(Chân dung nhà văn- Đỗ Trường)
Mãi đến cuối tháng bảy, dường như nước Đức mới thực sự vào hè. Nắng không gắt như ở quê nhà, nhưng đã đủ sức kéo cái nóng ngoài trời lên đến gần 30 độ. Cơn gió chiều cuốn theo hơi nước, từ những dòng sông chạy quanh thành phố, như phả trên mặt đường. Những cánh rừng xanh ngát, vươn lên như hai cánh tay ôm chặt lấy thành phố. Ngày cuối tuần, Leipzig như chìm vào trong giấc ngủ. Thi thoảng đâu đó có tiếng động cơ xe hơi, xe máy lạc lõng, rộ lên. Nếu không phải đi Mannheim, dự đám cưới con gái ông bạn từ thuở hàn vi, của những ngày đầu sang Đức, giờ này, có lẽ chúng tôi thong thả đạp xe, cùng dòng người đổ về bãi tắm ngoài trời, hay những khu nhà vườn của thành phố.
Từ Leipzig đến Mannheim khoảng chừng 500 km, nên chúng tôi đi chung một xe do Tiến Bọ cùng đội lò mổ cũ, cầm lái. Thằng này trước đây là bộ đội đặc công, đã có mấy năm đánh đấm ở biên giới phía Bắc. Nghe nó kể, nhiều lần quần nhau tay bo với giặc Tầu, nhưng chưa hề bị thương. Nó cũng được liệt vào dân anh chị về cái khoản rượu bia. Phân xưởng pha thịt, có mấy chục thằng Tây, Ta nhưng chỉ có nó và một thằng người Đức đủ sức, mỗi ca kéo hàng ngàn con lợn nặng cả tạ trên dây chuyền xuống cho vào máy cưa. Phải nói thật làm công việc giết mổ, trong nhà lạnh, nếu không có chút men rượu không thể làm nổi (dù có luật cấm). Trong một lần tơ lơ mơ như vậy, nó bị cưa thiến đứt phăng hai ngón tay. Từ đó, nó thề không bao giờ uống rượu nữa.
Đường xa, lại được ngồi ghế sau, nên chúng tôi thủ sẵn bia rượu và đồ nhậu. Lên xe, Tiến Bọ bật nhạc ầm ĩ. Mà hình như CD của nó chỉ có rặt một loại nhạc của Nguyễn Trọng Tạo(NTT). Lúc đầu, rượu mới dạo hiệp một, lại được úp mặt vào sông quê, nghe ngọt ngào quá, mấy thằng tôi sướng tởn lên. ..Rồi xe chạy được nửa đường, rượu đã ngấm, vẫn thấy Khúc Hát Sông Quê với Làng Quan Họ réo rắt, tua đi đảo lại đều đều. Thì ra, mấy bài hát này, nó thu nhiều lần trong một CD. Ông bạn ngồi cạnh, cằn nhằn, nhạc ông Tạo hay thì hay thật, nhưng nghe nhiều nhàm, đề nghị thay đĩa khác. Nó cười cười, ấn CD bên cạnh. Giời đất ạ! Lại bác Tạo. Không hiểu nó lấy đâu ra cái CD, bác Tạo hát bo (không nhạc đệm) những bài của mình. Khi bác Tạo vừa dứt, lại thấy giọng ông ổng, tồ tồ nhão nhoẹt của nó cất lên. Nghe nhạc đệm và tiếng hát của nó lạc làm hai phía, như đang chửi nhau vậy. Chịu hết nổi, chúng tôi đồng thanh: Tắt máy. Nó quắc mắt, các bố uống say thì ngủ đi, tôi không nghe nhạc bác Tạo, ngủ gật, chết cả lũ đấy.
Lúc về, tưởng thoát, nhưng không, lên xe, nó lại chương trình thơ bác Tạo. Qủa thật, tôi chưa thấy ai yêu điên cuồng Nguyễn Trọng Tạo như thằng này. Đàn bà mà cuồng kiểu này, có lẽ bác Tạo gặp rắc rối to rồi. Nó sưu tầm tất cả những bài thơ của bác Tạo, đã được đọc và ghi âm ở thư viện Audio, hay ở đâu đó vào đĩa CD, để trên xe. Cứ lên xe là nó bật nghe cho đến lúc dừng xe tắt máy, dù đường đi có bao xa và cũng không cần biết cảm giác của người ngồi bên. Nếu như trong phê bình văn chương, bác Tạo cho bác Hảo (Trần Mạnh Hảo) là người cực đoan, thì cái thằng này cực đoan vào dạng bác Hảo phải gọi là sư phụ. Ai mà đi xe của nó, chỉ cần một câu chê thơ, nhạc của Nguyễn Trọng Tạo, bảo đảm bị đuổi xuống xe ngay. Tôi thân nó đã mấy chục năm, nhưng cũng không ngoại lệ, ức quá bảo, lần sau không ké xe của nó nữa. Nhưng đi hội hè, đình đám, gặp bạn bè, có bia rượu, mấy thằng sâu rượu chúng tôi không sao cưỡng lại được, lúc về đều khật khừ cả, nên lại tranh nhau trèo lên xe của nó.
Không chỉ chúng tôi, mà còn rất nhiều người thích, yêu thơ, nhạc NTT, nhưng cả ngàn cây số, mất tám, chín giờ chạy xe, dện ròng rã, duy nhất nhạc, thơ NTT, có lẽ chỉ có nó là một.
Dài dòng một chút, kể lại câu chuyện trên, cũng để khảng định một điều nữa, dù ở bất cứ nơi đâu, trong hoàn cảnh nào, người thưởng ngoạn, không bao giờ ngoảnh mặt, quay lưng lại với thi ca. Nếu như lời thơ và câu hát đó gõ được vào ký ức và tâm hồn, hay lột tả những gì đang diễn ra trong cuộc sống thường nhật của họ, một cách chân thật nhất. Trong tình trạng thơ ca và xã hội hiện nay, Nguyễn Trọng Tạo, là một trong số rất ít các nhà thơ đã làm được điều này.
Nguyễn Trọng Tạo là một người đa tài, trong lãnh vực nào ông cũng để lại một số tác phẩm ghim vào lòng người. Vì vậy, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha có lý, khi anh cho rằng, sau Văn Cao, Nguyễn Đình Thi là Nguyễn Trọng Tạo. Điều này, có lẽ Nguyễn Thụy Kha chỉ muốn nhắc đến sự tài hoa trong nhiều lãnh vực, chứ không có ý so sánh tài năng của họ. Vì tài năng khí chất trong thi ca, cũng như tính cách Nguyễn Trọng Tạo rất khác so với Nguyễn Đình Thi.
Có thể nói, nếu như Nguyễn Trọng Tạo không được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Miền Trung sắt se đầy nắng gió, có những lời ru câu hát làm mát rượi trưa hè, thì có lẽ tài năng của ông sẽ đi theo con đường khác. Những điệu Ví, lời ru ấy như dòng sữa mẹ, đã nuôi lớn tâm hồn thi ca Nguyễn Trọng Tạo. Do vậy, sau tài năng của nhà thơ hương đồng gió nội Nguyễn Bính, người mà tôi nghĩ đến phải là Nguyễn Trọng Tạo. Cái chất ca dao, lục bát từ tiền nhân đã được NTT nhân lên, và làm mới đi rất nhiều, nhưng sự mượt mà, gần gũi của trời đất, con người, đồng quê vẫn còn đó. Đồng Dao Cho Người Lớn, là một trong những bài tiêu biểu:
“…Có cha có mẹ có trẻ mồ côi
Có ông trăng rằm nào phải mâm xôi
Có cả đất trời mà không nhà ở
Có vui nho nhỏ có buồn mênh mông
Mà thuyền vẫn sóng mà xanh vẫn cỏ
Mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió
Có thương có nhớ có khóc có cười
Có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi“.
Không được đọc NTT một cách có hệ thống, nhưng tôi cảm giác, dường ông làm thơ, viết nhạc từ những cảm hứng bất chợt, hay một ký ức xa xăm nào đó đột nhiên trở về. Thơ của NTT đa dạng, từ ngữ mộc mạc, nhiều khi không theo một trình tự nhất định, nên hay tạo ra được những hiệu quả làm bất ngờ cho người đọc. Có lẽ trong văn học sử Việt Nam, chỉ có NTT mới dám gửi gắm tâm sự, ví tình yêu của mình với những chồn cáo, nồi niêu, xoong chảo…rồi đưa thẳng nó đến với thi ca. Những câu tầm thường, cửa miệng ấy trong thơ ông, đọc lên ta thấy cay cay, ngồ ngộ:
“ Anh cây chổi tựa mòn góc bếp
Anh cái chảo mốc meo
Anh con mèo đói kêu khan
Anh con chồn hoang ngủ vùi trong hốc tối
Ngày không em
Anh làm gì với gió
Gió mềm mại dáng em
Anh làm gì với lửa
Lửa cháy môi em
Anh làm gì với cơn mưa giật liên hồi tiếng nấc…” (Ngày Không Em)
Văn hóa nói chung và thi ca nói riêng, đều có tính kế thừa, chuyển tiếp như những ngành khoa học tự nhiên khác. Yếu tố địa lý cũng quyết định một phần không nhỏ cho sự phát triển, sàng lọc tạo nên nét văn hóa đặc trưng vùng miền, hay của một quốc gia. Nếu không có sự chuyển tiếp, kế thừa này thì xã hội không khác gì một cơ thể có những tế bào bị biến dị tạo nên căn bệnh ung thư, và như người bị chối bỏ cuội nguồn, đánh mất đi phần linh hồn. Cuộc sống Nguyễn Trọng Tạo có nhiều khúc gấp, nên phải bươn trải sống ở nhiều vùng miền. Những văn hóa đặc trưng vùng miền ấy, đã thổi vào tâm hồn ông một cách tự nhiên, với những sắc thái khác nhau. Do vậy, khi nghe và đọc thi ca NTT, ta vẫn thoáng nhận ra, âm sắc của từng làn điệu, dân ca dù đã hòa trộn vào nhau. Sự hòa trộn ấy, tạo nên một cái gì đó mới lạ nhưng cũng rất gần gũi. Sự dung hòa giữa cũ và mới, đã làm mát dịu hồn thơ NTT. Linh hồn Việt, nhưng đã tạo dựng nên dáng hình rất Tây của bài thơ Mùa Thu Áo Ấm dưới đây là một thí dụ:
“Đồi núi. Thông xanh. Villa. Biệt thự
áo ấm. Dù hoa. Má đỏ. Tóc mềm
những con đường. Những con đường. Cao.Thấp
ngày bốn mùa. Đà lạt. Chập chùng. Em.
Em cười nói tự thuở nào thác đổ
Langbian. Nghiêng. Thung lũng tình yêu
Ôi! Sự sống nơi đỉnh trời chân cỏ
thoáng heo may. Nghe mình chợt sang chiều.
Tôi bạn bè cùng mùa rau xứ lạnh
cùng cải chua. Cà muối. Khô nai
cùng rượu chát
Cùng đớn đau thông rụng
Giọng buồn tôi run rẩy phát qua đài.
Những hồ, bãi tắm tự nhiên ở Đức, hình như nơi nào cũng giành một khu, cho những ai muốn tắm, phơi nắng trần truồng. Ngày mới sang, chúng tôi thấy mới nên khoái, rủ nhau ra hồ. Đến nơi chẳng thằng nào đủ dũng khí cởi quần áo, trần như nhộng giống những người xung quanh. Mặc nguyên quần áo thấy kỳ, nên chúng tôi giả vờ đến Imbiss mua bia, lai rai. Tắm chán, đói, các cô mười sáu, mười bảy, mảnh mai, thon thả đến các bà sồn sồn, tồng ngồng, lên mua đồ ăn. Chà chà…trắng, vàng, hồng, rực cả một góc trời, nhìn như một bầy thiên nga đang hạ thế. Ấy vậy, chỉ một vài lần chúng tôi chán, không còn hứng thú ra bãi tắm nữa. Sau này có mấy bác già vụ trưởng, thứ trưởng của Bộ Nông Nghiệp, sang công tác, công teo gì đó, nhờ chúng tôi đưa đi. Có bác hăng lên, mang theo cả ống nhòm, đứng núp từ bụi cây xa “mục sở thị”. Vài lần như vậy, rồi không thấy bác nào nhắc, nhờ đưa đi bãi tắm tiên nữa. Từ đó, tôi rút ra một điều, những cảnh trần trụi, kịch đường tầu như vậy đã làm giảm mất sự tò mò, khám phá lâu dài. Hơn nữa, nó không thích hợp với nếp suy nghĩ, tâm hồn, văn hóa sinh hoạt của người Việt và những nước Á Châu, chịu ảnh hưởng lâu đời của Phật giáo, nho học.
Tôi có thằng bạn thân, từ thuở khố rách áo ôm, ba, bốn đứa chung nhau một cái quần, thay nhau mặc mỗi lần đi tán gái. Học xong đại học, nó vào Sài Gòn làm việc. Đánh đấm, dẫm đạp lên nhau mấy chục năm, rồi nó cũng mò lên được chức Tổng giám đốc. Có lẽ chấm mút được, nhiều tiền đâm rửng mỡ, hôm rồi gọi điện cho tôi khoe, con nó gửi học trường quốc tế từ nhỏ, nên chỉ nói được tiếng Anh, tiếng Việt rất bập bẹ. Tôi bảo, con mày sẽ là người ngoại quốc ngay chính trên quê hương của nó. Không tiếng Việt, nó mất đi linh hồn. Mất văn hóa, sống trên quê hương mà như không còn Tổ Quốc. Những thứ đó tiền của mày không thể mua được. Nó không cãi lại, nhưng không vui. Từ đó, chúng tôi ít gọi điện cho nhau, nếu có, câu chuyện cũng vô cùng nhạt nhẽo.
Có thể khảng định, một trăm phần trăm những gia đình Tây Ta ở thành phố tôi cư ngụ, đổ vỡ, (có cặp đã sống với nhau ba, bốn chục năm) do không thể hòa đồng về văn hóa. Như vậy, văn hóa nói chung, thi ca nói riêng giữa Đông và Tây dù có hòa nhập hay cưỡng, ép hôn, nó chỉ nằm ở mức độ giao thoa, chứ tuyệt đối không bao giờ hòa tan. Cảm nhận từ những thực tế trên, tôi thấy việc cải tiến thơ ca của một số nhà thơ trong nước, dù có theo chiều hướng nào, nhưng mất đi bản sắc cội nguồn, nó chỉ là những tế bào biến dị. Những tế bào dị dạng này, trước sau sẽ tự đào thải, hoặc bị cắt bỏ mà thôi.
Tôi mang những bài thơ, chỉ có thể hiểu bằng tâm, phân thức…hoặc tâm phải rời khỏi xác, trở về cõi u u, mê mê nào đó mới hiểu được, (như một số nhà phê bình ca, viết) cho ông giáo già, du học từ năm 1964, là tiến sĩ ngôn ngữ, văn học Đức. Đọc xong, ông lắc đầu không hiểu. Theo ông đây là những bài viết với thứ ngôn ngữ tắc tị, chứ chẳng ăn nhập gì với thi ca của Phương Tây cả.
Phọt phẹt ngoại ngữ như tôi, hứng lên, đôi lúc đọc một, vài bài thơ tiếng Đức, tuy không hiểu hết cái hay, cái đẹp và những ý sâu xa, bóng bẩy, nhưng cũng hiểu được nghĩa thực của nó. Thế mà, tôi tắc tị, khi đọc thơ của những Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn… Bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ, với mớ kiến thức đã tu luyện mười bốn, mười lăm năm trên ghế nhà trường ở quê nhà.
Ta hãy đọc lại bài Vô Đề của Nguyễn Trọng Tạo, lời thơ rất lạ, rất mới (tôi cho rằng không thể mới hơn) từ cách đảo từ đến nhịp của cả bài thơ. Nhưng nó vẫn giữ được sự trong sáng, mềm mại, dễ hiểu:
“…Anh đã để em ra đi vô cớ
Đến một ngày không thể hiểu vì đâu
Em hút bóng dừa xanh vào khép gió
Không bao giờ quay lại mối tình đầu.
Anh chót để ngôi sao bay khỏi cát
Biếc xanh em, mãi chớp sáng vòm trời
Điều có thể đã hóa thành không thể
Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi”
Bài Thiên Thần, thoáng đọc lên ta cả thấy rất vô lý, nhưng cái vẻ đẹp thiên thần của em đã hút hồn người thi sĩ được toát ra từ nghìn năm trước và nghìn năm sau sau ấy, đã đấy cả bài thơ đến những điều có thể. Từ ngữ mộc mạc, nhưng rất mới trong lối miêu tả ẩn dụ(lấy thời gian để miêu tả vẻ đẹp) của Nguyễn Trọng Tạo. Đọc xong, ta thấy thoang thoảng hương của những bài vịnh, hay trào phúng xưa trở về:
“Em mười chín tuổi, nghìn năm trước
Sao đến bây giờ mới hai mươi
Môi mềm ngực nõn vòng tay xiết
Anh là tượng đá cũng tan thôi.
Cứ tưởng một lần cho đỡ khát
Nào ngờ bùa ngải lú trời xanh
Nghìn năm gặp lại…Em hăm mốt
Môi ngực vòng tay vẫn thiên thần”
Song song với các cuộc thi hoa hậu, ứ hậu, chắc chắn ở trong nước cũng sắp bội thực các buổi hội thảo thơ ca, do các cơ quan văn học tổ chức. Đọc những bài tham luận lạc đề, sặc mùi tụng ca của những nhà văn, nhà thơ có tên tuổi như Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Minh Tuấn…trong tọa đàm thơ Nguyễn Quang Thiều. Hay của những quan chức cao cấp trong hội thảo thơ của “nhà thơ bổ củi” Hoàng Quang Thuận, làm ta liên tưởng đến những nhân vật hài trong các vở tuồng, khen có thưởng vậy. Không cần bàn đến chất lượng của thơ, một đêm Hoàng Quang Thuận bổ ra được 121 bài, thì mấy ông thợ bổ củi, vai u thịt bắp, mồ hôi dầu, cũng phải vái chào. Cái đẹp là bùa mê, thuốc lú để nghìn năm sau hồn thi sĩ (Nguyễn Trọng Tạo) vẫn còn ngắc ngư, nghĩ đã thấy kinh. Thế mà, Hoàng Quang Thuận còn hãi hơn, dám đưa cả tâm linh, thánh thần, Phật Tổ ra để làm bùa mê thuốc lú dối mình, lừa người. Làm cho ông Tiến sĩ ngôn ngữ, văn học Đức, thở dài: Không ở đâu dễ lừa người, và bị người lừa như ở quê ta. Giời đất ạ! Văn thơ thời nay, nó rẻ như bèo, nhìn các văn sĩ, ông nào cũng ngây ngây, màng túi bị viêm kinh niên. Thế mà đường đường là ông GS-TS , Viện trưởng viện khoa học, giầu sang ngất ngưởng, lại nhảm nhí, làm công việc phản khoa học như vậy. Cứ tưởng, một mình ông GS-TS Hoàng Quang Thuận, mắc chứng bệnh tâm thần, không ngờ nhiều ông chức cao trọng vọng cũng mắc phải căn bệnh này.
Đầu những năm thập niên tám mươi, chúng ta vẫn còn đang ngất ngây, men nồng của người chiến thắng. Nhịn không được, một nhà thơ đã phải thốt lên: Chân dép lốp bước lên tầu vũ trụ. Dù lúc đó cái đói như ngọn roi quất vào con ngựa phi nước đại với giá- lương- tiền. Bài thơ, Tản Mạn Thời Tôi Sống, ra đời trong hoàn cảnh xã hội như vậy. Về nghệ thuật, cũng như bố cục, câu từ, nó không nằm trong số những bài thơ hay của Nguyễn Trọng Tạo, nhưng lại là bài thơ có sức sống lâu dài, và số phận đặc biệt, được nhiều người yêu mến. Trong lúc các văn sĩ cùng thời, đang hòa vào dòng thác ngợi ca, thần thánh hóa con người, cuộc sống, xã hội, thì NTT cả gan cầm bút chắn ngang dòng thác ấy.” Rồi một ngày thần tượng ta tan vỡ/ Như con chiên ngoan đạo chợt bàng hoàng/ Nhận ra chúa chỉ ghép bằng đất đá”. Tản Mạn Thời Tôi Sống, đã bóc trần bộ mặt gian dối, lừa lọc đang diễn ra trong xã hội đương thời, và kéo giấc mơ không có thật trở về với thực tại, nhưng nó đã đẩy con người và cuộc sống NTT đến tận cùng, không lối thoát:
“Khi đang đắm yêu nào tin được bao giờ
Rồi một ngày người yêu ta đổi dạ
Rồi một ngày thần tượng ta tan rã
Bạn bè thân thọc súng ở bên sườn
Sau cái bắt tay xòe một lưỡi dao găm
Kẻ tình nguyện giữ nhà, muốn chiếm nhà ta ở
Tấm ảnh Mao treo lẫn màu cờ đỏ
Tay ta treo đâu nghĩ có một lần..”
Cái thời cả nước hừng hừng dắt tay nhau cùng lên đồng và chỉ được phép tô, trát lên mặt một mầu hồng duy nhất. Nhà thơ nổi tiếng Chế Lan Viên sướng quá, cũng chịu hết nổi, thốt lên: “ Ôi! Tổ Quốc có bao giờ đẹp thế này chăng?”. Thì Nguyễn Trọng Tạo lại vẽ lên mặt một màu tang thương, xám xịt:
“Nhưng cái thời tôi sống hẳn khác xưa
Trong bài hát thêm bom rơi và súng
Hai mươi năm không ngày nào vắng người chết đạn
Khăn tang bay, người sống trắng mái đầu
Gạo cửa hàng nhiều khi không đủ bán
Con phe sục khắp ga tầu bến cảng
Giá chợ đen ngoảnh mặt với đồng lương”
Nếu như thơ văn chính luận của Bùi Minh Quốc, Trần Mạnh Hảo vang lên và thẳng tưng, đầy uy lực như Quan Vũ, Trương Phi trên cầu Trường Bản, thì Nguyễn Trọng Tạo lại uyển chuyển, nhẹ nhàng có những cơn sóng ngầm công phá, như Tử Long xung trận Đương Dương. Cũng viết về biển đảo, nhưng NTT có cách viết rất khác. Trong cái dữ dội, gào thét của sóng biển, dưới nanh vuốt lăm le của quân thù, ta vẫn thấy lời thơ đằm thắm, nhẹ nhàng nhưng rất quyết liệt, can trường:
“Chẳng lẽ anh yêu biển gào dữ dội
Át cả tiếng em ở phía đất liền?
Chẳng lẽ anh yêu những đêm ngủ hầm kèo
Báo đến chậm hai ba tuần vẫn gọi là “Báo mới”
Lá thư tình đọc chung đồng đội
Lúc nghe đài là lúc gặp quê hương
Chẳng lẽ anh yêu những ngày tháng thẳng căng
Đêm bật dậy mấy lần báo động
Nhưng em ơi! Giữa muôn trùng biển sóng
Anh đã yêu như vậy ngày ngày
Như yêu em đắm say
Yêu giấc ngủ, hằng đêm về bờ cát
Nếu lòng anh đổi khác
Giặc sẽ tràn qua đảo của mình đây.
(Anh Đã Yêu Em Như Vậy)
Có thể nói NTT là nhà thơ cách tân, đổi mới nhất trong các nhà thơ mới hiện nay. Những năm tháng tuổi trẻ ông đã viết rất tự nhiên, như theo một bản năng. Tôi rất thích những bài thơ hồn nhiên viết trong thời kỳ đó của ông. Sau này, ông viết có kỹ thuật và sâu hơn và luôn đổi mới nhưng những nét hồn nhiên không còn đậm nét nữa. Có lẽ sau những năm tháng nổi trôi, ông đã trầm tĩnh hơn chăng?. Rất may, gần đây, qua bài thơ viết về em bé tật nguyền đi biểu tình, tôi lại bắt gặp những nét hồn nhiên ấy trong thơ ông:
“ Em hô Việt Nam-Hoàng Sa-Trường Sa
Anh gọi tên em Tổ Quốc, Sơn Hà…
..Đất nước già nua tâm hồn tươi trẻ
Em đi biểu tình-Anh đẩy xe lăn
Không kẻ thù nào có thể cản ngăn”
Ngày và đêm, trái đất vẫn quay, tất cả đều nằm trong vòng tròn của qui luật đó. Không có gì tồn tại vĩnh cửu. Cái cũ sẽ được thay bằng cái mới, như “ Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa”. Đó như là một triết lý sống, từ hơn ba mươi năm trước, Nguyễn Trọng Tạo đã cảnh báo trong thơ.
Từ Leipzig đến Mannheim khoảng chừng 500 km, nên chúng tôi đi chung một xe do Tiến Bọ cùng đội lò mổ cũ, cầm lái. Thằng này trước đây là bộ đội đặc công, đã có mấy năm đánh đấm ở biên giới phía Bắc. Nghe nó kể, nhiều lần quần nhau tay bo với giặc Tầu, nhưng chưa hề bị thương. Nó cũng được liệt vào dân anh chị về cái khoản rượu bia. Phân xưởng pha thịt, có mấy chục thằng Tây, Ta nhưng chỉ có nó và một thằng người Đức đủ sức, mỗi ca kéo hàng ngàn con lợn nặng cả tạ trên dây chuyền xuống cho vào máy cưa. Phải nói thật làm công việc giết mổ, trong nhà lạnh, nếu không có chút men rượu không thể làm nổi (dù có luật cấm). Trong một lần tơ lơ mơ như vậy, nó bị cưa thiến đứt phăng hai ngón tay. Từ đó, nó thề không bao giờ uống rượu nữa.
Đường xa, lại được ngồi ghế sau, nên chúng tôi thủ sẵn bia rượu và đồ nhậu. Lên xe, Tiến Bọ bật nhạc ầm ĩ. Mà hình như CD của nó chỉ có rặt một loại nhạc của Nguyễn Trọng Tạo(NTT). Lúc đầu, rượu mới dạo hiệp một, lại được úp mặt vào sông quê, nghe ngọt ngào quá, mấy thằng tôi sướng tởn lên. ..Rồi xe chạy được nửa đường, rượu đã ngấm, vẫn thấy Khúc Hát Sông Quê với Làng Quan Họ réo rắt, tua đi đảo lại đều đều. Thì ra, mấy bài hát này, nó thu nhiều lần trong một CD. Ông bạn ngồi cạnh, cằn nhằn, nhạc ông Tạo hay thì hay thật, nhưng nghe nhiều nhàm, đề nghị thay đĩa khác. Nó cười cười, ấn CD bên cạnh. Giời đất ạ! Lại bác Tạo. Không hiểu nó lấy đâu ra cái CD, bác Tạo hát bo (không nhạc đệm) những bài của mình. Khi bác Tạo vừa dứt, lại thấy giọng ông ổng, tồ tồ nhão nhoẹt của nó cất lên. Nghe nhạc đệm và tiếng hát của nó lạc làm hai phía, như đang chửi nhau vậy. Chịu hết nổi, chúng tôi đồng thanh: Tắt máy. Nó quắc mắt, các bố uống say thì ngủ đi, tôi không nghe nhạc bác Tạo, ngủ gật, chết cả lũ đấy.
Lúc về, tưởng thoát, nhưng không, lên xe, nó lại chương trình thơ bác Tạo. Qủa thật, tôi chưa thấy ai yêu điên cuồng Nguyễn Trọng Tạo như thằng này. Đàn bà mà cuồng kiểu này, có lẽ bác Tạo gặp rắc rối to rồi. Nó sưu tầm tất cả những bài thơ của bác Tạo, đã được đọc và ghi âm ở thư viện Audio, hay ở đâu đó vào đĩa CD, để trên xe. Cứ lên xe là nó bật nghe cho đến lúc dừng xe tắt máy, dù đường đi có bao xa và cũng không cần biết cảm giác của người ngồi bên. Nếu như trong phê bình văn chương, bác Tạo cho bác Hảo (Trần Mạnh Hảo) là người cực đoan, thì cái thằng này cực đoan vào dạng bác Hảo phải gọi là sư phụ. Ai mà đi xe của nó, chỉ cần một câu chê thơ, nhạc của Nguyễn Trọng Tạo, bảo đảm bị đuổi xuống xe ngay. Tôi thân nó đã mấy chục năm, nhưng cũng không ngoại lệ, ức quá bảo, lần sau không ké xe của nó nữa. Nhưng đi hội hè, đình đám, gặp bạn bè, có bia rượu, mấy thằng sâu rượu chúng tôi không sao cưỡng lại được, lúc về đều khật khừ cả, nên lại tranh nhau trèo lên xe của nó.
Không chỉ chúng tôi, mà còn rất nhiều người thích, yêu thơ, nhạc NTT, nhưng cả ngàn cây số, mất tám, chín giờ chạy xe, dện ròng rã, duy nhất nhạc, thơ NTT, có lẽ chỉ có nó là một.
Dài dòng một chút, kể lại câu chuyện trên, cũng để khảng định một điều nữa, dù ở bất cứ nơi đâu, trong hoàn cảnh nào, người thưởng ngoạn, không bao giờ ngoảnh mặt, quay lưng lại với thi ca. Nếu như lời thơ và câu hát đó gõ được vào ký ức và tâm hồn, hay lột tả những gì đang diễn ra trong cuộc sống thường nhật của họ, một cách chân thật nhất. Trong tình trạng thơ ca và xã hội hiện nay, Nguyễn Trọng Tạo, là một trong số rất ít các nhà thơ đã làm được điều này.
Nguyễn Trọng Tạo là một người đa tài, trong lãnh vực nào ông cũng để lại một số tác phẩm ghim vào lòng người. Vì vậy, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha có lý, khi anh cho rằng, sau Văn Cao, Nguyễn Đình Thi là Nguyễn Trọng Tạo. Điều này, có lẽ Nguyễn Thụy Kha chỉ muốn nhắc đến sự tài hoa trong nhiều lãnh vực, chứ không có ý so sánh tài năng của họ. Vì tài năng khí chất trong thi ca, cũng như tính cách Nguyễn Trọng Tạo rất khác so với Nguyễn Đình Thi.
Có thể nói, nếu như Nguyễn Trọng Tạo không được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Miền Trung sắt se đầy nắng gió, có những lời ru câu hát làm mát rượi trưa hè, thì có lẽ tài năng của ông sẽ đi theo con đường khác. Những điệu Ví, lời ru ấy như dòng sữa mẹ, đã nuôi lớn tâm hồn thi ca Nguyễn Trọng Tạo. Do vậy, sau tài năng của nhà thơ hương đồng gió nội Nguyễn Bính, người mà tôi nghĩ đến phải là Nguyễn Trọng Tạo. Cái chất ca dao, lục bát từ tiền nhân đã được NTT nhân lên, và làm mới đi rất nhiều, nhưng sự mượt mà, gần gũi của trời đất, con người, đồng quê vẫn còn đó. Đồng Dao Cho Người Lớn, là một trong những bài tiêu biểu:
“…Có cha có mẹ có trẻ mồ côi
Có ông trăng rằm nào phải mâm xôi
Có cả đất trời mà không nhà ở
Có vui nho nhỏ có buồn mênh mông
Mà thuyền vẫn sóng mà xanh vẫn cỏ
Mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió
Có thương có nhớ có khóc có cười
Có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi“.
Không được đọc NTT một cách có hệ thống, nhưng tôi cảm giác, dường ông làm thơ, viết nhạc từ những cảm hứng bất chợt, hay một ký ức xa xăm nào đó đột nhiên trở về. Thơ của NTT đa dạng, từ ngữ mộc mạc, nhiều khi không theo một trình tự nhất định, nên hay tạo ra được những hiệu quả làm bất ngờ cho người đọc. Có lẽ trong văn học sử Việt Nam, chỉ có NTT mới dám gửi gắm tâm sự, ví tình yêu của mình với những chồn cáo, nồi niêu, xoong chảo…rồi đưa thẳng nó đến với thi ca. Những câu tầm thường, cửa miệng ấy trong thơ ông, đọc lên ta thấy cay cay, ngồ ngộ:
“ Anh cây chổi tựa mòn góc bếp
Anh cái chảo mốc meo
Anh con mèo đói kêu khan
Anh con chồn hoang ngủ vùi trong hốc tối
Ngày không em
Anh làm gì với gió
Gió mềm mại dáng em
Anh làm gì với lửa
Lửa cháy môi em
Anh làm gì với cơn mưa giật liên hồi tiếng nấc…” (Ngày Không Em)
Văn hóa nói chung và thi ca nói riêng, đều có tính kế thừa, chuyển tiếp như những ngành khoa học tự nhiên khác. Yếu tố địa lý cũng quyết định một phần không nhỏ cho sự phát triển, sàng lọc tạo nên nét văn hóa đặc trưng vùng miền, hay của một quốc gia. Nếu không có sự chuyển tiếp, kế thừa này thì xã hội không khác gì một cơ thể có những tế bào bị biến dị tạo nên căn bệnh ung thư, và như người bị chối bỏ cuội nguồn, đánh mất đi phần linh hồn. Cuộc sống Nguyễn Trọng Tạo có nhiều khúc gấp, nên phải bươn trải sống ở nhiều vùng miền. Những văn hóa đặc trưng vùng miền ấy, đã thổi vào tâm hồn ông một cách tự nhiên, với những sắc thái khác nhau. Do vậy, khi nghe và đọc thi ca NTT, ta vẫn thoáng nhận ra, âm sắc của từng làn điệu, dân ca dù đã hòa trộn vào nhau. Sự hòa trộn ấy, tạo nên một cái gì đó mới lạ nhưng cũng rất gần gũi. Sự dung hòa giữa cũ và mới, đã làm mát dịu hồn thơ NTT. Linh hồn Việt, nhưng đã tạo dựng nên dáng hình rất Tây của bài thơ Mùa Thu Áo Ấm dưới đây là một thí dụ:
“Đồi núi. Thông xanh. Villa. Biệt thự
áo ấm. Dù hoa. Má đỏ. Tóc mềm
những con đường. Những con đường. Cao.Thấp
ngày bốn mùa. Đà lạt. Chập chùng. Em.
Em cười nói tự thuở nào thác đổ
Langbian. Nghiêng. Thung lũng tình yêu
Ôi! Sự sống nơi đỉnh trời chân cỏ
thoáng heo may. Nghe mình chợt sang chiều.
Tôi bạn bè cùng mùa rau xứ lạnh
cùng cải chua. Cà muối. Khô nai
cùng rượu chát
Cùng đớn đau thông rụng
Giọng buồn tôi run rẩy phát qua đài.
Những hồ, bãi tắm tự nhiên ở Đức, hình như nơi nào cũng giành một khu, cho những ai muốn tắm, phơi nắng trần truồng. Ngày mới sang, chúng tôi thấy mới nên khoái, rủ nhau ra hồ. Đến nơi chẳng thằng nào đủ dũng khí cởi quần áo, trần như nhộng giống những người xung quanh. Mặc nguyên quần áo thấy kỳ, nên chúng tôi giả vờ đến Imbiss mua bia, lai rai. Tắm chán, đói, các cô mười sáu, mười bảy, mảnh mai, thon thả đến các bà sồn sồn, tồng ngồng, lên mua đồ ăn. Chà chà…trắng, vàng, hồng, rực cả một góc trời, nhìn như một bầy thiên nga đang hạ thế. Ấy vậy, chỉ một vài lần chúng tôi chán, không còn hứng thú ra bãi tắm nữa. Sau này có mấy bác già vụ trưởng, thứ trưởng của Bộ Nông Nghiệp, sang công tác, công teo gì đó, nhờ chúng tôi đưa đi. Có bác hăng lên, mang theo cả ống nhòm, đứng núp từ bụi cây xa “mục sở thị”. Vài lần như vậy, rồi không thấy bác nào nhắc, nhờ đưa đi bãi tắm tiên nữa. Từ đó, tôi rút ra một điều, những cảnh trần trụi, kịch đường tầu như vậy đã làm giảm mất sự tò mò, khám phá lâu dài. Hơn nữa, nó không thích hợp với nếp suy nghĩ, tâm hồn, văn hóa sinh hoạt của người Việt và những nước Á Châu, chịu ảnh hưởng lâu đời của Phật giáo, nho học.
Tôi có thằng bạn thân, từ thuở khố rách áo ôm, ba, bốn đứa chung nhau một cái quần, thay nhau mặc mỗi lần đi tán gái. Học xong đại học, nó vào Sài Gòn làm việc. Đánh đấm, dẫm đạp lên nhau mấy chục năm, rồi nó cũng mò lên được chức Tổng giám đốc. Có lẽ chấm mút được, nhiều tiền đâm rửng mỡ, hôm rồi gọi điện cho tôi khoe, con nó gửi học trường quốc tế từ nhỏ, nên chỉ nói được tiếng Anh, tiếng Việt rất bập bẹ. Tôi bảo, con mày sẽ là người ngoại quốc ngay chính trên quê hương của nó. Không tiếng Việt, nó mất đi linh hồn. Mất văn hóa, sống trên quê hương mà như không còn Tổ Quốc. Những thứ đó tiền của mày không thể mua được. Nó không cãi lại, nhưng không vui. Từ đó, chúng tôi ít gọi điện cho nhau, nếu có, câu chuyện cũng vô cùng nhạt nhẽo.
Có thể khảng định, một trăm phần trăm những gia đình Tây Ta ở thành phố tôi cư ngụ, đổ vỡ, (có cặp đã sống với nhau ba, bốn chục năm) do không thể hòa đồng về văn hóa. Như vậy, văn hóa nói chung, thi ca nói riêng giữa Đông và Tây dù có hòa nhập hay cưỡng, ép hôn, nó chỉ nằm ở mức độ giao thoa, chứ tuyệt đối không bao giờ hòa tan. Cảm nhận từ những thực tế trên, tôi thấy việc cải tiến thơ ca của một số nhà thơ trong nước, dù có theo chiều hướng nào, nhưng mất đi bản sắc cội nguồn, nó chỉ là những tế bào biến dị. Những tế bào dị dạng này, trước sau sẽ tự đào thải, hoặc bị cắt bỏ mà thôi.
Tôi mang những bài thơ, chỉ có thể hiểu bằng tâm, phân thức…hoặc tâm phải rời khỏi xác, trở về cõi u u, mê mê nào đó mới hiểu được, (như một số nhà phê bình ca, viết) cho ông giáo già, du học từ năm 1964, là tiến sĩ ngôn ngữ, văn học Đức. Đọc xong, ông lắc đầu không hiểu. Theo ông đây là những bài viết với thứ ngôn ngữ tắc tị, chứ chẳng ăn nhập gì với thi ca của Phương Tây cả.
Phọt phẹt ngoại ngữ như tôi, hứng lên, đôi lúc đọc một, vài bài thơ tiếng Đức, tuy không hiểu hết cái hay, cái đẹp và những ý sâu xa, bóng bẩy, nhưng cũng hiểu được nghĩa thực của nó. Thế mà, tôi tắc tị, khi đọc thơ của những Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn… Bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ, với mớ kiến thức đã tu luyện mười bốn, mười lăm năm trên ghế nhà trường ở quê nhà.
Ta hãy đọc lại bài Vô Đề của Nguyễn Trọng Tạo, lời thơ rất lạ, rất mới (tôi cho rằng không thể mới hơn) từ cách đảo từ đến nhịp của cả bài thơ. Nhưng nó vẫn giữ được sự trong sáng, mềm mại, dễ hiểu:
“…Anh đã để em ra đi vô cớ
Đến một ngày không thể hiểu vì đâu
Em hút bóng dừa xanh vào khép gió
Không bao giờ quay lại mối tình đầu.
Anh chót để ngôi sao bay khỏi cát
Biếc xanh em, mãi chớp sáng vòm trời
Điều có thể đã hóa thành không thể
Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi”
Bài Thiên Thần, thoáng đọc lên ta cả thấy rất vô lý, nhưng cái vẻ đẹp thiên thần của em đã hút hồn người thi sĩ được toát ra từ nghìn năm trước và nghìn năm sau sau ấy, đã đấy cả bài thơ đến những điều có thể. Từ ngữ mộc mạc, nhưng rất mới trong lối miêu tả ẩn dụ(lấy thời gian để miêu tả vẻ đẹp) của Nguyễn Trọng Tạo. Đọc xong, ta thấy thoang thoảng hương của những bài vịnh, hay trào phúng xưa trở về:
“Em mười chín tuổi, nghìn năm trước
Sao đến bây giờ mới hai mươi
Môi mềm ngực nõn vòng tay xiết
Anh là tượng đá cũng tan thôi.
Cứ tưởng một lần cho đỡ khát
Nào ngờ bùa ngải lú trời xanh
Nghìn năm gặp lại…Em hăm mốt
Môi ngực vòng tay vẫn thiên thần”
Song song với các cuộc thi hoa hậu, ứ hậu, chắc chắn ở trong nước cũng sắp bội thực các buổi hội thảo thơ ca, do các cơ quan văn học tổ chức. Đọc những bài tham luận lạc đề, sặc mùi tụng ca của những nhà văn, nhà thơ có tên tuổi như Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Minh Tuấn…trong tọa đàm thơ Nguyễn Quang Thiều. Hay của những quan chức cao cấp trong hội thảo thơ của “nhà thơ bổ củi” Hoàng Quang Thuận, làm ta liên tưởng đến những nhân vật hài trong các vở tuồng, khen có thưởng vậy. Không cần bàn đến chất lượng của thơ, một đêm Hoàng Quang Thuận bổ ra được 121 bài, thì mấy ông thợ bổ củi, vai u thịt bắp, mồ hôi dầu, cũng phải vái chào. Cái đẹp là bùa mê, thuốc lú để nghìn năm sau hồn thi sĩ (Nguyễn Trọng Tạo) vẫn còn ngắc ngư, nghĩ đã thấy kinh. Thế mà, Hoàng Quang Thuận còn hãi hơn, dám đưa cả tâm linh, thánh thần, Phật Tổ ra để làm bùa mê thuốc lú dối mình, lừa người. Làm cho ông Tiến sĩ ngôn ngữ, văn học Đức, thở dài: Không ở đâu dễ lừa người, và bị người lừa như ở quê ta. Giời đất ạ! Văn thơ thời nay, nó rẻ như bèo, nhìn các văn sĩ, ông nào cũng ngây ngây, màng túi bị viêm kinh niên. Thế mà đường đường là ông GS-TS , Viện trưởng viện khoa học, giầu sang ngất ngưởng, lại nhảm nhí, làm công việc phản khoa học như vậy. Cứ tưởng, một mình ông GS-TS Hoàng Quang Thuận, mắc chứng bệnh tâm thần, không ngờ nhiều ông chức cao trọng vọng cũng mắc phải căn bệnh này.
Đầu những năm thập niên tám mươi, chúng ta vẫn còn đang ngất ngây, men nồng của người chiến thắng. Nhịn không được, một nhà thơ đã phải thốt lên: Chân dép lốp bước lên tầu vũ trụ. Dù lúc đó cái đói như ngọn roi quất vào con ngựa phi nước đại với giá- lương- tiền. Bài thơ, Tản Mạn Thời Tôi Sống, ra đời trong hoàn cảnh xã hội như vậy. Về nghệ thuật, cũng như bố cục, câu từ, nó không nằm trong số những bài thơ hay của Nguyễn Trọng Tạo, nhưng lại là bài thơ có sức sống lâu dài, và số phận đặc biệt, được nhiều người yêu mến. Trong lúc các văn sĩ cùng thời, đang hòa vào dòng thác ngợi ca, thần thánh hóa con người, cuộc sống, xã hội, thì NTT cả gan cầm bút chắn ngang dòng thác ấy.” Rồi một ngày thần tượng ta tan vỡ/ Như con chiên ngoan đạo chợt bàng hoàng/ Nhận ra chúa chỉ ghép bằng đất đá”. Tản Mạn Thời Tôi Sống, đã bóc trần bộ mặt gian dối, lừa lọc đang diễn ra trong xã hội đương thời, và kéo giấc mơ không có thật trở về với thực tại, nhưng nó đã đẩy con người và cuộc sống NTT đến tận cùng, không lối thoát:
“Khi đang đắm yêu nào tin được bao giờ
Rồi một ngày người yêu ta đổi dạ
Rồi một ngày thần tượng ta tan rã
Bạn bè thân thọc súng ở bên sườn
Sau cái bắt tay xòe một lưỡi dao găm
Kẻ tình nguyện giữ nhà, muốn chiếm nhà ta ở
Tấm ảnh Mao treo lẫn màu cờ đỏ
Tay ta treo đâu nghĩ có một lần..”
Cái thời cả nước hừng hừng dắt tay nhau cùng lên đồng và chỉ được phép tô, trát lên mặt một mầu hồng duy nhất. Nhà thơ nổi tiếng Chế Lan Viên sướng quá, cũng chịu hết nổi, thốt lên: “ Ôi! Tổ Quốc có bao giờ đẹp thế này chăng?”. Thì Nguyễn Trọng Tạo lại vẽ lên mặt một màu tang thương, xám xịt:
“Nhưng cái thời tôi sống hẳn khác xưa
Trong bài hát thêm bom rơi và súng
Hai mươi năm không ngày nào vắng người chết đạn
Khăn tang bay, người sống trắng mái đầu
Gạo cửa hàng nhiều khi không đủ bán
Con phe sục khắp ga tầu bến cảng
Giá chợ đen ngoảnh mặt với đồng lương”
Nếu như thơ văn chính luận của Bùi Minh Quốc, Trần Mạnh Hảo vang lên và thẳng tưng, đầy uy lực như Quan Vũ, Trương Phi trên cầu Trường Bản, thì Nguyễn Trọng Tạo lại uyển chuyển, nhẹ nhàng có những cơn sóng ngầm công phá, như Tử Long xung trận Đương Dương. Cũng viết về biển đảo, nhưng NTT có cách viết rất khác. Trong cái dữ dội, gào thét của sóng biển, dưới nanh vuốt lăm le của quân thù, ta vẫn thấy lời thơ đằm thắm, nhẹ nhàng nhưng rất quyết liệt, can trường:
“Chẳng lẽ anh yêu biển gào dữ dội
Át cả tiếng em ở phía đất liền?
Chẳng lẽ anh yêu những đêm ngủ hầm kèo
Báo đến chậm hai ba tuần vẫn gọi là “Báo mới”
Lá thư tình đọc chung đồng đội
Lúc nghe đài là lúc gặp quê hương
Chẳng lẽ anh yêu những ngày tháng thẳng căng
Đêm bật dậy mấy lần báo động
Nhưng em ơi! Giữa muôn trùng biển sóng
Anh đã yêu như vậy ngày ngày
Như yêu em đắm say
Yêu giấc ngủ, hằng đêm về bờ cát
Nếu lòng anh đổi khác
Giặc sẽ tràn qua đảo của mình đây.
(Anh Đã Yêu Em Như Vậy)
Có thể nói NTT là nhà thơ cách tân, đổi mới nhất trong các nhà thơ mới hiện nay. Những năm tháng tuổi trẻ ông đã viết rất tự nhiên, như theo một bản năng. Tôi rất thích những bài thơ hồn nhiên viết trong thời kỳ đó của ông. Sau này, ông viết có kỹ thuật và sâu hơn và luôn đổi mới nhưng những nét hồn nhiên không còn đậm nét nữa. Có lẽ sau những năm tháng nổi trôi, ông đã trầm tĩnh hơn chăng?. Rất may, gần đây, qua bài thơ viết về em bé tật nguyền đi biểu tình, tôi lại bắt gặp những nét hồn nhiên ấy trong thơ ông:
“ Em hô Việt Nam-Hoàng Sa-Trường Sa
Anh gọi tên em Tổ Quốc, Sơn Hà…
..Đất nước già nua tâm hồn tươi trẻ
Em đi biểu tình-Anh đẩy xe lăn
Không kẻ thù nào có thể cản ngăn”
Ngày và đêm, trái đất vẫn quay, tất cả đều nằm trong vòng tròn của qui luật đó. Không có gì tồn tại vĩnh cửu. Cái cũ sẽ được thay bằng cái mới, như “ Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa”. Đó như là một triết lý sống, từ hơn ba mươi năm trước, Nguyễn Trọng Tạo đã cảnh báo trong thơ.
Leipzig- 16-8-2012
Đỗ Trường
Đỗ Trường
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét