Việc Lưu Hiểu Ba được đặt tên cho con đường trước mặt tòa Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ, làm mình bỗng nhớ đến hồi ông được trao giải Nobel Hòa bình. Trong những bài viết về lễ trao giải ngày đó, bài "Chiếc ghế trống" của Nicole Pénicaut-nữ đặc phái viên báo Nouvel Observateur tại thủ đô Oslo đã khiến mình xúc động. Vì thế, mình đã "tha lôi" về Plus blog và lưu cho đến giờ. Post lên đây cho ai chưa đọc.
CHIẾC GHẾ TRỐNG
12/12/2010 02:59 am
Thorbjoern Jagland, Chủ tịch Ủy Ban Nobel Hoà Bình, đặt huy chuơng và bằng danh dự vào chiếc ghế trống dành cho người thắng giải Nobel Hòa Bình năm 2010 Lưu Hiểu Ba, người Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của giải Nobel Hoà Bình, chiếc ghế của người nhận giải phải bỏ trống.
1.500 người đã dự buổi lễ trao giải Nobel Hòa Bình, với sự có mặt của nhà vua và hoàng hậu Nauy.
Phóng sự dưới đây của Nicole Pénicaut, đặc phái viên báo Nouvel Observateur tại thủ đô Oslo. Cô đã dự lễ trao giải Nobel Hòa bình. Nghi lễ vừa buồn vừa trang trọng.
1.500 người đã dự buổi lễ trao giải Nobel Hòa Bình, với sự có mặt của nhà vua và hoàng hậu Nauy.
Phóng sự dưới đây của Nicole Pénicaut, đặc phái viên báo Nouvel Observateur tại thủ đô Oslo. Cô đã dự lễ trao giải Nobel Hòa bình. Nghi lễ vừa buồn vừa trang trọng.
Tuyệt vọng chờ, ghế đành để trống. Nhà giải thưởng Nobel Hòa bình đã không thể nào tới được và cũng không có cách gì cử được đại diện tới Oslo thủ đô nước Na-Uy để nhận giải. Vào hồi 13 giờ, cuộc lễ bắt đầu, mọi cặp mắt dồn về tấm chân dung to mênh mông của người được trao giải: Lưu Hiểu Ba, một người đàn ông 54 tuổi, mặt mũi tươi tỉnh, đang mỉm cười. Ông đang ở trong tù, ông bị giữ lại đó trong nước mình.
Giọng nữ cao của ca sĩ Na-Uy Marita Kvarving Sølberg cất lên. Nghi lễ bắt đầu. Diễn văn của chủ tịch Ủy ban Thorbjoern Jagland ngay lập tức làm vang lên một âm thanh chủ đạo: "Lần cuối cùng một người được đề nghị nhận giải Nobel Hòa bình đã không tới được nơi đây, đó là năm 1935. Năm đó, Carl von Ossietzky đã bị Hitler ngăn chặn không cho ông tới đây. Một năm sau, ông qua đời." Phút yên lặng tê tái trong gian sảnh mênh mang của Nhà khách thành phố. Trong hàng ngũ quan khách, tất cả các quốc gia đều có đại diện, trừ những quốc gia không tới dự được vì chịu áp lực của Trung Quốc.
Nghi lễ vừa buồn vừa trang trọng. Kéo dài gần một tiếng rưỡi, chốc chốc lại được ngắt bởi những khoảnh khắc đầy xúc động. Khi vị chủ tịch tiến đến chiếc ghế trống không và đặt tượng trưng lên đó huy chương Nobel Hòa bình, mọi người trong cả gian phòng đều đứng lên, người nào cũng như tê dại. Cả đức Vua và Hoàng hậu Na-Uy cũng đứng dậy.
Khi nữ nghệ sĩ Na-Uy Liv Ullmann bận toàn đồ đen tiến lên bục, gian phòng lặng ngắt, có thể nghe được tiếng ruồi bay ngang. Văn bản cô sắp tuyên đọc, chỉ riêng văn bản ấy, đủ cho thấy rằng Lưu Hiểu Ba đáng là người nhận giải Nobel Hòa bình. "Tôi không có kẻ thù nào cả, tôi cũng chẳng có hận thù nào hết", giọng nữ nghệ sĩ vang lên, nhắc lại những lời của Lưu Hiểu Ba trước khi bị tuyên 11 năm tù vì tội “chống đối Nhà nước”.
Một cây đàn viôlông cất tiếng khiến ai ai cũng nghĩ đó như là một lời kêu gọi khoan dung. Đó là một nhạc công Trung Hoa đang chơi một giai điệu cổ truyền Sắc vân tróc nguyệt ("Những đám mây ngũ sắc đuổi theo làm khuất chị Hằng”).
Mặc dù vắng mặt, Lưu Hiểu Ba vẫn đang hiện diện. Trang hoàng gian phòng toàn là hoa Trung Quốc sắp đặt theo các kiểu dáng.
Cuộc lễ kết thúc với dàn hợp xường thiếu nhi Na-Uy mặc quần áo truyền thống dân tộc. Đức Vua và Hoàng hậu đứng lên ra về, mọi người trong gian phòng cũng nhanh chóng ra về. Lúc đó là 14 giờ 30, bóng đêm bắt đầu phủ trùm thành phố Oslo. Nơi những bậc thềm cuối cùng dẫn lên Nhà khách thành phố, ở đó đã có cả một dàn vũ ba-lê xe hơi đen đợi đón các quan khách danh tiếng. Đứng cách xa nơi đó một chút, là một nhóm nhỏ người Trung Hoa tội nghiệp phơi mình dưới cái lạnh Bắc cực, tay họ cầm những khẩu hiệu nhỏ kêu gọi thả Lưu Hiểu Ba.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét