Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Giúp đánh Pháp, Nhật, đuổi Mỹ để rồi xâm lấn Việt Nam - Chả hóa ra Cốc mò cò xơi, chỉ có các "đồng chí" là có lợi hay sao? Người Việt Nam không ai nghe như vậy đâu! CTN đã nói trúng nguyện vọng của toàn dân - Riêng điều này thôi, nhiệt liệt hoan hô và ủng hộ ông!

Đừng vì những khẩu súng mà bắt chúng ta phải nhớ ơn!

(Dân trí) - Trước việc Trung Quốc lấy cớ từng giúp Việt Nam trong quá khứ để gây hấn ở biển Đông, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, đừng vì những khẩu súng giúp nhau trong thời chiến tranh mà bắt ta phải nhớ ơn. Việt Nam mang ơn thì có cách trả ơn, chứ Trung Quốc không được áp đặt.
Sáng 26/6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM (đơn vị số 1) khoá XIII đã có buổi tiếp xúc với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố.
Tại buổi tiếp xúc, đông đảo các ý kiến đều bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề chủ quyền quốc gia, hành động Trung Quốc gây hấn, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và chủ quyền trên biển Đông của Việt Nam. Các nhân sĩ, trí thức cũng bày tỏ tâm tư, tình cảm, đánh giá về kết quả của kỳ họp Quốc hội cũng như kiến nghị đối với các hệ thống luật để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội.   
            
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói chuyện với nhân sĩ, trí thức sáng 26/6 tại TPHCM
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói chuyện với nhân sĩ, trí thức sáng 26/6 tại TPHCM

Ủng hộ khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm đã nói rất nhiều về mối quan hệ thân tình giữa Việt Nam - Trung Quốc và hành xử của “láng giềng” trong suốt thời gian qua. Ông Lâm cho rằng, nên thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá lại tình đồng chí, tình láng giềng, tình bạn bè với Trung Quốc.
“Trung Quốc luôn tìm cách đưa lửa gần đến chúng ta với suy nghĩ lửa xa không cứu được lửa gần. Họ ép chúng ta không nên quan hệ với Nhật, Mỹ và Châu Âu. Họ nói chúng ta quan hệ như vậy là đi từ sai lầm này đến sai lầm khác rồi đến đại sai lầm”, ông Lâm nói.
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cho rằng, ông cũng như bao người dân khác cảm thấy buồn khi rất nhiều dự án, hàng hóa… trên thị trường hiện nay đều có yếu tố Trung Quốc. Ông thắc mắc tại sao thương lái Trung Quốc về đến tận các vùng quê để làm lũng đoạn nền nông nghiệp mà không có biện pháp ngăn chặn. “Một tấc đất, một tấc sông của Tổ quốc là không thể bán. Ai bán, sẽ lãnh hậu quả rất lớn. Thế kỷ 21 này chúng ta có nhiều hướng. Chúng ta phải làm sao thoát ra lệ thuộc. Dẫu có đau đớn nhưng rồi cũng vượt qua”, ông Lâm nói.
Ông Huỳnh Tấn Mẫm cho rằng, tình hình gây rối ở Bình Dương vừa qua cho thấy công an, chính quyền yếu quá. Công ty bị đốt thì không thấy xe chữa cháy đến, bị đập phá thì không thấy công an can thiệp. Ông Mẫm đề nghị phải kỷ luật Đảng Ủy tỉnh này qua sự vụ nêu trên.
Ông Mẫm cũng đánh giá cao đối với các ý kiến phát biểu của TPHCM tại kỳ họp Quốc hội. Tuy nhiên, ông cảm thấy tiếc nuối khi kỳ họp này không ra được nghị quyết liên quan đến việc khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
“Rõ ràng, hữu nghị là không còn. Nói là anh em khắng khít như môi với răng thì không thể cư xử như vậy. Chúng ta chơi bình đẳng. Tôi đề nghị kiện Trung Quốc ra tòa án”, ông Mẫm nói. 
Nhìn nhận lại vụ gây rối ở Bình Dương, ông Trần Ngọc Hổ đồng tình với ý kiến của ông Huỳnh Tấn Mẫm khi cho rằng, lãnh đạo các cấp không chỉ có lời xin lỗi là xong mà đáng bị cách chức. Ông Hổ cho rằng, kỳ họp Quốc hội thành công nhưng sẽ tốt đẹp hơn nếu có các chất vấn dành cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Ông Hổ bức xúc phản ánh việc xây sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất. Một số người người khoác áo quân đội, công an, đeo quân hàm cho oai để… chia đất. “Sân bay Long Thành (Đồng Nai), trước đây Mỹ không dám xây, Việt Nam xây là liều mạng. Đằng sau dự án này là gì mà sao bất chấp vậy?”, ông Hổ bức xúc.
Ông Đặng Văn Khoa (Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM) mong muốn cần có Luật Biểu tình để người dân có cơ hội biểu lộ tình cảm của mình với đất nước, thể hiện dân chủ lên tầm mới chứ không phải dân chủ bao cấp. 
Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp TPHCM cho rằng, hiện nay luật vẫn bất cập đối với hoạt động kinh doanh, sản xuất, xuất khẩu. “Chúng tôi không sợ luật vì luật ngày càng tiến bộ nhưng sợ các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật. Luật mong sao càng ngày càng cụ thể, chi tiết để tinh giảm các hướng dẫn thi hành”, ông Bé nói.
Nhân sĩ, trí thức TPHCM ủng hộ việc khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế
Nhân sĩ, trí thức TPHCM ủng hộ việc khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế
Không áp đặt mang ơn
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chia sẻ rất thẳng thắn, cởi mở các vấn đề mà không chỉ nhân sĩ, trí thức mà cả dân tộc đều quan tâm. Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam không lệ thuộc bất cứ vào nước nào khác. Quan điểm này xưa nay vẫn vậy, là nhất quán. Có chăng, là chỉ làm sâu sắc hơn, hiện thực hóa hơn đường lối này.
Với Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào, Việt Nam luôn thể hiện là quốc gia yêu chuộng hòa bình, hữu nghị trên cơ sở bình đẳng. Hòa bình, hữu nghị vốn là truyền thống tốt đẹp của 2 dân tộc có tự muôn đời. Việt Nam luôn quý trọng những gì Trung Quốc giúp đỡ trong thời gian qua. Nhưng, anh giúp tôi, tôi giúp anh. Chúng ta bình đẳng, tôn trọng.
Chủ tịch nước cho rằng, Việt Nam là nước nhỏ nhưng có trí tuệ và kiên định đường lối độc lập tự chủ chứ không ai chỉ dẫn. Nhờ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ nên kinh tế Việt Nam thay da đổi thịt từng ngày.  
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, ông đọc rất kỹ công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Tuy nhiên, không có câu chữ nào cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc.
Về biển Đông, Chủ tịch nước khẳng định, cái gì của chúng ta, có lịch sử, có luật pháp quốc tế công nhận thì đó là của chúng ta. Đời chúng ta đòi không xong thì đời con cháu chúng ta cũng đòi cho bằng được. Chủ tịch khuyên mọi người phải hết sức bình tĩnh, đừng để bị ai khiêu khích.
Về việc Trung Quốc nói từng giúp đỡ Việt Nam trong các giai đoạn khó khăn, trong quá trình giành độc lập, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Đảng và nhân dân Việt Nam không quên sự giúp đỡ nghĩa tình đó. Tuy nhiên, không vì sự giúp đỡ này mà áp đặt.
“Ta không quên ơn bội nghĩa nhưng đừng vì những khẩu súng giúp nhau trong thời chiến tranh mà bắt ta phải nhớ ơn. Họ cũng phải cảm ơn ta, nếu ta không chống xâm lược thì giặc cũng tràn vào họ. Không nên hành xử mang tính chất áp đặt. Mang ơn thì có cách trả ơn chứ không áp đặt”, Chủ tịch Trương Tấn Sang nhấn mạnh.
Công Quang


van hoa
(6/26/2014 6:48:00 PM)
Nếu anh giúp tôi, cớ sao anh giúp xong lại đi xâm chiếm tôi? Chẳng qua đó chỉ là toan tính ích kỷ tham lam của anh mà thôi
Anh dũng
(6/26/2014 6:47:00 PM)
Tôi cho rằng, lệ thuộc kinh tế Trung quốc cũng có nghĩa ta bị xâm lược về kinh tế. Cần phải làm rõ là tại sao Trung quốc với công nghệ lạc hậu lại trúng thầu nhiều dự án từ to đến nhỏ của Việt nam
nguyen tho
(6/26/2014 6:46:00 PM)
TQ giúp VN một nhưng họ đã chiếm của VN hàng trăm ngàn lần rồi, đó là biên giới 1979, hoàng sa, gac ma 1988.......
Lai
(6/26/2014 6:45:00 PM)
Khổng tử nói làm ơn không bao giờ kể ơn và không bao giờ mong người trả ơn. Đã chịu ơn thì chúng ta không bao giờ quên ơn, nhưng TQ xấu chơi thành ra ơn đó đã tự họ đánh mất, gây ai oán lòng người Việt Nam Đừng vin vào chút công lao đó mà toan tính lợi dụng lòng tốt của nhau Trung Quốc nước lớn mà hành xử rất tiểu nhân
dang tran tu
(6/26/2014 6:43:00 PM)
Người Việt Nam hầu hết đều biết rõ về lịch sử Trung Hoa. Từ thời cổ đại đến nay Các thời Kiệt, Trụ, Châu đều chiếm đoạt và thống trị các nước chư hầu. Thời Đông Châu Liệt quốc, Xuân Thu đều xảy ra cá lớn nuốt cá bé, nước lớn dùng mọi mưu chước xâm lấn nước yếu, mục đích chiếm đoạt ngôi thống trị. Tần Thủy Hoàng mưu đồ bá chủ gồm thâu lục quốc, thống trị Trung Hoa Trãi dài theo các triều đại Hán Tống Nguyên Minh Thanh đều mưu đồ bá chủ thiên hạ, xâm chiếm lân bang. Người Việt Nam ai cũng biết qua những cơn bão xâm lăng của Đại Hán, Đại Tống, Đại Nguyên, Đại Minh, Đại Thanh đều Đại bại ở Việt Nam Người dân Trung Hoa từ thời cổ đại, không chịu nỗi sự hà khắc của giai cấp thống trị, bỏ xứ lưu vong khắp nơi trên thế giới, họ cũng đến Việt Nam, sống hòa nhập với người địa phương. Người Việt Nam đều biết bản chất các vương triều Trung Hoa và biết cách đối phó Đại Tướng Võ Nguyên Giáp nói “Từ lo sợ không có trong tư duy quân sự Việt Nam”
Nguyễn Duy Ngọc
(6/26/2014 6:40:00 PM)
Trong mấy nghìn năm họ đã nợ dân tộc ta quá nhiều, chưa trả được thì họ lại tiếp tục mắc nợ .
Ngo chi Minh
(6/26/2014 6:37:00 PM)
Lấy cớ giúp đỡ rồi đòi nộp đất ?
Nguyễn Nguyên
(6/26/2014 6:36:00 PM)
Hoàn toàn ủng hộ thông điệp trước đây của Thủ tướng và nay là tuyên bố của Chủ tịch Nước.
thienbinh55
(6/26/2014 6:30:00 PM)
Giúp VN đánh Mỹ ư? chẳng qua cũng vì lợi ích của họ mà thôi, họ sợ Mỹ nếu chiếm được VN thì thực khó khăn cho họ. Từ xưa tới nay TQ luôn có dã tâm xâm lược VN. vụ chiến tranh biên giới 1979 là ví dụ điển hình.

Tấn Hiệp
(6/26/2014 6:21:00 PM)
Cho thấy: TQ ngày xưa ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ là không thực bụng mà có sự tính toán của họ. Nếu Việt Nam rơi vào tay Mỹ, họ sẽ mất cơ hội để thôn tính VN, việc mà cả ngàn năm lịch sử họ vẫn chưa đạt được. Thứ 2 là việc có Mỹ bên cạnh thực sự là mối đe dọa. Như vậy vừa mượn tay Việt Nam đánh Mỹ vừa lấy đó làm ơn nghĩa để dễ bề thôn tính chúng ta về sau. Bây giờ họ quyết chơi bài ngữa là dùng vũ lực. Giấc mơ Trung Hoa có lẽ chỉ là chiếm biển đông và Việt Nam.
































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: