Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Câu chuyện của anh TN hơn bốn năm trước, còn bây giờ thì sao?

tinnhiem

Phía sau cổng Lào Cai là cổng Hà Khẩu
Việt nam và Trung Quốc có chung đường biên giới khá dài, đa phần đi qua những nơi hiểm trở. Nhưng từ Lào Cai qua Hà Khẩu, cách nhau chỉ một bước chân.Hai bên rất gần nhau, thuộc hai tỉnh nghèo của hai nước. Nhưng lại cách xa nhau về phát triển.

Ranh giới, chỉ một bước chân. Cùng màu xanh, hai sắc khác nhau, nhìn kỹ thấy bên VN cũ hơn
Từ năm 1990, hai bên xuất phát như nhau, Lào Cai dường như mạnh hơn; Hà Khẩu, chỉ là một huyện tự trị của người dân tộc. Vậy mà, sau 20 năm họ đã tiến lên thành một khu vực hiện đại, ta thì còn trồng rừng và hoang hoá.
Hà Khẩu hiện nay vẫn là khu vực nghèo của Trung Quốc, nhưng nhà cửa, phố xá, cao to kéo dài vài cây số, tấp nập người mua bán, du ngoạn, dù chẳng có một cảnh đẹp tự nhiên nào. Hàng hoá hết sức đa dạng cái gì cũng có, kể cả… hàng phụ trợ tình dục… bán đầy chợ. Còn có một trung tâm mua bán tình dục, người bán phần lớn đều từ Việt Nam, giá bán rẻ quá càng xúi người mua tấp nập; ban ngày người Việt mua nhiều hơn, ban đêm thì ngược lại.


Cửa hàng bán đủ thứ đồ chơi, kể cả dụng cụ hỗ trợ tình dục...
Bên Việt Nam vẫn yên tĩnh như mọi ngày… nhưng nhanh nhẹn làm mọi thủ tục cho công dân, du khách sang Hà Khẩu mua bán, tạo thêm phồn vinh nhộn nhịp cho bạn.

Phố Lào Cai
Lãnh đạo bạn nhạy bén hơn ta, họ có chủ trương rất linh hoạt, thay đổi thường xuyên theo nhịp độ phát triển, còn ta có lẽ ít quan tâm đến biên giới. Du khách chúng ta mua hàng ào ạt đem về xuôi, doanh nhân Việt cũng thích kinh doanh hàng của bạn, đội quân cửu vạn của chúng ta đã góp phần làm cho hàng hoá của bạn trôi mạnh về phía ta. Gọi là biên mậu, nhưng hàng từ tiểu thành đại, tiền bạc và lợi tức chảy nhanh về phía bạn.


Tách hàng thành từng chuyến xe thồ, sau khi thông quan gom thành xe tải chở về xuôi
Tổng giá trị xuất khẩu của họ thường gấp đôi, gấp ba lần ta. Ta bán cho họ nguyên liệu thô, quặng mỏ, họ đưa sang những sản phẩm chế biến từ nguyên liệu của ta…và đủ thứ hàng hiệu... giả trên thế giới này!!! Ta chỉ cân bằng được mặt hàng trái cây và giày dép. Riêng giày dép, chỉ mỗi anh Biti’s dám mở một cửa hàng quy mô lớn tại Lào Cai để tiếp thị sản phẩm.

Chỉ mỗi Biti's xây cửa hàng đối diện Hà Khẩu
Ở Phía Nam, ta có cửa khẩu Mộc Bài. Bạn Campuchia, kinh tế có vẻ yếu hơn ta, vậy mà họ dám đầu tư hàng chục casino cỡ lớn, nhằm thu hút tiền bạc và du khách của ta, kết quả ta lại đem tiền qua nộp cho họ… Ta lại cho mở cửa hàng miển thuế để câu khách, khách thì có nhiều, nhưng khách giả nhiều hơn, cố tuồn hàng giá thấp về Sài Gòn bán giá cao hơn, ta bị thiệt hại kép!
Ở Hà Khẩu hay Mộc Bài, bạn rất quan tâm đến khách của ta từ dân nghèo đến du lịch, và cả dân ăn chơi…tất cả họ đều cho phát triển trên đất họ, kể cả cờ bạc và mại dâm…, dân ta lại thích nhập cuộc chơi này, để mang tiền và cả thân xác ra giúp họ. Ta đóng góp cho bạn phát triển mạnh, còn ta cứ mãi trồng rừng. !!!

Hai bên sông Hồng, ranh giới hai nước, là hai cảnh khác nhau

Dù chỉ hai khách họ vẫn phục vụ
Nhìn cảnh nhân dân hai nước qua lại nhộn nhịp trong thanh bình, thấy vui, nhưng ta qua bạn nhiều hơn. Tương lai, sao lắm nỗi niềm: Taị sao ta chậm hơn bạn?, sao ta lại cuốn vào những chủ trương của bạn một cách thật thà vậy? Ta không có một sách lược nào để thu hút vốn của họ sao? Hy vọng các vị lãnh đạo có cái nhìn thực tế hơn để chuyển biến được tình hình.
Từ biên giới, Có lẽ nên nói thêm về Cửa Nam Quan. Đất nước Việt Nam từ Nam Quan đến mũi Cà Mau ai cũng biết. Ranh giới hiện nay có thể thụt vào hơn xưa do hiệp định biên giới giữa hai nước. Nhưng cửa Nam Quan như Hà Khẩu bây giờ là do bạn xây, cửa ấy nằm trên đất bạn.
Ở Nam Quan, xưa kia ta cũng có cửa Ngưỡng Đức, nhưng tên này ít ai biết, Nam Quan mọi người biết nhiều hơn. Như Hà Khẩu là của bạn, nhưng ta thường nói đến Hà Khẩu, chứ không nói gì đến Lào Cai của ta. Lâu dài, quen dần có thể nói Hà Khẩu là của ta luôn cho tiện.
Cửa khẩu Mộc Bài, bạn Khờ Me cũng kêu tên Mộc Bài (địa phận BaiVet), cứ như Mộc Bài là của Camphuchia vậy, dù nơi đó có hai cửa khẩu xây rất khác nhau. Chuyện này là rõ ràng, nhưng còn hiểu lầm là do cách gọi tên địa danh trùng với tên cửa khẩu.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: