Hiệu Minh
Theo TTXVN, ngày 4/6, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã giao thiệp với Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường, lưu ý việc phía Trung Quốc gần đây thực hiện lệnh cấm đánh cá tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Namtrên Biển Đông.
Không hiểu giao thiệp có tác dụng gì không nhưng dân ta vẫn nằm bờ, đợi lệnh cấm hết hiệu lực vào 1-8. Tuy vậy, một số thuyền bè lại liều ra khơi.
Chuyện gì xảy ra đã xảy ra? Trung Quốc tuyên bố bắt 37 ngư dân Việt Nam vì đã vi phạm lệnh cấm bắt cá. Họ đã thả 25 người, kèm theo lệnh phạt 30 ngàn đô la.
Không hiểu câu chuyện phạt mấy chục ngàn đô la kia có liên quan đến việc công nhân Trung Quốc vào Việt Nam bất hợp pháp, bị phạt 45 triệu đồng. 45 triệu đồng chia cho tỷ giá $ hiện thời (20 ngàn đồng ăn một $) tương đương với hơn 2000$.
Người Trung Quốc làm điều bất hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam nên bị phạt là rất đúng. Ngư dân ta hành nghề hợp pháp trên biển của mình cũng bị phía “bạn” phạt, mà “trả thù” những 15 lần.
Cùng thời điểm này, Indonesia đã bắt hàng loạt tàu đánh cá của Trung Quốc trong vùng lưỡi bò mà người Tàu tự nhận là của họ. Chắc rằng Jakarta cũng không bỏ qua mấy chục ngàn đô la như Trung Quốc đã phạt ngư dân Việt nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao tại Bắc Kinh chỉ “đề nghị” phía Jakarta trả lại tự do cho các ngư dân Tàu. Không thấy họ mang tàu chiến xuống biển Nam dương.
Việt Nam quá gần, “tàu lạ” xuất hiện lúc nào cũng được, giọng phát ngôn tỏ ra luôn hùng hồn khi nói với anh bạn nhỏ phương Nam. Indonesia ở xa nên tuyên bố dậy đời đã “yếu” đi rất nhiều. Vở “mềm nắm, rắn buông” được sử dụng tối đa trong “giao thiệp” quốc tế.
Trung Quốc mạnh hơn rất nhiều so với thời chiến tranh biên giới 1979. Tuy nhiên, dân câu cá mực xa bờ đừng lo quá. Dùng quân sự để giải quyết mâu thuẫn trong thời đại này không dễ.
Hiệu Minh
Hải quân Việt Nam báo cho bà con ngư dân cứ việc đi đánh cá bình thường, nếu thấy gì “lạ” xuất hiện, hãy điện báo để ra ứng cứu. Không biết có giúp được ai, nhưng rõ ràng động thái này tốt hơn rất nhiều là ngồi im, đợi người ta bắt, rồi…giao thiệp.
Ông Lê Dũng nói mạnh hơn khi bàn về ngư dân bị bắt, rằng “hành động của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông”. Thay vì giao thiệp, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội yêu cầu thả ngay các ngư dân và các tàu cá nói trên.
Chắc không ai dùng tàu chiến Mỹ tìm kiếm MIA để dọa tàu Trung Quốc ở biển Đông. Mặt khác, cũng khó làm bạn với hàng xóm có thói quen “của tôi là của tôi, của anh thì chúng ta chia nhau”.
Bài học lịch sử
Trung Quốc mạnh hơn rất nhiều so với thời chiến tranh biên giới 1979. Tuy nhiên, dân câu cá mực xa bờ đừng lo quá. Dùng quân sự để giải quyết mâu thuẫn trong thời đại này không dễ.
Người Nga mang xe tăng sang Hungary năm 1956, kể cả đổ quân vào Tiệp Khắc năm 1968 để khống chế đồng minh. Dẹp được loạn nhưng không dẹp được lòng dân hướng sang phương Tây. Sự sụp đổ nhanh chóng của khối Đông Âu những năm cuối 1980 đã chứng minh súng đạn không giải quyết được mâu thuẫn.
Liên Xô chiếm đóng Afghanistan để rồi phải rút lui một cách thảm hại vì những cú ra đòn chết người của tên lửa tầm nhiệt stelinger do Mỹ chế tạo và cấp cho Bin Laden. Xa lầy trong cuộc chiến, mâu thuẫn nội tại kéo dài 60 năm đã làm đế quốc Xô Viết tan rã trong một đêm.
Thấy Liên Xô tan rã và bức tường Berlin bị dân chúng hai bên nước Đức đạp đổ, Hoa Kỳ nghĩ mình thống trị thế giới. Đang ngủ quên trong chiến thắng thì bất ngờ ngày 11-9-2001, Bin Laden dùng 4 máy bay hành khách của Mỹ, tấn công New York và Washington DC làm cho thần tượng này lung lay.
Tuy nhiên, ông Bush và Dick Cheney giải quyết đám Taliban và Al Qaeda một cách nhanh chóng. Gây chiến nên Bin Laden không biết còn sống hay đã chết. Taliban bị xóa sổ.
Lấy cớ Saddam Hussein tàng trữ vũ khí tiêu diệt hàng loạt, người Mỹ quyết tâm cho cuộc chiến vùng Vịnh lần hai. Bush bố đã biết dừng đúng lúc khi đuổi Sadam ra khỏi Kuwait. Nhưng ông con diều hâu hơn đã tiến vào thành Baghdad.
Sau 6 năm chiếm đóng, dầu hỏa không khai thác được, hàng ngày lính Mỹ vẫn tiếp tục tử trận. Ý định làm chủ thế giới của ông Bush đã thất bại. Obama mới lên chỉ mong làm thế nào rút ra khỏi vũng lầy cuộc chiến “Việt Nam” thứ hai.
Trong lúc Hoa Kỳ lo hai cuộc chiến Iraq và Afganistan thì người Trung Hoa lặng lẽ học bài học chiến tranh biên giới 1979. Đặng Tiểu Bình nhận ra rằng, hàng trăm ngàn bát lộ quân với chiến thuật biển người đã thất bại cay đắng trước bộ đội địa phương mấy tỉnh biên giới.
Hoa Kỳ mải mê với chiến tranh, trừng phạt các quốc gia trục quỷ, để rồi chính mình suy yếu. Đúng lúc đó, Trung Quốc đã trỗi dậy như một cường quốc thứ hai trên thế giới. Người Mỹ tới xem Thanh Đảo mới phát hoảng, tàu ngầm kilo có thể phóng ngư lôi thủng tàu sân bay.
Chưa hết, người Trung Quốc đã dùng tên lửa mặt đất bắn rụng vệ tinh quá hạn của mình trên quĩ đạo cao hàng chục ngàn km. Hệ thống tên lửa hành trình Tomahawk có thể bắn đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade cách đây hàng chục năm trong cuộc chiến Nam Tư, mà phía Mỹ nói là “bắn nhầm”. Tuy nhiên, Tomahawk vào được cửa sổ trên tầng hai là do hệ thống GPS (định vị toàn cầu) được vệ tinh dẫn đường. Chiến tranh xảy ra, nếu ai hạ được vệ tinh thì tên lửa bị “mù” và có khi quay lại nơi xuất phát.
Gây chiến bao giờ cũng yếu
Như vậy, kẻ gây chiến tranh bao giờ cũng yếu đi. Nhìn Hitler và nước Đức đã rõ.
Nước Nhật và mộng bá chủ hoàn cầu phải kéo cờ trắng. Gần đây là Liên Xô, rồi Mỹ cũng tự làm mất thế vì dính líu vào chiến tranh.
Nếu vì cái lưỡi bò hay vài hòn đảo, mang quân đánh nhau, kể cả phạt gấp 15 lần, chắc gì đã hay.
Hiệu Minh
Mải đánh nhau để rồi quốc gia hạng hai như Ấn Độ hay Trung Quốc nổi lên đe dọa ngôi thứ.
Những ông lớn hiểu những bài học đắt giá này hơn ai hết. Nếu vì cái lưỡi bò hay vài hòn đảo, mang quân đánh nhau, kể cả phạt gấp 15 lần, chắc gì đã hay. Rồi hôm nào đó, một quốc gia khác mang tàu ngầm loại kilo mới đến sát nách, nhận ra những sủi tăm đã quá muộn hay dân Tây Tạng biết kế “tọa sơn quan hổ đấu”.
Hòa hiếu để phát triển, bán anh em xa, mua láng giềng gần, cả hai cùng có lợi. Gây hấn có thể làm hàng xóm suy yếu, nhưng bản thân chắc gì đã “toàn thây”.
Biển Đông “sủi tăm” có đáng sợ như ta tưởng?
Bài viết chuyển tải ý kiến riêng của tác giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét