Nhacsituankhanh
Cuối tháng 8/2015, nhiều sân khấu dựng lại kịch của Lưu Quang Vũ như một cách để nhớ về một tài năng hiếm có của Việt Nam. Không khác gì các kịch bản lừng danh mang đầy tính dự báo về thời cuộc, con người… của ông, sự ra đi của ông cũng là một dự báo về xã hội với sự hỗn loạn trên các đường chạy mà số phận con người cũng mỏng manh không khác gì trong chiến tranh.
Nhớ lại những ngày tháng đó, với người miền Nam, thật không dễ mà sớm chấp nhận các vở kịch từ phía Bắc tiến vào kinh đô sân khấu của mình từ sau 1975. Cuộc chiến tranh dăng dẳng cùng với những khác biệt bị vun đắp chủ ý đã khiến mọi thứ trở nên dè dặt và khép kín. Nhiều khán giả miền Nam đã coi đó là một ngôn ngữ nghệ thuật đầy sự khác biệt bởi giáo điều và nặng nề tinh thần chính trị, bên cạnh là những cái tên diễn viên, đạo diễn, biên kịch… đều rất xa lạ. Thế nhưng khi ngọn gió mang tên Lưu Quang Vũ lan đến, đã làm miền Nam, đặc biệt là giới thưởng thức, làm nghề ở Sài Gòn lúc ấy xôn xao.
Có một giai đoạn dài sau chiến tranh tương tàn ấy, người ta không dám nói thật, hoặc chỉ nói ‘thật’ theo những điều người khác muốn. Kịch của Lưu Quang Vũ làm trái tim khán giả Sài Gòn rộn rịp vì họ lại được thấy phần nào của sự thật, lẽ phải và ước mơ của mỗi con người đến tương lai, băng qua nghịch cảnh hiện tại.
Sau chiến tranh, việc tìm lại khán giả của sân khấu không dễ, một phần vì kinh tế khó khăn, một phần do tâm lý mệt mỏi của dân chúng. Thế nhưng những đêm kịch từ miền Bắc đem tới – đặc biệt không thu hút bằng những cái tên ngôi sao – nhưng lạ lùng là với cái tên Lưu Quang Vũ, luôn làm khán phòng không bao giờ còn một ghế trống. Trái tim trong trắng, Tôi và chúng ta, Lời thề thứ 9… cho người xem an ủi bằng cảm giác về hiện thực, về một sự thật, dẫu đó chỉ là một phần sự thật trên sàn diễn.
Trong tiểu sử sinh thời của Lưu Quang Vũ, ông có nhiều năm sau khi giải ngũ, chật vật kiếm sống bằng rất nhiều nghề trong một Hà Nội tan hoang vì bom đạn. Có lẽ đã chạm đến những số phận cùng cực nhất, đi qua những câu chuyện đời không bao giờ được ai nhớ đến… chính những trãi nghiệm đó, mà Lưu Quang Vũ chạm được đến trái tim từng khán giả bình thường qua ngòi bút của mình, như cho họ thấy chính mình trong đó.
Tôi vẫn còn nhớ một lần công diễn, khi diễn viên trên sân khấu cất lời nói chua cay “chúng ta đã trãi qua nhiều thời kỳ, từ đồ đá, đến đồ đồng, đồ sắt… nay thì đã đến thời kỳ đồ đểu”, cả khán phòng lúc ấy bật lên tiếng vỗ tay kéo dài bất thường. Tiếng vỗ tay không những tán thưởng một câu văn hóm hỉnh, thâm sâu, mà như nghe được ai đó giải cho mình một nỗi niềm mà vốn đau đáu không biết tỏ cùng ai.
Lưu Quang Vũ ra đi vào năm ông 40 tuổi, thời ngồn ngộn năng lực muốn cống hiến cho đời. Nhưng chỉ hơn 10 năm sáng tác, thật kinh ngạc Lưu Quang Vũ đã viết hơn 50 vở kịch, tạo nên một vệt sáng khó quên trên bầu trời kịch nghệ Việt Nam.
Không biết đến năm nào, mọi thứ trở nên quen dần, nhưng rất lâu sau ngày 1975, Người miền Nam thường không “nhập” được phong cách kịch miền Bắc, mà các nhà phê bình đường phố nói rằng lúc đó mang nặng phong thái kịch tuyên truyền của Nga. Loại kịch nặng nề hình thức mà chính đạo diễn lừng danh người Nga là K. Stanislavsky (1863-1938) từng nói rằng các kiểu cách ấy rồi sẽ khiến khán giả đoạn tuyệt với sân khấu. Trong một lần đến xem phần dàn dựng một vở về chiến tranh, khi chứng kiến phân đoạn các binh lính bị thương được đưa từ chiến trường vào phòng cấp cứu trong sự chậm chạp trầm buồn, cùng tiếng nhạc oai hùng, Stanislavsky đã quát lên và nói rằng “liệu các anh sẽ để đồng đội mình chết, chỉ vì mình muốn có vẻ trầm trọng oai hùng à? Tại sao phân đoạn đó không là sự hối hả cứu chữa và lo lắng hơn là giả dối bộ tịch?”.
Rất nhiều vở kịch trên truyền hình và sân khấu mới sau chiến tranh đầy bộ tịch đó, nhưng kịch của Lưu Quang Vũ là sự khác biệt, dù chịu ảnh hưởng ít nhiều của phong cách Nga. Kịch của ông thật như cuộc đời, chỉ khác kịch phải kết thúc có hậu, phải happy end (giới chính trị kiểm duyệt thích điều này), mà có thể Lưu Quang Vũ có muốn khác cũng không được.
Có người nói Lưu Quang Vũ mà còn sống đến hôm nay, chắc phải là được Nghệ sĩ nhân dân. Thật vô nghĩa! Những ngày tháng miệt mài viết nên những vở kịch lớn của đời, chắc ông chẳng bao giờ nghĩ về một danh hiệu. Người nghệ sĩ tài hoa ấy mượn bi kịch để dựng khát vọng cho đời, ấy vậy mà cuộc đời ông lại kết thúc như một bi kịch. Phải chăng, không những viết cho mọi người, mà ông cũng lặng lẽ viết một định mệnh cho chính mình?
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Cuối tháng 8/2015, nhiều sân khấu dựng lại kịch của Lưu Quang Vũ như một cách để nhớ về một tài năng hiếm có của Việt Nam. Không khác gì các kịch bản lừng danh mang đầy tính dự báo về thời cuộc, con người… của ông, sự ra đi của ông cũng là một dự báo về xã hội với sự hỗn loạn trên các đường chạy mà số phận con người cũng mỏng manh không khác gì trong chiến tranh.
Nhớ lại những ngày tháng đó, với người miền Nam, thật không dễ mà sớm chấp nhận các vở kịch từ phía Bắc tiến vào kinh đô sân khấu của mình từ sau 1975. Cuộc chiến tranh dăng dẳng cùng với những khác biệt bị vun đắp chủ ý đã khiến mọi thứ trở nên dè dặt và khép kín. Nhiều khán giả miền Nam đã coi đó là một ngôn ngữ nghệ thuật đầy sự khác biệt bởi giáo điều và nặng nề tinh thần chính trị, bên cạnh là những cái tên diễn viên, đạo diễn, biên kịch… đều rất xa lạ. Thế nhưng khi ngọn gió mang tên Lưu Quang Vũ lan đến, đã làm miền Nam, đặc biệt là giới thưởng thức, làm nghề ở Sài Gòn lúc ấy xôn xao.
Có một giai đoạn dài sau chiến tranh tương tàn ấy, người ta không dám nói thật, hoặc chỉ nói ‘thật’ theo những điều người khác muốn. Kịch của Lưu Quang Vũ làm trái tim khán giả Sài Gòn rộn rịp vì họ lại được thấy phần nào của sự thật, lẽ phải và ước mơ của mỗi con người đến tương lai, băng qua nghịch cảnh hiện tại.
Sau chiến tranh, việc tìm lại khán giả của sân khấu không dễ, một phần vì kinh tế khó khăn, một phần do tâm lý mệt mỏi của dân chúng. Thế nhưng những đêm kịch từ miền Bắc đem tới – đặc biệt không thu hút bằng những cái tên ngôi sao – nhưng lạ lùng là với cái tên Lưu Quang Vũ, luôn làm khán phòng không bao giờ còn một ghế trống. Trái tim trong trắng, Tôi và chúng ta, Lời thề thứ 9… cho người xem an ủi bằng cảm giác về hiện thực, về một sự thật, dẫu đó chỉ là một phần sự thật trên sàn diễn.
Trong tiểu sử sinh thời của Lưu Quang Vũ, ông có nhiều năm sau khi giải ngũ, chật vật kiếm sống bằng rất nhiều nghề trong một Hà Nội tan hoang vì bom đạn. Có lẽ đã chạm đến những số phận cùng cực nhất, đi qua những câu chuyện đời không bao giờ được ai nhớ đến… chính những trãi nghiệm đó, mà Lưu Quang Vũ chạm được đến trái tim từng khán giả bình thường qua ngòi bút của mình, như cho họ thấy chính mình trong đó.
Tôi vẫn còn nhớ một lần công diễn, khi diễn viên trên sân khấu cất lời nói chua cay “chúng ta đã trãi qua nhiều thời kỳ, từ đồ đá, đến đồ đồng, đồ sắt… nay thì đã đến thời kỳ đồ đểu”, cả khán phòng lúc ấy bật lên tiếng vỗ tay kéo dài bất thường. Tiếng vỗ tay không những tán thưởng một câu văn hóm hỉnh, thâm sâu, mà như nghe được ai đó giải cho mình một nỗi niềm mà vốn đau đáu không biết tỏ cùng ai.
Lưu Quang Vũ ra đi vào năm ông 40 tuổi, thời ngồn ngộn năng lực muốn cống hiến cho đời. Nhưng chỉ hơn 10 năm sáng tác, thật kinh ngạc Lưu Quang Vũ đã viết hơn 50 vở kịch, tạo nên một vệt sáng khó quên trên bầu trời kịch nghệ Việt Nam.
Không biết đến năm nào, mọi thứ trở nên quen dần, nhưng rất lâu sau ngày 1975, Người miền Nam thường không “nhập” được phong cách kịch miền Bắc, mà các nhà phê bình đường phố nói rằng lúc đó mang nặng phong thái kịch tuyên truyền của Nga. Loại kịch nặng nề hình thức mà chính đạo diễn lừng danh người Nga là K. Stanislavsky (1863-1938) từng nói rằng các kiểu cách ấy rồi sẽ khiến khán giả đoạn tuyệt với sân khấu. Trong một lần đến xem phần dàn dựng một vở về chiến tranh, khi chứng kiến phân đoạn các binh lính bị thương được đưa từ chiến trường vào phòng cấp cứu trong sự chậm chạp trầm buồn, cùng tiếng nhạc oai hùng, Stanislavsky đã quát lên và nói rằng “liệu các anh sẽ để đồng đội mình chết, chỉ vì mình muốn có vẻ trầm trọng oai hùng à? Tại sao phân đoạn đó không là sự hối hả cứu chữa và lo lắng hơn là giả dối bộ tịch?”.
Rất nhiều vở kịch trên truyền hình và sân khấu mới sau chiến tranh đầy bộ tịch đó, nhưng kịch của Lưu Quang Vũ là sự khác biệt, dù chịu ảnh hưởng ít nhiều của phong cách Nga. Kịch của ông thật như cuộc đời, chỉ khác kịch phải kết thúc có hậu, phải happy end (giới chính trị kiểm duyệt thích điều này), mà có thể Lưu Quang Vũ có muốn khác cũng không được.
Có người nói Lưu Quang Vũ mà còn sống đến hôm nay, chắc phải là được Nghệ sĩ nhân dân. Thật vô nghĩa! Những ngày tháng miệt mài viết nên những vở kịch lớn của đời, chắc ông chẳng bao giờ nghĩ về một danh hiệu. Người nghệ sĩ tài hoa ấy mượn bi kịch để dựng khát vọng cho đời, ấy vậy mà cuộc đời ông lại kết thúc như một bi kịch. Phải chăng, không những viết cho mọi người, mà ông cũng lặng lẽ viết một định mệnh cho chính mình?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét