còn cõng nàng đến tận bây giờ!
Phải chăng đây cũng là một bài học cho sự vô tâm diệu hữu và vô tâm không ngoan?
Giai thoại 3:
Một chàng trai tự thấy mình tu luyện đắc đạo bèn tìm đến xin gặp thiền sư làm lễ nhập môn. Thiền sư bảo:
- Con hãy về bỏ hết không giữ chút gì ở trong lòng nữa rồi đến gặp ta.
Chàng trai về nhà, sau đó nhiều lần tìm đến để gặp thiền sư, lần nào cũng nói rằng mình đã buông bỏ hết mọi sự trong lòng không còn gì nữa. Thiền sư mỉm cười:
- Con phải rũ bỏ cái biết mình đã rũ bỏ mới thực là rũ bỏ hết. Bồ tát không biết mình là Bồ tát nữa mới là Bồ Tát!
Phải chăng đây cũng là một bài học cho sự vô tâm diệu hữu và vô tâm không ngoan?
Giai thoại 4:
Hôm trước, nhà nghiên cứu phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học đến gặp mời tôi góp tham luận về thời kỳ văn học đổi mới. Tôi không biết góp gì nhưng không muốn phụ lòng thành của bạn. Nguyễn Đăng Điệp bảo:
- Anh hãy kể lại chuyện anh viết Tướng về hưu.
Đầu bài thật khó. Tôi bật cười nhớ đến chuyện có con rết đang nhịp nhàng lanh lẹ đi lại, bỗng gặp con bướm bay qua chọc ghẹo.
- Này anh Rết, anh bò khéo thế, vậy chân nào trước chân nào sau nhỉ?
Thế là rết về nhà phân tâm, trở nên rối trí, vụng dại, bò lê bò càng, cố gắng phân tích xem chân nào đi trước chân nào đi sau.
Phải chăng việc viết Tôi viết truyện Tướng về hưu cũng tội nghiệp chẳng khác gì truyện rết!
Đến nay Tướng về hưu đã được dịch sang nhiều thứ tiếng nhưng công đầu thuộc về công cuộc đổi mới “có thời có tự mảy may, không thời cả thế gian này cũng không”, thuộc về những độc giả, những người bạn thân thiết của tôi, những dịch giả, những biên tập viên và cộng tác viên trong và ngoài nước. Nhân đây tôi xin cảm ơn tất cả.
-----------
1 Thơ Bảo Sinh
http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/van-hoa-nghe-thuat/20150609/nha-van-nguyen-huy-thiep-toi-viet-truyen-tuong-ve-huu/757242.html
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&News=8818&CategoryID=41
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét