Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Pol Pot đã trở thành “Anh hùng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên” như thế nào

Tác giả:  Nate Thayer

(Hà Hiển dịch và giới thiệu)
Nhà báo Nate Thayer
Nhà báo Nate Thayer
HH – Dưới đây là bản dịch bài viết của nhà báo Mỹ Nate Thayer với tiêu đề gốc là:   Pol Pot Tells China in 1977 that Killings Underway, to Continue  (tạm dịch: Pol Pot tuyên bố với Trung Quốc vào năm 1977 rằng việc giết người đang diễn ra sẽ được tiếp tục) (*).  Bài viết này nói về chuyến thăm chính thức duy nhất ở cấp nhà nước tới Trung Quốc và Bắc Triều Tiên  của bọn Khmer Đỏ do Pol Pot dẫn đầu khi bọn chúng còn đang nắm quyền ở Phnom Penh năm 1977.  
Nate Thayer, theo lời tự giới thiệu trên trang blog riêng của ông, là một nhà báo tự do có 25 năm kinh nghiệm viết về các chủ đề ở ngoài nước Mỹ, chủ yếu về Châu Á, đặc biệt là về lịch sử chính trị hiện đại của Campuchia, về Khmer Đỏ cũng như về Bắc Triều Tiên.
Nhà báo này cũng là người đã gặp và trực tiếp phỏng vấn Pol Pot tại một căn cứ của Khmer Đỏ trong rừng vào năm 1998, chỉ 5 tháng trước cái chết của y.
Bản dịch này đã được tác giả cho phép đăng lên ở đây. Trong giới hạn khả năng của mình, người dịch đã cố gắng dịch sát với văn phong, kể cả giữ nguyên cách viết chữ hoa, chữ  đậm… trong bài gốc cũng như trong các đoạn mà tác giả trích dẫn lại từ nguồn khác. Người dịch chỉ xin được lấy một chi tiết trong bài báo, đó là việc Pol Pot, kẻ vấy máu hàng triệu người dân Campuchia và cũng là thủ phạm gây ra cuộc chiến tranh biên giới phía Tây – Nam tàn sát dã man hàng ngàn dân lành Việt Nam, đã được Kim Nhật Thành trao tặng danh hiệu “Anh hùng nước CHDCND Triều Tiên” để đặt lại tựa bài cho bản dịch sang tiếng Việt nhân vừa đọc một bài viết trên Cầu Nhật Tân nhắc lại thông tin Nhà nước Việt Nam đã trao tặng  Huân chương Sao Vàng cho Kim Nhật Thành 11 năm sau sự kiện trên.  
Vào hôm ngay trước khi Pol Pot thực hiện chuyến thăm nhà nước đến Bắc Kinh vào tháng 9 năm 1977, ông ta đã đọc một bài diễn văn tại Phnom Penh, trong đó ông ta lần đầu tiên công khai tiết lộ sự tồn tại của Đảng Cộng sản Campuchia mà chính ông ta là Tổng Bí thư. Không người nào ở Campuchia cũng như trên thế giới biết về điều này ngay cả sau khi họ (tức là Polpot và đồng bọn – HH) đã nắm quyền lực hơn hai năm.
Năm ngày trước đó, tức ngày 24, lực lượng Khmer Đỏ đã phát động các cuộc tấn công vào một số làng bên trong Việt Nam.
Ông ta đến Bắc Kinh ngày 28 tháng 9 và khởi hành đi Bình Nhưỡng vào ngày 04 tháng 10, trở về Trung Quốc một tuần sau đó và trở về Campuchia vào ngày 22 Tháng 10 năm 1977.
Đó là chuyến thăm chính thức duy nhất của Pol Pot bên ngoài Campuchia tới Trung Quốc và Bắc Triều Tiên trong khi ông ta còn đang nắm quyền lực như  nhà lãnh đạo của chính quyền Khmer Đỏ.
Bức ảnh này chụp buổi lễ tiễn Pol Pot tại Bắc Kinh ngày 22 tháng 10 năm 1977-  là hình ảnh cuối cùng của Pol Pot khi ông ta đang nắm quyền trước khi bị đẩy vào các khu rừng nhiệt đới hơn hai năm sau đó vào ngày 07 tháng 1 năm 1979. Với hình ảnh Pol Pot mỉm cười vẫy tay ở phía trước, Đặng Tiểu Bình ở bên trái và Hoa Quốc Phong ở phía trước. Giữa Hoa và Pol Pot là Ieng Sary, Bộ trưởng ngoại giao và cũng là em (anh) rể của ông ta . Trong khi Việt Nam chú thích bức ảnh này này như là chuyển thăm của Pol Pot tới  Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình đã vắng mặt trong ngày tổ chức lễ  đón Pol Pot. Việt Nam đã sử dụng bức ảnh chính thức này của Trung Quốc vào mục đích tuyên truyền để chứng minh sự thông đồng giữa Khmer Đỏ và Bắc Kinh.
Bức ảnh này chụp buổi lễ tiễn Pol Pot tại Bắc Kinh ngày 22 tháng 10 năm 1977- là hình ảnh cuối cùng của Pol Pot khi ông ta đang nắm quyền trước khi bị đẩy vào các khu rừng nhiệt đới hơn hai năm sau đó vào ngày 07 tháng 1 năm 1979. Với hình ảnh Pol Pot mỉm cười vẫy tay ở phía trước, Đặng Tiểu Bình ở bên trái và Hoa Quốc Phong ở phía trước. Giữa Hoa và Pol Pot là Ieng Sary, Bộ trưởng ngoại giao và cũng là em (anh) rể của ông ta . Trong khi Việt Nam chú thích bức ảnh này này như là chuyển thăm của Pol Pot tới Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình đã vắng mặt trong ngày tổ chức lễ đón Pol Pot. Việt Nam đã sử dụng bức ảnh chính thức này của Trung Quốc vào mục đích tuyên truyền để chứng minh sự thông đồng giữa Khmer Đỏ và Bắc Kinh.

Ở Trung Quốc, 
Pol Pot đã gặp Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và thủ tướng Trung Quốc Hoa Quốc Phong – đã được Mao cầm tay chỉ định là người thừa kế, cũng như sẽ sớm gặp nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình.
Pol Pot rời Trung Quốc để thực hiện chuyến thăm chính thức Bắc Triều Tiên vào đầu tháng Mười, nơi ôngta được Kim Nhật Thành chào đón với nghi lễ nhà nước cấp cao trước khi trở lại các cuộc thảo luận tạiTrung Quốc.
Polpot đã ký các thỏa thuận nhằm gia tăng viện trợ quân sự, huấn luyện và hỗ trợ khác với cả hai nước trong chuyến đi này.
Mặc dù ngầm lo ngại về sự cai trị khắc nghiệt của Khmer Đỏ và kế hoạch của họ chuẩn bị một cuộc chiến tranh sẽ xảy ra sớm với Việt Nam, Trung Quốc vẫn cung cấp một sự hỗ trợ đầy đủ và toàn diệncho Kampuchea Dân chủ khi nổ ra cuộc chiến tranh không tuyên bố với Việt Nam hai năm sau đó.
Trong cuộc thảo luận với Pol Pot, Đặng Tiểu Bình đã cố gắng thuyết phục Khmer Đỏ nên cân nhắc và nên hoãn cuộc chiến tranh với Việt Nam, nhưng Pol Pot bác bỏ lời khuyên của Trung Quốc, làm xấu đi mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã hỗ trợ đầy đủ và toàn diện cho Kampuchea Dân chủ trong cuộc chiến tranh không tuyên bố lúc đó với Việt Nam.
Trong chuyến thăm Trung Quốc, Pol Pot (bên trái) đã nhận được sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình cho sự  "thành công" của "Kampuchea Dân chủ" trong (việc xây dựng) một thiết chế xã hội "phi giai cấp" và trong cuộc chiến chống lại Việt Nam. Ảnh lưu hành chính thức của Trung Quốc (không ghi thời điểm chụp).
Trong chuyến thăm Trung Quốc, Pol Pot (bên trái) đã nhận được sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình cho sự “thành công” của “Kampuchea Dân chủ” trong (việc xây dựng) một thiết chế xã hội “phi giai cấp” và trong cuộc chiến chống lại Việt Nam. Ảnh lưu hành chính thức của Trung Quốc (không ghi thời điểm chụp).

Theo các tài liệu mới tiết lộ gần đây của Trung Quốc, trong buổi làm việc này với Hoa Quốc Phong, Pol Pot đã trình bày rõ về cuộc thanh trừng diễn ra tại Campuchia và rằng chiến tranh với Việt Nam đã lấp ló ở phía trước, hai năm trước khi phần còn lại của thế giới nhận thức được các cuộc thảm sát đã diễn rabên trong Campuchia. Ông ta cho biết chi tiết về các gián điệp của đối phương tại trung tâm của bộ máyquyền lực trong đảng và sĩ quan quân đội chỉ huy cấp cao như sau:  “chúng tôi cho rằng chúng (tức Việt Nam – HH) đã cài đặt nhân viên tình báo trong lực lượng của chúng tôi. Ở cấp trung ương, chúng có 5gián điệp, ở cấp sư đoànchúng có từ 4 đến 10 (gián điệp), và ngoài ra, chúng có một số gián điệp ở các tỉnh “. Pol Pot khẳng định chắc chắn rằng cuộc càn quét do trung ương của ông ta chỉ đạo nhằm tiêu diệtkẻ thù trú ngụ ở cấp cao nhất của chế độ cho đến các cấp thấp hơn sẽ còn tiếp tục, và ông ta tuyên bố với Thủ tướng Trung Quốc rằng chiến tranh với Việt Nam là điều tất yếu phải xảy ra.
Hoa Quốc Phong trả lời: “Chiến lược của đồng chí  đối với các nước láng giềng là đúng đắn.”
Đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Campuchia, Sun Hua, bên trái, cùng với Ieng Sary nâng cốc chúc mừng nhau tại Phnom Penh – Bác ảnh không ghi ngày tháng được Quân đội Việt Nam tìm thấy trong các tài liệu lưu trữ trong tháng 1 năm 1979  bị  Khmer Đỏ bỏ lại khi họ chạy trốn khỏi Phnom Penh.
Đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Campuchia, Sun Hua, bên trái, cùng với Ieng Sary nâng cốc chúc mừng nhau tại Phnom Penh – Bức ảnh không ghi ngày tháng được Quân đội Việt Nam tìm thấy trong các tài liệu lưu trữ trong tháng 1 năm 1979 bị Khmer Đỏ bỏ lại khi họ chạy trốn khỏi Phnom Penh.

Pol Pot: Liên Xô, Việt Nam, và Cuba đang hợp tác 
với nhau để chống lại chúng tôi tại khu vực biên giới. Chúng tôi nghĩ rằng bọn chúng đã cài sẵn các nhân viên tình báo trong lực lượng của chúng tôi. Ở cấp trung ương, chúng có 5 gián điệp, ở cấp sư đoànchúng có từ 4 đến 10, và ngoài ra, chúng còn có (gián điệp) ở một số tỉnh. Kể từ tháng chín năm 1975, chúng đã chuẩn bị tấn công Phnom Penh, Prey Veng, và khu vực biên giới. Chúng cũng đang chuẩn bị ám sát lãnh đạo của chúng tôi  bằng những khẩu súng có độ chính xác cao và chất độc. Chúng đã nhiều lầnbỏ chất độc vào thức ăn mà chúng tôi tình cờ không ăn phải.  Thái Lan, Liên Xô và Việt Nam đang hợp tác với nhau để làm như vậy. Chúng tôi cũng có tài liệu cho thấy rằng Mỹ và Việt Nam cũng hợp tác với nhau trong chuyện này. Trong năm 1976, chúng tôi bắt đầu giải quyết vấn đề gián điệp Việt Nam và vào tháng Sáu năm 1977, công việc này đã cơ bản hoàn thành. Chúng tôi đã bố trí cán bộ được lựa chọn cẩn thận để phụ trách Phnom Penh và các khu vực biên giớinhất là tại vùng biên giới phía Đông [với Việt Nam], nơi có nhiều nhân viên CIA đang hoạt động. Chúng tôi hiểu rằng bản chất của các lực lượng vũ trang Việt Nam đã thay đổi.Chúng không còn chịu đựng được khó khăn. Bây giờ chúng dựa vào vũ khí hạng nặng, xe tăng và máy bay. Đồng thời, bản chất của lực lượng bộ binh của chúng cũng đã thay đổi. Quân đội của chúng không muốn chiến đấu. Nhiều người trong quân đội của chúng từ miền Bắc vào đã lấy vợ khác ở miền Nam và không còn chiến đấu được nữa. Chúng tôi không ngại đánh nhau,mà chỉ lo ngại về mối đe dọa liên tục từ Việt Nam. Không chỉ Việt Nam muốn thôn tính Campuchia và Lào. Chúng còn muốn chiếm toàn bộ Đông Nam Á. Chúng tôi đã tiến hành đàm phán với chúng nhiều lần nhưng không có kết quả. Việc giải quyết vấn đề bằng biện pháp quân sự sẽ dẫn đến sự suy giảm lực lượng của chúng tôi.
Đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Campuchia, Sun Hua, bên trái, cùng với Ieng Sary nâng cốc chúc mừng nhau tại Phnom Penh – Bác ảnh không ghi ngày tháng được Quân đội Việt Nam tìm thấy trong các tài liệu lưu trữ trong tháng 1 năm 1979  bị  Khmer Đỏ bỏ lại khi họ chạy trốn khỏi Phnom Penh.
Hộ chiếu ngoại giao chính thức của Trung Quốc mà Bắc Kinh cấp cho Ieng Sary dưới tên giả Trung Quốc là  “Su Hao,” với thông tin giả mạo là ông ta được sinh ra ở Bắc Kinh vào ngày 01 Tháng Giêng năm 1930. Hộ chiếu này được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốccấp, cho phép Sary thực hiện các chuyến đi bên ngoài Trung Quốc sau khi Khmer Đỏ sụp đổ vào tháng 1 năm 1979.

POL POT: Do đó, định hướng chiến lược là nên phát triển cách mạng ở Đông Nam Á. Nếu không,  sẽ mất hàng thế kỷ để giải quyết các vấn đề giữa Việt Nam và Campuchia. Theo hiểu biết của chúng tôi thì Lào sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược của Việt Nam. Hiệp ước Việt-Lào ngày 13 tháng 7 năm 1977 là một hiệp ước, theo đó Việt Nam đặt lãnh thổ Làodưới sự kiểm soát của họ. Dân số Lào là ba triệu. Tuy nhiên, chỉ tính riêng số lượng người Việt Nam ở Lào không thôi, chưa đề cập đến những người Lào gốc Việt, đã là ba triệu người. Dân số Việt Nam tăng từ một đến hai triệu mỗi năm. Sau năm năm, người Lào sẽ trở thành thiểu số.Tuy nhiên, Việt Nam không thể kiểm soát được Lào vì nó không có đủ các nguồn nhân lực, tài chính, và lương thực. Nếu cuộc cách mạng ở Đông Nam Á tiến lên mạnh mẽ, khai thác đượccác cơ hội, thì tình hình sẽ tốt hơn và chúng tôi sẽ giải quyết được vấn đề của chúng tôi. Chúng tôi đã thảo luận với các bạn Miến Điện, Malaysia, Indonesia và Thái Lan và đã đạt đượcnhững thỏa thuận với họ. Đây là một thắng lợi chính trị to lớn mặc dù sẽ phức tạp hơn khi chúng ta đi vào chi tiết. Chúng tôi dựa vào người bạn Trung Quốcở miền Bắc. Đông Nam Á là thống nhất. Tình hình này khuyến khích chúng tôi về mặt chiến lược. Về chính sách đối ngoại, chúng tôi cố gắng đoàn kết các lực lượng ở Đông Nam Á. Trung ương chúng tôi coi việc này là một nhiệm vụ quan trọng. Chúng tôi dành nhiều thời gian làm việc với các bên trong khu vực Đông Nam Á. Việc Campuchia có thể tự bảo vệ được chính mình là góp phần vào việc bảo vệ Đông Nam Á. Như trước đây, chúng tôi cảm thấy an toàn khi có Trung Quốc như bạn bè. Đại hội Đảng (CS Trung Quốc) lần thứ 11 gần đây đã khích lệ chúng tôi và hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho chúng tôi và cho cuộc cách mạng Đông Nam Á. 

Hoa Quốc Phong: Chiến lược của 
các đồng chí liên quan đến các nước láng giềng là đúng đắn.

 Pol Pot, bên trái phía trước, đi với phái đoàn Trung Quốc do Uông Đông Hưng (phía trước, bên phải) trong chuyến thăm của phái đoàn này đến Kampuchea Dân chủ vào ngày 05 Tháng Mười Một 1978. Khieu Samphan và Noun Chea đi theo phía sau. Trong chuyến thăm này, diễn ra hai tháng trước khi những người này chạy trốn xe tăng Việt Nam để vào rừng, Pol Pot được cho là đã yêu cầu viện trợ quân sự khẩn cấp từ Trung Quốc, nhưng yêu cầu này đã bị từ chối.
Pol Pot, bên trái phía trước, đi với phái đoàn Trung Quốc do Uông Đông Hưng (phía trước, bên phải) trong chuyến thăm của phái đoàn này đến Kampuchea Dân chủ vào ngày 05 Tháng Mười Một 1978. Khieu Samphan và Noun Chea đi theo phía sau. Trong chuyến thăm này, diễn ra hai tháng trước khi những người này chạy trốn xe tăng Việt Nam để vào rừng, Pol Pot được cho là đã yêu cầu viện trợ quân sự khẩn cấp từ Trung Quốc, nhưng yêu cầu này đã bị từ chối.

N
gày 4 tháng 10, Pol Pot và một phái đoàn, trong đó  Nuon Chea, người phụ trách các vấn đề về an ninh và là chỉ huy chính trị của bộ máy Khmer Đỏ giết ngườingoại trưởng kiêm anh rể Ieng Sary, Bộ trưởng Quốc phòng Son Sen, và em dâu Ieng Thirith- là các thành viên của Bộ Chính trị của đảngCampuchia đã đến Bình Nhưỡng, nơi họ được chào đón nhiệt tình bằng những nghi lễ rất khoa trương.
Pol Pot đã được Kim Nhật Thành tôn vinh thông qua nghi lễ đón tiếp nhà nước cao cấp. Đoàn của Polpot đã được ca ngợi với không ít hơn 2bài báo trên các phương tiện truyền thông chính thức của Bắc Triều Tiênđược phát liên tục trên đài phát thanh và truyền hình với vô số hình ảnh  và ít nhất 6 cuộc gặp mặtriêng với Lãnh tụ vĩ đại Kim Nhật Thành, người đã đón Pol Pot tại sân bay cùng một đám đông gồmhàng trăm ngàn người cổ vũ và vẫy hoa trên suốt con đường (từ sân bay) về thủ đô Bình Nhưỡng.
Ieng Sary, Pol Pot, và Son Sen (trái sang phải) cùng nhau tại Bình Nhưỡng. Bức ảnh không đề ngày này đã được các nhà báo thu thập được sau một cuộc tấn công (của Việt Nam) vào các căn cứ của Khmer Đỏ.
Ieng Sary, Pol Pot, và Son Sen (trái sang phải) cùng nhau tại Bình Nhưỡng. Bức ảnh không đề ngày này đã được các nhà báo thu thập được sau một cuộc tấn công (của Việt Nam) vào các căn cứ của Khmer Đỏ.

Ngay khi đến nơi, “Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành đã siết chặt tay Đồng chí Pol Pot tại sân bay Bình Nhưỡng” nơi “Lãnh tụ vĩ đại, Đồng chí Kim Nhật Thành cùng chụp ảnh kỷ niệm chung với phái đoàn của đảng và chính phủ Campuchia Dân chủ do Đồng chí Pol Pot dẫn đầu “
Sau đó, “Đồng chí Pol Pot đã duyệt Đội danh dự thuộc ba binh chủngQuân đội Nhân dân Triều Tiên” và “các học sinh trung học đã dâng các chùm hoa thơm ngát tới Lãnh tụ vĩ đại, Đồng chí Kim Nhật Thànhvà Đồng chí Pol Pot.”
Họ tiếp tục đi vào Bình Nhưỡng, nơi “Chủ tịch Ủy ban hành chính Bình Nhưỡng, cùng với các anh hùng của nước cộng hòa và các công nhân tiêu biểutặng Đồng chí Polpot bức tượng một chiến sĩ chống đếquốc ” sau đó là “các chàng trai và cô gái sinh viên cùng các nghệ sĩ xếp thành hàng múa hát nhiệt tình chào đón các sứ giả thiện chí của nhân dân Campuchia với sự tham dự của Đồng chí Kim Nhật Thành tại quảng trường Kim Nhật Thành. “
Hai ngày tiếp theo, 05 tháng 10 và 06 Tháng 10, chứa đựng nhiều bí mật hơn khi các thành viên phái đoàn Khmer Đỏ  buổi làm việc với các đồng nhiệm Bắc Triều Tiên. “ Truyền thông chính thức của Bình Nhưỡng đưa tin:các cuộc hội đàm  đã diễn ra giữa Lãnh tụ vĩ đại Đồng chí Kim Nhật Thành và Đồng chí Pol Pot”,  tiếp theo là lễ hội với các nghi thức cấp cao vào tối 5 tháng 10, trong đó “Đồng chí Pol Pot, cùng với Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành bước lên sân khấu tại Nhà hát Mansudae vàtrao tặng cho các diễn viên một giỏ hoa để chúc mừng họ về buổi biểu diễn thành công và chụp ảnh kỷ niệm cùng với họ. “
Vào ngày 06 Tháng Mười năm 1977, “Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành đã đến thăm  xã giao trở lại Đồng chí Pol Pot” và sau đó “Hội đàm đã được tổ chức giữa Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thànhvà Đồng chí Pol Pot.”
Bắc Triều Tiên và Trung Quốc là hai nước mà các nhà ngoại giao của họ tại Phnom Penh trong thời gian Khmer Đỏ cai trị có đặc quyền duy nhất là được phép rời khỏi khuôn viên đại sứ quán của họ (tại Phnom Penh) mà không cần phải xin phép trước. Vài ngàn kỹ thuật viên và cố vấn Bắc Triều Tiên đãsống ở Campuchia. Bắc Triều Tiên cung cấp thép, vật liệu và kỹ sư để hỗ trợ việc xây dựng và huấn luyện cho quân đội và các lực lượng an ninh.
Trong một chương trình tuyên truyền mà Bình Nhưỡng dành cho Pol Pot năm 1977 khi Pol Pot đang tăng cườngchiến dịch thanh trừng nội bộ đối với các kẻ thù ý thức hệhệ thống truyền thông Bắc Triều Tiênđã phát đi một bức điện chúc mừng các đồng chí Campuchia nhân kỷ niệm 17 năm thành lập Đảng Cộng sản Kampuchea. Bản tin này nói Kim Nhật Thành đã chúc mừng nhân dân Campuchia vì đã “xóa sổ [các] nhóm phản cách mạng của bọn gián điệp đã tiến hành các hoạt động lật đổ và phá hoại”
Sau khi đàm phán để gia tăng thương mại và hỗ trợ từ Bình Nhưỡng, ngày 07 Tháng Mười, Pol Pot đã được chào đón bởi hàng trăm ngàn người tại sân vận động quốc gia nơi “Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí KimNhật Thành và Đồng chí Pol Pot cùng nắm chặt tay nhau giương lên cao trước sự chào đón nhiệt tình của đông đảo quần chúng tại Sân vận động Moranbong”, nơi đoàn Khmer Đỏ được vinh dự “ngồi trên lễ đài cuộc tập hợp của đông đảo quần chúng chào mừng đoàn đại biểu đảng và chính phủ Cam pu chia do Đồng chí Pol Pot dẫn đầu, với sự có mặt của Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành
Cuộc tụ họp trên được phương tiện truyền thông Bắc Triều Tiên cổ vũ và đưa hình ảnh “Kim Nhật Thành đọc diễn văn trước cuộc mit-tinh ngày 07 tháng 10 của đông đảo quần chúng chào đón Pol Pot.”
Trước hàng ngàn người,“Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành đã trao tặng danh hiệu Anh hùngnước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên cho Đồng chí Pol Pot.”
Ngày hôm sau, 08 tháng Mười vào buổi sáng, “Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành và Đồng chí Pol Pot đã ký thông cáo chung giữa nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và nước Campuchia Dân chủ” và “Trong khi chúc mừng kỷ niệm lần thứ 32 ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên, đồng chí Pol Pot đã tặng Lãnh tụ vĩ đại - Đồng chí Kim Nhật Thành một giỏ hoa và chúc vị lãnh tụ vĩ đại sống lâu
Lãnh tụ vĩ đại - Đồng chí Kim Nhật Thành chân thành nói lời chia tay Đồng chí Pol Pot ngay khi  đồng chí rời khỏi Bình Nhưỡng sau khi kết thúc thành công chuyến viếng thăm đất nước chúng ta”, và một bài viết khác miêu tả Lãnh tụ vĩ đại – Đồng chí Kim Nhật Thành đã siết chặt tay Đồng chí Pol Pot khi đồng chí rời Bình Nhưỡng. “
_________________________________________________________________________
(*) Link bài gốc bằng tiếng Anh:

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: