Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

"Nghịch nhĩ"nhưng hãy đọc:

FB Trương Nhân Tuấn

Kết quả xếp hạng của một tổ chức nước ngoài đặt VN đội sổ về « đóng góp cho nhân loại ». Đây là điều không hề ngạc nhiên.

Tầng lớp tinh hoa của đất nước này đã không có gì đóng góp cho xã hội (mà họ đang sống), thì lớp dân ngu khu đen làm sao có những đóng góp hữu ích cho « nhân loại » ?

VN tràn ngập bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ v.v... nhưng lại hiếm hoi những sản phẩm trí tuệ có giá trị để thúc đẩy việc thăng tiến xã hội. VN có đầy dẫy những viện nghiên cứu nọ kia, nhưng không hề thấy một công trình nào ra hồn được công bố. Bằng cấp ghi đầy danh thiếp, huy chương đeo đỏ ngực... tất cả chỉ để làm cảnh.

Vụ TQ xâm lấn hải phận VN qua giàn khoan 981 lại còn cho ta thấy sự phá sản toàn diện của trí thức Việt Nam.

Ta thấy sự lúng túng đến bất lực của lớp lãnh đạo, mặc dầu tranh chấp HS và TS đã hiện hữu hơn một thế kỷ. Điều này cho ta thấy họ không có một sự chuẩn bị nào để dự phòng những tình huống có thể sẽ xảy ra. Điều này cũng đúng cho tất cả các tổ chức chính trị hay dân sự của người Việt. Không thấy tổ chức nào đưa ra được một « dự án », một chiến lược pháp lý (hay ngoại giao) khả dĩ giải quyết được vấn đề. Hình như họ nghĩ rằng đây không phải là công việc của họ.

Đóng góp cho đất nước còn không xong, làm sao đóng góp cho nhân loại ?

Kiến thức trí thức trong nước, không nói quá, là kiến thức ao tù, nước đọng. Xã hội dĩ nhiên cũng đọng lại như nước trong ao. Điều mĩa mai, đó cũng là niềm « tự hào » của người VN : « dù trong dù sạch ao nhà vẫn hơn ». Người ta biết làm cái đó là sai, nhưng vẫn tiếp tục làm. Lý do trước đã vậy quen rồi, thì bây giờ tiếp tục như vậy. Vô hình trung, trí thức VN điển hình là những con cừu ngoan ngoãn nhất.

Cái sai chồng chất lên cái sai, lại thêm thói ăn sổi ở thì. Sự bùng nổ mạng internet khiến người ta có thói quen đọc những bài viết ngắn. Những « công trình nghiên cứu » do đó cũng mang màu sắc mì ăn liền. (Những công trình dài dẵng năm mười năm không còn giá trị trước một thủ thuật vẽ bản đồ của Google hay của TerraGo.)

Trong khi tâm lý trí thức nói chung vẫn là tâm lý vọng ngoại. Bất cứ cái gì, hễ ông Tây, ông Mỹ, ông Nhật phán là phải đúng. Người ta có thể đánh giá cao (dịch giả) một bài dịch của một tác giả Tây phương trong khi con rất thường (tác giả) cũng như công trình nghiên cứu của một người VN. Rốt cục, để được trọng vọng, người ta chuộng làm « dịch giả », không nhức đầu nghiên cứu lại không mất thời giờ.

VN đang nằm trong vòng xoáy, bị hút xuống đến tận đáy.

Kết quả VN đội sổ, không đóng góp được gì cho thế giới, không gây sự phản đối nào nơi trí thức VN. Xem ra VN sẽ còn giữ hạng đội sổ này lâu dài, ít ra một hai thế hệ nữa.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: