Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

MỘT PHÁT HIỆN BẤT NGỜ VÀ LÝ THÚ, CÓ KHẢ NĂNG LÀM KHÉP LẠI CÂU CHUYỆN “BỨC CHÂN DUNG VUA QUANG TRUNG” ĐANG GÂY TRANH CÃI



 
(Đề nghị quý bạn nhiệt tình chia sẻ, góp phần giảm sốc tâm lý cho cộng đồng mấy ngày qua...)

Tôi và Lão luật sư Nguyễn Hữu Phúc (Nguyen Huu Phuc) vừa có cuộc trao đổi nhanh qua điện thoại về một phát hiện bất ngờ lý thú và được ông ủy nhiệm cho tôi công bố “công trình nghiên cứu khoa học trong vòng 15 phút qua công cụ Facebook”, như sau:

Bức họa người đàn ông được cho là “chân dung thật nhất của vua Quang Trung” do ngài tiến sĩ Nguyễn Duy Chính sưu tầm từ bảo tàng Trung Quốc và nhà nghiên cứu Trần Quang Đức công bố, được báo Tuổi trẻ online giới thiệu ngày 31/12/2017, thực ra đó là một phiên bản hình họa chân dung vua Càn Long, mà thôi!

Nhà nghiên cứu bất đắc dĩ Nguyễn Hữu Phúc nêu ý kiến:

“Người đàn ông trong bức vẽ (trắng đen) nầy là bản sao của bức vẽ chân dung (màu) vua Càn Long của nhà Thanh ở bên Tàu. Đối chiếu từng đường nét nhân dạng từ khuôn mặt - mắt - mũi - trái tai - môi - cằm... hoàn toàn không tìm thấy có sự khác biệt nào cả. Vậy mà các "nhà nghiên cứu" của ta không biết lấy nguồn tư liệu nào mà vội đưa lên công luận bức họa phác thảo hình vua xứ Tàu năm ông ấy già yếu hom hem 80 tuổi mà cho là chân dung Hoàng đế Quang Trung lúc người 38 tuổi”.

Xin mời mọi người xem 2 bức họa để gần nhau và có ý kiến nhé!

Chúng tôi tin phát hiện trên đây là chính xác, còn lý do vì sao câu chuyện lại ra nông nỗi này là nằm ngoài khả năng của chúng tôi!

Trân trọng.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: