Ông Mattis đã cảm ơn ban lãnh đạo Việt Nam vì họ đã ủng hộ lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc chống lại Bắc Hàn, mặc dù, như ông nói, quyết định này đã dẫn đến những hậu quả kinh tế vì Việt Nam không còn khả năng nhập khẩu than rẻ tiền từ Triều Tiên. Hai bên đã thảo luận vấn đề tìm kiếm hài cốt lính Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, mà đây là lần đầu tiên ông đến thăm Việt Nam, đã làm quen với lịch sử và văn hoá của đất nước.
Song, mục tiêu chính trong chuyến thăm Việt Nam của ông Mattis, cũng như trong chuyến thăm Indonesia, là tăng cường các mối quan hệ quân sự và chính trị với các nước Đông Nam Á. Và Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong tiến trình này. Trước thềm chuyến công du, ông Mattis đã tuyên bố rằng, vị trí địa lý đặc biệt khiến Việt Nam đóng vai trò then chốt tại Biển Đông, biến Việt Nam thành một cầu thủ quan trọng trong các cuộc tranh chấp với Trung Quốc xung quanh các đảo và các thực thể trên biển.
© REUTERS/ KHAM Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch trong cuộc họp tại Hà Nội
"Việt Nam có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong khu vực, do đó đối với Việt Nam tự do hàng hải và khả năng tiếp cận Biển Đông có ý nghĩa quyết định về mặt kinh tế và, tất nhiên, trong lĩnh vực đảm bảo an ninh", — Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ "chăm sóc" đến lợi ích của Việt Nam.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, giáo sư Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các nước Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương của Viện Phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) cho biết: "Chuyến công du của James Mattis và những lời tuyên bố như vậy là một biểu hiện rõ ràng của chính sách xây dựng hàng rào (hedge policy) mà Mỹ đang thực thi". "Chính sách này là gì? Hoa Kỳ đang tập trung nỗ lực để giữ vai trò chủ đạo trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, họ cố gắng tạo ra vòng vây bao quanh Trung Quốc, để xung quanh Trung Quốc có các quốc gia có thể đối phó với sức mạnh ngày càng tăng và những tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh.
Washington có ý định đấu tranh với Trung Quốc bằng bàn tay của người khác, họ phớt lờ lợi ích của các quốc gia nhỏ và vừa trong khu vực nằm giữa hai siêu cường.
© REUTERS/ KHAM Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis tại Hà Nội
Việt Nam và Trung Quốc có những mối quan hệ chặt chẽ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Và Việt Nam không muốn gây ra cuộc đối đầu trực tiếp với nước láng giềng phía Bắc. Trong điều kiện này Hà Nội hành động linh hoạt và rất thận trọng để duy trì cân bằng giữa hai cường quốc lớn Hoa Kỳ và Trung Quốc, để không biến thành con bài mặc cả trên bàn cờ địa chính trị. Điều này đòi hỏi thái độ sáng tạo của ban lãnh đạo đất nước để tìm kiếm những giải pháp mới được tính toán kỹ lưỡng. Mỗi bước đi của Việt Nam trong quá trình tái lập quan hệ với Hoa Kỳ trước hết là một kiểu thông điệp gửi đến Trung Quốc: sự hợp tác và tình hữu nghị là tốt hơn sự leo thang căng thẳng và tăng cường đối đầu", — chuyên gia Nga lưu ý.
© ẢNH: PLO Việt Nam, Hoa Kỳ ký bản ghi nhận về xử lý dioxin
Trong khi đa phương hóa và đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế, Việt Nam chú trọng nhiệm vụ tăng cường năng lực quân sự và củng cố quốc phòng. Về mặt này, Việt Nam coi Nga là đối tác ưu tiên. Chứng tỏ về điều đó là kết quả chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Trong thời gian chuyến thăm này ông Shoigu đã gặp gỡ với các nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước này. Nga không chỉ là nhà cung cấp chính gửi cho Việt Nam các loại vũ khí hiện đại nhất bao gồm xe tăng, máy bay, hệ thống phòng không, vũ khí hạng nhẹ, tàu chiến và tàu ngầm, mà còn đào tạo cán bộ, sĩ quan cho quân đội và hải quân Việt Nam, chia sẻ những kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả của quân đội và hải quân. Theo chương trình hợp tác, hai nước sẽ tổ chức các cuộc tập trận chung trên cơ sở thường xuyên.
Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới đã thấy hiệu quả cao của vũ khí Nga, kỹ năng tác chiến cao của quân đội Nga và hoạt động hiêu quả của bộ chỉ huy quân đội Nga qua thí dụ chiến dịch của Lực lượng Hàng không- Vũ trụ Nga chống lại những kẻ khủng bố ở Syria. Vào những thời điểm khó khăn nhất trong lịch sử Việt Nam, nhân dân nước này đã đánh giá cao sự ủng hộ và sự giúp đỡ vô tư của Nga. Hy vọng rằng, trong tương lai cũng sẽ như vậy.
© AP PHOTO/ TRAN VAN MINH - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch trong cuộc họp tại Hà Nội
https://vn.sputniknews.com/vietnam/201801254702246-viet-nam-my-james-mattis-chuyen-tham/
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét