Họa sĩ Phan Kế An
HỌA SĨ PHAN KẾ AN VÀ QUÊ HƯƠNG ĐƯỜNG LÂM
Nhà thơ Vân Long
08-08 - 2012
Lần ấy, họa sĩ Phan Kế An mời một số bạn văn nghệ về quê dự lễ tưởng niệm 110 năm sinh thân phụ ông, người nối tiếp vào danh sách những danh nhân của làng, sau hai vị vua Ngô Quyền, Phùng Hưng và vị sứ thần “bất nhục quân mệnh” Giang Văn Minh. Ngắm ngôi nhà gạch 5 gian xây đơn giản với khoảng sân vườn không quá trăm mét, nhà văn Kim Lân tắc lưỡi: “Không thể ngờ cơ ngơi của vị khâm sai đại thần lại giản dị đến mức này! Cơ ngơi ông tuần phủ làng tôi phải to gấp năm bẩy lần! Thế mà cụ nhà này có quyền cách chức cả tổng đốc cơ đấy!
Hoạ sĩ Phan Kế An cười: “Có lần mình gặp một cậu bạn trường Bưởi cũ hồi chống Pháp, hàn huyên với nhau về gốc gác gia đình, hoá ra cùng là con nhà quan cả! Cậu ấy bỗng như reo lên: “Thế ra hồi ấy bố mày đã cách chức bố tao đấy!” Cả hai cùng cười…Nhà văn Hoài Việt thỉ bình: “Quan thanh liêm thế này thì mới lên án được bọn tham những chứ!”
Mở đầu buổi tưởng niệm, họa sĩ Phan Kế An thay mặt họ tộc nói: Buổi tưởng niệm 110 năm sinh của cụ căn cứ trên năm sinh thật 1892 (tuổi Thìn) chứ không căn cứ vào năm sinh trên giấy tờ hành chính 1889, do cụ đã khai tăng tuổi để sớm được đi học theo quy định hồi ấy. Còn ngày tháng, chúng tôi chọn ngày hôm nay, trước kỷ niệm Cách mạng tháng Tám một ngày để chúng ta nhớ lại bước ngoặt lịch sử đã mở sang trang mới cho cả dân tộc, trong đó có gia đình tôi.
Chúng tôi nâng ly, tưởng nhớ cụ và đều hình dung lại thời điểm ấy (1945). Đang là Tổng đốc Thái Bình, cụ được thăng bổ vượt ngạch lên chức Khâm sai đại thần ngay sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/ 1945). Thời gian phải làm nhiệm vụ Tổng đốc, cụ đã nhiều lần không thi hành hoặc thi hành nửa vời các chỉ thị của chính phủ Trần Trọng Kim và triều đình Huế. Hồi ký của Vũ Đình Hoè đã thuật lại việc cụ cáo ốm để không đi hiểu dụ dân nộp thóc cho Nhật. Sau nhiều lần xin từ chức, đến ngày 17 tháng Tám 1945 cụ mới được triều đình Huế chấp thuận.
Thời điểm thật đặc biệt: trước Cách mạng tháng Tám có hai ngày. Cụ rất nhạy cảm với tình hình chính trị lúc đó, 10 giờ đêm trước hôm rời Bắc Bộ phủ, cụ Phan đã dặn lại, thực ra là lệnh cho các quan chức dưới quyền (gồm quan Một Bảo An binh Nguyễn Sĩ Là (anh ruột họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc) và viên Chánh quản Lại):
“Tuyệt đối không được nổ súng, phải mở cửa ngay khi quân Cách mạng tới!”
Cách nói kiên quyết ấy không những tạo thuận lợi cho Cách Mạng mà còn cứu được sinh mạng của bao con người ở cả hai chiến tuyến. Cao trào Cách mạng đang dâng cao, sắp tới đỉnh điểm. Bắc bộ phủ sẽ là nơi diễn ra cuộc đụng độ quyết liệt với lực lượng Cách mạng, không thể không rút ngòi nổ để chiến binh hai bên đỡ hy sinh vô ích. Mà chỉ vai trò của cụ mới đủ uy thế và lòng tin với binh lính.
Quả nhiên khi Cụ vừa đi khỏi, ông Là, ông Lại liền triệu tập binh lính, truyền đạt lệnh của cụ, mọi người mới thở phào cất được mối lo…Lực lượng Bảo An binh đóng ở Bắc Bộ phủ có tới 134 người, súng ống đầy đủ. Nếu không có lệnh này, chỉ cần vài tiếng súng xốc nổi bắn vào đoàn biểu tình thì không thể lường hết hậu quả! Một câu nói cứu cả trăm người. Những người lính này sau đó hầu hết gia nhập hàng ngũ Cách mạng…
Bác Hồ của chúng ta những ngày đầu xây dựng chính quyền non trẻ, lại lo việc tổ chức kháng chiến, trăm công ngàn việc, nhưng đã không quên lời hẹn năm xưa. Phan Kế An nghe cụ Phan kể: Trước khi chọn truờng Hành Chính thuộc địa, cụ gặp ông Nguyễn Tất Thành ở Paris, hai người thuộc hai gia đình quen biết nhau từ trong nước, bàn chuyện hướng nghiệp. Ông Nguyễn Tất Thành đã nói vể trường này: “Tôi cũng muốn có kiến thức này của Pháp. Tôi nghĩ anh nên theo học. Sau này nếu làm được việc gì, tôi sẽ tìm anh!”. Nhà văn Sơn Tùng đã trích truyện ký cho in trên Sức Khoẻ & Đời sống từ số 150 đến 155/2002 để giới thiệu về mối thâm giao giữa các gia đình khoa bảng, phân giải nghi vấn của Triều Dương (báo Văn Nghệ) nêu ra năm ấy (2002).
Khi gia đình cụ Phan đang sơ tán ở Thanh Lũng, Sơn Tây thì nhận được thư cụ Hồ cho người cầm về, mời cụ Phan lên chiến khu Việt Bắc tham gia chính phủ (1947). Lúc đầu là quyền Bộ trưởng Nội vụ, tiếp theo là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng tối cao mà cụ Hồ làm Chủ tịch (1948), rồi Bộ trưởng bộ Nội vụ (1951). Đến năm 1955, cụ được Quốc Hội nước Việt Nam DCCH tín nhiệm, cử giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.
Đó là việc quan, việc nước xa vời! Người dân ở đất Đường Lâm này chỉ nhớ những gì trực tiếp liên quan đến họ.
Trước chiến tranh thế giới lần thứ II, khủng hoảng kinh tế, đồng tiền với người làm ruộng thật hiếm hoi. Dưa hấu, dưa gang của Đường Lâm bán rẻ như cho, ba đồng bạc Đông Dương một tạ gạo. Cụ Phan thương dân làng, nhưng phải tính kế lâu dài chứ không thể chỉ trợ cấp theo thời vụ! Cụ bèn đón một người thợ ở vùng Chuông về làm thầy dạy cho dân làng làm nón lá, áo tơi lá, lớp học mở ngay trong Từ đường họ Phan. Rồi cụ xin “cô ta” của nhà máy sợi Nam Định về cho làng dệt gia công. Cảnh đường làng đang đìu hiu vì đói kém, bỗng trở nên nhộn nhịp khác thường. Người làng tranh nhau để có “bông” (tức thẻ nhận sợi). Có “bông” là có sợi, có sợi là có hàng, có tiền. Dân làng thật nhớ ơn cụ. Giá cụ làm quan sở tại ở ngay đây thì dân sướng biết mấy! Nhưng còn bà con Thái Bình, nơi cụ trọng nhậm thì sao?
Chính Thủ tướng Phan Văn Khải lại chứng kiến lòng dân ở nơi cụ trọng nhậm ngày xưa. Một lần về Thái Bình công tác, Thủ Tướng Phan Văn Khải nhận được một lá thư kèm theo hai tấm chân dung cụ ông, cụ bà Phan Kế Toại do một gia đình nông dân Thái Bình chuyển đến. Thư viết: “ Kính thưa ông, tôi bây giờ đã già, không thờ các cụ được bao lâu nữa. Vậy tôi nhờ Thủ tướng chuyển giúp hai tấm chân dung này cho con cháu cụ Phan Kế Toại để làm lưu niệm…” ký tên (và địa chỉ) Hoàng Văn Khảm…
Vậy là gia đình này đã thờ hai cụ từ những năm Tổng đốc Phan Kế Toại trọng nhậm Thái Bình, hẳn thấy Thủ tướng cũng họ Phan nên con cháu mới thực hiện lời dặn dò của ông Khảm. Làm quan thời xưa mà được dân tự nguyện thờ phụng như vậy, hẳn là cụ thanh liêm đức độ lắm!
Chúng tôi men theo tường xem những tấm hình ghi lại quá khứ lồng trong những khung kính. Đến góc nhà, một tấm biển nhỏ đập vào mắt tôi:
Lối lên trần nhà, nơi một số sinh viên Cứu quốc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã cất giấu súng đạn để chống phát xit Nhật, trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Cụ Phan Kế Toại không lạ gì hoạt động của con, cụ từng nhận được công văn cảnh báo của Chánh Hiến binh Nhật nói về những tổ chức chống Nhật trong sinh viên, có gài một câu “Tiếc rằng trong số đó có cả quý công tử!”
Không khí se lạnh của mùa thu lại được ướp trong hương hoa ngâu, hoa ngọc lan lan tỏa đầy vườn. Một hương vị vừa cao khiết vừa dân dã đan xen vào những hồi ức theo chân chúng tôi đi dạo thăm các ngõ xóm đá ong của ngôi làng cổ. “Quý công tử” Phan Kế An đã tròn tuổi 80 (năm đó: 2003), nhưng ông vẫn xăm xăm đi trước như chàng sinh viên Mỹ Thuật ngày nào!...
Phan Kế An, bạn với nhà văn từ năm…tám tuổi
Họa sĩ Phan Kế An nổi tiếng với sở thích “xê dịch” và lắm bạn bè, đặc biệt là bạn trong giới nhà văn. Tuổi đã xấp xỉ cửu thập, ông vẫn đủ sức kể nhiều chuyện vui và lạ. Câu chuyện ông kể gần đây nhất:
“Cuộc triển lãm tranh toàn quốc ở Nhà Hát Lớn 1946 vừa kết thúc, cánh họa sĩ chúng tôi lại trở thành những vị khách cuốí cùng đi duyệt lại phòng tranh, đặc biệt chú ý xem có tờ danh thiếp nào gài bên bức tranh tác phẩm của mình không. Nếu có, đó là một tín hiệu vui: một vị khách đã chấm bức tranh này, và tất nhiên đã đồng ý mua bức tranh theo giá tiền đề bên.
Họa sĩ Phan Kế An đã thấy một danh thiếp như vậy in tên nhà văn Nguyên Hồng, gài bên tranh của mình, có ghi thêm mấy chữ “Tôi rất thích bức tranh này! Muốn được gặp họa sĩ.” Ông nửa vui nửa buồn vì đó là bức ông đề giá cao với mục đích muốn giữ nó lại một thời gian…Tuy vậy, ông còn một niềm vui nhỏ: sẽ được gặp nhà văn Nguyên Hồng mà ông vẫn hâm mộ, sách của ông bầy bán hàng chục cuốn trên các quầy sách, những Bỉ vỏ, Bảy Hựu, Những ngày thơ ấu, Quán Nải…mà sao thấy bảo nhà văn nghèo lắm, ông này lại có tiền mua tranh ư?
“Hôm sau, tôi liền đến trụ sở Hội Văn hóa cứu quốc tìm gặp nhà văn Nguyên Hồng. Vừa gặp, tôi đã ngờ ngợ như gặp ông này ở đâu rồi!
“À” tôi đã nhớ! Thì ra tôi đã có thời thơ ấu được học cùng lớp với ông này ở trường dòng Nam Định, lớp élémentaire (lớp cuối tiểu học). Trường dòng Nam Định nổi tiếng dạy toán giỏi, nên khi ông bố tôi (cụ Phan Kế Tọai) được điều về làm thương tá Nam Định, ông đưa tôi đến học lớp enfantin (gọi là lớp đồng ấu). Anh Hồng ngày ấy lớn hơn tôi nhiều, có điểm đặc biệt dễ nhớ là 3 năm học liền Hồng bị “đúp” lớp, nghĩa là 3 lớp enfantin, préparatoire, élémentaire, An học 3 năm thì Nguyên Hồng phải học 6 năm. Vì vậy năm cuối học cùng lớp élémentaire, An mới lên 8 thì anh Hồng đã 13 tuổi. Điều dễ nhớ nhất là lúc ra sân bóng, anh Hồng hơn hẳn tôi 5 tuổi, lại cao lêu đêu, nên hễ tranh bóng đụng phải anh, là tôi ngã bắn ra xa. Nên cứ thấy anh đến gần là…nhường bóng, tránh voi chả xấu mặt nào!
Hai người gặp nhau, An phải hỏi lại cho chắc, xem có đúng anh Hồng cao kều ngày xưa học 6 năm 3 lớp không, bây giờ thì An cao chả kém gì anh! Nguyên Hồng đã quên hẳn cậu bé An, An phải nhắc lại từng kỷ niệm Hồng mới nhớ ra.
Tất nhiên, chả ai nghĩ sau này cả hai cầu thủ nhí ấy đều trở thành người tên tuổi, và cũng tất nhiên, Nguyên Hồng không có ý mua tranh, ông chỉ muốn gặp mặt, làm quen với họa sĩ nên gài tấm danh thiếp không đúng chỗ, sai luật bán tranh của các họa sĩ.
Tôi chỉ quên hỏi ông An xem ngày ấy nhà văn Nguyên Hồng dốt tóan hay dốt…văn?
Bác Hồ, người…mở triển lãm đầu tiên cho Phan Kế An
Cuộc đời Phan Kế An thật lắm duyên may! Tôi đã được cùng đi với ông lên thăm An toàn khu Định Hoá-Thái nguyên, rồi sang xã Phú Đình (cùng huyện), nơi có căn cứ Khuôn Tát mà Bác Hồ từng ở đó để chỉ huy toàn quốc kháng chiến. Năm ấy, chàng họa sĩ Phan Kế An 25 tuổi được đặc cách mang giá vẽ đến vẽ chân dung Bác. Anh chàng được sinh hoạt thoải mái hàng tháng như “người nhà”. Bác cứ làm việc của Bác, cháu tha hồ chọn góc độ, quan sát ghi chép từng đường nét trên guơng mặt và sinh hoạt hàng ngày của Bác. Sau thời gian mài miệt, họa sĩ có khoảng 20 bức tốc họa và một bức thâm họa, xin mang đến Bác xem. Bác ôn tồn bảo: “Chú hãy treo tất cả tranh lên tấm liếp ở nhà tập thể, mời tất cả anh chị em cơ quan đến xem cùng với Bác!” Bác đã mở triển lãm cho Phan Kế An ở giữa núi rừng như thế đó! Anh em cơ quan được tiếp xúc với hội họa, biết thêm giá trị lao động nghệ thuật, họa sĩ thì được khích lệ, qua những lời phẩm bình của người xem tranh mà rút được kinh nghiệm.
Phan Kế An cứ leo vài chục bậc lại dừng lại, định thần nhìn chung quanh, xuyên qua “vật đổi sao rời” để nhận ra địa hình ngày ấy:
Đây chính cái khoảng bằng phẳng này là nơi Bác Hồ chiều chiều thường ra đánh bóng chuyền với anh em cơ quan. Hôm ấy quả bóng bắn ra ngoài, rơi theo dốc này, tôi định lao theo thì Bác giữ lấy vai tôi, ôn tồn bảo: “An không thấy à? Nứa nhọn lởm chởm thế kia, đừng chạy, nguy hiểm đấy!"
Tấm chân dung vẽ Bác được lưu truyền đến giờ, hẳn cũng chứa đựng cả sự cảm động trước lòng chăm sóc của Bác!
.
Họa sĩ …kiêm bác sĩ
Trong kháng chiến chống Pháp, họa sĩ Phan Kế An công tác ở tòa soạn báo Sự Thật, trông nom mỹ thuật cho tờ báo và chuyên vẽ tranh biếm họa, bút danh Phan Kích. Ông còn một nghề phụ nữa: làm thày thuốc nghiệp dư, cũng được cán bộ các cơ quan đóng chung quanh ATK tín nhiệm. Chả là hồi học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, các sinh viên đều phải học cơ thể học, vào nhà xác nghiên cứu trên tử thi và học những điều về giải phẫu cơ thể dưới sự hướng dẫn của bác sĩ người Pháp Huard và bác sĩ Đỗ Xuân Hợp.
Nhiều sinh viên khác thì ghê sợ, riêng Phan Kế An lại bị môn này hấp dẫn. Bác sĩ Đỗ Xuân Hợp nhận thấy thế, đã tận tình hướng dẫn ông về y học.Vì vậy, hồi đầu kháng chiến, trong chiến khu Việt Bắc chưa có y xá, trong cơ quan có ai đau bụng, cảm sốt đều nhờ họa sĩ…thay bác sĩ vậy! May mà họa sĩ không “vẽ” thêm ra bệnh! Như thế còn hơn là chờ đi mời bác sĩ Lê Văn Chánh tận bên kia Đèo Re, đi ngựa mất hàng ngày đường. Chữa bệnh nghiệp dư, nhưng ông lại có lương tâm thày thuốc chuyên nghiệp. Có câu chuyện thật đáng nhớ về lĩnh vực này:
Một hôm, đồng chí Trường Chinh (thủ truởng cơ quan báo Sự Thật) cho mời Phan Kế An đến, đồng chí đưa An đọc một lá thư. Đó là thư của vợ anh Phạm Văn Khoa (sau là đạo diễn điện ảnh). Đại ý chị nhờ đồng chí Trường Chinh cử bác sĩ đến, con chị đang lâm trọng bệnh. Oái oăm thay! câu cuối thư lại ghi chú: Xin mời cho bác sĩ Lê Văn Chánh, đừng cử anh Phan Kế An! Đọc lá thư kể bệnh, Phan Kế An biết bệnh cháu bé cần có thày thuốc ngay, nếu chờ mời được bác sĩ Chánh đến thì sẽ không kịp! Khả năng duy nhất chỉ là Phan Kế An đến chữa bệnh cho cháu.
Hẳn đồng chí Trường Chinh thấy: nếu chỉ lệnh cho Phan Kế An đi mà An không biết lời ghi chú này, ông sẽ bị động trước thái độ gia đình bệnh nhân. Đi hay không, đồng chí để tự Phan Kế An quyết định tình thế khó xử này. Phan Kế An trước tính mạng ngàn cân treo sợi tóc của cháu bé, đã gạt bỏ tự ái, nhận lời đến chữa bệnh cho cháu. Đồng chí Trường Chinh mỉm cười, nhẹ nhàng: “Anh nghĩ thế là phải!” Và lần ấy, ông đã cứu cháu bé khỏi cơn sốt rét ác tính!
Một hôm, tôi đến thăm ông đúng lúc nhà nhiếp ảnh Vân Đình Hùng đang ghi hình bức tranh Những đồi cọ, chứng kiến sự thẫn thờ, tần ngần của người họa sĩ sắp phải dứt tình với đứa con tinh thần mình vừa tạo tác. Dù còn giữ được bản chụp lại bức tranh, nhưng nó chỉ còn là chiếc bóng của đứa con ngời ngợi sự sống trên từng nét cảm xúc của họa sĩ đang rưng rưng…
Tôi nhớ đến một đọan tạp văn của GSTS Đình Quang, (nguyên thứ trưởng Bộ Văn Hóa) viết về họa sĩ Nguyễn Gia Trí khi sắp phải rời xa bức tranh sơn mài Vườn xuân Trung-Nam-Bắc (bức có giá cao nhất mà Bảo tàng Nghệ thuật nhà nước có thể mua):
“Anh Nguyễn Gia Trí vẫn ngồi bần thần trên chiếc ghế mây trong nhà, mắt đăm đăm nhìn vào bức tường trước mặt. Hình như việc mua bán khiến anh buồn nhiều hơn vui!...Tự nhiên tôi cứ thấy nao nao trong lòng. Căn phòng đã lưu dấu cả một quãng đời sáng tạo của tác giả rồi sẽ ra sao khi bức tranh không còn nữa!..”
Trạng thái đó có khác gì Phan Kế An bây giờ với bức tranh kết quả nhiều năm tháng ông nghiền ngẫm thể hiện cái sắc lá cọ phản chiếu ánh nắng như muốn thu nhỏ cả vầng nhật quang trên hình lá…mà ông sắp phải rời xa! Có nhà phê bình đã đánh giá cao cống hiến của Phan Kế An trong việc sáng tạo gam màu, việc tìm ra được màu xám xanh và màu xanh chàm nổi tiếng trong sơn mài, điều mà những người đi trước ông tìm mà chưa đạt được.
Hôm gần đây nhất, gặp chúng tôi, ông reo lên hào hứng: “May quá các ông ơi! Tôi vừa giải quyết xong món nợ lớn!”. Đến lúc này, cái hợp đồng “khủng” ấy, ông mới dám nói cho chúng tôi biết: Thì ra khi tai họa về hai căn bệnh hiểm của hai ông bà là tắc động mạch vành (phải gài lần lượt 3 cái stent gần trái tim) của ông và ung thư phổi của bà cùng được phát hiện, không những cần tiền cấp cứu mà còn phải cầm cự với chúng cho đến hết đời, ông đã liều nhận một hợp đồng: Nhận X. nghìn USD ( tôi xin phép được giữ một ẩn số cho ông) của một khách mua tranh. Ông sẽ phải trả dần bằng 40 bức tranh sẽ vẽ. Cuộc mua bán khá đặc biệt. Cả người bán lẫn người mua đều chấp nhận quả “liều”. Với số nợ tranh quá lớn đó, lão họa sĩ tuổi 90 bệnh tật như vậy, liệu ông còn sức vẽ được mấy bức? Khi ông “ra đi”, người mua tranh sẽ lâm vào tình trạng có món “nợ khó đòi” hoặc không thể đòi thật hi hữu, khi số tiền lớn đó đã tiêu tan vào các thứ thuốc đặc trị đắt như vàng cho hai căn bệnh hiểm!
Nhưng là người tự trọng, đến khi chết cũng không muốn là người mắc nợ. Họa sĩ sau khi nhận “liều” hợp đồng để có tiền trị bệnh cấp thời, còn lo lắng hơn người đặt mua tranh: Quỹ thời gian thật ngặt nghèo! Sức khoẻ ông còn nghèo ngặt hơn! Ông sẽ phải ra đi với tâm trạng người mắc nợ, người “quỵt nợ” bất đắc dĩ chăng? Cho nên còn sống ngày nào, ông phải lo làm sao trả đựoc, tất nhiên không thể bằng tranh!
Ông xoay trở cách nào tôi không rõ, nhưng gần đây thấy ông nói đến chuyện bán nhà cũ mua nhà mới…Vậy có gì cụ thể mà làm ông vui mừng báo tin như vậy?
Thì ra, khi đã ước tính mình đã đủ tiền trả người đặt tranh, ông mời “chủ nợ” đến, nói rõ tình trạng sức khoẻ và nỗi băn khoăn của ông về chuyện bất khả thực hiện, và đề nghị hoàn lại số tiền…Không ngờ, người khách lắc đầu ái ngại, bảo ông: “Mình bây giờ không nghĩ gì đến số lượng tranh ấy nữa, cũng không muốn lấy lại tiền, mà…họa sĩ có bức nào sẵn trong kho tranh của ông, hoặc mấy bức sắp hoàn thành thì hoàn chỉnh nốt, rồi ông cho tôi những bức ấy!”
Đó là một hành động hào phóng đáng trọng! Họa sĩ chỉ còn biết mở rộng “kho tranh” của mình không cần cân nhắc, để đáp lại khách mua tranh đã chẳng hẹp lòng. Cả thẩy, ông hiện có 5 bức đã và đang hoàn thiện, kể cả bức ông thích nhất! Vậy là giá tranh đã tăng cao gấp 8 lần so với hợp đồng, nhưng dường như cả hai bên đều không có gì phải tiếc xót ? Hiếm có một cuộc mua bán Đẹp như vậy! Bởi cái giá của nó là tình thương, là nhân cách! Hiện thời điểm này ông đang thanh thản chau chuốt những đứa con “cho chúng về nhà chồng”. Dù là những nét bút cuối đời đi nữa, ông cũng không ân hận gì, vì chúng đã được trao vào tay người biết quý trọng chúng!
Nhà văn hoá Hữu Ngọc, bạn ông, đã nêu lên một luận điểm: “Cuộc đời một con người được hình thành phải đến 70% do yếu tố ngẫu nhiên”. Nhận định này đã gây nhiều tranh cãi, tôi chỉ muốn đổi khái niệm ngẫu nhiên thành cơ duyên, nghĩa là cái duyên may trời cho ai người nấy được. Vậy cơ duyên lớn nhất của Phan Kế An là gì? Tôi cho là với năng khiếu mỹ thuật có một phần do bẩm sinh, cơ duyên lớn nhất đời ông là được sinh ra ở quê hương Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, một vùng đầy ắp những di tích và thắng cảnh. Một vùng văn hoá dân gian đặc sắc quần tụ chung quanh những chùa chiền, tượng Phật nổi tiếng: Chùa Tây Phương, chùa Mía, chùa Thày, đình Chu Quyến…những cảnh đẹp Ba Vì, Tích Giang, suối Hai, Ao Vua kỳ thú…
Có thể nói: ông được sinh ra trên đất của Thơ, của Họa. Phan Kế An đã tận dụng bao nhiêu ưu thế ấy để làm nên sự nghiệp. Hơn nửa thế kỷ qua họa sĩ đã vẽ hơn nghìn bức tranh với nhiều chất liệu khác nhau: sơn mài khoảng trên 60 bức, sơn dầu hơn 80 bức. Còn lại là hàng trăm bức màu bột , màu nước, đồ họa (bao gồm khắc gỗ, ký họa, biếm họa) với mọi đề tài phong phú về con người , cảnh vật khắp đất nước.
Phan Kế An đã ba lần được Giải Nhất trong các triển lãm Mỹ thuật toàn quốc các năm 1951, 1955,1960. Trong đó tiêu biểu và nổi tiếng nhất là bức sơn mài Nhớ một chiều Tây Bắc. Ông từng nhận nhiều huân chương, trong đó có Huân chương Độc Lập hạng Ba năm 1988. Giải thưởng Nhà nước về Văn Học Nghệ thuật đợt I năm 2001. Ông đã nhiều lần được bầu vào các chức sắc của Hội, có khoá là phó Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Vịêt Nam.
VÂN LONG
(Nguồn: Nghệ thuật Mới số 7, ra ngày 8/8/2012).
Hoạ sĩ Phan Kế An cười: “Có lần mình gặp một cậu bạn trường Bưởi cũ hồi chống Pháp, hàn huyên với nhau về gốc gác gia đình, hoá ra cùng là con nhà quan cả! Cậu ấy bỗng như reo lên: “Thế ra hồi ấy bố mày đã cách chức bố tao đấy!” Cả hai cùng cười…Nhà văn Hoài Việt thỉ bình: “Quan thanh liêm thế này thì mới lên án được bọn tham những chứ!”
Mở đầu buổi tưởng niệm, họa sĩ Phan Kế An thay mặt họ tộc nói: Buổi tưởng niệm 110 năm sinh của cụ căn cứ trên năm sinh thật 1892 (tuổi Thìn) chứ không căn cứ vào năm sinh trên giấy tờ hành chính 1889, do cụ đã khai tăng tuổi để sớm được đi học theo quy định hồi ấy. Còn ngày tháng, chúng tôi chọn ngày hôm nay, trước kỷ niệm Cách mạng tháng Tám một ngày để chúng ta nhớ lại bước ngoặt lịch sử đã mở sang trang mới cho cả dân tộc, trong đó có gia đình tôi.
Chúng tôi nâng ly, tưởng nhớ cụ và đều hình dung lại thời điểm ấy (1945). Đang là Tổng đốc Thái Bình, cụ được thăng bổ vượt ngạch lên chức Khâm sai đại thần ngay sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/ 1945). Thời gian phải làm nhiệm vụ Tổng đốc, cụ đã nhiều lần không thi hành hoặc thi hành nửa vời các chỉ thị của chính phủ Trần Trọng Kim và triều đình Huế. Hồi ký của Vũ Đình Hoè đã thuật lại việc cụ cáo ốm để không đi hiểu dụ dân nộp thóc cho Nhật. Sau nhiều lần xin từ chức, đến ngày 17 tháng Tám 1945 cụ mới được triều đình Huế chấp thuận.
Thời điểm thật đặc biệt: trước Cách mạng tháng Tám có hai ngày. Cụ rất nhạy cảm với tình hình chính trị lúc đó, 10 giờ đêm trước hôm rời Bắc Bộ phủ, cụ Phan đã dặn lại, thực ra là lệnh cho các quan chức dưới quyền (gồm quan Một Bảo An binh Nguyễn Sĩ Là (anh ruột họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc) và viên Chánh quản Lại):
“Tuyệt đối không được nổ súng, phải mở cửa ngay khi quân Cách mạng tới!”
Cách nói kiên quyết ấy không những tạo thuận lợi cho Cách Mạng mà còn cứu được sinh mạng của bao con người ở cả hai chiến tuyến. Cao trào Cách mạng đang dâng cao, sắp tới đỉnh điểm. Bắc bộ phủ sẽ là nơi diễn ra cuộc đụng độ quyết liệt với lực lượng Cách mạng, không thể không rút ngòi nổ để chiến binh hai bên đỡ hy sinh vô ích. Mà chỉ vai trò của cụ mới đủ uy thế và lòng tin với binh lính.
Quả nhiên khi Cụ vừa đi khỏi, ông Là, ông Lại liền triệu tập binh lính, truyền đạt lệnh của cụ, mọi người mới thở phào cất được mối lo…Lực lượng Bảo An binh đóng ở Bắc Bộ phủ có tới 134 người, súng ống đầy đủ. Nếu không có lệnh này, chỉ cần vài tiếng súng xốc nổi bắn vào đoàn biểu tình thì không thể lường hết hậu quả! Một câu nói cứu cả trăm người. Những người lính này sau đó hầu hết gia nhập hàng ngũ Cách mạng…
Bác Hồ của chúng ta những ngày đầu xây dựng chính quyền non trẻ, lại lo việc tổ chức kháng chiến, trăm công ngàn việc, nhưng đã không quên lời hẹn năm xưa. Phan Kế An nghe cụ Phan kể: Trước khi chọn truờng Hành Chính thuộc địa, cụ gặp ông Nguyễn Tất Thành ở Paris, hai người thuộc hai gia đình quen biết nhau từ trong nước, bàn chuyện hướng nghiệp. Ông Nguyễn Tất Thành đã nói vể trường này: “Tôi cũng muốn có kiến thức này của Pháp. Tôi nghĩ anh nên theo học. Sau này nếu làm được việc gì, tôi sẽ tìm anh!”. Nhà văn Sơn Tùng đã trích truyện ký cho in trên Sức Khoẻ & Đời sống từ số 150 đến 155/2002 để giới thiệu về mối thâm giao giữa các gia đình khoa bảng, phân giải nghi vấn của Triều Dương (báo Văn Nghệ) nêu ra năm ấy (2002).
Khi gia đình cụ Phan đang sơ tán ở Thanh Lũng, Sơn Tây thì nhận được thư cụ Hồ cho người cầm về, mời cụ Phan lên chiến khu Việt Bắc tham gia chính phủ (1947). Lúc đầu là quyền Bộ trưởng Nội vụ, tiếp theo là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng tối cao mà cụ Hồ làm Chủ tịch (1948), rồi Bộ trưởng bộ Nội vụ (1951). Đến năm 1955, cụ được Quốc Hội nước Việt Nam DCCH tín nhiệm, cử giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.
Đó là việc quan, việc nước xa vời! Người dân ở đất Đường Lâm này chỉ nhớ những gì trực tiếp liên quan đến họ.
Trước chiến tranh thế giới lần thứ II, khủng hoảng kinh tế, đồng tiền với người làm ruộng thật hiếm hoi. Dưa hấu, dưa gang của Đường Lâm bán rẻ như cho, ba đồng bạc Đông Dương một tạ gạo. Cụ Phan thương dân làng, nhưng phải tính kế lâu dài chứ không thể chỉ trợ cấp theo thời vụ! Cụ bèn đón một người thợ ở vùng Chuông về làm thầy dạy cho dân làng làm nón lá, áo tơi lá, lớp học mở ngay trong Từ đường họ Phan. Rồi cụ xin “cô ta” của nhà máy sợi Nam Định về cho làng dệt gia công. Cảnh đường làng đang đìu hiu vì đói kém, bỗng trở nên nhộn nhịp khác thường. Người làng tranh nhau để có “bông” (tức thẻ nhận sợi). Có “bông” là có sợi, có sợi là có hàng, có tiền. Dân làng thật nhớ ơn cụ. Giá cụ làm quan sở tại ở ngay đây thì dân sướng biết mấy! Nhưng còn bà con Thái Bình, nơi cụ trọng nhậm thì sao?
Chính Thủ tướng Phan Văn Khải lại chứng kiến lòng dân ở nơi cụ trọng nhậm ngày xưa. Một lần về Thái Bình công tác, Thủ Tướng Phan Văn Khải nhận được một lá thư kèm theo hai tấm chân dung cụ ông, cụ bà Phan Kế Toại do một gia đình nông dân Thái Bình chuyển đến. Thư viết: “ Kính thưa ông, tôi bây giờ đã già, không thờ các cụ được bao lâu nữa. Vậy tôi nhờ Thủ tướng chuyển giúp hai tấm chân dung này cho con cháu cụ Phan Kế Toại để làm lưu niệm…” ký tên (và địa chỉ) Hoàng Văn Khảm…
Vậy là gia đình này đã thờ hai cụ từ những năm Tổng đốc Phan Kế Toại trọng nhậm Thái Bình, hẳn thấy Thủ tướng cũng họ Phan nên con cháu mới thực hiện lời dặn dò của ông Khảm. Làm quan thời xưa mà được dân tự nguyện thờ phụng như vậy, hẳn là cụ thanh liêm đức độ lắm!
Chúng tôi men theo tường xem những tấm hình ghi lại quá khứ lồng trong những khung kính. Đến góc nhà, một tấm biển nhỏ đập vào mắt tôi:
Lối lên trần nhà, nơi một số sinh viên Cứu quốc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã cất giấu súng đạn để chống phát xit Nhật, trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Cụ Phan Kế Toại không lạ gì hoạt động của con, cụ từng nhận được công văn cảnh báo của Chánh Hiến binh Nhật nói về những tổ chức chống Nhật trong sinh viên, có gài một câu “Tiếc rằng trong số đó có cả quý công tử!”
Không khí se lạnh của mùa thu lại được ướp trong hương hoa ngâu, hoa ngọc lan lan tỏa đầy vườn. Một hương vị vừa cao khiết vừa dân dã đan xen vào những hồi ức theo chân chúng tôi đi dạo thăm các ngõ xóm đá ong của ngôi làng cổ. “Quý công tử” Phan Kế An đã tròn tuổi 80 (năm đó: 2003), nhưng ông vẫn xăm xăm đi trước như chàng sinh viên Mỹ Thuật ngày nào!...
Bức tranh Nhớ một chiều Tây Bắc
Phan Kế An, bạn với nhà văn từ năm…tám tuổi
Họa sĩ Phan Kế An nổi tiếng với sở thích “xê dịch” và lắm bạn bè, đặc biệt là bạn trong giới nhà văn. Tuổi đã xấp xỉ cửu thập, ông vẫn đủ sức kể nhiều chuyện vui và lạ. Câu chuyện ông kể gần đây nhất:
“Cuộc triển lãm tranh toàn quốc ở Nhà Hát Lớn 1946 vừa kết thúc, cánh họa sĩ chúng tôi lại trở thành những vị khách cuốí cùng đi duyệt lại phòng tranh, đặc biệt chú ý xem có tờ danh thiếp nào gài bên bức tranh tác phẩm của mình không. Nếu có, đó là một tín hiệu vui: một vị khách đã chấm bức tranh này, và tất nhiên đã đồng ý mua bức tranh theo giá tiền đề bên.
Họa sĩ Phan Kế An đã thấy một danh thiếp như vậy in tên nhà văn Nguyên Hồng, gài bên tranh của mình, có ghi thêm mấy chữ “Tôi rất thích bức tranh này! Muốn được gặp họa sĩ.” Ông nửa vui nửa buồn vì đó là bức ông đề giá cao với mục đích muốn giữ nó lại một thời gian…Tuy vậy, ông còn một niềm vui nhỏ: sẽ được gặp nhà văn Nguyên Hồng mà ông vẫn hâm mộ, sách của ông bầy bán hàng chục cuốn trên các quầy sách, những Bỉ vỏ, Bảy Hựu, Những ngày thơ ấu, Quán Nải…mà sao thấy bảo nhà văn nghèo lắm, ông này lại có tiền mua tranh ư?
“Hôm sau, tôi liền đến trụ sở Hội Văn hóa cứu quốc tìm gặp nhà văn Nguyên Hồng. Vừa gặp, tôi đã ngờ ngợ như gặp ông này ở đâu rồi!
“À” tôi đã nhớ! Thì ra tôi đã có thời thơ ấu được học cùng lớp với ông này ở trường dòng Nam Định, lớp élémentaire (lớp cuối tiểu học). Trường dòng Nam Định nổi tiếng dạy toán giỏi, nên khi ông bố tôi (cụ Phan Kế Tọai) được điều về làm thương tá Nam Định, ông đưa tôi đến học lớp enfantin (gọi là lớp đồng ấu). Anh Hồng ngày ấy lớn hơn tôi nhiều, có điểm đặc biệt dễ nhớ là 3 năm học liền Hồng bị “đúp” lớp, nghĩa là 3 lớp enfantin, préparatoire, élémentaire, An học 3 năm thì Nguyên Hồng phải học 6 năm. Vì vậy năm cuối học cùng lớp élémentaire, An mới lên 8 thì anh Hồng đã 13 tuổi. Điều dễ nhớ nhất là lúc ra sân bóng, anh Hồng hơn hẳn tôi 5 tuổi, lại cao lêu đêu, nên hễ tranh bóng đụng phải anh, là tôi ngã bắn ra xa. Nên cứ thấy anh đến gần là…nhường bóng, tránh voi chả xấu mặt nào!
Hai người gặp nhau, An phải hỏi lại cho chắc, xem có đúng anh Hồng cao kều ngày xưa học 6 năm 3 lớp không, bây giờ thì An cao chả kém gì anh! Nguyên Hồng đã quên hẳn cậu bé An, An phải nhắc lại từng kỷ niệm Hồng mới nhớ ra.
Tất nhiên, chả ai nghĩ sau này cả hai cầu thủ nhí ấy đều trở thành người tên tuổi, và cũng tất nhiên, Nguyên Hồng không có ý mua tranh, ông chỉ muốn gặp mặt, làm quen với họa sĩ nên gài tấm danh thiếp không đúng chỗ, sai luật bán tranh của các họa sĩ.
Tôi chỉ quên hỏi ông An xem ngày ấy nhà văn Nguyên Hồng dốt tóan hay dốt…văn?
Bác Hồ, người…mở triển lãm đầu tiên cho Phan Kế An
Cuộc đời Phan Kế An thật lắm duyên may! Tôi đã được cùng đi với ông lên thăm An toàn khu Định Hoá-Thái nguyên, rồi sang xã Phú Đình (cùng huyện), nơi có căn cứ Khuôn Tát mà Bác Hồ từng ở đó để chỉ huy toàn quốc kháng chiến. Năm ấy, chàng họa sĩ Phan Kế An 25 tuổi được đặc cách mang giá vẽ đến vẽ chân dung Bác. Anh chàng được sinh hoạt thoải mái hàng tháng như “người nhà”. Bác cứ làm việc của Bác, cháu tha hồ chọn góc độ, quan sát ghi chép từng đường nét trên guơng mặt và sinh hoạt hàng ngày của Bác. Sau thời gian mài miệt, họa sĩ có khoảng 20 bức tốc họa và một bức thâm họa, xin mang đến Bác xem. Bác ôn tồn bảo: “Chú hãy treo tất cả tranh lên tấm liếp ở nhà tập thể, mời tất cả anh chị em cơ quan đến xem cùng với Bác!” Bác đã mở triển lãm cho Phan Kế An ở giữa núi rừng như thế đó! Anh em cơ quan được tiếp xúc với hội họa, biết thêm giá trị lao động nghệ thuật, họa sĩ thì được khích lệ, qua những lời phẩm bình của người xem tranh mà rút được kinh nghiệm.
Phan Kế An cứ leo vài chục bậc lại dừng lại, định thần nhìn chung quanh, xuyên qua “vật đổi sao rời” để nhận ra địa hình ngày ấy:
Đây chính cái khoảng bằng phẳng này là nơi Bác Hồ chiều chiều thường ra đánh bóng chuyền với anh em cơ quan. Hôm ấy quả bóng bắn ra ngoài, rơi theo dốc này, tôi định lao theo thì Bác giữ lấy vai tôi, ôn tồn bảo: “An không thấy à? Nứa nhọn lởm chởm thế kia, đừng chạy, nguy hiểm đấy!"
Tấm chân dung vẽ Bác được lưu truyền đến giờ, hẳn cũng chứa đựng cả sự cảm động trước lòng chăm sóc của Bác!
.
Nhà thơ Vân Long và họa sĩ Phan Kế An
Họa sĩ …kiêm bác sĩ
Trong kháng chiến chống Pháp, họa sĩ Phan Kế An công tác ở tòa soạn báo Sự Thật, trông nom mỹ thuật cho tờ báo và chuyên vẽ tranh biếm họa, bút danh Phan Kích. Ông còn một nghề phụ nữa: làm thày thuốc nghiệp dư, cũng được cán bộ các cơ quan đóng chung quanh ATK tín nhiệm. Chả là hồi học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, các sinh viên đều phải học cơ thể học, vào nhà xác nghiên cứu trên tử thi và học những điều về giải phẫu cơ thể dưới sự hướng dẫn của bác sĩ người Pháp Huard và bác sĩ Đỗ Xuân Hợp.
Nhiều sinh viên khác thì ghê sợ, riêng Phan Kế An lại bị môn này hấp dẫn. Bác sĩ Đỗ Xuân Hợp nhận thấy thế, đã tận tình hướng dẫn ông về y học.Vì vậy, hồi đầu kháng chiến, trong chiến khu Việt Bắc chưa có y xá, trong cơ quan có ai đau bụng, cảm sốt đều nhờ họa sĩ…thay bác sĩ vậy! May mà họa sĩ không “vẽ” thêm ra bệnh! Như thế còn hơn là chờ đi mời bác sĩ Lê Văn Chánh tận bên kia Đèo Re, đi ngựa mất hàng ngày đường. Chữa bệnh nghiệp dư, nhưng ông lại có lương tâm thày thuốc chuyên nghiệp. Có câu chuyện thật đáng nhớ về lĩnh vực này:
Một hôm, đồng chí Trường Chinh (thủ truởng cơ quan báo Sự Thật) cho mời Phan Kế An đến, đồng chí đưa An đọc một lá thư. Đó là thư của vợ anh Phạm Văn Khoa (sau là đạo diễn điện ảnh). Đại ý chị nhờ đồng chí Trường Chinh cử bác sĩ đến, con chị đang lâm trọng bệnh. Oái oăm thay! câu cuối thư lại ghi chú: Xin mời cho bác sĩ Lê Văn Chánh, đừng cử anh Phan Kế An! Đọc lá thư kể bệnh, Phan Kế An biết bệnh cháu bé cần có thày thuốc ngay, nếu chờ mời được bác sĩ Chánh đến thì sẽ không kịp! Khả năng duy nhất chỉ là Phan Kế An đến chữa bệnh cho cháu.
Hẳn đồng chí Trường Chinh thấy: nếu chỉ lệnh cho Phan Kế An đi mà An không biết lời ghi chú này, ông sẽ bị động trước thái độ gia đình bệnh nhân. Đi hay không, đồng chí để tự Phan Kế An quyết định tình thế khó xử này. Phan Kế An trước tính mạng ngàn cân treo sợi tóc của cháu bé, đã gạt bỏ tự ái, nhận lời đến chữa bệnh cho cháu. Đồng chí Trường Chinh mỉm cười, nhẹ nhàng: “Anh nghĩ thế là phải!” Và lần ấy, ông đã cứu cháu bé khỏi cơn sốt rét ác tính!
Một hôm, tôi đến thăm ông đúng lúc nhà nhiếp ảnh Vân Đình Hùng đang ghi hình bức tranh Những đồi cọ, chứng kiến sự thẫn thờ, tần ngần của người họa sĩ sắp phải dứt tình với đứa con tinh thần mình vừa tạo tác. Dù còn giữ được bản chụp lại bức tranh, nhưng nó chỉ còn là chiếc bóng của đứa con ngời ngợi sự sống trên từng nét cảm xúc của họa sĩ đang rưng rưng…
Tôi nhớ đến một đọan tạp văn của GSTS Đình Quang, (nguyên thứ trưởng Bộ Văn Hóa) viết về họa sĩ Nguyễn Gia Trí khi sắp phải rời xa bức tranh sơn mài Vườn xuân Trung-Nam-Bắc (bức có giá cao nhất mà Bảo tàng Nghệ thuật nhà nước có thể mua):
“Anh Nguyễn Gia Trí vẫn ngồi bần thần trên chiếc ghế mây trong nhà, mắt đăm đăm nhìn vào bức tường trước mặt. Hình như việc mua bán khiến anh buồn nhiều hơn vui!...Tự nhiên tôi cứ thấy nao nao trong lòng. Căn phòng đã lưu dấu cả một quãng đời sáng tạo của tác giả rồi sẽ ra sao khi bức tranh không còn nữa!..”
Trạng thái đó có khác gì Phan Kế An bây giờ với bức tranh kết quả nhiều năm tháng ông nghiền ngẫm thể hiện cái sắc lá cọ phản chiếu ánh nắng như muốn thu nhỏ cả vầng nhật quang trên hình lá…mà ông sắp phải rời xa! Có nhà phê bình đã đánh giá cao cống hiến của Phan Kế An trong việc sáng tạo gam màu, việc tìm ra được màu xám xanh và màu xanh chàm nổi tiếng trong sơn mài, điều mà những người đi trước ông tìm mà chưa đạt được.
Hôm gần đây nhất, gặp chúng tôi, ông reo lên hào hứng: “May quá các ông ơi! Tôi vừa giải quyết xong món nợ lớn!”. Đến lúc này, cái hợp đồng “khủng” ấy, ông mới dám nói cho chúng tôi biết: Thì ra khi tai họa về hai căn bệnh hiểm của hai ông bà là tắc động mạch vành (phải gài lần lượt 3 cái stent gần trái tim) của ông và ung thư phổi của bà cùng được phát hiện, không những cần tiền cấp cứu mà còn phải cầm cự với chúng cho đến hết đời, ông đã liều nhận một hợp đồng: Nhận X. nghìn USD ( tôi xin phép được giữ một ẩn số cho ông) của một khách mua tranh. Ông sẽ phải trả dần bằng 40 bức tranh sẽ vẽ. Cuộc mua bán khá đặc biệt. Cả người bán lẫn người mua đều chấp nhận quả “liều”. Với số nợ tranh quá lớn đó, lão họa sĩ tuổi 90 bệnh tật như vậy, liệu ông còn sức vẽ được mấy bức? Khi ông “ra đi”, người mua tranh sẽ lâm vào tình trạng có món “nợ khó đòi” hoặc không thể đòi thật hi hữu, khi số tiền lớn đó đã tiêu tan vào các thứ thuốc đặc trị đắt như vàng cho hai căn bệnh hiểm!
Nhưng là người tự trọng, đến khi chết cũng không muốn là người mắc nợ. Họa sĩ sau khi nhận “liều” hợp đồng để có tiền trị bệnh cấp thời, còn lo lắng hơn người đặt mua tranh: Quỹ thời gian thật ngặt nghèo! Sức khoẻ ông còn nghèo ngặt hơn! Ông sẽ phải ra đi với tâm trạng người mắc nợ, người “quỵt nợ” bất đắc dĩ chăng? Cho nên còn sống ngày nào, ông phải lo làm sao trả đựoc, tất nhiên không thể bằng tranh!
Ông xoay trở cách nào tôi không rõ, nhưng gần đây thấy ông nói đến chuyện bán nhà cũ mua nhà mới…Vậy có gì cụ thể mà làm ông vui mừng báo tin như vậy?
Thì ra, khi đã ước tính mình đã đủ tiền trả người đặt tranh, ông mời “chủ nợ” đến, nói rõ tình trạng sức khoẻ và nỗi băn khoăn của ông về chuyện bất khả thực hiện, và đề nghị hoàn lại số tiền…Không ngờ, người khách lắc đầu ái ngại, bảo ông: “Mình bây giờ không nghĩ gì đến số lượng tranh ấy nữa, cũng không muốn lấy lại tiền, mà…họa sĩ có bức nào sẵn trong kho tranh của ông, hoặc mấy bức sắp hoàn thành thì hoàn chỉnh nốt, rồi ông cho tôi những bức ấy!”
Đó là một hành động hào phóng đáng trọng! Họa sĩ chỉ còn biết mở rộng “kho tranh” của mình không cần cân nhắc, để đáp lại khách mua tranh đã chẳng hẹp lòng. Cả thẩy, ông hiện có 5 bức đã và đang hoàn thiện, kể cả bức ông thích nhất! Vậy là giá tranh đã tăng cao gấp 8 lần so với hợp đồng, nhưng dường như cả hai bên đều không có gì phải tiếc xót ? Hiếm có một cuộc mua bán Đẹp như vậy! Bởi cái giá của nó là tình thương, là nhân cách! Hiện thời điểm này ông đang thanh thản chau chuốt những đứa con “cho chúng về nhà chồng”. Dù là những nét bút cuối đời đi nữa, ông cũng không ân hận gì, vì chúng đã được trao vào tay người biết quý trọng chúng!
Nhà văn hoá Hữu Ngọc, bạn ông, đã nêu lên một luận điểm: “Cuộc đời một con người được hình thành phải đến 70% do yếu tố ngẫu nhiên”. Nhận định này đã gây nhiều tranh cãi, tôi chỉ muốn đổi khái niệm ngẫu nhiên thành cơ duyên, nghĩa là cái duyên may trời cho ai người nấy được. Vậy cơ duyên lớn nhất của Phan Kế An là gì? Tôi cho là với năng khiếu mỹ thuật có một phần do bẩm sinh, cơ duyên lớn nhất đời ông là được sinh ra ở quê hương Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, một vùng đầy ắp những di tích và thắng cảnh. Một vùng văn hoá dân gian đặc sắc quần tụ chung quanh những chùa chiền, tượng Phật nổi tiếng: Chùa Tây Phương, chùa Mía, chùa Thày, đình Chu Quyến…những cảnh đẹp Ba Vì, Tích Giang, suối Hai, Ao Vua kỳ thú…
Có thể nói: ông được sinh ra trên đất của Thơ, của Họa. Phan Kế An đã tận dụng bao nhiêu ưu thế ấy để làm nên sự nghiệp. Hơn nửa thế kỷ qua họa sĩ đã vẽ hơn nghìn bức tranh với nhiều chất liệu khác nhau: sơn mài khoảng trên 60 bức, sơn dầu hơn 80 bức. Còn lại là hàng trăm bức màu bột , màu nước, đồ họa (bao gồm khắc gỗ, ký họa, biếm họa) với mọi đề tài phong phú về con người , cảnh vật khắp đất nước.
Phan Kế An đã ba lần được Giải Nhất trong các triển lãm Mỹ thuật toàn quốc các năm 1951, 1955,1960. Trong đó tiêu biểu và nổi tiếng nhất là bức sơn mài Nhớ một chiều Tây Bắc. Ông từng nhận nhiều huân chương, trong đó có Huân chương Độc Lập hạng Ba năm 1988. Giải thưởng Nhà nước về Văn Học Nghệ thuật đợt I năm 2001. Ông đã nhiều lần được bầu vào các chức sắc của Hội, có khoá là phó Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Vịêt Nam.
VÂN LONG
(Nguồn: Nghệ thuật Mới số 7, ra ngày 8/8/2012).
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét