Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

FBI Chống Gián Điệp Trung Quốc Bằng Phim Ảnh

Joshua Philipp, Epoch Times

Actors portraying Chinese spies in a new FBI film, “The Company Man: Protecting America’s Secrets,” examine design documents from a U.S. company. The FBI is making films to educate the public on methods used by foreign spies. (Screenshot from FBI film)
Một diễn viên thủ vai gián điệp Trung Quốc trong một phim mới của FBI tên “The Company Man: Protecting America’s Secrets”. FBI đang làm phim để giáo dục công chúng về các âm mưu gián điệp nước ngoài (ảnh chụp màn hình)

Tưởng tượng rẳng bạn đang ngồi trong một quán bar thượng lưu, suy tư về công việc lương thấp, không vừa ý của mình. Một người đàn ông ăn mặc chỉnh tề ngồi bên cạnh bạn và sau vài mẩu chuyện, kể cho bạn nghe điều gì đó thú vị.
“Một vị trí mới đang trống và hãy đoán xem” ông ta nói. “Anh chính là người mà chúng tôi đang tìm kiếm. Anh thậm chí có thể được thanh toán tiền mặt trước. Đổi lại thì chúng tôi muốn gì? Không gì cả. Chúng tôi chỉ muốn anh thành đạt”.
Những lời đó không phải từ thiên thần cứu cánh của bạn. Chúng là những lời lẽ thường được dùng bởi các ban gián điệp toàn cầu khi cố gắng biến ai đó thành con rối.
Thông qua một số bộ phim, Cục Điều Tra Liên Bang Mỹ (FBI) đang cố gắng giáo dục công chúng về hoạt động gián điệp – đặc biệt là loại hình gián điệp nhắm vào việc lừa gạt người Mỹ và làm hại nền kinh tế Mỹ.
“Nó diễn ra hàng ngày”, một người phát ngôn của FBI yêu cầu được giấu tên cho biết, nói đến những loại hành vi gián điệp chiếu trên các bộ phim. “Một trong những nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ công chúng khỏi các mối đe dọa này”.
Bộ phim mới nhất của FBI, “The Company Man: Protecting America’s Secrets”, dựa trên một câu chuyện có thật, kể về các gián điệp Trung Quốc cố gắng đánh cắp tài sản trí tuệ từ một công ty Mỹ.
Randall Coleman, trợ lý giám đốc bộ phận phản gián của FBI, phát biểu trong một phiên điều trần vào ngày 13 tháng 5, “Trong một vụ án đời thực, một nhóm những kẻ mưu mô đã cố gắng tuyển mộ một nhân viên lâu năm để đánh cắp các bí mật kinh doanh mà bọn họ cần để xây dựng một nhà máy cạnh tranh ở Trung Quốc.
Coleman nói rằng một trong những vấn đề hiện tại với gián điệp kinh tế là các công ty cố gắng giải quyết nó trong nội bộ thay vì viện đến sự thực thi pháp luật.
Ông chia sẻ hy vọng của mình rằng “bộ phim sẽ làm tăng nhận thức của quần chúng về hiểm họa gián điệp kinh tế và khuyến khích họ trình báo các vụ việc gián điệp”.
Thông điệp của bộ phim dài 37 phút là đúng lúc, khi nó trùng thời điểm với một thông báo mới đây của Bộ Tư Pháp và FBI về các cáo buộc tin tặc của quân đội Trung Quốc.
Theo người phát ngôn FBI, việc chọn thời điểm không phải là hữu ý – bộ phim chưa được đưa ra công chúng và đang được chiếu ở các trường đại học và doanh nghiệp. Tuy nhiên, bà và những người khác thấy rằng sự quan tâm đang tăng lên là một điều có giá trị.
Bà nói rằng việc hiểu biết các mối nguy hại từ gián điệp nước ngoài là điều gì đó “mà chúng tôi nghĩ sẽ có ích cho công chúng”. Nói về hoạt động gián điệp kinh tế, cụ thể, bà cho biết thêm “Nó làm tiêu tốn tiền của và việc làm của người dân”.
Về bản chất, hoạt động gián điệp luôn là một thứ bị che giấu khỏi tai mắt quần chúng. Trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, đã có những nỗ lực nhằm giáo dục công chúng về hiểm hoạ từ gián điệp, nhưng cho đến gần đây thì đề tài này gần như biến mất khỏi ra-đa công chúng.
Các bộ phim gián điệp
Các bộ phim của FBI về cơ bản giống với những bộ phim Chiến Tranh Lạnh ngày xưa về các mối nguy gián điệp, chỉ khác ở chỗ được làm theo các chuẩn mực chuyên nghiệp hiện nay. Những điều họ tiết lộ là các phương pháp thường dùng bởi các gián điệp.
FBI gọi vụ án được khắc họa trong bộ phim mới nhất của mình, “Game of Pawns”, là “một vụ án trong sách giáo khoa về sự tuyển mộ”. Nó kể về câu chuyện có thật của Glenn Duffie Shriver, người từng du học ở Thượng Hải vào năm 2004, và được các gián điệp Trung Quốc chiêu mộ.
Bộ phim trước đó của FBI là “Betrayed”. Bộ phim ngắn đoạt giải Emmy về một nhân viên chính phủ làm gián điệp, có mục đích là để đưa ra các dấu hiệu cảnh báo rằng một người đồng nghiệp có thể bị mua chuộc bởi gián điệp nước ngoài.
Trong số các bộ phim, chỉ duy nhất “Game of Pawns” là được phổ biến ra công chúng. Người phát ngôn FBI nói rằng họ đã đăng bộ phim lên YouTube bởi nó được dự định dành cho du học sinh đại học. Sự thành công trên mạng của bộ phim, với hơn 77,000 lượt xem hiện tại, làm họ cân nhắc đến việc phát hành rộng rãi hơn bộ phim mới nhất của mình.
Trên tổng thể, đề tài gián điệp đã trở nên nổi bật và sẽ chỉ phát triển từ đây. Nhận thức của công chúng về hoạt động gián điệp toàn cầu hiện đang bắt đầu vượt ra ngoài những gì được tiết lộ bởi cựu nhân viên NSA Edward Snowden, và một bức tranh hoàn chỉnh hơn đang được vẽ lên.
“Những kẻ thù và đối thủ nước ngoài của chúng ta đang quyết tâm đoạt lấy, đánh cắp hoặc chuyển đi một phạm vi rộng các bí mật kinh doanh mà trong đó nước Mỹ duy trì một lợi thế đổi mới đáng tin cậy”, Coleman phát biểu trong phiên điều trần gần đây.
Ông nói rằng, tiếp đến, các công sẽ cần trở nên chủ động hơn trong việc trình báo hoạt động gián điệp và các nhân viên sẽ cần được giáo dục tốt hơn về các biện pháp của gián điệp nước ngoài.
Ông nói thêm, “Bảo vệ nền kinh tế quốc gia từ hiểm họa này không phải là điều mà FBI có thể tự mình hoàn thành”.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: