Dina Khapaeva
Phạm Nguyên Trường dịch
Nguồn: https://www.project-syndicate.org/commentary/russia-resurrecting-ivan-the-terrible-eurasianism-by-dina-khapaeva-2017-12
Phạm Nguyên Trường dịch
Trong khi nhiều nước trên thế giới tìm cách sửa chữa những bất công về xã hội và chính trị mà quá khứ để lại thì nước Nga hướng về những bạo chúa, xây dựng tượng tượng đài vinh danh những nhà cai trị độc tài tàn bạo nhất. Đằng sau hiện tượng này là xu hướng bảo thủ của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tìm cách đưa nền chính trị Nga trở về thời Trung Cổ.
Trong khi phần lớn các nước trên thế giới đang dỡ bỏ các tượng đài vinh danh những kẻ áp bức, thì người Nga lại đi theo hướng ngược lại: Dựng tượng cho các lãnh chúa thời trung cổ, những người nổi tiếng vì chế độ độc tài, tàn bạo của họ. Tìm hiểu quá trình hồi sinh này có thể cho ta thấy xu hướng chính trị của nước Nga.
Tháng 10 năm 2016, trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Văn hoá Nga, Vladimir Medinsky, tượng đài đầu tiên tưởng niệm Ivan Khủng Khiếp (Ivan IV Vasilyevich [tiếng Nga: Иван IV Васильевич; 1530 – 1584) là Đại công tước Moskva từ năm 1533 tới năm 1547. Ông là nhà cầm quyền đầu tiên của nước Nga chính thức xưng Sa hoàng (năm 1547). Trong thời gian cầm quyền kéo dài của mình ông đã chinh phục các hãn quốc Tartar và Xibia cũng như chuyển nước Nga trở thành một quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo. Trong lịch sử Nga, vị Nga hoàng này đơn giản được gọi là Ivan Grozny (tiếng Nga: Иван Грозный), và được dịch sang tiếng Việt thành Ivan Bạo Chúa, Ivan Lôi Đế, Ivan Khủng Khiếp hay Ivan Hung Đế vì những hành động tàn bạo của ông này – ND] được cắt băng khánh thành tại thành phố Oriol. Một tháng sau, Vladimir Zhirinovsky, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do Nga, theo chủ nghĩa quốc gia cực đoan, kêu gọi đổi tên Đại lộ Lenin ở Moskva thành Đường cao tốc mang tên Ivan Khủng Khiếp. Tháng 7 năm nay, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố một cách sai lầm rằng “rất có thể, Ivan Khủng Khiếp chưa từng giết bất cứ người nào, kể cả con trai ông ta”.
Hầu hết các nhà sử học đều đồng ý rằng Ivan xứng đáng với tên tuổi của ông ta; ông ta không chỉ giết con trai mình và những người họ hàng khác, mà còn ra lệnh thực hiện chính sách gọi là oprichnina, tức là chiến dịch thanh trừng trên khắp cả nước kéo dài từ năm 1565 đến năm 1572. Ông cũng là người đưa nước Nga tới thất bại trong cuộc Chiến tranh Livonian (1558–1583), và sai lầm của ông đã góp phần gây ra Thời kỳ Rắc rối (1601-1603) và suy giảm dân số nghiêm trọng (trong gia đoạn này dân số nước Nga giảm một phần ba vì đói kém – ND).
Trong thời hiện đại, Joseph Stalin là người khởi xướng tệ sung bái Ivan Khủng Khiếp. Nhưng, từ giữa những năm 2000, Đảng Âu-Á (Eurasia Party) của nước Nga - một phong trào chính trị do Alexander Dugin – một nhân vật huyền bí ủng hộ chủ nghĩa phát xít - đã chuyển sang lập trường coi Ivan là hóa thân tốt nhất của truyền thống Nga “đích thực”: Chế độ quân chủ độc đoán.
Tư tưởng Eurasianism (chủ nghĩa Âu-Á) của Dugin ủng hộ “thời trung cổ mới”, với một ít dấu tích còn lại của nền dân chủ Nga được thay thế bằng nhà nước độc tài tuyệt đối. Tương lai lý tưởng của Dugin là trật tự xã hội thời trung cổ, đế chế được phục hồi, và nhà thờ Chính thống sẽ nắm quyền kiểm soát lĩnh vực văn hoá và giáo dục.
Nếu trong những năm 1990, Eurasianism còn là hiện tượng ngoài lề, thì trong mấy năm gần đây đã được nhiều người ủng hộ, nhờ việc tham gia thành lập tổ chức gọi là câu lạc bộ Izborsky, liên kết với phái cực tả ở nước Nga. Putin đã nhiều lần nói tới Eurasianism như là thành phần quan trọng của hệ tư tưởng Nga; ông ta thậm chí còn gọi đấy là nguyên tắc nền tảng của “Liên minh kinh tế Âu-Á”, một khu vực thương mại đang phát triển của các nước thuộc Liên Xô cũ.
Eurasianism đã tạo cho các nhóm dân tộc chủ nghĩa cực đoan cơ sở để liên kết lại với nhau. Nó cũng đã lập ra các biểu tượng của chủ nghĩa toàn trị, như Ivan Khủng Khiếp và Stalin, và những đám đông ủng hộ mới.
Eurasianism nằm là tư tưởng chủ đạo của Đảng Âu-Á, coi khủng bố chính trị là công cụ quản lý hiệu quả nhất và kêu gọi tiến hành chiến dịch “oprichnina mới” - cuộc cách mạng bảo thủ bài phương Tây. Theo Mikhail Yuriev, một thành viên hội đồng chính trị của Đảng Âu-Á và là tác giả của cuốn tiểu thuyết không tưởng The Third Empire, những người theo phái oprichnina phải là tầng lớp chính trị duy nhất và họ phải cai trị bằng sự sợ hãi.
Ivan Khủng Khiếp không phải là di sản duy nhất thuộc thời trung cổ được hồi sinh ở nước Nga. Từ vựng văn hoá cũng đang quay trở lại. Ví dụ, từ kholop có nghĩa là “nô lệ” đang quay trở lại với ngôn ngữ bản địa, đây là sự kế thừa về mặt ngôn ngữ, song hành với sự gia tăng đáng báo động của chế độ nô lệ hiện đại ở Nga. Dữ liệu từ Chỉ số Nô lệ Toàn cầu cho thấy hơn một triệu người Nga hiện đang là nô lệ trong các ngành xây dựng, quân sự, nông nghiệp, và mại dâm. Hơn nữa, những “chủ nô” còn vui vẻ tự coi mình là những ông chủ thời hiện đại.
Ngay cả các quan chức Nga cũng ủng hộ chế độ nô lệ hiện đại. Valery Zorkin, đứng đầu Toà Bảo hiến, viết trong tờ Rossiyskaya Gazeta, một tờ báo của chính phủ, rằng chế độ nô lệ từ lâu đã là “chất keo kết dính xã hội” Nga. Và một thuật ngữ thời trung cổ khác - lydi gosudarevy, có nghĩa là “người đầy tớ của bệ hạ” - các quan chức cao cấp đã bắt đầu sử dụng thuật ngữ này.
Nỗi nhớ tiếc chế độ nô lệ đi kèm với ước muốn trở lại với chế độ chuyên chế. Những trí thức nổi tiếng của Nga – trong đó có nhà làm phim Nikita Mikhalkov, nhà báo Maksim Sokolov, và Vsevolod Chaplin, một giáo sĩ Chính thống Nga - kêu gọi tổ chức lễ đăng quang cho Putin, và thỉnh nguyện thư ủng hộ sự kiện này đang nhận chữ kí trực tuyến. Đáng nói là, các cuộc biểu tình phản đối chế độ của Putin trong năm 2012 đã được người ta giải thích là không phải nhằm chống lại chính Putin, mà là chống lại trật tự xã hội mà Eurasianism mong muốn.
Sự ủng hộ ngầm của Putin đối với tầm nhìn của Đảng Âu-Á về nước Nga tân-trung cổ làm người ta nhớ lại chủ nghĩa Stalin trong quá khứ. Theo Dugin, “Stalin đã tạo ra Đế Quốc Xô Viết”, và, tương tự như Ivan Khủng Khiếp, ông ta là hiện thân của “tinh thần của xã hội Xô Viết và nhân dân Liên Xô”. Không có gì ngạc nhiên khi các tượng đài Stalin cũng đang tiếp tục mọc lên trong các thành phố Nga .
Chủ nghĩa tân-trung cổ bắt nguồn từ hoài niệm về trật tự xã hội dựa trên sự bất bình đẳng, đẳng cấp và gia tộc, được duy bằng chính sách khủng bố. Việc đề cao những nhà cai trị độc tài trong quá khứ thể hiện thái độ gắn bó với các giá trị của thời tiền hiện đại, bài dân chủ và bất công. Đối với những người đang ủng hộ Ivan Khủng Khiếp, quá khứ là màn dạo đầu.
Dina Khapaeva là Giáo sư tiếng Nga tại Georgia Institute of Technology’s School of Modern Languages. Tác phẩm mới nhất của bà có tựa đề The Celebration of Death in Contemporary Culture (tạm dịch: Tán dương chết chóc trong nền văn hoá đương đại).
Ivan Khủng Khiếp (1530-1584)
Hầu hết các nhà sử học đều đồng ý rằng Ivan xứng đáng với tên tuổi của ông ta; ông ta không chỉ giết con trai mình và những người họ hàng khác, mà còn ra lệnh thực hiện chính sách gọi là oprichnina, tức là chiến dịch thanh trừng trên khắp cả nước kéo dài từ năm 1565 đến năm 1572. Ông cũng là người đưa nước Nga tới thất bại trong cuộc Chiến tranh Livonian (1558–1583), và sai lầm của ông đã góp phần gây ra Thời kỳ Rắc rối (1601-1603) và suy giảm dân số nghiêm trọng (trong gia đoạn này dân số nước Nga giảm một phần ba vì đói kém – ND).
Trong thời hiện đại, Joseph Stalin là người khởi xướng tệ sung bái Ivan Khủng Khiếp. Nhưng, từ giữa những năm 2000, Đảng Âu-Á (Eurasia Party) của nước Nga - một phong trào chính trị do Alexander Dugin – một nhân vật huyền bí ủng hộ chủ nghĩa phát xít - đã chuyển sang lập trường coi Ivan là hóa thân tốt nhất của truyền thống Nga “đích thực”: Chế độ quân chủ độc đoán.
Tư tưởng Eurasianism (chủ nghĩa Âu-Á) của Dugin ủng hộ “thời trung cổ mới”, với một ít dấu tích còn lại của nền dân chủ Nga được thay thế bằng nhà nước độc tài tuyệt đối. Tương lai lý tưởng của Dugin là trật tự xã hội thời trung cổ, đế chế được phục hồi, và nhà thờ Chính thống sẽ nắm quyền kiểm soát lĩnh vực văn hoá và giáo dục.
Nếu trong những năm 1990, Eurasianism còn là hiện tượng ngoài lề, thì trong mấy năm gần đây đã được nhiều người ủng hộ, nhờ việc tham gia thành lập tổ chức gọi là câu lạc bộ Izborsky, liên kết với phái cực tả ở nước Nga. Putin đã nhiều lần nói tới Eurasianism như là thành phần quan trọng của hệ tư tưởng Nga; ông ta thậm chí còn gọi đấy là nguyên tắc nền tảng của “Liên minh kinh tế Âu-Á”, một khu vực thương mại đang phát triển của các nước thuộc Liên Xô cũ.
Eurasianism đã tạo cho các nhóm dân tộc chủ nghĩa cực đoan cơ sở để liên kết lại với nhau. Nó cũng đã lập ra các biểu tượng của chủ nghĩa toàn trị, như Ivan Khủng Khiếp và Stalin, và những đám đông ủng hộ mới.
Eurasianism nằm là tư tưởng chủ đạo của Đảng Âu-Á, coi khủng bố chính trị là công cụ quản lý hiệu quả nhất và kêu gọi tiến hành chiến dịch “oprichnina mới” - cuộc cách mạng bảo thủ bài phương Tây. Theo Mikhail Yuriev, một thành viên hội đồng chính trị của Đảng Âu-Á và là tác giả của cuốn tiểu thuyết không tưởng The Third Empire, những người theo phái oprichnina phải là tầng lớp chính trị duy nhất và họ phải cai trị bằng sự sợ hãi.
Ivan Khủng Khiếp không phải là di sản duy nhất thuộc thời trung cổ được hồi sinh ở nước Nga. Từ vựng văn hoá cũng đang quay trở lại. Ví dụ, từ kholop có nghĩa là “nô lệ” đang quay trở lại với ngôn ngữ bản địa, đây là sự kế thừa về mặt ngôn ngữ, song hành với sự gia tăng đáng báo động của chế độ nô lệ hiện đại ở Nga. Dữ liệu từ Chỉ số Nô lệ Toàn cầu cho thấy hơn một triệu người Nga hiện đang là nô lệ trong các ngành xây dựng, quân sự, nông nghiệp, và mại dâm. Hơn nữa, những “chủ nô” còn vui vẻ tự coi mình là những ông chủ thời hiện đại.
Ngay cả các quan chức Nga cũng ủng hộ chế độ nô lệ hiện đại. Valery Zorkin, đứng đầu Toà Bảo hiến, viết trong tờ Rossiyskaya Gazeta, một tờ báo của chính phủ, rằng chế độ nô lệ từ lâu đã là “chất keo kết dính xã hội” Nga. Và một thuật ngữ thời trung cổ khác - lydi gosudarevy, có nghĩa là “người đầy tớ của bệ hạ” - các quan chức cao cấp đã bắt đầu sử dụng thuật ngữ này.
Nỗi nhớ tiếc chế độ nô lệ đi kèm với ước muốn trở lại với chế độ chuyên chế. Những trí thức nổi tiếng của Nga – trong đó có nhà làm phim Nikita Mikhalkov, nhà báo Maksim Sokolov, và Vsevolod Chaplin, một giáo sĩ Chính thống Nga - kêu gọi tổ chức lễ đăng quang cho Putin, và thỉnh nguyện thư ủng hộ sự kiện này đang nhận chữ kí trực tuyến. Đáng nói là, các cuộc biểu tình phản đối chế độ của Putin trong năm 2012 đã được người ta giải thích là không phải nhằm chống lại chính Putin, mà là chống lại trật tự xã hội mà Eurasianism mong muốn.
Sự ủng hộ ngầm của Putin đối với tầm nhìn của Đảng Âu-Á về nước Nga tân-trung cổ làm người ta nhớ lại chủ nghĩa Stalin trong quá khứ. Theo Dugin, “Stalin đã tạo ra Đế Quốc Xô Viết”, và, tương tự như Ivan Khủng Khiếp, ông ta là hiện thân của “tinh thần của xã hội Xô Viết và nhân dân Liên Xô”. Không có gì ngạc nhiên khi các tượng đài Stalin cũng đang tiếp tục mọc lên trong các thành phố Nga .
Chủ nghĩa tân-trung cổ bắt nguồn từ hoài niệm về trật tự xã hội dựa trên sự bất bình đẳng, đẳng cấp và gia tộc, được duy bằng chính sách khủng bố. Việc đề cao những nhà cai trị độc tài trong quá khứ thể hiện thái độ gắn bó với các giá trị của thời tiền hiện đại, bài dân chủ và bất công. Đối với những người đang ủng hộ Ivan Khủng Khiếp, quá khứ là màn dạo đầu.
Dina Khapaeva là Giáo sư tiếng Nga tại Georgia Institute of Technology’s School of Modern Languages. Tác phẩm mới nhất của bà có tựa đề The Celebration of Death in Contemporary Culture (tạm dịch: Tán dương chết chóc trong nền văn hoá đương đại).
Nguồn: https://www.project-syndicate.org/commentary/russia-resurrecting-ivan-the-terrible-eurasianism-by-dina-khapaeva-2017-12
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét