Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

NHÀ CHÍNH TRỊ THÔNG THÁI – HIỆU ỨNG TÍCH CỰC

    Xin chào, buổi sáng của các bạn thế nào? Tối qua trước khi ngủ, tôi đã đọc lại cuốn ‘How to Win Friends and Influence People’ của Dale Carnegie. Nhìn vào các cuộc xung đột trong vài ngày qua, tôi đã nhận ra vài điều này.
1. Con người không thích nghe tiêu cực, họ có thiện cảm với tích cực hơn.
2. Quan điểm tiêu và tích cực thật ra là 2 mặt của 1 đồng xu. Nghĩa là nó đồng nghĩa, nhưng tùy theo quan điểm của mỗi người.
Vậy nguyên lý này liên quan gì tới chính trị, rất nhiều đó chứ. Hãy nghĩ đến cách Barack Obama và Donald Trump đã sử dụng để chinh phục đám đông, đội ngũ marketing của họ đã thực hiện nguyên lý trên. Tại sao bạn không làm điều tương tự.
Tôi xin ví dụ. Nếu bạn nói: “ĐMCS” hay “Tôi chống CNXH,” xác suất cao là người ta sẽ xa lánh bạn, họ sẽ phản ứng rất tiêu cực. Nhưng nếu bạn nói: “Tôi ủng hộ kinh tế thị trường” hay “Nhà nước nên mở rộng kinh tế tư nhân,” thì gần như tất cả mọi người sẽ đồng ý với bạn. Nên nhớ “Chống CNXH” và “Ủng hộ tư bản” là 2 mặt của 1 đồng xu, nó y chang nhau, nhưng tác động thì vô cùng khác.
Hãy suy ngẫm về cách phản ứng của một số bạn về chiến thắng của U23 Việt Nam và phản ứng tiêu cực của đám đông đối với thông điệp đó.
1. “Có gì đâu làm thấy ghê, đá banh thôi mà.”
2. “Ngày xưa VNCH không có đối thủ, giờ Việt Nam mới chơi được vậy.”
3. “Các bạn vô cảm quá, đất nước các bạn có quá trời vấn đề mà bạn không quan tâm, ở đó mà đá banh.”
4. “Áo cậu thủ mặc mang cờ CS. Chiến thắng của đội tuyển Việt Nam là chiến thắng cho CS, đây là cách họ mị dân.”
Nói vậy không có gì sai cả, đó là quan điểm cá nhân, tôi hoàn toàn ủng hộ, các bạn nói rất đúng. Nhưng hãy suy ngẫm lại nguyên lý “hiệu ứng tích cực” tôi đã nói ở trên xem. Thay vì nói những câu tiêu cực trên, thì các bạn có thể nói những điều sau. Nó có ý nghĩa y chang, chỉ khác ở lập trường:
1. “Các bạn thấy chưa? Trí tuệ và sức mạnh Việt Nam có thua kém ai đâu. Trước đây vì nhà nước kiểm soát bóng đá nên chúng ta không phát triển được. Kể từ khi tư nhân hóa thể thao và phát triển theo thị trường, kết quả khác liền.”
2. “Bài học ở đây là muốn phát triển đất nước hay kinh tế thì phải lấy tư nhân làm nền tảng. Phải cho dân tự do để sáng tạo. Chỉ như vậy mới khai thác triệt để tài năng.”
3. “Ngày xưa theo CNXH dân ốm đói nên cầu thủ ốm và sức yếu. Giờ theo kinh tế thị trường thì chiều cao tăng, sức khỏe cũng vậy. Nhìn tụi trẻ chạy suốt trận đã thiệt.”
Các bạn thấy sự khác biệt chưa? Dù là 2 mặt của 1 đồng xu, nhưng cách tích cực nó lôi kéo người khác và khiến họ có thiện cảm với bạn. Còn cách kia thì không, không những vậy, nó còn làm người ta ghét bạn.
Giờ bạn nghĩ bạn là người thẳng tính, có thể, nhưng trong mắt người khác thì bạn là người vô duyên. Nếu muốn tiếp cận đám đông, phải hiểu tâm lý. Nếu muốn quảng bá lập trường chính trị, phải hiểu hiệu ứng lan truyền. Và nếu muốn chinh phuc lòng người khác, bạn phải tìm cách lôi kéo và cuốn hút chứ không thể chửi rồi cho rằng mình đúng.
Khi các bạn làm điều trên, các bạn sẽ trông rất dễ thương. Nhiều bạn có lòng tốt mà không biết áp dụng nguyên lý trên, nên người ta thương không được. Mục đích của chính trị là lôi kéo người khác, khi bạn làm người ta ghét thì bạn thất bại rồi. Đúng không nè. Hãy trở thành một nhà chính trị thông thái dễ thương.
Đó là tác động của Hiệu Ứng Tích Cực. Tôi là Ku Búa, đã tới giờ chạy xe ôm, cảm ơn các bạn đã đọc.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: