Alex Willemyns
Phạm Nguyên Trường dịch
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Alex Willemyns là nhà báo tự do ở Phnom Penh, Campuchia.
Nguồn https://thediplomat.com/2018/01/cambodia-and-china-rewriting-and-repeating-history/
Phạm Nguyên Trường dịch
Coi Trung Quốc là người bảo trợ chính, Hun Sen đã quên rằng nước này từng là trụ cột của chế độ khát máu Pol Pot.
Bây giờ, bước sang năm cầm quyền thứ 34, Thủ tướng Campuchia, Hun Sen, 65 tuổi đã dành hơn một nửa cuộc để gọt giũa và cập nhật câu chuyện về việc ông ta và đám lính Khmer Đỏ đào ngũ tìm cách lật đổ Pol Pot vào tháng 1 năm 1979 .
Nhiều yếu tố vẫn giữ nguyên, trong khi những yếu tố khác đã thay đổi dần cùng với thời gian. Lúc đó, cũng như bây giờ, người ta kể rằng Hun Sen đã chạy trốn sang Việt Nam vào tháng 6 năm 1977 để tránh vụ thanh trừng của Pol Pot; nhưng lúc đó, chứ không phải bây giờ, người ta cho rằng Trung Quốc phải chịu phần lớn trách nhiệm về những tội ác của chế độ Pol Pot.
Trong bức thư gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Kurt Waldheim, tháng 1 năm 1979, Hun Sen, bộ trưởng ngoại giao của chính phủ Phnom Penh do Việt Nam dựng lên, kể rằng chính phủ mà ông vừa giúp lật đổ, là “chế độ diệt chủng man rợ của bè lũ Pol Pot, công cụ của chính sách bành trướng của Bắc Kinh”.
Một thập kỉ sau, Hun Sen viết trong một tiểu luận rằng “Trung Quốc là gốc rễ của tất cả những tội ác ở Campuchia” - và có lý do chính đáng để nói như thế. Sau khi chế độ Pol Pot sụp đổ vào năm 1979, Trung quốc tiếp tục yểm trợ cho đến năm 1991, mỗi năm hàng trăm triệu USD nhằm chống lại Phnom Penh.
Đáng chú ý là câu chuyện cuối cùng của Hun Sen về sự sụp đổ của Pol Pot - một bộ phim tài liệu được chiếu trên giờ vàng trên TV Campuchia vào ngày 3 tháng 1 vừa rồi, và sau đó phát lại cả trên truyền hình lẫn trên mạng – không có một từ nào nói tới Trung Quốc.
Bộ phim dài 90 phút này đã nói loanh quanh về vấn đề Trung Quốc, trong khi tìm cách đánh bóng Hun Sen, như một người anh hùng, giữa làn sóng đàn áp, dẫn đến việc giải thể đảng đối lập Đảng Cứu quốc Campuchia (Cambodia National Rescue Party) và bỏ tù lãnh đạo Kem Sokha, trước cuộc bầu cử toàn quốc vào ngày 29 tháng 7 tới, bằng những cáo buộc về kế hoạch “cách mạng màu” do Mỹ lãnh đạo.
Rất nhiều thay đổi đã diễn ra trong bốn thập kỷ qua. Lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam đã thay đổi nhiều lần, và trong số những nhân vật chính của những sự kiện năm 1979, chỉ còn một mình Hun Sen - và bây giờ thấy mình cũng như Pol Pot ngày xưa: phụ thuộc vào sự ủng hộ của Trung Quốc.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới thăm Phnom Penh từ ngày 10 đến 11 tháng 1, với món quà là 19 hiệp định về viện trợ và đầu tư. Ông ta cũng mang theo di sản còn lại cuối cùng của tính chính danh trên trường quốc tế. Cả Mỹ lẫn EU đều đã rút một số khoản viện trợ và hiện đang đe doạ xóa bỏ các đặc quyền về thương mại nhằm phản ứng lại việc Hun Sen đàn áp đảng đối lập của nước này.
Bộ phim, Hành quân cứu nước (Marching Toward National Salvation), được xây dựng xung quanh cuộc phỏng vấn kéo dài với Hun Sen, với những người thân cận của ông ta, và một số quan chức Việt Nam, và đã thận trọng để tránh nhắc tới sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Khmer Đỏ nhằm chống lại cuộc xâm lăng của Hà Nội. Cuối cùng, câu chuyện biến thành vụ phong thánh cho Hun Sen.
Câu chuyện quen thuộc về việc những người nổi dậy Khmer Đỏ được Việt Nam hậu thuẫn đã lật đổ chế độ diệt chủng do Bắc Kinh ủng hộ đã bị quy giản thành câu chuyện về Hun Sen, lúc đó mới 25 tuổi, chạy trốn khỏi cuộc thanh trừng của chế độ mà ông từng phục vụ, và sau đó bỏ ra 18 tháng để thuyết phục Việt Nam đem quân vào.
“Hun Sen vừa là chỉ huy quân đội vừa là chiến lược gia chính”, người kể chuyện trong phim nói như thế, sau khi Hun Sen trừng trị Khmer Đỏ và thuật lại vụ chạy trốn của ông ta tới Việt Nam sau khi vụ thanh trừng của Pol Pot lan đến khu vực của ông vào tháng 6 năm 1977.
Ngay cả những nhân vật được Hà Nội ủng hộ trong câu chuyện về vụ lật đổ Pol Pot - chủ tịch sáng lập Đảng Nhân dân Campuchia, Chea Sim, và chủ tịch nhà nước trong những năm 1980, Heng Samrin, cũng chí được nhắc tới duy nhất một lần, ở phần cuối phim. Theo bộ phim, hai người này – từng là những trụ cột chính của tam đầu chế quyền lực của đảng cầm quyền Campuchia - chỉ đơn giản là đã lãnh đạo “cuộc nổi dậy”, giúp thực hiện kế hoạch xâm nhập do một mình Hun Sen điều khiển.
“Không phải ngẫu nhiên mà Hun Sen trở thành nhà lãnh đạo”, chỉ huy trưởng cảnh sát quốc gia, Sao Sokha, một đồng minh thân cận của Hun Sen, nói thêm. “Tất cả quân đội lúc đó đều muốn nghe Hun Sen. Họ muốn nghe nhiều hơn nữa những lời giáo huấn của ông”.
Tuy nhiên, trong câu chuyện mới này về việc Hun Sen chống lại Khmer Đỏ, người ta đã làm lu mờ ảnh hưởng to lớn của vận động trong khu vực giữa đồng minh quan trọng duy nhất của Trung Quốc là Pol Pot, một bên, và Việt Nam cùng đồng minh của mình là Liên Xô, ở phía bên kia.
Sau vụ đổ vỡ quan hệ Xô - Trung trong những năm 1960, Trung Quốc tỏ ra thận trọng trước những kẻ thù tiềm tàng ở châu Á - từ Nhật Bản và Hàn Quốc ở phía Bắc, đến Việt Nam, Philippines và các nước đòi chủ quyền trên biển Đông khác ở phía Nam - nhưng họ lo lắng nhất trước các tính toán của Liên Xô.
“Đến năm 1975”, Andrew Mertha viết trong tác phẩm Brothers in Arms: Chinese Aid to the Khmer Rouge, 1975-1979, “viễn cảnh về việc Trung Quốc bị Liên Xô ngăn chặn ở phía Bắc, và ở phía Nam thì bị Việt Nam, đồng minh của Moscow, cản trở, làm cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày càng lo lắng thêm”.
Metha viết, việc Khmer Đỏ giành được quyền lực ở Campuchia vào tháng 4 năm 1975, tạo ra “cơ hội để Trung Quốc làm dịu bớt ảnh hưởng của trục Việt-Xô” - trong khi “sự thù nghịch của chế độ mới với Việt Nam, hình thành từ nhiều thế kỷ căng thẳng sắc tộc ... làm cho Phnom Penh tách ra khỏi Hà Nội và Moscow”.
Trong khi Trung Quốc đang ngày càng cảnh giác với những tính toán của Liên Xô ở Đông Nam Á và liên minh với Việt Nam sau vụ đổ vỡ quan hệ Xô - Trung-Xô, thì chính Việt Nam lại đang ngày càng quan tâm hơn tới những tính toán của Trung Quốc về quyền bá chủ ở châu Á sau khi Mỹ rút lui.
Trong bộ phim này, Hun Sen tiến gần nhất đến việc công nhận nền địa chính trị là đoạn ông ta giải thích về giai đoạn kéo dài 18 tháng, kể từ khi tới Việt Nam năm 1977 và vụ đưa quân Việt Nam vào Campuchia, tháng 12 năm 1978. Việt Nam, ông thủ tướng nói với những lời lẽ đầy hối hận, ban đầu đã bác bỏ các yêu cầu của ông ta, bằng cách nói rằng Campuchia là nước có chủ quyền.
Nhưng thái độ của Việt Nam đã thay đổi khi Khmer Đỏ tiến hành một loạt cuộc đột kích đặc biệt dã man vào Việt Nam, thảm sát nhiều thường dân. Người dẫn chuyện kể rằng, tháng 5 năm 1978, các quan chức Việt Nam đã cho Hun Sen thấy rằng họ đã sẵn sàng chấp nhận yêu cầu của ông này và bắt đầu đưa điệp viên Campuchia, được binh lính Việt Nam trợ giúp, quay về làm công tác trinh sát, trước khi đưa quân đội vào.
Người ta đã không nhắc đến những vụ xâm nhập lớn đầu tiên của Việt Nam vào Campuchia, tháng 9 và tháng 12 năm 1977, nhằm đẩy lui các cuộc tấn công của Khmer Đỏ - lúc đó Khmer Đỏ tuyên bố rằng lực lượng Việt Nam chỉ còn cách thủ đô Phnom Penh 50 dặm.
Hun Sen đề cập đến chuyện này ở giữa phim, khi ông ta nhận xét rằng Khmer Đỏ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hà Nội vào ngày 31 tháng 12 năm 1977. Các lực lượng Việt Nam rút lui vào ngày 6 tháng 1 năm 1978, một năm và một ngày trước khi họ giành chiến thắng cuối cùng.
Về phần mình, Trung Quốc khuyên Khmer Đỏ hạn chế bớt các cuộc tấn công của họ vào Việt Nam sau quân đội nước bắt đầu rút lui vào đầu năm 1978, vì không muốn bị lôi kéo vào một cuộc xung đột không cần thiết giữa lân bang phía nam và đồng minh hiếm hoi ở Campuchia.
Tuy nhiên, những cuộc cướp bóc và khiêu khích của Khmer Đỏ ở Việt Nam – dù bề ngoài có phi lí tới đâu, khi Khmer Đỏ tuyên bố trên radio rằng họ có thể đánh bại các lực lượng Việt Nam nếu mỗi người Campuchia giết được 30 lính Việt Nam – chỉ làm cho Khmer Đỏ và Trung Quốc xích lại gần hơn.
Trung Quốc không muốn mất Campuchia, đồng minh duy nhất của họ ở Đông Nam Á, vào tay Liên Xô. Mặc dù không cung cấp viện trợ quân sự nhằm chống lại cuộc xâm lăng của Việt Nam vào tháng 1 năm 1979, nhưng họ vẫn ủng hộ Pol Pot trong suốt 12 năm sau đó, nhằm làm mất ổn định kẻ thù của họ là Việt Nam, chính quyền bù nhìn ở Phnom Pênh, và làm cho đất nước này sa lầy trong cuộc chiến không bao giờ chấm dứt ở Campuchia.
Rất nhiều, nhưng không phải tất cả đều thay đổi trong 40 năm qua.
Tương tự như Pol Pot trước đây, Hun Sen gắn tuổi thọ về chính trị của ông ta vào Trung Quốc, nước này, một lần nữa lại nhìn thấy các lực thù địch trên khắp châu Á trong khi họ tìm cách nâng địa vị của mình thành bá chủ khu vực và vui mừng vì có đồng minh mạnh mẽ ở Phnom Penh.
Mối đe dọa của Liên Xô đã không còn, nhưng các cuộc tấn công chính trị gay gắt của Hun Sen vào tất cả những thứ mang nhãn hiệu Mỹ ở Campuchia, là chất keo kết dính ông ta với Trung Quốc để mong được giúp đỡ, có thể được coi như những cuộc tấn công tương tự của Pol Pot vào Việt Nam: đây là tôi, hay con tốt của siêu cường Trung Quốc.
Mặc dù Hun Sen chưa bao giờ nói rõ được màu sắc chính trị của “cuộc cách mạng màu” đang lên men nhằm chống lại ông ta, do đảng đối lập được lòng dân của Campuchia khởi xướng, khi ông giải tán chế độ dân chủ 25 năm tuổi của nước này do Liên Hiệp Quốc dựng lên vào cuối năm ngoái, nhưng mục tiêu mà ông ta nhắm tới, cả trong phe đối lập lẫn trong xã hội dân sự còn mong manh là tiếng nói của người Mỹ.
Tờ The Cambodia Daily, là tờ báo tiếng Anh do người Mỹ làm chủ, ra đời cách đây 24 năm, đã bị buộc phải đóng cửa - nhưng tờ Phnom Penh Post, do người Australia làm chủ thì không. Hai chương trình phát thanh do người Mỹ quản lý, Voice of America và Radio Free Asia đã bị đóng cửa - hai phóng viên của họ thì bỏ tù vì “tội gián điệp” – nhưng chương trình của Radio France International thì không.
Học viện Dân chủ Quốc gia (National Democratic Institute) do Mỹ tài trợ bị đóng cửa – trong khi Viện Konrad Adanaeur của Đức, từng làm việc tích cực với phe đối lập trong việc phát triển các chính sách, thì không bị động tới. Thông điệp gửi tới Trung Quốc là rõ ràng.
Hun Sen chỉ là nhân vật mới nhất trong một dây các nhà lãnh đạo Campuchia neo sự tồn tại lâu dài và di sản của mình vào Trung Quốc, như siêu cường khu vực.
Pol Pot cũng không phải là người đầu tiên.
Vua Norodom Sihanouk, người khai sinh nền độc lập của Campuchia vào năm 1953, cũng đã chuyển hướng mạnh mẽ về phía Trung Quốc trong giai cai trị cuối cùng của ông. Ông đã đi xa hơn, đến mức cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ vào năm 1965, vì tin rằng tương lai của châu Á phụ thuộc vào Trung Quốc.
Cả Pol Pot lẫn Sihanouk đều bị những nhóm lợi ích cạnh tranh với nhau trong lòng chế độ cản trở - phe thân Mỹ, do Lon Nol lãnh đạo đã lật đổ Sihanouk vào tháng 3 năm 1970, và phe thân Việt Nam, Hun Sen nằm trong số những nhà lãnh đạo, đã lật đổ Pol Pot và Khmer Đỏ vào tháng 1 năm 1979.
Hun Sen có thể đã chứng tỏ là giỏi hơn cả hai người kia trong việc chọn thời điểm trong ván bài của Trung Quốc. Nhưng, như một người tự tuyên bố là suốt đời nghiên cứu lịch sử và địa chính trị, ông ta sẽ được tha thứ vì đã lo lắng cho đảng của mình.
Nhiều yếu tố vẫn giữ nguyên, trong khi những yếu tố khác đã thay đổi dần cùng với thời gian. Lúc đó, cũng như bây giờ, người ta kể rằng Hun Sen đã chạy trốn sang Việt Nam vào tháng 6 năm 1977 để tránh vụ thanh trừng của Pol Pot; nhưng lúc đó, chứ không phải bây giờ, người ta cho rằng Trung Quốc phải chịu phần lớn trách nhiệm về những tội ác của chế độ Pol Pot.
Thủ tướng Hun Sen đứng trong lễ khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp và Đầu tư Campuchia –Trung Quốc, ngoại ô Phnom Penh, Campuchia (1 tháng 12 năm 2016). Ảnh: AP Photo/Heng Sinith
Trong bức thư gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Kurt Waldheim, tháng 1 năm 1979, Hun Sen, bộ trưởng ngoại giao của chính phủ Phnom Penh do Việt Nam dựng lên, kể rằng chính phủ mà ông vừa giúp lật đổ, là “chế độ diệt chủng man rợ của bè lũ Pol Pot, công cụ của chính sách bành trướng của Bắc Kinh”.
Một thập kỉ sau, Hun Sen viết trong một tiểu luận rằng “Trung Quốc là gốc rễ của tất cả những tội ác ở Campuchia” - và có lý do chính đáng để nói như thế. Sau khi chế độ Pol Pot sụp đổ vào năm 1979, Trung quốc tiếp tục yểm trợ cho đến năm 1991, mỗi năm hàng trăm triệu USD nhằm chống lại Phnom Penh.
Đáng chú ý là câu chuyện cuối cùng của Hun Sen về sự sụp đổ của Pol Pot - một bộ phim tài liệu được chiếu trên giờ vàng trên TV Campuchia vào ngày 3 tháng 1 vừa rồi, và sau đó phát lại cả trên truyền hình lẫn trên mạng – không có một từ nào nói tới Trung Quốc.
Bộ phim dài 90 phút này đã nói loanh quanh về vấn đề Trung Quốc, trong khi tìm cách đánh bóng Hun Sen, như một người anh hùng, giữa làn sóng đàn áp, dẫn đến việc giải thể đảng đối lập Đảng Cứu quốc Campuchia (Cambodia National Rescue Party) và bỏ tù lãnh đạo Kem Sokha, trước cuộc bầu cử toàn quốc vào ngày 29 tháng 7 tới, bằng những cáo buộc về kế hoạch “cách mạng màu” do Mỹ lãnh đạo.
Rất nhiều thay đổi đã diễn ra trong bốn thập kỷ qua. Lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam đã thay đổi nhiều lần, và trong số những nhân vật chính của những sự kiện năm 1979, chỉ còn một mình Hun Sen - và bây giờ thấy mình cũng như Pol Pot ngày xưa: phụ thuộc vào sự ủng hộ của Trung Quốc.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới thăm Phnom Penh từ ngày 10 đến 11 tháng 1, với món quà là 19 hiệp định về viện trợ và đầu tư. Ông ta cũng mang theo di sản còn lại cuối cùng của tính chính danh trên trường quốc tế. Cả Mỹ lẫn EU đều đã rút một số khoản viện trợ và hiện đang đe doạ xóa bỏ các đặc quyền về thương mại nhằm phản ứng lại việc Hun Sen đàn áp đảng đối lập của nước này.
Bộ phim, Hành quân cứu nước (Marching Toward National Salvation), được xây dựng xung quanh cuộc phỏng vấn kéo dài với Hun Sen, với những người thân cận của ông ta, và một số quan chức Việt Nam, và đã thận trọng để tránh nhắc tới sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Khmer Đỏ nhằm chống lại cuộc xâm lăng của Hà Nội. Cuối cùng, câu chuyện biến thành vụ phong thánh cho Hun Sen.
Câu chuyện quen thuộc về việc những người nổi dậy Khmer Đỏ được Việt Nam hậu thuẫn đã lật đổ chế độ diệt chủng do Bắc Kinh ủng hộ đã bị quy giản thành câu chuyện về Hun Sen, lúc đó mới 25 tuổi, chạy trốn khỏi cuộc thanh trừng của chế độ mà ông từng phục vụ, và sau đó bỏ ra 18 tháng để thuyết phục Việt Nam đem quân vào.
“Hun Sen vừa là chỉ huy quân đội vừa là chiến lược gia chính”, người kể chuyện trong phim nói như thế, sau khi Hun Sen trừng trị Khmer Đỏ và thuật lại vụ chạy trốn của ông ta tới Việt Nam sau khi vụ thanh trừng của Pol Pot lan đến khu vực của ông vào tháng 6 năm 1977.
Ngay cả những nhân vật được Hà Nội ủng hộ trong câu chuyện về vụ lật đổ Pol Pot - chủ tịch sáng lập Đảng Nhân dân Campuchia, Chea Sim, và chủ tịch nhà nước trong những năm 1980, Heng Samrin, cũng chí được nhắc tới duy nhất một lần, ở phần cuối phim. Theo bộ phim, hai người này – từng là những trụ cột chính của tam đầu chế quyền lực của đảng cầm quyền Campuchia - chỉ đơn giản là đã lãnh đạo “cuộc nổi dậy”, giúp thực hiện kế hoạch xâm nhập do một mình Hun Sen điều khiển.
“Không phải ngẫu nhiên mà Hun Sen trở thành nhà lãnh đạo”, chỉ huy trưởng cảnh sát quốc gia, Sao Sokha, một đồng minh thân cận của Hun Sen, nói thêm. “Tất cả quân đội lúc đó đều muốn nghe Hun Sen. Họ muốn nghe nhiều hơn nữa những lời giáo huấn của ông”.
Tuy nhiên, trong câu chuyện mới này về việc Hun Sen chống lại Khmer Đỏ, người ta đã làm lu mờ ảnh hưởng to lớn của vận động trong khu vực giữa đồng minh quan trọng duy nhất của Trung Quốc là Pol Pot, một bên, và Việt Nam cùng đồng minh của mình là Liên Xô, ở phía bên kia.
Sau vụ đổ vỡ quan hệ Xô - Trung trong những năm 1960, Trung Quốc tỏ ra thận trọng trước những kẻ thù tiềm tàng ở châu Á - từ Nhật Bản và Hàn Quốc ở phía Bắc, đến Việt Nam, Philippines và các nước đòi chủ quyền trên biển Đông khác ở phía Nam - nhưng họ lo lắng nhất trước các tính toán của Liên Xô.
“Đến năm 1975”, Andrew Mertha viết trong tác phẩm Brothers in Arms: Chinese Aid to the Khmer Rouge, 1975-1979, “viễn cảnh về việc Trung Quốc bị Liên Xô ngăn chặn ở phía Bắc, và ở phía Nam thì bị Việt Nam, đồng minh của Moscow, cản trở, làm cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày càng lo lắng thêm”.
Metha viết, việc Khmer Đỏ giành được quyền lực ở Campuchia vào tháng 4 năm 1975, tạo ra “cơ hội để Trung Quốc làm dịu bớt ảnh hưởng của trục Việt-Xô” - trong khi “sự thù nghịch của chế độ mới với Việt Nam, hình thành từ nhiều thế kỷ căng thẳng sắc tộc ... làm cho Phnom Penh tách ra khỏi Hà Nội và Moscow”.
Trong khi Trung Quốc đang ngày càng cảnh giác với những tính toán của Liên Xô ở Đông Nam Á và liên minh với Việt Nam sau vụ đổ vỡ quan hệ Xô - Trung-Xô, thì chính Việt Nam lại đang ngày càng quan tâm hơn tới những tính toán của Trung Quốc về quyền bá chủ ở châu Á sau khi Mỹ rút lui.
Trong bộ phim này, Hun Sen tiến gần nhất đến việc công nhận nền địa chính trị là đoạn ông ta giải thích về giai đoạn kéo dài 18 tháng, kể từ khi tới Việt Nam năm 1977 và vụ đưa quân Việt Nam vào Campuchia, tháng 12 năm 1978. Việt Nam, ông thủ tướng nói với những lời lẽ đầy hối hận, ban đầu đã bác bỏ các yêu cầu của ông ta, bằng cách nói rằng Campuchia là nước có chủ quyền.
Nhưng thái độ của Việt Nam đã thay đổi khi Khmer Đỏ tiến hành một loạt cuộc đột kích đặc biệt dã man vào Việt Nam, thảm sát nhiều thường dân. Người dẫn chuyện kể rằng, tháng 5 năm 1978, các quan chức Việt Nam đã cho Hun Sen thấy rằng họ đã sẵn sàng chấp nhận yêu cầu của ông này và bắt đầu đưa điệp viên Campuchia, được binh lính Việt Nam trợ giúp, quay về làm công tác trinh sát, trước khi đưa quân đội vào.
Người ta đã không nhắc đến những vụ xâm nhập lớn đầu tiên của Việt Nam vào Campuchia, tháng 9 và tháng 12 năm 1977, nhằm đẩy lui các cuộc tấn công của Khmer Đỏ - lúc đó Khmer Đỏ tuyên bố rằng lực lượng Việt Nam chỉ còn cách thủ đô Phnom Penh 50 dặm.
Hun Sen đề cập đến chuyện này ở giữa phim, khi ông ta nhận xét rằng Khmer Đỏ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hà Nội vào ngày 31 tháng 12 năm 1977. Các lực lượng Việt Nam rút lui vào ngày 6 tháng 1 năm 1978, một năm và một ngày trước khi họ giành chiến thắng cuối cùng.
Về phần mình, Trung Quốc khuyên Khmer Đỏ hạn chế bớt các cuộc tấn công của họ vào Việt Nam sau quân đội nước bắt đầu rút lui vào đầu năm 1978, vì không muốn bị lôi kéo vào một cuộc xung đột không cần thiết giữa lân bang phía nam và đồng minh hiếm hoi ở Campuchia.
Tuy nhiên, những cuộc cướp bóc và khiêu khích của Khmer Đỏ ở Việt Nam – dù bề ngoài có phi lí tới đâu, khi Khmer Đỏ tuyên bố trên radio rằng họ có thể đánh bại các lực lượng Việt Nam nếu mỗi người Campuchia giết được 30 lính Việt Nam – chỉ làm cho Khmer Đỏ và Trung Quốc xích lại gần hơn.
Trung Quốc không muốn mất Campuchia, đồng minh duy nhất của họ ở Đông Nam Á, vào tay Liên Xô. Mặc dù không cung cấp viện trợ quân sự nhằm chống lại cuộc xâm lăng của Việt Nam vào tháng 1 năm 1979, nhưng họ vẫn ủng hộ Pol Pot trong suốt 12 năm sau đó, nhằm làm mất ổn định kẻ thù của họ là Việt Nam, chính quyền bù nhìn ở Phnom Pênh, và làm cho đất nước này sa lầy trong cuộc chiến không bao giờ chấm dứt ở Campuchia.
Rất nhiều, nhưng không phải tất cả đều thay đổi trong 40 năm qua.
Tương tự như Pol Pot trước đây, Hun Sen gắn tuổi thọ về chính trị của ông ta vào Trung Quốc, nước này, một lần nữa lại nhìn thấy các lực thù địch trên khắp châu Á trong khi họ tìm cách nâng địa vị của mình thành bá chủ khu vực và vui mừng vì có đồng minh mạnh mẽ ở Phnom Penh.
Mối đe dọa của Liên Xô đã không còn, nhưng các cuộc tấn công chính trị gay gắt của Hun Sen vào tất cả những thứ mang nhãn hiệu Mỹ ở Campuchia, là chất keo kết dính ông ta với Trung Quốc để mong được giúp đỡ, có thể được coi như những cuộc tấn công tương tự của Pol Pot vào Việt Nam: đây là tôi, hay con tốt của siêu cường Trung Quốc.
Mặc dù Hun Sen chưa bao giờ nói rõ được màu sắc chính trị của “cuộc cách mạng màu” đang lên men nhằm chống lại ông ta, do đảng đối lập được lòng dân của Campuchia khởi xướng, khi ông giải tán chế độ dân chủ 25 năm tuổi của nước này do Liên Hiệp Quốc dựng lên vào cuối năm ngoái, nhưng mục tiêu mà ông ta nhắm tới, cả trong phe đối lập lẫn trong xã hội dân sự còn mong manh là tiếng nói của người Mỹ.
Tờ The Cambodia Daily, là tờ báo tiếng Anh do người Mỹ làm chủ, ra đời cách đây 24 năm, đã bị buộc phải đóng cửa - nhưng tờ Phnom Penh Post, do người Australia làm chủ thì không. Hai chương trình phát thanh do người Mỹ quản lý, Voice of America và Radio Free Asia đã bị đóng cửa - hai phóng viên của họ thì bỏ tù vì “tội gián điệp” – nhưng chương trình của Radio France International thì không.
Học viện Dân chủ Quốc gia (National Democratic Institute) do Mỹ tài trợ bị đóng cửa – trong khi Viện Konrad Adanaeur của Đức, từng làm việc tích cực với phe đối lập trong việc phát triển các chính sách, thì không bị động tới. Thông điệp gửi tới Trung Quốc là rõ ràng.
Hun Sen chỉ là nhân vật mới nhất trong một dây các nhà lãnh đạo Campuchia neo sự tồn tại lâu dài và di sản của mình vào Trung Quốc, như siêu cường khu vực.
Pol Pot cũng không phải là người đầu tiên.
Vua Norodom Sihanouk, người khai sinh nền độc lập của Campuchia vào năm 1953, cũng đã chuyển hướng mạnh mẽ về phía Trung Quốc trong giai cai trị cuối cùng của ông. Ông đã đi xa hơn, đến mức cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ vào năm 1965, vì tin rằng tương lai của châu Á phụ thuộc vào Trung Quốc.
Cả Pol Pot lẫn Sihanouk đều bị những nhóm lợi ích cạnh tranh với nhau trong lòng chế độ cản trở - phe thân Mỹ, do Lon Nol lãnh đạo đã lật đổ Sihanouk vào tháng 3 năm 1970, và phe thân Việt Nam, Hun Sen nằm trong số những nhà lãnh đạo, đã lật đổ Pol Pot và Khmer Đỏ vào tháng 1 năm 1979.
Hun Sen có thể đã chứng tỏ là giỏi hơn cả hai người kia trong việc chọn thời điểm trong ván bài của Trung Quốc. Nhưng, như một người tự tuyên bố là suốt đời nghiên cứu lịch sử và địa chính trị, ông ta sẽ được tha thứ vì đã lo lắng cho đảng của mình.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Alex Willemyns là nhà báo tự do ở Phnom Penh, Campuchia.
Nguồn https://thediplomat.com/2018/01/cambodia-and-china-rewriting-and-repeating-history/
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét