Trần Bá Thoại
Đã lâu rồi, nhiều người Việt Nam, trong đó có tôi ít xem bóng đá nước nhà vì ba lẽ: (1) Các cầu thủ không chuyên nghiệp: chơi cá nhân, hay tiểu xảo, hay cãi thậm chí hành hung trọng tài, hay phát ngôn “thiếu văn hóa”….(2) Nạn dàn xếp tỷ số, bán độ, mua chuộc…và (3) Trình độ trọng tài nhiều vị thiếu chuyên môn, nhận định sai, bị hối lộ….
Lần này, đội U23 đã một giải đấu rất hay, rất chuyên nghiệp. Chính HLV Park Hang-seo thổ lộ, đây là trận đấu đáng tự hào nhất trong toàn bộ sự nghiệp hơn 40 năm của mình. Khác với những ám ảnh của người hâm mộ, U23 Việt Nam như một đoàn quân đoàn kết, đồng lòng, đồng chung chí hướng: chiến đấu và chiến thắng. Các cầu thủ sẵn sàng hỗ trợ, bọc lót nhau như anh em trong một gia đình.
Xin có lời cám ơn đến ông Park Hang-seo, vị HLV đã mang lại sự đoàn kết và đặc biệt là sự tự tin cho các cầu thủ. Trước đây chúng ta “khớp cơ” ngay cả với Thái Lan, chưa nói đến Hàn Quốc, Nhật Bản. Nhưng bằng một thời gian ngắn ông “thổi” được ngọn gió tự tin vào tất cả đội tuyển. Trên tờ FourFourTwo (phiên bản Thái Lan), Park Hang Seo cho biết: “Lần đầu gặp các cầu thủ Việt Nam, tôi thực sự bất ngờ về tốc độ, kỹ thuật tốt và thể hình tuyệt vời của họ. Nhưng dường như nhiều cầu thủ Việt Nam không hề biết họ ngang tầm với Nhật Bản, Hàn Quốc hay thậm chí là Thái Lan. Vấn đề ở chỗ họ luôn thiếu tự tin. Những gì tôi phải làm là khắc phục điểm yếu về tinh thần, giúp họ tự tin hơn vào bản thân” và hôm qua, sau khi U23 Việt Nam thua trên sân Thường Châu, Giang Tô, Trung Quốc, HLV Park Hang-seo đứng giữa vòng tròn các cầu thủ U23 Việt Nam, lấy tay đập mạnh lên ngực áo và hô lớn: “Tại sao chúng ta phải cúi đầu”, và “Chúng ta không phải cúi đầu, chúng ta đã cố hết sức”.
Cũng có lời lưu ý, không riêng cho cầu thủ và những “người làm bóng đá”, mà chung cho tất cả chúng ta, rằng đội bóng của chúng ta thường vẫn thua các đội bạn về chiều cao và thể lực. Trước khi vào chung kết, tôi rất đồng ý với nhận xét của HLV Park Hang-seo rằng “U23 Việt Nam ngang cơ với U23 Uzbekistan”, nhưng thời tiết qua lạnh, sân đầy tuyết phủ và “chiều cao” của cầu thủ Uzbekistan đã đánh bại chúng ta.
Các nghiên cứu Nhật Bản cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của con người gồm: chế độ dinh dưỡng chiếm đến 32%, vận động thể dục thể thao chiếm 20%, môi trường tâm lý và xã hội chiếm 16% và yếu tố chủng tộc di truyền chiếm 23%. Như vậy, có đến hơn 3/4 (77%) của những yếu tố ảnh hưởng lên chiều cao là các yếu tố “có thể cải tạo được” (modifiable factors). Trong thế chiến thứ 2, người Nhật rất thấp, Nhật “lùn”. Do đó, thời Minh Trị thiên hoàng, người Nhật đã đưa ra một quốc sách là chương trình “Bữa ăn trưa học đường”: món ăn buổi trưa tại trường được người ta chăm chút, chọn lựa cẩn thận, theo những tài liệu, hướng dẫn khoa học chính thống nhờ vậy người Nhật hiện nay khá cao.
Để khỏi thua vì quả “đánh đầu”, cần học theo người Nhật !!!
Cổ động viên nhiệt tình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét