>> Cuộc sống xa hoa như ông hoàng của... tù nhân ở Na Uy
>> 8 đội vào đến tứ kết World Cup 2014 đều nhờ... sex!
Đọc xong entry Sẽ đến lúc muốn làm người Triều Tiên của blogger Thịnhbabel, có điều gì đó thật khó tả, vừa có cảm giác hy vọng, vừa có cảm giác thất vọng. Làm sao không hy vọng được khi một đảng viên, một nhà báo kì cựu như anh viết lên được những dòng chữ như thế này.
>> 8 đội vào đến tứ kết World Cup 2014 đều nhờ... sex!
Đọc xong entry Sẽ đến lúc muốn làm người Triều Tiên của blogger Thịnhbabel, có điều gì đó thật khó tả, vừa có cảm giác hy vọng, vừa có cảm giác thất vọng. Làm sao không hy vọng được khi một đảng viên, một nhà báo kì cựu như anh viết lên được những dòng chữ như thế này.
" ... Giật mình là vì họ vẫn còn kính yêu lãnh tụ của họ. Đừng cười, hãy nghĩ lại mà coi, bây giờ, ta có yêu kính lãnh đạo đến như thế không? Hay thử hỏi, cũng khá lâu rồi, khi nghe vị nào đó qua đời, có ai trong chúng ta rơi lệ? Lại hỏi, vì sao? ...
Tôi cũng phục họ rất công khai, Đảng toàn quyền thì cứ nói lãnh tụ cao nhất toàn quyền, Kim Jong-il được kế vị thì nói ra là sẽ kế vị và thực tế là đã kế vị. Không vòng vo Tam Quốc (để chạy đôn chạy đáo), không đổ cho "tập thể" ...
MP
Tôi cũng phục họ rất công khai, Đảng toàn quyền thì cứ nói lãnh tụ cao nhất toàn quyền, Kim Jong-il được kế vị thì nói ra là sẽ kế vị và thực tế là đã kế vị. Không vòng vo Tam Quốc (để chạy đôn chạy đáo), không đổ cho "tập thể" ...
Tôi nghĩ cuối cùng cũng thế thôi, ăn uống để sống chẳng đáng bao nhiêu. Hiếp đáp, bòn rút của người khác (kể cả việc bán nước từng phần -cách nói của Nguyễn Duy) không cần đến cả liêm sĩ, cuối cùng của cải cũng chẳng để làm gì, chỉ để tiếng cho đời nguyền rủa ...
Trong lúc, tôi thấy mỗi lần quan chức nào đó ở các ngành trên trung ương về địa phương mang theo vợ con, thậm chí là bà con nội ngoại bắt các tỉnh phải cung phụng, lại còn tinh tướng chê hết cái này cái kia, tôi thấy họ không có liêm sĩ. Họ không biết dù phải cung phụng nhưng trong lòng những người cung phụng (kể cả người phục vụ) coi họ chẳng là cái đinh gì ...
Họ không ve vãn, lúc thằng này, lúc thằng kia như một con điếm lại luôn mồm nhân phẩm ..."
Đọc nghe sướng thật!
Nhưng rồi toàn bài vẫn toát lên một sự thất vọng, chợt nhớ đến "Nghịch lý Quảng Bình" của nhà báo tự do Xuân Bình, thầm thích thú một mình. Trong một entry blog mình, anh Thịnh từng tâm sự anh chỉ muốn làm một chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, nhưng xem ra, cái tư tưởng ấy có vấn đề rồi, cũng xin anh bỏ qua cho tui cái tính ngạo mạn, góp bàn tí chút.
Nhưng rồi toàn bài vẫn toát lên một sự thất vọng, chợt nhớ đến "Nghịch lý Quảng Bình" của nhà báo tự do Xuân Bình, thầm thích thú một mình. Trong một entry blog mình, anh Thịnh từng tâm sự anh chỉ muốn làm một chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, nhưng xem ra, cái tư tưởng ấy có vấn đề rồi, cũng xin anh bỏ qua cho tui cái tính ngạo mạn, góp bàn tí chút.
- Nếu như anh viết ... giàu để làm gì, trẻ và giàu như Mark Zuckerberg là cùng, thì cũng qua Việt Nam cưỡi trâu và chơi trò bịt mắt bắt dê ... Thưa anh, người Việt Nam muốn giàu để đi du lịch qua Mỹ ngắm tượng Nữ thần Tự do, qua Pháp để ngắm Tháp Eiffel, qua Nhật ngắm núi Phú Sĩ, qua Trung Quốc để ngắm cái chuồng gà dán hình ông Mao... và cuối cùng để tìm hiểu nguyên nhân vì sao bọn đế quốc, thực dân, phát xít, bành trướng bá quyền ấy đã đến và làm khổ Việt Nam trong quá khứ nhiều như thế. Khát khao thịnh vượng là chính đáng anh à, quan trọng là cách làm như thế nào thôi.
- Nếu như anh viết ... không ai chết vì không có điện thoại di động, cũng không ai chết vì không có Internet ... Thưa anh, đúng như vậy, không ai chết vì không có những thứ ấy, kể cả không có áo quần, nhưng người Việt Nam bình thường không ai lại cởi truồng đi ra ngoài đường. Anh đã từng tác nghiệp tại báo Quảng Bình và nay là báo Thanh Niên. So với hơn 700 tờ báo trong nước, báo Thanh Niên khác gì là " chiếc di động hiện đại nhất, internet tốc độ cao nhất " trong hệ quy chiếu môi trường, phương tiện, phong cách làm việc và tiếng tăm. Ví dụ, một lần nữa, nếu cho anh chọn lựa làm việc ở báo Quảng Bình và báo Thanh Niên, anh sẽ chọn nơi nào?
- Nếu như anh viết ... dân tộc Triều Tiên giàu liêm sĩ. Nghèo thì nghèo, mày đừng hòng đụng đến tao.Tao có thể nhịn ăn để làm vũ khí hạt nhân, mày hãy coi chừng, tao không đụng đến mày thì thôi ... Thưa anh, một dân tộc liêm sĩ không bao giờ chịu nhịn đói, cày cuốc khổ cực để chỉ phục vụ quyền lợi cho một nhóm người, một dân tộc liêm sĩ không bao giờ cứ ai "cù lét" một tí lại giẩy nẩy lên, dọa "đánh" người anh em ruột thịt máu mũ của mình, một dân tộc liêm sĩ không thể nhịn đói để làm ra cái vũ khí mà khi bắn ra nó có thể giết hại hàng loạt sinh linh vô tội, một dân tộc liêm sĩ không chấp nhận nghèo đói để ngữa tay xin viện trợ lương thực, họ là một dân tộc có tài thực sự nhưng bất lực, bế tắc vì bạo tàn quyền lực. Không riêng gì tui, đa số những người tiến bộ trên thế giới mong muốn và tin rằng họ sẽ thoát ra hoàn cảnh đó và trở nên giàu sang thịnh vượng.
- Nếu như anh viết ...toàn đất nước Triều Tiên biến thành một bảo tàng lớn, sống động, lấy nguồn thu chính từ khoáng sản và du lịch ... Thưa anh, như tui đã viết trong entry "Tản mạn sau cái chết của nhà độc tài", luật pháp không cấm ai ước mơ, nhưng ước mơ muốn biến Bắc Triều Tiên thành một viện bảo tàng XHCN nguyên thủy chỉ để thế giới xem chơi thì... nhẫn tâm quá. Anh cũng đã từng sống qua thời đó rồi, tự ngẫm nghĩ mà so sánh. Ở Việt Nam, một trong những nổi buồn nhất là bán tài nguyên khoán sản, thế mà anh lại đem nổi buồn ấy cấy cho nước họ. Còn muốn làm du lịch thành công, muốn người ta biết đến nhiều thì phải mưu mẹo, lừa lọc giống như anh không muốn mà cũng phải làm tuyên truyền viên cho Vịnh Ha Long đấy thôi. Giỡn vậy để mà nói rằng, làm du lịch cũng là kinh tế thị trường, cũng phải cạnh trạnh gây gắt lắm.
Còn anh sẽ hay không sẽ làm người Triều Tiên thì tùy. Như anh từng tuyên bố sống vì vợ vì con là không hèn, một người sống vì vợ vì con như anh thì nếu những thành viên ấy không chịu qua nơi đó sống, đoán là anh sẽ không đi một mình đâu.
Hy vọng và thất vọng của tui là thế, tự an ủi mình rằng chắc anh ấy hài hước mà thôi.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét