Một vùng kinh tế quan trọng, gần như nuôi cả đất nước, là đồng bằng sông Cửu Long, cho tới giờ vẫn chưa nối mạch đường sắt sau 43 năm chấm dứt chiến tranh. Không hiểu các nhà lãnh đạo sáng suốt đã làm được cái gì cho đất nước này.
Nên nhớ rằng thời trước năm 1955, người Pháp đã kéo dài đường xe lửa xuống tận Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang bây giờ). Chính thể VNCH tuy sau đó không dùng đường sắt ấy nữa nhưng họ phát triển đường bộ hết ý, đặc biệt quốc lộ 4 (nay là quốc lộ 1). Giao thông cực kỳ thông suốt, không có trạm mãi lộ cướp bóc nào. năm 1977, tôi đi trên lộ 4 về dạy học ở cơ sở đặt gần ngã ba trung Lương, dù xe tồng tộc chạy bằng than củi (một đỉnh cao của nền kinh tế chế độ mới) cũng chết hết có tiếng rưỡi đồng hồ.
Giao thông nội đồng bằng sông Cửu Long, và từ khu vực này nối ra cả nước, đường thủy chỉ gánh được phần nào, còn chủ lực vẫn là đường bộ. Nếu đường bộ tắc nghẽn, xe cộ không lưu thông ra ngoài được, hàng hóa chết dí, thì không phải chỉ đồng bằng sông Cửu Long chết, mà cả nước sẽ chết, có khi còn chết trước. Nên nhớ đồng bằng sông Cửu Long cung cấp 90% nhu cầu gạo cho cả nước. Thịt cá, trái cây, rau cỏ cũng chiếm tỷ lệ rất lớn.
Những kẻ cố tình đặt trạm thu phí trấn lột vô lý trên quốc lộ 1 - xương sống của đồng bằng này, hoặc là có ý đồ cực kỳ nham hiểm, cố tình gây ra sự mất ổn định qua phản ứng của dân chúng, hoặc quá ngu dốt, hoặc chỉ tham tiền thấy lợi trước mắt mà không biết tai họa cận kề. Chúng thu được những đồng bạc lẻ từ túi rách nghèo của dân bằng cách bóp nặn, nhưng sẽ phá hoại nền kinh tế đất nước mà tai hại không để đâu cho hết.
Bọn bảo vệ BOT trấn lột không biết có ngẫm ra bài học: Năm 1970, khi chính phủ của ông Salvador Allende tổng thống Chile định bỏ con đường phát triển tư bản chủ nghĩa để theo Liên Xô tiến lên chủ nghĩa xã hội, giới tài xế cả nước đã đình công, kinh tế chỉ một thời gian sau bị tê liệt, kiệt quệ, cuối cùng dẫn đến cuộc đảo chính và sụp đổ không tránh khỏi. Một nước mà nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào vận tải đường bộ, lại để tài xế phản ứng thì kết quả như thế là đương nhiên.
Nguyễn Thông
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Nên nhớ rằng thời trước năm 1955, người Pháp đã kéo dài đường xe lửa xuống tận Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang bây giờ). Chính thể VNCH tuy sau đó không dùng đường sắt ấy nữa nhưng họ phát triển đường bộ hết ý, đặc biệt quốc lộ 4 (nay là quốc lộ 1). Giao thông cực kỳ thông suốt, không có trạm mãi lộ cướp bóc nào. năm 1977, tôi đi trên lộ 4 về dạy học ở cơ sở đặt gần ngã ba trung Lương, dù xe tồng tộc chạy bằng than củi (một đỉnh cao của nền kinh tế chế độ mới) cũng chết hết có tiếng rưỡi đồng hồ.
Giao thông nội đồng bằng sông Cửu Long, và từ khu vực này nối ra cả nước, đường thủy chỉ gánh được phần nào, còn chủ lực vẫn là đường bộ. Nếu đường bộ tắc nghẽn, xe cộ không lưu thông ra ngoài được, hàng hóa chết dí, thì không phải chỉ đồng bằng sông Cửu Long chết, mà cả nước sẽ chết, có khi còn chết trước. Nên nhớ đồng bằng sông Cửu Long cung cấp 90% nhu cầu gạo cho cả nước. Thịt cá, trái cây, rau cỏ cũng chiếm tỷ lệ rất lớn.
Những kẻ cố tình đặt trạm thu phí trấn lột vô lý trên quốc lộ 1 - xương sống của đồng bằng này, hoặc là có ý đồ cực kỳ nham hiểm, cố tình gây ra sự mất ổn định qua phản ứng của dân chúng, hoặc quá ngu dốt, hoặc chỉ tham tiền thấy lợi trước mắt mà không biết tai họa cận kề. Chúng thu được những đồng bạc lẻ từ túi rách nghèo của dân bằng cách bóp nặn, nhưng sẽ phá hoại nền kinh tế đất nước mà tai hại không để đâu cho hết.
Bọn bảo vệ BOT trấn lột không biết có ngẫm ra bài học: Năm 1970, khi chính phủ của ông Salvador Allende tổng thống Chile định bỏ con đường phát triển tư bản chủ nghĩa để theo Liên Xô tiến lên chủ nghĩa xã hội, giới tài xế cả nước đã đình công, kinh tế chỉ một thời gian sau bị tê liệt, kiệt quệ, cuối cùng dẫn đến cuộc đảo chính và sụp đổ không tránh khỏi. Một nước mà nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào vận tải đường bộ, lại để tài xế phản ứng thì kết quả như thế là đương nhiên.
Nguyễn Thông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét