Từ Hồng Kông, Đài Loan, Úc, Hoa Kỳ đến Đức, dư luận đang không ngừng nhận được lời cảnh báo rằng “vòi bạch tuộc” của Trung Quốc đang vươn dài ra thế giới. Toàn thế giới liệu có trở thành thời đại mới “chuyển đổi sang chủ nghĩa xã hội” hay không?
Tờ New York Times trong bài bình luận có tiêu đề “Trung Quốc đang đẩy vận rủi của nó sang Tây phương”, tác giả Luke Patey cho rằng, cần phải gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh trước việc Trung Quốc đang cố áp chế các giá trị quan ở các quốc gia dân chủ Tây phương và phá hoại những nỗ lực nhằm đạt được tự do toàn cầu.
Bài báo cho biết, Bắc Kinh đã cho phép một số tập đoàn hàng đầu của Mỹ tiến nhập vào thị trường tiêu dùng khổng lồ của Trung Quốc. Đổi lại, các ông lớn như Apple hay LinkedIn phải đồng ý tuân thủ “luật chơi” của Trung Quốc, tức là phải chấp thuận việc bị kiểm duyệt.
Còn các trường Đại học Mỹ, sau khi nhận khoản tiền tài trợ khổng lồ của Viện Khổng Tử ở Bắc Kinh, cái gọi là “tự do học thuật” đang phải trả giá khi mà Viện Khổng Tử và các Trung tâm ngôn ngữ tại đây nghiêm cấm thảo luận về các vấn đề mà sẽ phơi bày bộ mặt thật của Trung Quốc ra ánh sáng.
Tuy nhiên, tác giả bài viết lại tin rằng, những dấu hiệu này thoạt nhìn tưởng như phản ảnh sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc, nhưng thực tế lại đang chứng minh cho những chiến lược sai lầm của quốc gia này. Trung Quốc trong lúc vươn tay xa ra thế giới Tây phương, thì cũng ngày càng mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia đã và đang phát triển. Ai cũng biết rằng, các quốc gia chuyên chế không bao giờ muốn để người ta giao thiệp rộng rãi, đặc biệt là kết giao với những người ở các nước dân chủ vốn ủng hộ thị trường khai mở và tự do ngôn luận. Nếu như Bắc Kinh muốn dập tắt những lo ngại về ảnh hưởng của xã hội và chính trị Tây phương mà nói, nó trước hết phải thay đổi chính sách về lợi ích kinh tế, theo đuổi những thỏa thuận và hợp tác mới với Tây phương.
Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc chính là pháp luật
Tờ Minh báo (Hồng Kông) xuất bản bài viết của tác giả La Vĩnh Sinh có tiêu đề “Pháp luật không gì khác hơn Đại hội đại biểu Nhân dân Toàn quốc”, trong đó có nói về việc Hội nghị thường ủy Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân đại) thông cái gọi là “một quốc gia hai chế độ”, thì trước hội nghị đã có nghe nói thông tin rằng, nội dung của nó không đề cập đến bất kỳ điều luật nào trong Luật cơ bản Hồng Kông, nhưng lại cưỡng chế hành pháp tại Hồng Kông. Mà theo lời ông Lý Phi, Tổng thư ký Nhân đại thì tuyên bố Nhân đại được coi là quyết định trọng yếu, không dễ mà được phép chất vấn. Nói một cách đơn giản, thì Nhân đại chính là pháp luật. Luật cơ bản không ảnh hưởng gì đến Nhân đại, Nhân đại thậm chí còn có quyền phán xét điều gì phù hợp với Luật cơ bản, điều gì trái với Luật cơ bản.
Bài báo cho biết, có thể dự đoán được rằng, khi Bộ luật mới được đưa ra không lâu, sẽ có một lượng lớn bài viết bình luận về hiến pháp và chính trị, bàn luận tới tui nhưng tựu chung chính là để chứng minh rằng quyến định Nhân đại là phù hợp, thậm chí là ưu việt hơn so với Luật cơ bản Trung Quốc. Khi đó, những ai vốn ủng hộ chính sách “một quốc gia hai chế độ” sẽ càng cao giọng ca ngợi quyết định của Nhân đại.
Người Hồng Kông nên kháng cự “chuyển đổi sang chủ nghĩa xã hội”
Liên đoàn luật sư Hồng Kông đã phát biểu tuyên bố, quyết định “Một quốc gia hai chế độ” của Nhân đại không chỉ đảo ngược lại Luật cơ bản, mà còn giáng một đòn nghiêm trọng với việc thực thi pháp trị và tinh thần người dân ở Hồng Kông. Tờ Apple Daily (Hồng Kông) còn đăng bình luận có tiêu đề “Kháng cự chuyển đổi sang chủ nghĩa xã hội: Im lặng mà chết hay cất cao tiếng nói mà sống”, trong đó tác giả Lý Bình viết, ĐCSTQ không ngừng lập pháp, cải tạo phương thức quản trị Hồng Kông, bối cảnh chính trị không khác gì những năm 1950 khi liên tục sửa đổi Hiến Pháp nhằm thúc đẩy “chuyển đổi chủ nghĩa xã hội”. Đối mặt với lực lượng trấn áp mang tính hệ thống này, sự phản kháng của người dân Hồng Kông dường như là không có ích gì, tuy nhiên, “Im lặng mà chết hay cất cao tiếng nói”, người dân Hồng Kông muốn tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế, kháng cự lại việc chuyển đổi sang chủ nghĩa cộng sản, nhất định phải tiếp tục truyền thống đấu tranh, biểu tình, xuống đường thị uy tuần hành.
Bài báo còn viết, tuyên bố của Liên đoàn luật sư Hồng Kông đã bác bỏ quyết định vô lý của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc, tin rằng người dân và xã hội quốc tế có thể thấy rõ sự vô sỉ lộng hành ngang ngược của ĐCSTQ khi muốn lấy pháp luật cai trị Hồng Kông. Tuy nhiên, điều đáng nói là không chỉ phía chính phủ Hồng Kông như thể câm điếc không có phản hồi, đến người dân hiện nay cũng tiếp tục im lặng, không ít người do dự tham gia diễu hành dịp năm mới, còn thể hiện thái độ yếu đuối chán nản. Tác giả nhấn mạnh, nếu như Hồng Kông hiện nay mà nghe theo ĐCSTQ, thực hiện chuyển đổi sang chủ nghĩa xã hội, để cho giới chức ĐCSTQ thao túng lợi ích kinh tế chính trị Hồng Kông, thì chỉ e thế hệ của chúng ta sẽ phải chịu tổn hại không gì sánh nổi.
Blog Trương Bình/TrthuVN
|
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét