Cái chết chỉ là một ảo giác? (Ảnh: Independent)
Giáo sư Robert Lanza là một người theo thuyết lấy sinh học làm trung tâm, trong đó coi cái chết mà chúng ta biết thật ra chỉ là một ảo giác do nhận thức của chúng ta gây ra.
“Chúng ta nghĩ sự sống chỉ là sự hoạt động của carbon và sự trộn lẫn của các phân tử, rằng chúng ta ở đây thì đang sống và dưới mồ thì thối rữa”, Lanza viết trên trang web của ông.
Giáo sư Lanza, thuộc Đại học y khoa Wake Forest ở North Carolina, Mỹ, cho rằng là con người, chúng ta tin cái chết xảy ra vì “chúng ta đã được giáo dục như thế”, hay cụ thể hơn, nhận thức của chúng ta gắn liền sự sống với việc cơ thể hoạt động và chúng ta ý thức được khi nào thì cơ thể chết.
Tuy nhiên, thuyết sinh học làm trung tâm của ông giải thích rằng cái chết có thể chưa phải là “hết” như chúng ta vẫn nghĩ. Thuyết này cho rằng sự sống và vận động sinh học là trung tâm của thực tại nhận thức được và chính sự sống tạo ra vũ trụ, chứ không phải ngược lại.
Không gian và thời gian chỉ là những công cụ của trí não con người? (Ảnh: Paul Souders/Corbis)
Thuyết này do đó cũng cho rằng nhận thức của con người quyết định hình dạng và kích thước của những vật thể trong vũ trụ. Lanza giải thích điều này qua ví dụ về cách chúng ta nhận thức thế giới. Một người nhìn thấy bầu trời xanh, và được nói rằng bầu trời họ nhìn thấy có màu xanh, nhưng những tế bào não có thể bị thay đổi để bầu trời chuyển sang màu xanh lá hay đỏ.
“Tóm lại: Bạn không thể nhìn thấy những thứ mà bạn thấy nếu bạn không có nhận thức”, Lanza giải thích. “Nhận thức của chúng ta làm thế giới trở nên có ý nghĩa”. Nhìn vũ trụ từ quan điểm này, thì ngay cả không gian và thời gian cũng “đơn giản chỉ là những công cụ của trí não chúng ta”.
Thủ lĩnh tối cao mới của IS là giáo sư Vật lý
Thủ lĩnh mới của IS rất có uy tín, được trọng vọng và đang dần dần bắt đầu điều hành hoạt động.
Nếu như chấp nhận giả thuyết đó, thì cái chết hay sự sống vĩnh hằng sẽ tồn tại trong một thế giới không có các ranh giới về không gian về thời gian. Tương tự, các nhà vật lý lý thuyết tin rằng có một số lượng vô tận các vũ trụ với những phiên bản khác nhau của con người và tình huống diễn ra đồng thời.
Lanza nói thêm rằng mọi thứ đều có thể xảy ra đều đang xảy ra ở một thời điểm nào đó trong đa vũ trụ và điều đó đồng nghĩa cái chết có thể không hề tồn tại ở một trong những vũ trụ như thế. Thay vào đó, Lanza cho rằng khi chúng ta chết, sự sống của chúng ta trở thành “một bông hoa nở mãi trong đa vũ trụ”.
Ông viết tiếp: “Cuộc sống là một cuộc phiêu lưu vượt qua các ranh giới thời gian và không gian thông thường của tư duy chúng ta. Khi chúng ta chết, chúng ta chết trong một ma trận mà sự sống là điều chúng ta không bao giờ thoát khỏi”.
Lanza dẫn ra ví dụ về thí nghiệm phân đôi hạt để củng cố kết luận của ông. Trong thí nghiệm này, khi các nhà khoa học quan sát một hạt di qua hai khe hở trong một hàng rào, hạt đó lao đi như một viên đạn, khiến nó chỉ đi qua được một trong hai khe hở. Nhưng nếu không có ai quan sát hạt, thì nó lại di chuyển theo dạng sóng, khiến nó đi được qua cả hai khe hở.
Điều này cho thấy vật chất và năng lượng có thể ở cả dạng sóng và dạng hạt, và hành vi của hạt thay đổi tùy theo nhận thứ của con người.
Minh Hải (theo Daily Mail)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét