Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Hồi ký của Léon Silbermann về xứ Bắc Kỳ


Hồi ký hành quân của chiến sỹ Léon Silbermann(*Silver man*) (trang 129- 144)

Chương Tonkin (*Bắc Kỳ*)
Ở đây tôi không có ý giới thiệu hoàn chỉnh địa lý của thuộc địa này; cái đó cần 1 quyển sách mà tôi không định viết, đầu tiên vì tôi không có chuyên môn, kế đến tôi chỉ muốn kể trung thực những gì đã chứng kiến.
Nói đến xứ Bắc Kỳ, tôi buộc phải có vài dòng chung về Đông Dương thuộc Pháp. Thuộc địa này, đặt dưới 1 viên toàn quyền, được chia ra 5 phần; xứ Lào, xứ Tonkin(Bắc Kỳ), xứ AnNam(Trung Kỳ), xứ Cochinchine(Nam Kỳ) và Cao Miên. Diện tích khoảng 680 000 cây số vuông. Nó rõ ràng lớn hơn Pháp. Trong các vùng núi là những mỏ than, hay khoáng sản, rất nhiều: vàng, bạc, đồng, chì, sắt, thiếc....và những trầm tích lưu huỳnh, phèn chua và muối.
Khí hậu nói chung nóng ẩm. Ở Bắc Kỳ, mùa đông hơi lạnh.
Hệ thực vật phong phú: bắp, gạo, thuốc lá, mía, cam, chanh, dưa hấu, rau củ. Ngoài ra còn các loài cây: tre, bông vải, trà, tiêu, trầu, xoài, vải, chuối...
Hệ động vật: cọp, beo, voi, trâu, bò, ngựa(loại lùn), mèo rừng, gấu, nai, heo rừng, khỉ, đủ loại côn trùng, ong, rắn, cá sấu, rùa và ếch. Cá rất lắm, là nguồn quý cho cư dân.
Bắc Kỳ có 2 khu vực rõ rệt: vùng đồi núi trung du, và phần đồng bằng hạ du gọi là châu thổ. Vùng núi phủ đầy rừng rậm khó đi. Châu thổ chính là 1 đồng bằng phù sa với sông ngòi chằng chịt. Khí hậu Bắc Kỳ biến đổi nhiều đến mức dân An Nam quá quen nên đã phân chia 1 năm ra 24 mùa. Các sông chính là sông Đỏ(*Hồng*) và sông Thai-Binh, các dòng sông nhỏ có sông Trong(Lô) và sông Đen(Đà).
Đạ số dân chúng là tộc An Nam; các tộc khác có vẻ đã học theo phong tục và lề thói An Nam, trừ việc người An Nam được lấy nhiều vợ nhiều chồng cùng lúc, còn các tộc khác thì không. Bác sĩ Harmand thậm chí đã gặp 1 cô dưới quyền 2 chồng. Dân An Nam nhỏ con, đến mức xấu. Họ có nước da trong khoảng từ màu nâu đến màu sáp ong, tóc thì đen, dày, thô, rất dài, cả 2 giới đều để tóc này và búi lại. Nam giới ít để râu. Cho cả 2 giới, trang phục hầu như tương tự (quần dài rộng và áo cánh). Tất cả đều đi chân trần và bỏm bẻm nhai trầu. An Nam có niềm đam mê cháy bỏng với cờ bạc, các cuộc đua(*ngựa*) và hát xướng. Hắn đem ra đặt cược thậm chí đến cả quần áo của mình, và khi đã thua sạch tất cả, hắn bèn đi ăn xin và hở ra là ăn cắp.
Người chồng là người chủ đầy uy quyền trong nhà. Phong tục bản địa trong nhiều trường hợp cho ông ta quyền gán, hay thậm chí bán vợ. Dân An Nam có lòng kính trọng đặc biệt với người già. Tôn giáo của họ nói chung là Phật giáo; ít cuồng tín nhưng khá mê tín, rất gắn bó với tục thờ tổ tiên. Món quà ý nghĩa nhất người ta có thể tặng 1 người An Nam, là 1 cỗ quan tài đắt tiền mà hắn sẽ cất giữ kỹ lưỡng trong nhà tới lúc chết. Rất nhiều người giàu chuẩn bị sẵn sinh phần(*là lăng*) khi còn sống. Đã sống ở ngay giữa đám người An Nam, tôi cũng quan sát và tìm hiểu về họ và phát hiện nhiều khuyết tật, họ vô đạo đức, thích cờ bạc và thuốc phiện, tự kiêu và gian xảo. Cuối cùng, về mưu mẹo phương Đông họ khá đam mê môn nói phét và ăn cắp.
Trong chuyến đi đến Haiphong, sau hành trình 40 ngày(*từ Madagascar*), chúng tôi được gửi đi bằng thuyền hơi nước từ Hà Nội. Cái thuyền này đúng là 1 cái chuồng nhốt người, chúng tôi được nhét chung với bọn An Nam lúc nào cũng nhổ nước nhai trầu không ngừng nghỉ, với cả đàn ngựa và chó, chưa kể đủ loại hàng hóa, hành lý và than. Mùi không thể chịu nổi và chúng tôi phải ngồi như đóng đanh 1 chỗ suốt 17 tiếng của chuyến hành trình. Đến Hanoi, chân của chúng tôi tê đến mức mấy tay hạ sỹ quan được cử ra đón đưa về doanh trại hỏi bằng giọng giễu cợt có phải chúng tôi vừa được cấp cặp đùi bằng cao su từ Pháp không. Trong chúng tôi, có 1 cậu dũng cảm, tên Cuverville, mà với phong cách giản dị, lịch thiệp, và vui tính, đã gây cho tôi nhiều thiện cảm. Bất hạnh thay, cậu này đã ra đi bởi bệnh lỵ vài tháng sau khi đến Bắc Kỳ.
Nỗi lo đầu tiên của tôi ở Bắc Kỳ là học tiếng An Nam. Tôi học ở chỗ 1 người Pháp dạy mỗi buổi tối. Cùng với đó tôi bắt đầu giao thiệp với các gia đình An Nam được dẫn dắt bởi những Nhà Truyền Giáo. Tôi được mời tới chơi nhiều gia đình An Nam cách quá dễ dàng gây ra chút ngạc nhiên lúc đầu, nhưng đã được sáng mắt về việc tự biện minh cho họ. Người ta nhanh chóng dụ dỗ tôi đưa các đồng đội mê thuốc phiện đến. Họ bảo giá chỉ có 2 xu 1 điếu thuốc phiện. Tôi hứa đủ điều cho họ vui, nhưng thận trọng tránh xa ngành thương mại này.
Biết nói gì về thành phố Hanoi đây? Người ta đã chi rất khủng, hàng triệu, để cho nó chút thanh lịch. Trong tất cả mọi xứ nhiệt đới mà tôi đã đi qua, thuộc Pháp hay không, và ngay cả tại Pháp, tôi thường nghe ca thán về hệ thống thuộc địa kiểu Anh; thực tế thì tất cả các đô thị thuộc địa mà tôi có dịp ghé thăm đều tương tự nhau; tức nghĩa là, nơi nơi, người ta chọn những địa điểm tiềm năng nhất, họ dọn dẹp chỗ đó, họ xây vài công trình rất đẹp theo kiểu Tây phương rồi gọi nó là khu phố Tây. Phần còn lại của thành thị, tức là phần lớn, được bỏ cho thổ dân tự coi sóc, và họ chăm nom tốt đến mức dịch Tả và dịch Hạch thường đến lập đại bản doanh.
Mấy tháng sau, tôi được chỉ định đi theo 1 đoàn vẽ bản đồ mạn Lang- Son băng ngang qua Phu-Lang-Tuong(*Phủ Lạng Thương*), 1 trấn nhỏ đầy hồng phúc Ơn Trên, nhẽ vậy nên dịch tả năm nào cũng ghé qua. Từ đó, đường sắt đưa bọn tôi đến Lang-Son, sau 1 hành trình 100 km trong 6 giờ. Tuyến đường sắt đầu tiên của Bắc Kỳ, mà việc xây dựng gặp muôn và khó khăn không tưởng tượng nổi, là kiệt tác có 1 không 2 của binh sỹ dưới chỉ huy của đại tá Gallieni, sau này là nhà dẹp loạn và Toàn quyền Madagascar. Dấu ấn của Mợ đại tá Gallieni vẫn sống động, sâu đậm trong tỉnh vùng cao Bắc Kỳ này, mà lúc đầu Mợ đã lấy từ tay quân phỉ và sau đó mở ra cho thương mại và di dân(*thực dân*). Bình định và tổ chức, là phương pháp và là đam mê của vị chỉ huy vĩ đại của quân đội thuộc địa chúng ta.
Đó là trách nhiệm mà Mợ đã gánh vác khắp nơi nơi, từ Bắc Kỳ đến Madagascar.

Em cũng phải khẳng định ở Bắc Kỳ tất cả đều bắt đầu cũng tương tự như với mọi thuộc địa khác của ta. Đơn độc, bộ đội mở những con đường đầu tiên và dựng các thiết lộ, trong những xứ sở dơ bẩn và nguy hiểm nhất, trả giá luôn luôn bằng sức khỏe và thậm chí tính mạng mình; phía dân sự chỉ đến sau khi chẳng còn gì phải sợ hãi, đi theo bởi gia nhân, bọn bồi, giường tủ và 1 lô đồ ăn hạng nhất. Và, từ thời khắc đó, những tuyến đường và đường sắt đó không còn liên quan gì đến bộ đội. Nếu cần, thì các bảc làm lễ khánh thành chúng, các bác đọc diễn văn không 1 từ nhắc đến những người đã vẽ và xây dựng và họ tự tuyên bố tất cả công lao cho mình.
Em tự cho phép mình chỉ trích, vì trong suốt thời gian tại ngũ em đã thấy và nghe quá nhiều lần những quan chức các thuộc địa đối xử với bộ đội với sự bất công và 1 thái độ gây gổ rõ ràng. Cách tự nhiên thì ta có thể đạp lại với sự im lặng khinh thường, vì thuộc địa, chúng tôi nắm nó quá rõ hơn họ. Dù đi công cán lâu năm, các bảc chỉ giao tiếp với thổ dân qua thông ngôn; còn bọn em, người bộ đội, bọn em có thể tự tin nói rằng mình chứng kiến thuộc địa được mang nặng đẻ đau, bọn em tiếp xúc với cư dân đầu tiên mà không tự chán nản vì thói tật của bọn nó và bọn em đã mang đến lợi ích tốt đẹp nhất cho nước Pháp. Làm việc đó, mà lại không làm hại ai cả. Những bản báo cáo của các bậc lãnh đạo về dân bản địa có thể minh chứng điều này; ngoài ra còn những hình phạt khá nặng nề với các bộ đội tự cho mình quyền phạm luật cũng là bằng chứng. Vì vậy mà trong 7 thuộc địa mà nhà cháu đã vinh hạnh phục vụ, thổ dân ưa bộ đội hơn quan chức nhiều; nhất là trong dân Ả rập ở Algérie. Ta coi da đen hay da vàng là kẻ thù trên chíến trường nhưng sau khi thù địch kết thúc, bộ đội coi họ và đối xử với họ như bạn, và gây nơi họ sự tôn trọng và tình yêu với nước Pháp. Tóm lại, những bộ đội thuộc địa, mà cán bộ dân sự bày tỏ thái độ đầy hách dịch, là những nhà tiên phong đích thực của văn minh và những đại diện chân chính của nước Pháp. Các di dân, ta không nên lầm lẫn họ với quan chức, hiểu điều này rất rõ và chẳng ngại thừa nhận như vậy. Cuối cùng, người chiến sỹ thuộc địa không thèm bị mốc meo như chân bàn giấy; xong việc họ lại về hàng ngũ và trở lại vô danh với tất cả mọi người.
Khi về lại Hanoi, tôi được điều đến đồn Phu-Doan(*Phủ Đoan Hùng*). Đồn này, dù nằm trên điểm cao khống chế 2 giòng sông, thật sự là 1 điểm chết người với sức khỏe binh sĩ. Chỉ trong vòng 1 tháng, và với quân số ít ỏi, bọn tôi có 20 người đã được đưa về chữa bệnh và 9 bỏ mạng tại đây vì sốt ác tính hay bệnh lỵ. Trong số đó có anh bạn dũng cảm và tội nghiệp Cuverville.
Chưa có ở phần nào khác của xứ Bắc Kỳ, mà cháo nhận thấy trong số dân bản địa lại có nhiều người mù, què và gù như nơi này. Nhà cháu không thể nhịn cười trước cảnh chúng kéo nhau xuống Chợ.

Từ Phu-Doan, tớ được điêu xuống giám sát việc làm con đường Tuyen-Quang và Ha-Giang, 1 trong những điểm bẩn nhất xứ Bắc Kỳ. Đầu tiên tớ đi men theo hướng Tuyen-Quang, nơi có kho quân sự của quân Lê Dương. Thành này là trung tâm thương mại và giao thông của toàn vùng núi và trung du giới hạn đến biên giới Trung Hoa. Buôn lậu thuốc phiện dù bị giám sát gắt gao, đã tăng mạnh. Mưu kế chuyển lậu thuốc phiện bởi các nhóm buôn lậu bản địa rất ảo diệu và không tưởng được; bọn buôn lậu ở châu Âu mà đem so thì chỉ là học trò hạng xoàng. Ngoài ra thì tất cả thổ dân ra ngoài sau khi mặt trời lặn đều có cầm theo đèn lồng nhỏ cho sáng.
Tôi cũng được gặp Thiếu ta Betboy của quân Lê dương; bác ấy đã bảo rằng hôm nọ, ở Algérie ý, người ta đã nói tốt về mình và bác ấy rất vui được bắt tay mình. Thiếu tá Betboy là sĩ quan mà thổ dân vừa sợ hãi vừa lể nhất trong vùng. Không quá lời khi nói danh tiếng của Người như sợi chỉ đỏ xuyên suốt chạy từ đầu này đến đầu kia của xứ Bắc Kỳ, quân hay dân đều biết. Bác đã ở Bắc Kỳ từ đầu chiến cuộc và không đòi hỏi gì khác hơn được ở lại.
Những hành động anh hùng và xuất thần trong hành binh trong các tỉnh mà phỉ nắm trùm, khiến bác được đặt nickname quan-mân (Ông Nhanh)(*quan mẫn*). Biệt hiệu này cũng được người AnNam gọi Cụ tướng de Négrier.
Với 1 cái đĩa quân dụng, 1 cái nồi và 1 bình Ký ninh mà thiếu tá Betboy tặng tôi người lính cựu của quân Lê dương, tôi rời Tuyen-Quang đi Hien-Xoi(*????*), nơi rất thường có voi và hổ. Khoảng 4h chiều, 2 phu khuân vác dù đang rất mệt, thình lình chạy như bị ma đuổi. Tôi hỏi họ sao lại tăng tốc. Họ đáp nếu không về đích trước khi trời tối, chúng tôi coi như thua, vì mọi ngày giờ này thì ông cọp gãy kiếm đã ra kiếm cắn; thịt người là món xa xí phẩm cho ổng, ông sẽ không ngại xuống tay, nhầm, xuống móng, với mọi đối tượng còn lảng vảng. Tôi thì lại biết rằng Tây đi với thổ dân có cơ hội chuồn thoát, vì ông cọp đặc biệt thích thịt An Nam. Ai cũng có sở thích riêng.
Tất cả nhà cửa tôi gặp trên đường đều bao kín bởi tre trúc và các giống cây dại bất khả xâm phạm. Dù vậy Người thỉnh thoảng vẫn vượt qua được bao chướng ngại và những vụ Người vồ vẫn khá thường. Cuối cùng, với cuộc chạy không nghỉ, chúng tôi cũng đến Hien-Xoi trước buổi chiều tối và cũng vừa vặn trước khi mọi nhà đều đóng cửa.

Đoạn tiếp theo, ở Bac-Mouc nơi tôi đến lúc 5h chiều, chỉ huy bốt, 1 viên đội(*trung sỹ*) Tây nói rằng tôi quá bất cẩn khi lang thang vào giờ này trên đường. Đó là giờ mà hắn nói là đồng chí Cọp bắt đầu đi tuần. Hôm sau, tôi buộc phải dừng lại trong 1 ngôi làng và ngủ lại nhà thổ dân, vì đêm đã xuống. Tôi sợ đi sai đường và phu khuân vác thì bảo họ sẽ không đánh đổi bất cứ gì để đi rừng khi đêm đã xuống. Do vụ ngủ nhờ nhà nhân dân này, bọn chu dẩn hôi nặng(*aka rận@ Nó*) ghé thăm rất đông.
Cả ngày hôm sau là 1 chuyến đi bộ hầu như ngập trong nước, toàn suối và chỗ lầy lội, tôi thường bị ngập tới thắt lưng. Chiều tối đến Vinh-Thuy, bốt đóng bởi lính tập Bắc Kỳ(*khố đỏ*) và mệnh danh "Mả Tây" vì sơn lam chướng khí cực độ. 1 đại đội Tây trước đây đóng bốt, đã phải bỏ vị trí vì hầu như bị xóa sổ . Nghĩa trang liệt sỹ là minh chứng buồn.
Cuối cùng, ngày tiếp theo, sau khi lại đi dưới nước, tôi cũng đến nơi. Chỗ mới này nằm ngay giữa nowhere. Chúng tôi đang ở trong xứ người Thổ(*tên mới là Tày*), người Mán và người Mường. Dân Mán và Mường, mà dân An Nam gọi là "Mán Mường", nhưng tôi thấy đáng trọng hơn so với dân An Nam, sống trên núi đồi. Dân này, trước khi bọn tôi đến, chỉ rất hiếm khi mới gặp người Âu, tỏ thái độ gần như căm ghét. Rất nhiều lần tôi được giao đi mua nhu yếu phẩm cho đồn(chúng tôi có 4 người Âu trong đó 1 là sĩ quan, và khoảng vài trăm nhân công An Nam). Thực phẩm là cơm và thịt heo. Sau đó thì tuyển thêm được nhân công người Tàu và Thổ, nhưng dân Mán và Mường thì trốn chúng tôi như dịch hạch. Tất cả họ đóng sầm cửa trước mũi tôi; tôi đành phải ra Ha-Giang, 2 ngày đi bộ, để mua đồ.
Việc đầu tiên là xây chòi để ở, nhưng những lán tre này, phải làm xong trong vòng 1 ngày, là chỗ trú rất tạm bợ. Ban ngày, mặt trời lóe qua mái lá rậm rạp; ban đêm, độ ẩm nguy hiểm không kém nhận nhiệm vụ giữ không cho bọn em ngủ. Cuối cùng thì có mưa! Và mưa trên đồi núi Bắc Kỳ như trút nước thấy mà ghét. Bên trong chòi cảnh tượng thật có 1 không 2! 1 cái lon đồ hộp đựng đầy dầu có bấc được mệnh danh "ông đèn" đã chịu thương chịu khó đem ánh sáng đến vùng cao cho lũ chúng em; ý em chịu khó là vì nhiều khi mưa dột từ mái làm ông tắt ngúm. Bấc bị ẩm, không tài nào thắp lại được. Văng tục, cáu gắt, nhưng Bác đã đi rồi!
Giường ngủ của chúng tôi gồm 1 ông giường(*chõng?*) tre, không nệm chẳng rơm; dù thói quen ngủ dưới đất bất cứ đâu, ông vẫn làm em khó ngủ sau ngày dài lao động hăng say ở chỗ sình lầy. Bọn cu li làm đường đa số là người hầu bị chủ đuổi đi vì bất lương. Họ đến từ vùng châu thổ và không có kinh nghiệm về việc làm đường này. Chúng tôi, người Tây chúng tôi, phải xuống tay làm những phần việc khó nhọc bậc nhất. Kết quả là thường xuyên có thay đổi trong lực lượng cán bộ người Pháp, vì, ngay cả với ý chí thép, cũng khó mà cưỡng lại sự lao lực nơi xứ sở mất vệ sinh này, nơi sốt rét và bệnh tả hoành hành. Rất nhiều đồng đội của tôi, tôi nhắc lại bọn tôi không đông, đã nằm xuống nơi đây; ngay cả chính thủ trưởng của tôi, quan 2(*trung úy*) Dubois de Saligny, cũng buộc phải rời xa anh em, được tiễn đưa bởi trận bệnh trọng sốt vàng da đái ra máu.

Thực phẩm chủ lực của anh em bao gồm toàn rau rừng và thịt lợn mà chúng tôi biết là kém vệ sinh và chỉ thỉnh thoảng mới cắn. Đồn Ha-Giang đúng là có trách nhiệm cung cấp nhu yếu phẩm mỗi 5 ngày, nhưng khoảng cách đã xa đến mức thịt khi đến chỗ chúng tôi đã thối hoàn toàn và bánh mì, khô cứng, hoàn toàn không nhá được, chỉ đáng vứt đi. Trong sáu tháng trải qua trên công trường làm đường, tôi chỉ cắn 6 lần bánh mì và thịt tươi sạch, nghĩa là mỗi lần tôi ra Ha-Giang.
Mỗi khi xong khoảng 4 5 km đường chúng tôi lại chuyển trại. Mỗi lần lại phải xây nán mới mà hầu như chả che được tí mưa nắng nào. Mưa thường xuyên, nhưng vẫn không ngăn việc phải làm ngoài trời, phải như vậy để đường mau xong. Nhưng buồn nhất là đêm; mưa lúc ấy mới tai họa. Trước hết là không được ăn, vì không nhóm được lửa. Kế đến là ngủ trên chõng đắp tấm trùm và áo capot; nhưng nước dột không ngừng, chúng tôi tỉnh dậy rất sớm, toàn thân run lập cập. Chờ trời sáng thì bằng cách đi dạo qua rồi lại về trong lán, với áo capote và tấm trùm ẩm ướt trên người. Trờii sáng, nói hơi quá thì chúng tôi thấy tươi mới và phải làm việc luôn. Không 1 lần, trong suốt 6 tháng, tôi cởi quần áo khi đi ngủ. Chúng tôi như người Arab dẫn đoàn nạc đà trong sa mạc.
1 tháng 1 lần, chúng tôi thấy đoàn như yếu phẩm đi Ha-Giang hộ tống bởi lính Âu. Họ như đến từ 1 thế giới khác. Chúng tôi đã quên việc nhìn thấy mặt ai khác ngoài dân da vàng. Cũng chẳng thấy 1 thường dân nào, trừ 1 tên tự xưng doanh nhân đóng ở Ha-Giang, cái kiểu người hay theo các cuộc viễn chinh thuộc địa để kiếm chác. Hắn ta bán hàng của mình với giá thách đến mức, dù rất cần thứ gì đó, bộ đội không mua. Khỏi phải nói rượu dổm là mặt hàng chiến lược của y. Và gã này, đến từ đâu chẳng biết, nói chuyện láo lếu đến mức mấy lần suýt xảy ra chuyện. Hắn ta khoe khoang cái danh giả dối của người thực dân (giả dối vì thực dân chân chính hết sức đáng trân trọng và phải được động viên khích lệ) để hù dọa binh sĩ. Bất hạnh thay chuyện này cũng thường. Những thực dân buôn lậu, thay vì khai hoang, thì chẳng làm gì khác ngoài việc bán với giá cắt cổ những thứ rượu cồn độc hại và những đồ hộp mà nội dung thường không ăn được. Và bởi vì chúng làm giàu nhanh nhờ trò buôn bán bẩn thỉu này, chúng nhìn bộ đội nuôi sống chúng với thái độ khinh khi và nói chuyện cách 1 vua da đen chỉ đạo anh em nô lệ. Tôi phải nhắc lại rằng thực dân chân chính, mà tôi luôn vinh hạnh được gặp, tràn đầy cảm xúc tốt đẹp với bộ đội. Họ rất khôn ngoan xem bộ đội như những người bạn, mà trong lúc hiểm nguy, sẽ không ngại bị đánh má nhận không ra để bảo vệ gia đình và tài sản của họ. Và nơi ấy, tôi đã thấy, ví dụ như anh em nhà Duchemain ở Phu-Doan, đã gửi chúng tôi thú săn được để cải thiện và luôn vui vẻ đáp lại lời chào hỏi.

Trong khi làm đường, mà tôi giao tiếp với dân bản xứ cả ngày và tôi đã quen việc quan sát những gì xảy ra xung quanh, tôi đã hoàn toàn đánh mất chút thiện cảm còn giữ lại với tộc AnNam. Tôi đã sống với 1 tộc khác, tộc Arab, mà hơi giống chúng ở 1 số khuyết tật. Nhưng về khoản vô đạo đức, nói dối và ăn cắp, dân An Nam thắng tuyệt đối. Khi lao động, dân An Nam và Arab giống nhau; nói gì với An Nam cũng được, trừ việc lao động. Những cánh đồng kém chăm bón của bỏn, bên trong nhà và những đứa trẻ con bẩn thỉu tố cáo sự lười biếng rõ mồn một. Ngược lại, gã thích chọc phá người khác. Đạo đức giả và khuất phục khi sợ, ngược lại hắn láo không ngờ khi cảm thấy an toàn. Đòn trừng phạt duy nhất hắn sợ, và duy nhất có tác dụng, là đánh bằng gậy. Tù đày chả tác dụng gì với y; đối với hắn việc tù chả có gì đáng nhục; ngược lại, đối với đồng bào hắn mưu mẹo thắng được Tây là điều đáng lể. Về mặt này, một ông Tàu già sống ở Hà Nội trước cả khi chúng ta đến, ngày nọ đã nói tôi rằng người Pháp sai lầm to khi mà xóa bỏ hình phạt nọc ra đánh(đập bằng gậy)(*UẦY Ù*). - Đối với An Nam, lão nói, chỉ có món đó mới hữu hiệu, và bằng chứng, là tội phạm và trộm cắp tăng lên đáng kể sau khi hình phạt trên bị cấm. Trên con đường chúng tôi làm, đám culi An Nam giở đủ mánh khóe để đánh bại sự giám sát của bọn tôi. Người Tây buộc phải đi giám sát nhiều đoạn khác nhau trong cùng ngày, thì chúng cử người canh gác để báo động sự hiện diện của họ. Như vậy, họ hầu như chả làm gì, lúc thì gãi gãi mặt đất bằng xẻng, lúc thì cuốc 1 nhát chỗ chả có gì cần làm. Nếu có việc gì khó hơn, ví dụ nhổ cây, chúng dạo đầu bằng những khúc hát và hò dô rất nhịp nhàng, hệt như những lao động tốt của bất cứ xứ nào; nhưng chả có bao giờ cái cây chịu đổ xuống mà không có culi Tàu hay Thổ giúp vào. Người Thổ ghét AnNam. Để tránh xung đột mà đôi khi rất tệ, phải apartheid 2 chủng ra khỏi nhau, và càng tránh việc cho họ làm chung trên 1 đoạn càng tốt; nhưng cũng có lúc, vì việc cấp bách, chúng tôi buộc phải hợp người An Nam và Thổ lại; và khi đó chủng trước bắt đầu đối đầu công khai với chủng sau, nhưng chúng chỉ toàn tạo ra kết quả như ông rùa muốn đua cùng ông linh dương. Ngay khi chúng vừa chạm được vào tiền công 15 ngày(*24 'tháng'*), hôm sau 1 số đáng kể không thấy làm việc. Chúng nói bị bệnh; sự thật, chúng đi trốn trong rừng rậm để chơi trò baquan, trò giống như xấp ngửa với đồng tiền bỏ trong 1 cái bát.

Trong thời gian đó, tôi được đổi đi khu khác. Công trường làm con đường Tuyen-Quang đi Ha-Giang này nhằm kết nối bằng đường bộ giữa thủ phủ xứ Bắc Kỳ và biên giới Trung Hoa mạn Ha-Giang, được chia nhiều khu khác nhau mà mỗi khu có một sĩ quan, 1 hạ sĩ quan, và 3 hay 4 bộ đội được chọn.
Tôi được gởi đi cách xa hơn quãng 30 km. Người Thổ, đã quán triệt việc ông đường khi đã hoàn thành sẽ có nợi nớn cho họ và thấy chúng tôi đối xử với họ công bằng và khoan dung(*nhẽ so sánh với ông chủ An Nam?*), bắt đầu chủ động tiếp xúc nhiều hơn với chúng tôi. Do đó bọn tôi tuyển được, từ chỗ họ, những nao động năng động khác hẳn đám AnNam nười biếng kia. Song song với việc tuyển thêm người Thổ, chúng tôi thải dần bọn AnNam; mà thú thật tôi cũng chả thấy tiếc, vì cũng bắt đầu ngán trò hề lao động của bỏn, gây tổn hại đến ngân sách thuộc địa và kéo dài ngày tháng của chúng tôi trong xứ sở sát nhân này.
Với dân Thổ, công việc tiến nhanh thấy gõ, nên tướng chỉ huy và toàn quyền, Ngài Doumer, đến thị sát công trường làm đường, chúc mừng nhiệt liệt và tuyên bố chúng tôi được chọn gắn huân chương Con Gồng An Nam. Tôi phải nói rằng sau đó thì chả thấy ai nhắc gì lại về đề nghị này mà tôi thì cũng chẳng khó chịu gì. Vì mề đai này, được ban ra nhân danh 1 ông gọi là vua, trên thực tế chỉ là 1 tên rợ hóa trang thành con rối, tôi hết sức thờ ơ và thậm chí nếu có mang còn thấy hơi khó chịu. Tôi biết có nhiều quân nhân đã nhận nó và, cũng nghĩ như tôi, không bao giờ thèm lấy nó khỏi đáy ngăn kéo.
Dẫu Toàn quyền, Zì Doumer, hứa lời gió bay với em, em cũng chả để bụng nhà bác ấy, lói thật nòng bảc luôn muốn điều tốt cho anh em bộ đội. Dù kiểu của Zì hơi khó khăn, Zỉ giấu dưới dưởi 1 quả tâm hơi bị tốt. Zì quan tâm đến bọn em và điều kiện sinh hoạt, nhất là ở những vùng kém vệ sinh. Zì nhiều lần đến mang theo lời thăm hỏi động viên; và, bậc quan chức lãnh tụ ấy rất được yêu quý bởi bộ đội. Nói không ngoa thuộc địa trở nên thịnh vượng, đó là nhờ sự quan tâm theo rõi sát sao của Zì. Dù có kẻ chỉ trích, là minh chứng thêm 1 lần nữa rằng luôn có sự ghen ghét, nhất là với những nhân vật nơi xa xôi đang xây dựng danh tiếng và phát triển của đất nước.
Ngoài việc giám sát công trình làm đường, tôi còn được tấn phong trọng trách tối cao làm chủ các tang lễ hoành tráng, chuẩn bị mộ phần và tiễn sang thế giới bên kia những culy Tàu và AnNam qua đời ở phần làm đường của chúng tôi. Hầu như hiếm tuần nào mà tôi lại không được thực hiện các trọng trách này vài lần, nhất là đối với người AnNam mà bệnh sốt không nể mặt, dù họ ngay trong chính xứ mình. Điều tăng cao số tử vong của họ, là khi bị sốt họ bắt đầu nằm nghỉ trong lán của mình, chỗ bẩn kinh dị và từ chối uống thuốc tây, như kí ninh hay antipyrine mà bọn tôi đưa. Đồng nhóm với họ cho họ uống thuốc lá từ các loại lá hái trong bụi rậm và đọc chú cho họ; trên thực tế liệu pháp này chẳng có kết quả nào khác ngoài cái chết. Tôi chịu trách nhiệm chôn cất họ 1 nơi được già làng chỉ định và tôi ghi chép lại những sự.....thuyên chuyển đó suốt từ Tuyen-Quang.
Trong trại, chúng tôi được bảo vệ bởi 1 cai(*hạ-sỹ*) và 9 lính khố đỏ(*lính tập Bắc Kỳ*); ngoài ra, mỗi lính Tây(*4-5 ông*) phải đi tuần vài lượt ban đêm. Không có đêm nào mà ta không phát hiện việc bỏ vị trí, hay lính canh ngủ trong phiên gác. 1 đêm nọ, trong lượt của tôi, tôi lấy súng của 1 lính canh bị tôi phát hiện đang nằm ngủ dưới đất; rồi tôi ra khỏi trại và đòm 1 phát lên trời, sau khi đã nói trước với đồng bọn. Đám lính canh mà trung úy đã chỉ đạo phải luôn vũ trang và sẵn àn ciến đấu bảo vệ doanh trại ngay khi có biến, chỉ ra mặt 10 phút sau phát súng, với nhiều gã chẳng có vũ khí. Trung úy(*quan 2*) đòi thay cai và một số lính tập; nhưng kẻ thay thế họ cũng chả khá khẩm gì hơn. Chúng tôi đành phải tự phó thác an ninh cho chính mình. Còn lại trừ lính tập Algérie và Sénégal là những chiến binh đúng nghĩa nhất của từ này, tôi chả mấy trông mong vào những binh sĩ các thuộc địa. Tôi cũng đã nêu những gì mình nghĩ về tính cách dân tộc Annam; tức là, nhìn về mặt quân sự, tính cách dân tộc là một yếu tố không xem nhẹ được.
Cuối cùng tôi cũng được kéo khỏi việc lao động nặng nhọc dơ bẩn đó, và được điều đi Hanoi ngang qua Tuyen-Quang, nhưng lần này, không bơi bì bõm trong bùn sình và suối lạch; tôi được đi hẳn trên 1 con đường. Ở Tuyen-Quang, tôi hoàn trả cho Cụ thiếu tá(*quan 4*) Betboy cái nồi và cái đĩa Cụ củ, nhưng chúng trong tình trạng tệ hại nào đây? Và vì tôi xin lỗi về việc đó và cám ơn lần nữa những công đức Củ ban cho, Củ cầm tay tay tôi và chỉ đạo với chất giọng trầm hùng đầm ấm quen thuộc:- Chú không cần cảm ơn Bác ! Đó là những việc nhỏ nhặt nhất mà chúng tôi làm để hỗ trợ nhau giữa bộ đội những người trải qua cả nửa đời trong rừng.
Ở trạm xá Tuyen-Quang, nơi tôi đến thăm hỏi động viên các đồng đội mà tôi biết đang bệnh nặng, tôi thật đau nòng khi hay tin nhiều người trong số họ đã qua đời; 1 người khác, được trưng dụng như tôi trên mấy đoạn đường và là 1 đồng đội thân tình, đang hấp hối. Tôi được chứng kiến cảnh tượng não nề này. 1 soeur khi tiến đến giường cỏn để chăm bón, bị cào 1 phát. Kẻ xấu số đang cơn điên mê sảng; phải 2 người đàn ông mới giữ được. Vị sợ can đảm không nó 1 lời. Tôi không thể ngăn mình tỏ bày lòng ngưỡng mộ với phụng vụ thánh thiện của Người. "Đứa trẻ tội nghiệp!" xơ đáp, chỉ vậy thôi. Còn tôi thì anh ta chả nhận ra tôi nữa. Tôi để lại ít tiền cho soeur để mua vòng hoa, vì soeur nói sáng nay bác sỹ đã tuyên án xong kẻ bất hạnh kia. Và như thế lòng nặng trĩu tôi trở về Hanoi.
Vừa về đến trung đoàn, tôi hay tin đang chuẩn bị 1 biệt đội khá đông để đi tiếp quản 1 thuộc địa mới ở miền Nam Trung Hoa tên là Quang-Tchéou-Wan(*Quảng Châu Loan*). Tôi hỏi quan 3(*đại úy) xin được tham gia. Bác ấy đáp rằng thì là tôi có vẻ mệt và gửi tôi đi khám xứt khỏe. Ông Lang kê cho tôi nghỉ ngơi 4 ngày, và hơn nữa nếu nhà có điều kiện. Tôi quay lại gặp quan 3 ở nhà ông và lăn lỉ nhiều thật nhiều để được đi mà bác ý đáp như sau: -Anh không muốn hoãn lại cái sự sung sướng này của chú. Anh đã muốn tránh cho chú những sự lao lực cho tới khi chú tươi như mới. Nhưng cơ mà chú đã đòi, thì đi đi. Có điều gặp tai nạn gì, thì đừng có kêu anh; tự chú chuốc lấy đấy nhá - Tự nhiên tôi quên sạch tất cả khổ ải khi làm đường; tôi đã được thỏa mãn ước mơ; và khi chúng tôi khởi hành, trong tiếng nhạc ùng oàng Marseillaise, tôi hét lên: "Đại tá vạn tuế ! Đại úy vạn tuế !" Ở Haiphong, chúng tôi được đưa lên 1 chiếc tàu chiến, chiếc d'Entrecasteaux, và 1 lần nữa tôi lại lênh đênh trên biển hướng tới 1 xứ chưa biết, mà khi tôi viết, vẫn chưa được quán triệt, bởi công chúng.

Hết chương.



Nguyễn Đức Thăng @ 11:51 24/06/2014
.http://anhthang1978.violet.vn/entry/show/entry_id/10477272/cat_id/6497396

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: