Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

26 năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn: Những hồi ức bị cấm đoán


Báo Nghệ An 08:05, 04/06/2015 (GMT+7) (Baonghean.vn) - 

Ngày 4/6/2015 đánh dấu 26 năm kể từ vụ trấn áp tàn bạo của Trung Quốc tại Thiên An Môn nhưng các du khách tới thăm quảng trường này sẽ khó có thể tìm thấy các biển chỉ dẫn hay đài tưởng niệm ghi dấu một cuộc nổi loạn với đông đảo sự tham gia của dân chúng từng diễn ra tại nơi đây. 

Theo giới chuyên gia và nhiều phương tiện truyền thông, chính phủ Trung Quốc đã không ngừng nỗ lực trong suốt hơn ¼ thế kỷ qua nhằm cấm đoán các hoạt động tưởng niệm và tuần hành của dân chúng để tưởng nhớ hàng chục nghìn người đã thiệt mạng trong sự kiện lịch sử này. Vào ngày này, Quảng trường Thiên An Môn dường như vẫn chỉ là một địa điểm du lịch hay gặp gỡ hết sức bình thường. 

Thế nhưng, các cuộc tuần hành đông đảo đòi cải cách dân chủ đã được sinh viên Trung Quốc khởi xướng tại quảng trường này từ tháng 4/1989, sau cái chết của một thành viên theo chủ nghĩa tự do trong Đảng Cộng sản, ông Hồ Diệu Bang, vốn ủng hộ mạnh mẽ các cải cách. Các sinh viên này đã tụ tập tại quảng trường và ở đó trong 3 ngày sau khi Hồ Diệu Bang qua đời. Đám đông lớn dần và lên đến 100.000 người tham gia đám tang cấp nhà nước của nhà lãnh đạo này.

Trong tháng kế tiếp, đám đông tại Quảng trường Thiên An Môn đã đạt tới 1,2 triệu người. Không thể buộc những người phản kháng tuân theo các mệnh lệnh yêu cầu giải tán, chính phủ Trung Quốc, đứng đầu là Thủ tướng Lý Bằng, đã thiết lập tình trạng thiết quân luật vào ngày 19/5/1989. Lý Bằng cũng ngăn cản các cơ quan truyền thông nước ngoài đưa tin về các cuộc biểu tình bắt đầu từ ngày 1/6 năm đó.

Vụ thảm sát hàng trăm đến hàng nghìn người phản kháng bằng binh lính quân đội và xe tăng đã diễn ra vào ngày 3 và 4/6, do đó người ta thường gọi đây là sự kiện 4/6. Chưa từng có bất cứ báo cáo đáng tin cậy nào về con số thương vong được đưa ra. Đến bây giờ, chính phủ Trung Quốc vẫn chỉ thừa nhận vụ trấn áp là một nỗ lực nhằm đàn áp “lực lượng nổi loạn chống cách mạng”. 


Một người dân Bắc Kinh đứng chặn trước đoàn xe tăng trên Đại lộ Trường An ngày 5/6/1989. Bức ảnh này đã trở thành biểu tượng cho cuộc biểu tình tại Thiên An Môn. Ảnh Reuters.

Một ngày sau khi diễn ra vụ thảm sát, vào ngày 5/6/1989, một người phản kháng đã hiên ngang cản đường một đoàn xe tăng của Trung Quốc. Bức ảnh ghi lại khoảng khắc này đã trở thành hình ảnh đại diện cho cuộc nổi dậy tại Quảng trường Thiên An Môn.

Giờ đây, dấu hiệu duy nhất của những dư âm sót lại từ sự kiện 4/6 là các nhóm sỹ quan cảnh sát tuần tra khắp quảng trường tại trung tâm Bắc Kinh, tờ Washington Post đưa tin. Năm ngoái, các chiến thuật đối phó của chính phủ nước này trước thềm kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn thậm chí còn rộng và bao quát hơn - bằng chứng cho thấy sự kiện này vẫn chưa hề cũ trong hồi ức của người Trung Quốc và chính quyền Bắc Kinh.

Thu Giang
(Theo International Business Times)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: