Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

11 nước 'sẽ ký CPTPP vào tháng Ba'


12 bộ trưởng cùng Cựu thủ tướng New Zealand John Key trước một buổi đàm phán TPP hồi tháng 2/2016, khi Hoa Kỳ vẫn còn là một thành viênBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image caption12 bộ trưởng cùng cựu thủ tướng New Zealand John Key sau một buổi đàm phán TPP hồi tháng 2/2016, khi Hoa Kỳ vẫn còn là một thành viên
Quan chức 11 quốc gia thành viên của Thái Bình Dương vừa kết thúc phiên đàm phán CPTPP và dự kiến sẽ chính thức ký kết vào tháng Ba tại Chile.
Theo AFP, Thủ tướng Canada Justin Trudeau gọi hiệp định này là "một thỏa thuận đúng đắn" và CPTPP đánh dấu "ngày của nền thương mại tiến bộ trên thế giới."
Trong hai hôm 22-23/1, các quan chức thương mại của 11 nước đã hội đàm tại Tokyo để giải quyết các vấn đề còn vướng mắc giữa các bên.

Việt Nam có những vướng mắc gì?

Theo báo Thanh Niên, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nói hôm 23/1 rằng phía Mexico đã yêu cầu Việt Nam cải cách vấn đề quyền để người lao động đàm phán tập thể và thành lập công đoàn công sở.
Nhưng ông Tuấn Anh lập luận rằng với trình độ của Việt Nam, cộng với quy trình làm luật của Việt Nam thì cần thời gian nhất định để thực thi các điều kiện này.
Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh (trái) bắt tay với Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi sau buổi họp báo về TPP trưa 11/11Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh (trái) và Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi sau buổi họp báo về TPP trưa 11/11
Vì vậy theo thỏa thuận sau đàm phán, Việt Nam sẽ có khoảng 5 năm "miễn trừ trừng phạt thương mại" và thêm hai năm "rà soát pháp lý."
"Với nỗ lực của nước chủ nhà Việt Nam cùng với sự tích cực của Nhật thì các nước CPTPP cũng đã đi đến thống nhất và ghi nhận những điểm khác biệt về cơ chế giám sát dệt may, tranh chấp lao động và công đoàn, sở hữu trí tuệ, khác biệt văn hóa."
Thêm vào đó, theo ông, CPTPP có thể sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng thêm khoảng 2% GDP.

Vẫn mở cửa chào đón Hoa Kỳ?

Theo Reuters, Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi nói CPTPP hay TPP-11 sẽ là "động lực vượt qua chủ nghĩa bảo hộ" đang nổi lên ở một số nơi trên thế giới.
Ông nói rằng Nhật Bản sẽ giải thích tầm quan trọng của thỏa thuận này với Washington với hi vọng có thể thuyết phục Hoa Kỳ tham gia trở lại.
Thủ tướng Úc Malcom Turnbull nói vào tuần trước rằng thỏa thuận mới vẫn sẽ vẫn mở cửa chào đón sự tái gia nhập của Hoa Kỳ.
Việt Nam bị yêu cầu cải cách quyền của người lao độngBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/GETTY IMAGES
Image captionViệt Nam bị các nước thành viên CPTPP yêu cầu cải cách quyền của người lao động
Kể từ khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP, Nhật Bản thay thế vai trò dẫn dắt thúc đẩy các bên đạt đến thỏa thuận.
Đây cũng là một chiến thắng cho chính phủ của ông Shinzo Abe, người cho rằng hiệp định này sẽ thúc đẩy phát triển và cải cách cho Nhật Bản.
Ông Abe cũng cho rằng CPTPP là biểu tượng của sự cam kết cho một thị trường thương mại tự do và đa phương trong bối cảnh Tổng thống Trump ưu tiên chính sách "Nước Mỹ trên hết".

TPP thành CPTPP như thế nào?

Hồi tháng Một 2017, ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump ra quyết định rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định của 12 nước thành viên thuộc Thái Bình Dương.
TPP, trở thành TPP-11 và đổi tên thành CPTPP tại Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra tại Việt Nam vào tháng 11.
CPTPP, đầy đủ là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, đã thay thế Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
TPP 'được soạn thảo rất dở', theo GS Jenik Radon
Hiện tại có 11 thành viên từ các nước: Canada, Úc, Brunei, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Khi đó các bộ trưởng thương mại đã gần như thống nhất về các nguyên tắc cơ bản và quyết định đi đến thỏa thuận dù không có Hoa Kỳ.
Nhưng vì các yêu cầu về các chính sách bảo vệ việc làm và môi trường của Canada, khiến buổi đàm phán cuối cùng không thành công.
Nhưng hôm 23/1, Reuters dẫn lời ông Motegi nói, Việt Nam và Canada sẽ trao đổi thư từ với các bên liên quan về các vấn đề trên tại buổi ký kết.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: