Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Gỉ gì ri, cái gì cũng sợ..mới làm nhà báo được!


NHÀ BÁO SỢ GÌ NHẤT?

Sắp đến Ngày nhà báo VN 21/6, bèn đăng lại bài báo của mình đã đăng trên Tạp chí Nhà báo và Công luận 12 năm trước, vì thấy cũng vẫn ...  "nguyên giá trị thời sự" :D :D :D 

NHÀ BÁO SỢ GÌ NHẤT?
Thanh Hằng

Không ít người "ngoài ngành" cứ tưởng rằng, phàm đã làm nhà báo thì cứ thích gì nói nấy và chả biết sợ là gì.Thế nhưng, kinh nghiệm làm báo 15 năm cho tôi thấy, khó khăn, gian khổ, cánhbáo chí chẳng hề sợ, nhưng có những điều tưởng như đơn giản thì lại là nỗi"e dè" của người làm báo. Một trong những điều đó là việc sợ sếphay...giật mình. Có nhiều chuyện, nhưng xin chỉ kể ra một vài kỷ niệm thời giantôi còn công tác tại một tờ báo mà thôi

Đầu năm ngoái, cô bạn đồng nghiệp trongtoà soạn viết một tiểu phẩm cho chuyên mục "Chuyện cuối tuần" cuảbáo. Nói một cách công bằng thì đó là một bài báo không có gì gây ấn tượng, vìchỉ nói chung chung về một anh cán bộ quản lý thị trường kể cho vợ nghe việcbắt giữ vụ phi phạm lâm luật coi như "xôi hỏng, bỏng không" vì ngaylập tức có một cú phôn của một cán bộ cấp trên can thiệp. Bài báo không hề duydanh định nghĩa và mang tính văn nghệ nhiều. Thế nhưng, chỉ sau khi báo ra vàigiờ, một cú điện thoại nào đó khiến BBT lập tức có một một cuộc họp khẩn, đểrồi tiếp đó là một cuộc họp toàn cơ quan kiểm điểm tác giả bài báo. Cơ quan ngơ ngác nghe kết luận là bài báo có sai sót về chính trị(!?). Không dễ chấp thuậnnhững lý lẽ của BBT đưa ra với ý định sẽ kỷ luật nặng tác giả bài báo, đồngthời ghi lý lịch, nhiều phóng viên có thâm niên đã viện dẫn đủ điều luật nọ,luật kia ra để bảo vệ đồng nghiệp. Song, lệnh "trên" đưa xuống đố aidám trái. Thế là, dù chẳng vi phạm luật báo chí hay bất cứ điều luật nào củanước CHXHCNVN, đồng nghiệp của tôi vẫn phải nhận một mức án kỷ luật (còn nhữngngười ký duyệt đăng bài báo "sai sót về chính trị" thì ...vô can(!?))
Mãi vài ngày sau, qua một nguồn thạo tin,chúng tôi mới biết lý do: Tình cờ, câu chuyện mà cô phóng viên nọ viết lại naná với một câu chuyện thật về vụ vi phạm đã được một vị "sếp" ..."bảo kê". Thế là, "sếp" cho rằng, phóng viên nọ dám"móc máy" sếp. Và đã như thế thì phải xử lý. Một cú điện thoại là mọisự như sắp đặt. Có gì đâu! Lỗi là ở chính phóng viên kia. Ai bảo dám tưởngtượng như thật khiến "sếp" giật mình! Nhưng chúng tôi cũng tiếc mãicho cô bạn: Giá mà sếp cứng bóng vía một tí thì tác giả bài báo đâu đến nỗi!Thế mới biết, ở với cấp trên mà "có tật...giật mình" cũng nguy hiểmcho nhà báo ra phết đấy!
Câu chuyện kia chưa kịp nguôi thì đếnlượt tôi suýt "dính chưởng". Với những tài liệu thu thập được cùngthực tế điêù tra, tôi viết một phóng sự 2 kỳ về việc làm trái nguyên tắc trongmột dự án xây dựng cơ bản trên phạm vi toàn địa bàn mà các đại biểu HĐND đã đưara nhiều lần nhưng chẳng khác gì "ném đá ao bèo". Được Tổng biên tập"bật đèn xanh", tôi hoàn thành bài viết rất nhanh và với những tưliệu đầy đủ đến mức hoàn hảo, tôi yên chí "rung đùi" chờ... bị kiện để"tung chưởng" tiếp. Nhưng chờ mãi, chờ đến 2 tuần vẫn không thấy bàibáo ra, hỏi thì được Tổng biên tập trả lời với một cái chép miệng rất tội:"Thôi, thông cảm cho anh! Không đăng được em ạ!"  Tiếc hùi hụi công sức khó nhọc gần 2 thángtrời về các tận vùng sâu, vùng xa thu thập tư liệu, ghi âm, chụp ảnh, nhất làđã nhận được sự tin tưởng của bà con ở cơ sở vào nhà báo sẽ phanh phui sự gianlận của mấy công ty xây dựng thi công các công trình, tôi lẳng lặng "vượttuyến", gửi bài đến báo khác.
Bài báo ra, chả hiểu cấp trên phôn phiếc những gì mà tôi lại được một "sếp phó" gọi lên giáo huấn:"Làm như thế là không được vì cơ quan phải quản phóng viên. Gửi bài đi đâulà phải xin ý kiến BBT." Tấm gương tày liếp của đồng nghiệp khiến tôi hoảng quá! Phen này, "đứt" đến nơi rồi! Toát mồ hôi hột nhưng tôi cũng phải lấy "lá bùa hộ mệnh" là Luật báo chí ra để khẳng định mình không vi phạm bất cứ điều nào. Ơn trời, mấy năm phụ trách mảng nội chính, lại hay viết các phóng sự điều tra về các vụ việc tiêu cực, nên tôi cũng nghiên cứu và nắm được kha khá luật để tự làm luật sư bảo vệ cho chính mình. Nếu không, chả biết điều gì sẽ đến, cho dù tôi đúng 100%. Tôi quyết định điều tra ngược để tìm nguyên nhân bị nhắc nhở: Thì ra, một thủ trưởng cấp chủ quản của báo tôikhông đồng ý cho đăng, giản đơn chỉ vì bà phụ trách khối có vụ việc "đángtiếc" kia nên không muốn "vạch áo cho người xem lưng" - nhất làkhi cuộc bầu cử mà bà ứng cử lại sắp tới rồi. Một cấp dưới của bà "bậtmí": bà có liên quan đến món "hoa hồng" trong vụ ấy! Còn tôi thìlại biết thêm một bài học nữa về việc sếp "có tật giật mình"!
Một thời gian sau, tôi gấp rút chuẩn bịtư liệu cho một số bài báo về công tác quản lý yếu kém của một đơn vị dẫn đếnvụ tham ô nửa tỷ đồng. Hơn tất cả mọi lần, tôi kỳ công thu thập tư liệu từnhững chi tiết nhỏ nhất để làm tư liệu "chống kiện" vì tôi biết đâylà một vụ liên quan đến nhiều người có "máu mặt". Dĩ nhiên, quá trìnhđiều tra khó thể bí mật được. Và thế là,khi bài báo chuẩn bị lên khuôn, Toà sọan bỗng lại nhận được một công văn"hoả tốc" yêu cầu không được đăng báo một số vấn đề cụ thể, trong đó,nhấn mạnh "không được đăng những vụ việc tiêu cực".Công văn đó lập tức gây sự xôn xao trong anh em phóng viên: Nếu khôngđăng những bài chống tiêu cực thì vai trò đấu tranh của báo chí để đâu? Ai sẽlà người lên tiếng nếu không là báo chí?
Thế nhưng, tranh luận vẫn chỉ là tranhluận, vì người quyết định cuối cùng không phải là chúng tôi. Một chút tiếc chocông lao tâm khổ tứ  vụ việc cũng có, nhưng thẳm sâu hơn là mộtnỗi buồn. 
Nhưng sau, tôi bỗng tìm ra một cách lý giải để giúp mình... bớt buồn:Có gì đâu! Lại sắp đến một kỳ bầu cử nữa mà. Và hẳn là "ai đó" cũngcó tật ... giật mình!

(Nếu có "chạm" đến ai, xin thứ lỗi cho nhà cháu, vì dù sao cũng là chuyện qua rồi :D )
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: