Lê Việt Thường
Cách đây không lâu, chúng tôi có nhận được Email từ một thân hữu ở Việt Nam “ Anh đọc thử bài này. Cuối cùng rồi .. cũng phải chấp nhận Gs Kim Định. Đọc tin này chắc anh rất vui” kèm với nội dung như sau:
“Tưởng Niệm Người Gầy Dựng Nền TảngTriết Học Việt”
Sáng 14/7/2012, tại Văn miếu Quốc Tử Giám, nhân 15 năm ngày mất của triết gia Kim Định, Trung tâm Minh triết phối hợp với Trung tâm Lý Học Đông Phương lần đầu tiên tổ chức buổi tọa đàm tưởng niệm về ông….”
Quả đọc được bản tin này, chúng tôi Vui Thật! Nhớ lại 37 năm trước, ngay sau biến cố 30/04, sách của Cố Triết Gia đã “được” xếp ở vị trí Hàng Đầu trong cuốn “Sổ Đen” của nhà cầm quyền đương thời. Tuy nhiên, sau khi đọc hai bài tham luận của hai diễn giả chính trong buổi Tưởng Niệm này thì trong lòng chúng tôi, cảm xúc vui buồn trở thành lẫn lộn vì “sự đời’ thường không đơn giản như chúng ta tưởng lúc ban đầu !
Chúng tôi xin mạn phép gọi hai VỊ trên là “Diễn Giả I”(1)và “Diễn Giả II”(2)
I)DIỄN GIẢ I
Về diễn giả I, chúng tôi nhớ lại cách đây khoảng 6, 7 năm, khi lần đầu tiên có dịp đọc bài viết của Vị này, chúng tôi rất đổi ngạc nhiên khi trong bài viết, Vị này tự đề nghị “đặt căn bản khoa học” cho Chủ Thuyết của Cố Triết Gia Kim Định. Nay thì lời văn trong bài tham luận mới đây đã đổi khác nhiều, có thể nói là đã xoay chiều “gần như 180 độ”! Có lẽ sau nhiều năm tiếp cận với các công trình văn hóa của Cố Triết Gia, diễn giả đã hiểu rõ hơn xưa nội dung của Chủ Thuyết An Vi và Việt Nho chăng? Chúng tôi vui vì khía cạnh Tích Cực này. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, vẫn còn lại vài Ngộ Nhận đáng tiếc về phía diễn giả liên quan đến Cuộc Đời và Tư Tưởng của Cố Triết Gia.
A) KHÍA CẠNH TÍCH CỰC
A) KHÍA CẠNH TÍCH CỰC
Về phần Tích Cực, chúng tôi xin ghi nhận những lời tuyên bố sau đây của diễn giả:
“Do công khai thác và biên khảo, sáng tác của giáo sư, những bậc thức giả khắp nơi đã suy tôn ông là Triết Gia Việt Nam. Ảnh hưởng Việt Triết và Việt Nho của ông đã gây ý thức cho người Việt khắp nơi nhìn lại thực tại văn hóa của mình…..An Vi đã như một luồng gió mang tinh thần dân tộc bùng lên khắp nơi có người Việt định cư. Ảnh hưởng của Triết Gia còn lan rộng tới các học giả, triết gia Âu Mỹ và Viễn Đông”.
Hoặc “Trong khi phần lớn học giả người Việt chỉ biết văn minh Trung Hoa từ sau thời Tần Hán thì Kim Định….. nhận ra rằng, cái khoảng trống trước Tần Hán mới là quan trọng, mới là quyết định cho văn hóa phương Đông”
Hoặc “Chính nhờ vậy, sau nửa thế kỷ tồn tại, sách của ông không những không cũ mà vẫn nói với ta những gì sâu nhất không chỉ về tri thức mà cả trong chiều sâu thẳm của tâm linh Việt. Có thể nói, chính Kim Định là người mở đường đưa ta vào tận đáy sâu của minh triết phương Đông”.
Hoặc: “Từ nửa thế kỷ trước, Kim Định như nhà tiên tri thấu thị tuyên bố: người Việt chiếm đất Trung Quốc trước người Hoa và xây dựng nền văn hóa Việt nho nhân bản, minh triết!….. thời gian và khoa học minh chứng cho Kim Định. Thuyết Việt nho và An vi của ông trở thành báu vật không chỉ giúp dân tộc Việt tìm lại bản thể của mình để xây dựng một dân tộc Việt Nam mới mà còn thắp lên ngọn lửa minh triết soi đường cho nhân loại.”
Và diễn giả kết luận: “….. do là cội nguồn của minh triết phương Đông, nếu biết phát hiện lại mình, thực thi bốn đặc điểm của Việt nho, Việt Nam không chỉ cứu được mình mà còn là ngọn cờ dẫn dắt nhân loại trên con đường phục hưng.
Do lẽ đó, di sản của triết gia Kim Định là báu vật vô cùng quý giá mà chúng ta phải trân giữ, học hỏi và truyền dạy cho hậu thế”.(3)
Còn một lý do khác khiến chúng tôi vui là phần nội dung quan trọng trong bài tham luận của diễn giả liên quan đến các đề tài và lãnh vực mà chúng tôi đã có dịp đề cập trong các bài viết của mình trước đây.
Chẳng hạn về “ 1. Quan niệm về vũ trụ tham thiên lưỡng địa”, diễn giả phát biểu: ““Nhất âm, nhất dương chi vị đạo”: Âm và Dương đó là đạo! Đạo ấy là sự vận hành của vũ trụ. Đúng là Âm và Dương tạo ra đạo. Nhưng cái “đạo” đang lưu hành trong vũ trụ là bao nhiêu Âm cùng với bao nhiêu Dương? Nếu là cân bằng tĩnh một Âm (-1) + một Dương (+1) thì vũ trụ triệt tiêu, không tồn tại! Trên thực tế, vũ trụ vận hành theo chiều hướng đi lên, tích cực, có nghĩa là Dương chiếm ưu thế. Nhưng ưu thế tới mức nào? Người phương Đông khôn ngoan đã nhận ra Âm và Dương vận động hòa hợp trong phạm vi con số 5 vũ trụ! Dương + Âm = 5= con số vũ trụ! Nhưng vấn để đặt ra là, trong con số vũ trụ đó, Dương bao nhiêu và Âm bao nhiêu? Chỉ có 2 đáp án: hoặc Dương 4, Âm 1 hoặc Dương 3, Âm 2! Đó là hai cách lựa chọn của con người cho sự phát triển. Minh triết phương Đông nhận ra 3 Dương + 2 Âm là con số vàng của vận hành vũ trụ. Cuộc sống là đi lên, là tăng trưởng, là Dương nhưng trong đó phần của Dương của Trời là 3 còn giành cho Đất, cho Mẹ 2 phần sẽ đạt tới sự hài hòa cao nhất”(4)
Về phần mình, chúng tôi còn nhớ cách đây khoảng 8 năm (2004) để đóng góp vào một buổi “Họp Mặt Văn Hóa”, chúng tôi chọn đề tài “Con Đường Nào Cho Viêt Nam Hôm Nay ?” mà sau đó chúng tôi có sửa chữa lại đôi chút để đăng trên các “Web” trong đó có mạng ‘Tinparis.net” chẳng hạn, có đoạn tương tự nội dung của diễn giả vừa nêu trên:
“Cơ Cấu NGŨ HÀNH chính là VIỆT ĐẠO do mối liên hệ thâm sâu giữa Huyền Sử Tiên Rồng và Dịch Lý.Ngoài ra, lý thuyết Ngũ Hành không chỉ là Suy Luận Triết Học suông mà có Nền Tảng KHOA HỌC hẳn hoi như khám phá gần đây của hai nhà Bác Học Trung Hoa Lý Chánh Đạo và Dương Chấn Ninh, nhờ đó hai ông được giải thưởng NOBEL cho thấy…… Dương điện tử di chuyển nhanh hơn Âm điện tử Trong Tỷ Lệ 3/2(Ba trên Hai), giống như Tương Quan Lý Tưởng «Tham Thiên Lưỡng Địa» (= Ba Trời, Hai Đất) hay 3 DƯƠNG 2 ÂM, của lý thuyết NGŨ HÀNH vừa đề cập ở trên.
Vì CƠ CẤU là một vấn đề tối quan trọng nên không chỉ là đề tài suy tư của các nhà Hiền Triết Viễn Đông, mà còn là mối bận tâm của nền Triết Học Ấn Độ cũng như của các Triết Gia Tây Phương Cổ Đại…..
Nếu Cơ Cấu của Vũ trụ, Vạn vật là Tứ Tố như Aristotle chủ trương, thì hai nguyên lý Âm Dương sẽ ở trạng thái Quân Bình TĨNH CHỈ (Static), Bất Động như (2 Dương + 2 Âm = 4) thì làm sao có Di động, Biến Hóa cũng như hoàn toàn trái ngược với Thực Tại mà Khoa Học ngày nay chứng minh là làm bằng một Vũ Trụ được điều hợp trong thế Quân Bình ĐỘNG ĐÍCH (Dynamic) là (3 Dương + 2 Âm = 5) như Cơ Cấu NGŨ HÀNH. Thật vậy, nguyên lý DƯƠNG đại diện cho Tinh Thần phải chiếm 3 phần, tức trội hơn nguyên lý ÂM đại diện cho Vật Chất chiếm 2 phần, thì Vũ Trụ, Vạn Vật, Con Người mới có BIẾN HÓA thăng tiến về phía TINH THẦN, giống như chủ trương của Sử Gia danh tiếng A. Toynbee quan niệm Lịch Sử con người là hướng tiến dần dần lên thế giới TINH THẦN (=Etherialization có nghĩa là «trở nên Tinh Khí, Thiêng Liêng»)”(5)
Về 2. “Quan niệm nhân sinh: Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh“, diễn giả tuyên bố: “Từ văn hóa nông nghiệp lúa nước quán chiếu nhân sinh cùng vũ trụ, người phương Đông thấy rằng, vũ trụ hợp thành từ 3 yếu tố: Thiên, Địa và Nhân, trong đó con người là trung tâm. Là chủ thể của vũ trụ, con người giữ quan hệ thái hòa với thiên nhiên vũ trụ cũng như với đồng loại. Và một khi con người đã Nhân chủ, Thái hòa như vậy thì đó là con người Tâm linh, cảm thông, linh ứng với những thế giới siêu nhiên khác”(6)
Riêng về phần mình, từ lâu, chúng tôi đã có dịp viết về các đề tài nêu trên trong nhiều bài viết khác nhau như chẳng hạn:
NHÂN CHỦ: “Ngoài đức tính Thích Nghi, với thuyết TAM TÀI (số 3), Dịch Lý còn đặt con NGƯỜI như một TÀI ngang hàng với TRỜI cùng ĐẤT, nên cũng gọi là «Tham Thông» tức cả ba Tài đều tham dự: nếu Trời làm, Đất làm thì Người cũng làm nên gọi là NHÂN CHỦ”
THÁI HÒA: “Tuy đề cao Nhân Chủ tính nhưng Triết VIỆT Không có tính chất Duy Nhân (Anthropocentrism) như một trường phái Triết Học Tây Phương thời xưa chủ trương. Lý do là Văn Hóa VIỆT không dừng ở con người cá nhân, tiểu ngã, mà vươn lên tới con người Đại Ngã Tâm Linh nên có khả năng «Hòa Trời, Hòa Đất, Hòa Người», do đó đạt được Đạo THÁI HÒA.
TÂM LINH: “Ngoài các Hằng Tính vừa nêu trên như: Song Trùng Lưỡng Cực, Nhân Chủ, Thái Hòa, một nét Đặc Trưng khác của Văn Hóa VIỆT là tính chất TÂM LINH được biểu hiệu bằng số 5, mà ta có thể tìm thấy chẳng hạn trong cách đặt BÀI VỊ trong tục Thờ Cúng Tổ Tiên.(7)
Về “3. Quan niệm kinh tế: Bình sản”, diễn giả phát biểu: “Hai hạt nhân trên sở dĩ tồn tại được là do đứng trên cơ chế bình sản. Đó là cơ chế đảm bảo sự công bằng nhất định trong phân chia thu nhập của cộng đồng. Không hề là chủ nghĩa bình quân vì không có ai toàn quyền phân phối của cải mà là bình sản nhằm đạt tới sự công bằng tương đối về tài sản. Trong ký ức phương Đông còn ghi lại cách phân chia tài sản thời cổ, đó là phép tỉnh điền: Cộng đồng chung tay vỡ khu ruộng, người ta cố làm cho khu ruộng vuông vức, sau đó chia làm 9 phần đều nhau. Tám gia đình cày cấy 8 phần xung quanh đồng thời chung tay chăm sóc phần ruộng giữa, gọi là ruộng giếng (tỉnh điền). Phần thu hoạch từ “tỉnh điền” được nộp vua. Sau này, cơ chế bình sản được chuyển sang hình thức công điền. Đến trước năm 1945 ở Việt Nam vẫn còn 20% công điền, ba năm một lần làng chia cho người nghèo cày cấy”.(8)
Riêng về phần mình liên quan đến BÌNH SẢN, cũng trong lần “Họp Mặt Văn Hóa” (2004) và bài viết sau đó, chúng tôi có phát biểu như sau: “Một đặc điểm khác của Làng Xã VN khi xưa là chế độ BÌNH SẢN mà nét đặc trưng có thể làm nổi bật qua việc so sánh với hai chế độ Tư Bản và Cộng Sản.
Nói cách chung, chủ nghĩa TƯ BẢN thì quá Tư Riêng, còn CỘNG SẢN thì quá Công Cộng, mà điều trên là hậu quả của nền Văn hóa Một Chiều của Tây Phương, còn Văn Hóa VN vì chủ trương Hai Chiều như «Âm-Dương», «Thiên-Địa» nên với thể chế BÌNH SẢN chẳng hạn, Tiền nhân ta quan niệm là phải có sự QUÂN BÌNH giữa Đất Công và Đất Tư. Một mặt, người Nông Dân VN trước kia được quyền SỞ HỮU trên bình diện Pháp Lý, mặt khác, những thành phần Không có đất Tư thì cứ định kỳ được Làng Xã cấp cho một phần đất Công để cày bừa, trồng trọt và hưởng phần hoa lợi do công lao mình tạo ra, tránh được khủng hoảng do tâm lý tiêu cực bắt nguồn từ chủ trương của nhà cầm quyền Cộng Sản cái gì cũng cho là “của Chung” cả. Nhưng vì thông thường không ai dại gì bỏ hết tâm huyết vào cái gọi là “của chung” ấy nên có lẽ đó là một nguyên nhân chính yếu đã dẫn tới sự Thất Bại Kinh Tế và sự Sụp Đổ của đa số các nhà cầm quyền Cộng Sản trên khắpThế Giới.
Ngoài ra, cũng khác với TƯ BẢN Nguyên Thủy, vì quá đề cao cái TƯ RIÊNG, và với chủ trương quyền Tư Hữu Tuyệt Đối nên để thiểu số ưu đãi thống trị và chiếm hữu phần lớn tài sản của quốc gia, đã gây ra những bất công trầm trọng là nguyên nhân của sự ra đời của phong trào CỘNG SẢN, thể chế BÌNH SẢN đã dự trù những biện pháp TRÁNH tình trạng ĐỘC QUYỀN của giai cấp Thống Trị trên tài sản quốc gia, như cách thức được áp dụng dưới thời Vua Minh Mạng chẳng hạn, chính phủ Trung ương canh chừng giới Hào Mục tự tiện BIẾN đất CÔNG thành đất TƯ, hay phương thức mua lại số đất tư thặng dư của TƯ nhân để QUÂN BÌNH với số đất CÔNG hiện hữu hoặc như tập tục của Làng Xã VN trước đây nhằm khuyến khích giới Hào Phú Xã Thôn chia xẻ của cải giàu sang với các thành phần khác không được may mắn như họ.
Ngoài ra, CÔNG ĐIỀN CÔNG THỔ là một loại AN SINH XÃ HỘI (Welfare) nhằm giúp đỡ các thôn dân khi bị gặp tai ương như trường hợp các cô nhi, quả phụ, bô lão hoặc dùng làm một loại «học bổng» để khuyến khích các thư sinh ưu tú tiếp tục việc học hành”(9).
Về “4.Quan niệm sống: Đạo Việt an vi”, diễn giả tuyên bố: “Để sống được trong mối quan hệ như vậy với vũ trụ và đồng loại, con người cần thi hành đạo An vi. Trái với hữu vi là mọi hoạt động đều vì mối lợi nên tranh giành, chiếm đoạt. Trái với vô vi bị động, tiêu cực không ước mơ, không ham muốn, bàng quan, lánh đời… An vi là đạo sống tích cực hết lòng và làm việc hết lòng nhưng không phải do thôi thúc từ tư lợi mà do sự cần thiết của lợi ích chung. Trong khi phương Tây làm việc và sáng tạo vì lợi ích cá nhân thì phương Đông cũng làm việc, sáng tạo hết mình vì lợi ích chung trong sự đam mê của niềm vui và danh dự.”(10)
Về Lối Sống AN VI, những gì chúng tôi viết về đề tài này bàng bạc trong nhiều bài viết. Nhưng trong “nhóm An Vi” có Đông Lan đã từ lâu có dịp viết nhiều về chủ đề này. Nữ Sĩ viết:
“Con người thường hành động từ ba nguyên do và mục đích chính: Hữu Vi, Vô Vi, An Vi.
Khi ta thấy thế giới này là có, mọi sự mọi vật là cụ thể, mọi giá trị của đời sống có thật thì đều dốc lòng dốc chí làm sao đạt được mọi tiêu chuẩn giá trị của đời sống hiện có. Học để tiến thân …..làm việc để cuộc sống thoải mái…..giúp người khác để sau này được trả công…..đó là hành động hữu vi. Tóm lại, hữu vi là tác động có ý thức rõ ràng về cái công của mình, về kết quả việc mình làm. Hành động có tư ý, tư lợi đó là Hữu Vi.
Ngược lại với hữu vi, thuyết Vô vi chủ trương không chấp nhận thế giới này và các giá trị của nó. Vô vi là không làm…..là không tham dự và can thiệp tích cực đến việc đời…..là sống trong cái ý thức từ bỏ đời sống. Nếu hữu vi cho rằng đời sống là có thực thì vô vi cho rằng không.
An Vi, nhìn thẳng vào sự thực của đời sống, để mà truy tầm ý nghĩa sống sao cho thích hợp với bản chất của con người, để trọn vẹn hóa một kiếp nhân sinh, để vạn hữu Thái Hòa.
Chúng ta sinh ra trong cuộc đời với những giới hạn của vật thể và những khả thể của nội tâm…..Con người không thể khước từ các yêu cầu của bản thân, vì đó là bản chất…..Người chủ trương vô vi cách mấy cũng vẫn không thể không thực hiện hữu vi như chăm lo cho bản thân, thân nhân trong cuộc sinh tồn…..Ðể chống lại chủ trương duy lợi của hữu vi, người ta đề cao vô vi. Nhưng người ta cũng không thể chối bỏ thân phận làm người, nên cũng không thể thực hiện chữ vô trong đời cá nhân hữu hạn.
An Vi, đưa ra nhận thức dung hòa giữa Hữu Vi và Vô Vi. Chấp nhận hữu thể giới hạn, chấp nhận phần vật thể, An Vi tìm cách thực hiện một đời sống thích hợp với yêu cầu thực tế của con người, và tìm về chiều hướng Tâm linh, để con người có đường về Bản Ngã Siêu Nhiên qua đường lối Qui Tâm.
Theo nhận thức An Vi, Người không chỉ duy vật hay duy linh. Người là một hòa điệu giữa những đối nghịch. Người là tiết nhịp đong đưa giữa Hữu và Vô. Người là An. An là không hữu, không vô, mà là dung hợp hữu vô, vươn lên, bao trùm hữu và vô…..
Ðông phương có câu: “Triết giả, triệt dã”. Triết là đi đến tận cùng, triệt để. Triết An Vi đã đạt được ý nghĩa của triết chưa? Xin thưa, đường đi lên, An Vi đã đưa con người tiếp cận Tâm Linh Huyền Nhiệm. Bước xuống cõi nhân sinh, An Vi đã có giải pháp tương dung, đạt chữHÒA lên khắp cõi.
An Vi, không Tư Bản, không Cộng Sản, mà là Bình Sản.An Vi, không Duy Vật, không Duy Tâm, mà là Nhân Chủ An Vi, không Nhập thế ( duy vật hữu vi), không Xuất thế( duy tâm vô vi), mà là Xử thế.( Nhân Chủ An Vi). Do đó, người An Vi là một hành giả Tự Do. Lý tưởng chính trị An Vi là Lý tưởng Nhân Chủ.
Tóm lại, Triết Lý An Vi là minh triết của lý tưởng Tự Do và Nhân Chủ theo đúng nghĩa sâu xa, toàn diện và chân chính của danh từ”(11)
Khi bàn về nội dung bài tham luận của diễn giả I, chúng tôi rất ý thức rằng VĂN HÓA tự bản chất có tính cách ‘lây lan’ và ảnh hưởng ‘qua lại’ trong địa hạt này là một chuyện bình thường ! Mục đích của việc trên là để ghi nhận một sự Thay Đổi lớn lao trong nhận thức của diễn giả I trong thời gian khoảng 6,7 năm sau khi đã có dịp tiếp cận với An Vi và Việt Nho. Và một cách nào đó, ‘chung vui’ với Vị này, cũng như luôn tiện đề cập đến một chút đóng góp của chúng tôi và những thân hữu trong “nhóm An Vi” cho Lý Tưởng chung.
B) MỘT VÀI NGỘ NHẬN
Như đã nói sơ qua ở trên, ngoài khía cạnh Tích Cực vừa mới trình bày, vì nhiều lý do khác nhau, vẫn còn lại một vài Ngộ Nhận đáng tiếc về phía diễn giả I liên quan đến Cuộc Đời và Tư Tưởng của Cố Triết Gia. Vậy nên luôn tiện chúng tôi xin được đề cập ở đây đến một vài khía cạnh của vấn đề này.
1)Diễn giả I có đưa ra một số phân tích như sau: “Những năm học ở…..Học viện cao học Trung Hoa tại Paris đã giúp ông có điều kiện thu nhận khối tri thức khổng lồ về văn minh nhân loại. Có thể nói là, ngay bước khởi đầu, Kim Định được trang bị năng lượng tri thức ở tầm mức hàng đầu của nhân loại. Trong khi phần lớn học giả trong nước phải lần mò chủ yếu trên những trang cổ thư Trung Hoa cùng một vài tài liệu phương Tây hiếm hoi thì Kim Định được bơi trong biển kiến thức mênh mông về phương Đông mà phần quan trọng đã được giải mã theo nhãn quan khoa học của các học giả phương Tây. Tiếp đó, trong suốt cuộc đời, Kim Định đã không ngừng tự học, trang bị cho mình những tri thức mới nhất của nhân loại từ khảo cổ học, nhân chủng học, văn hóa học, ngôn ngữ học, phân tâm học, huyền học, hiện tượng học, cấu trúc luận và những kiến thức của khoa học vật lý hiện đại… Chính nhờ vậy, cái nhìn của ông không bị giới hạn trong phạm vi khu vực hạn hẹp mà là cái nhìn toàn thế giới với nhãn quan khoa học liên ngành. Trong khi phần lớn học giả người Việt chỉ biết văn minh Trung Hoa từ sau thời Tần Hán thì Kim Định có điều kiện để nhận ra rằng, cái khoảng trống trước Tần Hán mới là quan trọng, mới là quyết định cho văn hóa phương Đông…
..Không chỉ vậy, ông còn được những gợi ý về phương pháp luận tìm sự thực qua huyền thoại, truyền thuyết của Marcel Granet, Paul Mus… Triết gia Kim Định cũng là người rất sớm sử dụng cấu trúc luận trong nghiên cứu…..”(12)
Diễn giả không làm điều gì sai trái khi liệt kê một số yếu tố mà theo diễn giả có thể góp phần vào việc giải thích điều mà có người gọi là “hiện tượng Kim Định”. Tuy nhiên, đó là những điều Cần làm nhưng Không Đủ để giải thích “hiện tượng’ nêu trên. Sở dĩ chúng tôi đặt vấn đề này ở đây là vì chúng tôi e ngại rằng do thói quen giải thích mọi sự theo Duy Vật Sử Quan của các nhà nghiên cứu có khuynh hướng Mác-Xít quá nhấn mạnh đến các khía cạnh vật chất, ngoại tại, môi trường mà thường quên đi các khía cạnh tinh thần, nội tại, con người , khiến người ta có thể lầm tưởng rằng chỉ cần liệt kê tất cả các yếu tố nêu trên là có thể hiểu hết “hiện tượng Kim Định ?!
Thật vậy, trong thực tế, có những người, những du học sinh có thể hội đủ các điều kiện tương tự Kim Định về mặt phương tiện nghiên cứu, tiếp cận tài liệu,….., tuy nhiên, họ có thể trở thành nhà nghiên cứu , học giả…..trong một lãnh vực chuyên môn nhất định nào đó, nhưng không là một “triết gia An Vi hay Việt Nho” thứ hai được!
Trong bài tham luận của Cố Triết Gia tại Hội Nghị Quốc Tế về Nho Học tại Đài Loan (1984), Ngài có đề cập đến từ ngữ “ Kỳ Nhân” trong sách “Trung Dung” . Vậy “Kỳ Nhân” là Ai ? Thưa là triết gia Nho. Nói triết gia mà không là học giả cũng không cả triết học gia (ý hệ gia), mà phải là Triết Gia, triết gia Nho. Phải có “Kỳ Nhơn” đó thì Nho mới hiện lên những tư tưởng sống động để đi vào cõi người ta. Trong khi các nền Triết Học khác thường chỉ dừng lại ở đợt “Từ Ngữ” thì Triết gia Nho phải đi được cả bốn bước “Từ, Tượng, Số, Chế” hay “Dụng, Từ, Ý, Cơ”. Và Triết ở đây không chỉ có tính cách duy lý hay duy tình, hoặc duy chí mà tất cả Tình Lý Chí cùng tham dự. Còn trong Siêu hình là cả thiên lẫn địa, cả âm lẫn dương đều có phần. Tóm lại là không duy nào cả nhưng bao trùm hết, gồm có cả vào lẫn ra, cả trong lẫn ngoài, cả hữu lẫn vô, cả lý trí lẫn tâm linh”.(13)
Chỉ nền Văn Hóa nào đạt được đợt MINH TRIẾT với NHÂN CHỦ tính thì mới có loại “Kỳ Nhơn” nêu trên kèm theo một nền Triết Lý Nhân Sinh không chỉ để SUY TƯ, mà còn để CẢM XÚC và SỐNG THẬT nữa!
Tóm lại, việc liệt kê một số yếu tố như diền giả I đã làm ở trên là Cần nhưng KHÔNG ĐỦ để giải thích sự ra đời của “Kỳ Nhân” trong nền Minh Triết VIỆT!
2)Điểm thứ hai cần phải lưu ý là trong “Việt lý Tố nguyên” có hai đề thuyết: một là Bách Việt làm chủ trọn vẹn nước Tàu trước người Tàu, hai là chính người Bách Việt đã chủ xướng ra Nho giáo, người Tàu chỉ làm cho hoàn bị cũng như làm sa đoạ ra Hán Nho”.
Vì về phương diện đóng góp vào gia tài chung của Nho Giáo, câu tuyên bố trên có 2 vế: a) “Bách Việt đã chủ xướng ra Nho Giáo và b) “người Tàu chỉ làm cho hoàn bị cũng như làm sa đọa ra Hán Nho”, do đó điều quan trọng ở đây là phải thử XÁC ĐỊNH đâu là phần đóng góp của VIỆT Tộc và đâu là phần đóng góp của HOA Tộc ?
Về Kinh Dịch chẳng hạn, trước đây, hầu như ai cũng cho là của Tàu, nhưng nếu xét ngọn nguồn thì Cố Triết Gia cho là không phải như vậy, vì Dịch có năm giai đoạn gọi là:
Đạo dịch của Trời Đất
Đạo dịch của Phục Hy
Đạo dịch của ông Đại Vũ
Đạo dịch của Văn Vương
Đạo dịch của Khổng Tử
Đạo dịch của Phục Hy
Đạo dịch của ông Đại Vũ
Đạo dịch của Văn Vương
Đạo dịch của Khổng Tử
Và theo Ngài, Dịch là của TÀU chỉ ở 2 giai đoạn sau ở đợt HÌNH tức tuy đã có chữ nghĩa, nhưng chỉ gọi là “Hệ Từ” nghĩa là ‘chữ buộc vào sau’ mà thôi.
Còn Dịch là của VIỆT ở 3 giai đoạn trước tức ở đợt TƯỢNG.(14)
Có lẽ cần phải xác định như trên đối với Kinh Dịch cũng như các Kinh Điển khác của Nho Giáo hầu Tránh những Hiểu Lầm, Ngộ Nhận, Xuyên Tạc mà lời phát biểu sau đây của diễn giả I có thể bị người ta xử dụng như một cái cớ:
“Bằng những chứng cứ không thể tranh cãi, chúng ta đã chứng minh được rằng, không chỉ Dịch, Thư, Thi… là sáng tạo của người Việt”(15)
3) Về Chữ Viết cũng vậy, cần có sự Xác Định tương tự. Cố Triết Gia viết:
“Trong sách ‘Thống Chí’ do Trịnh Tiều sưu tập có lưu truyền rằng “Vào đời Đường, nước Việt Thường có biếu rùa thần, sống một nghìn năm, lớn hơn ba thước, trên mu có chữ con Quăng, ghi việc từ khai thiên lập địa về sau. Đế Nghiêu ra lệnh ghi chép lại và gọi là Quy Lịch”.
Như vậy, chữ con Quăng đã có từ thuở rất xa xưa và là của Việt Tộc, gọi là con quăng hay nòng nọc vì có hình như con giun. Đó là ý nghĩa căn cứ vào hình thể bên ngoài. Còn ý sâu xa: đó là chữ của những dân đã nhận vật biểu Xà Long và Giao Long. Cả hai thuộc giòng bò sát, nên tượng hình chỉ bằng chữ “Trùng” mà ta thấy còn dùng để viết chữ “Man Di” là tên để chỉ Tổ Tiên ta….. Trong từ “OA” của tên Bà Nữ Oa là một trong Tam Hoàng của Bách Việt, có chữ viết “OA” với bộ “Trùng” và chỉ loài ếch nhái….. Những hình người Nhái đó đơn giản dần hóa ra loài bò sát được tượng bằng chữ “Trùng”, chữ “Trãi” trong một chữ “Lạc”. Nó cũng nói lên một gốc là Xà Long, nhưng khác về dạng tự. Đại để đó là ít điều về chữ Khoa Đẩu.
Về chữ “Chân Chim” (Điểu Tích Văn), đó là thứ chữ của dân nhận vật biểu “Chim” như chữ Hùng Việt và Lạc Việt. Cả hai chữ đều viết với bộ “Chuy” là Chim: Hùng và Lạc. Trên nữa là chữ “Hồng Bàng” thì cả hai chữ vừa viết với bộ “Thủy” (hay giang) chỉ loài sống dưới Nước, và “Điểu” chỉ loài bay trên Trời. Còn “Bàng” là nhà Rồng, tức Nhà lớn, có bộ “Long”.
Theo lưu truyền thì chữ “Chân Chim” có từ đời Thần Nông do ông Thương Hiệt sáng nghĩ ra. Lưu truyền này kiện chứng cho ý nghĩa trên là chữ “chân chim” thuộc Việt Tộc vì nhận vật biểu “Chim”, bởi cả hai tên Thần Nông và Thương Hiệt đều chỉ về Nông Nghiệp lúa Mễ của Việt Tộc.
Xem thế thì rõ ràng chữ Nho xưa bám sát hai vật biểu Nước là TIÊN (chữ Chân Chim) và RỒNG (chữ Con Quăng). Quyển Kinh Dịch cũng mở đầu với sáu thể Rồng ở quẻ “Kiền” và kết sách bằng ‘Thập Dực” (=10 Cánh Chim). Đó chính là con dấu Tác Quyền của Tổ Tiên ta đóng trên quyển Kinh nền tảng nhất của Viễn Đông.
Đó cũng là những Dấu Vết nói lên phần đóng góp của Việt Tộc. Sở dĩ ta coi chữ NHO là của Tàu vì đến đời Tần Thủy Hoàng thống nhất các chữ xưa kia lại một kiểu mới là chữ LỆ ngày nay, bãi bỏ chữ con Quăng và con Chim. Thế rồi lâu ngày ta quên gốc nên quy hết cho Tàu. Còn nếu xét toàn diện thì sẽ thấy rõ nguồn gốc VIỆT ở hai giai đoạn trước, Tàu chỉ ở giai đoạn ba.”(16)
Thiết tưởng những phân tích rõ ràng xác định như trên của Cố Triết Gia là Tối CẦN THIẾT hầu tránh những Ngộ Nhận đáng tiếc mà một câu tuyên bố tương tự cách phát biểu sau đây của diễn giả I có thể gây ra:
“mà tiếng Việt là chủ thể tạo nên tiếng Trung Hoa. Không những thế, chữ Việt cũng là chủ thể tạo nên chữ Trung Hoa…”
Tóm lại, Cần Phải Phân Biệt rõ ràng đâu là Phần Đóng Góp Của TÀU và đâu là Phần Đóng Góp Của VIỆT như Cố Triết Gia đã làm trong suốt Bộ Sách An Vi và Việt Nho hầu TRÁNH những Hiểu Lầm, Ngộ Nhận cũng như trường hợp người ta xử dụng nó như cái CỚ để XUYÊN TẠC Kim Định !!!
4) Còn về câu tuyên bố của diễn giả 1 sau đây: “Người Việt chiếm lĩnh đất Trung Hoa trước nhưng không phải từ tây bắc xuống mà lại từ chính Việt Nam lên”, (17)chúng tôi đã có dịp trả lời trong một bài viết trước đây như sau:
“Trước khi tiếp tục, chúng tôi xin bàn qua về giả thuyết “Thiên Sơn” mà có người đề cập đến. Nếu mới xem qua một cách HỜI HỢT thì chủ trương này của Sử Truyền Viễn Đông có vẻ “mâu thuẫn” với các khám phá gần đây của Di Truyền học với sự hỗ trợ của khoa Khảo Cổ liên quan đến sự thiên di lên phía Bắc của người Đông Nam Á cách đây khoảng 40.000 năm. Nhưng nếu nghiên cứu một cách NGHIÊM TÚC hơn thì có thể KHÔNG CÓ MÂU THUẪN GÌ CẢ!
Lý do thứ nhất là hai Lý Thuyết nói tới HAI LOẠI Dữ Kiện CÁCH NHAU MẤY CHỤC NGÀN NĂM. Lý do thứ hai là các khám phá Khoa Học gần đây có vẻ hỗ trợ cho chủ trương của Sử Truyền.”(18)
5) Diễn giả I còn đề cập đến Thái Độ của Cố Triết Gia cũng như cách thức người ta đối xử với Ngài trong khoảng thời gian Ngài sinh sống tại Miền Nam Việt Nam cũng như sau này bằng những lời phát biểu như sau:
– “Mặc dầu bao chống đối, ông đã im lặng xây dựng hệ thống triết lý Việt Nho”
hoặc
– “Cùng chung số phận những nhà tiên tri, suốt năm mươi năm Kim Định bị ghẻ lạnh và ném đá!”(19)
Mối quan tâm trên của diễn giả I cũng được diễn giả II đề cập đến, do đó chúng tôi xin mạn phép được trả lời chung Quý Vị ở phần dưới về vấn đề này.
KẾT LUẬN I
Đối với diễn giả I, Vị này vẫn còn một vài hiểu lầm, ngộ nhận đáng tiếc, như có một hình ảnh không được trung thực lắm về xã hội Miền Nam VN trước đây; do đó trong nhận định của ông đối với cuộc sống của Cố Triết Gia Kim Định chẳng hạn, có khuynh hướng BI THẢM Hóa những vấn đề, khó khăn thực ra là Bình Thường trong một xã hội tương đối Bình Thường là xã hội Miền Nam trước 1975 (mặc dầu trong tình trạng chiến tranh).
Sự Ngộ Nhận này có lẽ bắt nguồn từ Kinh Nghiệm Sống của diễn giả I đã từng chứng kiến lối đối xử Dã Man, Tàn Độc mà nhà cầm quyền CSVN đã giành cho giới Trí Thức Miền Bắc như Nguyễn Mạnh Tường, Trấn Đức Thảo…..; rồi từ đó suy luận ra về tình trạng của Kim Định ở Miền Nam VN mà ông nghĩ một cách chủ quan rằng chắc cũng không khá gì hơn số phận của Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo ở Miền Bắc VN. Nhưng diễn giả I ĐÃ LẦM như chúng tôi sẽ chứng minh ở phần dưới.
Còn về lề lối tiếp cận với dữ kiện của diễn giả I, có lẽ cũng cần điều chỉnh một chút xíu về mặt phương pháp luận để ít “duy vật” và nhiều “Nhân Chủ” tính hơn hầu đạt được một cái nhìn Quân Bình hơn về Thực Tại.
Về câu tuyên bố của diễn giả I sau đây: “Người Việt chiếm lĩnh đất Trung Hoa trước nhưng không phải từ tây bắc xuống mà lại từ chính Việt Nam lên”, chúng tôi đã trả lời ở phần trên.
Ngoài ra, có lẽ Cần Phải Phân Biệt rõ ràng đâu là Phần Đóng Góp Của TÀU và đâu là Phần Đóng Góp Của VIỆT như Cố Triết Gia đã làm trong suốt Bộ Sách An Vi và Việt Nho hầu TRÁNH những Hiểu Lầm, Ngộ Nhận cũng như trường hợp người ta xử dụng nó như cái CỚ để XUYÊN TẠC Kim Định.
Trên đây, chúng tôi liệt kê một vài Ngộ Nhận, Hiểu Lầm vẫn còn của diễn giả I sau 6, 7 năm tiếp cận (nếu chúng tôi không lầm) với các công trình về An Vi và Việt Nho.
Tuy nhiên, 6, 7 năm KHÔNG phải là một thời gian dài và nếu nhìn từ một góc cạnh khác, thì những Hiểu Lầm, Ngộ Nhận nêu trên , nhất là ở bước đầu, cũng chỉ là Chuyện BÌNH THƯỜNG mà thôi!!! Trái lại, chúng tôi xin được ghi nhận nhiều điểm Rất TÍCH CỰC về phía diễn giả I
.Chẳng hạn, nay thì ông có vẻ đã nắm một cách Khá Vững Vàng các Ý Tưởng Căn Bản của An Vi và Việt Nho như
1. Quan niệm về vũ trụ tham thiên lưỡng địa”,
2. Quan niệm nhân sinh: Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh
3. Quan niệm kinh tế: Bình sản
4.Quan niệm sống: Đạo Việt an vi”,
2. Quan niệm nhân sinh: Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh
3. Quan niệm kinh tế: Bình sản
4.Quan niệm sống: Đạo Việt an vi”,
Cũng như xử dụng những Phạm Trù nền tảng của An Vi và Việt Nho để đưa ra những nhận định về các lề lối Phát Triển Đông Tây và những Hệ Luận có thể rút tỉa ra từ các đường lối phát triển khác nhau đó. Diễn giả cũng không quên dùng các kiến thức nêu trên để Phân Tích tình hình của Thế Giới hôm nay, trưng ra những Nguyên Nhân gây ra Bế Tắc mà diễn giả tóm tắt bằng thuật ngữ “mất cân bằng Âm Dương”. Những nguyên nhân nêu trên tuy nằm ở bình diện VĂN HÓA, nhưng ảnh hưởng Tiêu Cực của chúng lại bao trùm khắp mọi địa hạt của cuộc sống thường nhật lẫn chuyên môn từ Kinh Tế , Tài Chánh đến Khoa Học, Kỹ Thuật lẫn Môi Sinh…..vvv…..
Sau khi đánh một “vòng chân trời” khắp “năm châu bốn biển” của Thế Giới hôm nay, diễn giả I tức nhà Nghiên Cứu Hà Văn Thùy đã kết luận :
“….. do là cội nguồn của minh triết phương Đông, nếu biết phát hiện lại mình, thực thi bốn đặc điểm của Việt nho, Việt Nam không chỉ cứu được mình mà còn là ngọn cờ dẫn dắt nhân loại trên con đường phục hưng.
Do lẽ đó, di sản của triết gia Kim Định là báu vật vô cùng quý giá mà chúng ta phải trân giữ, học hỏi và truyền dạy cho hậu thế.(20)
Do lẽ đó, di sản của triết gia Kim Định là báu vật vô cùng quý giá mà chúng ta phải trân giữ, học hỏi và truyền dạy cho hậu thế.(20)
Tóm lại, đối với ông Hà Văn Thùy, chúng tôi nhận thấy các điểm TÍCH CỰC nhiều hơn các điều Tiêu Cực và quan trọng hơn cả là Nỗ Lực không ngừng trong việc Nghiên Cứu và Học Hỏi về AN VI và VIỆT NHO của Vị này.
Đó là lý do khiến chúng tôi cảm thấy VUI NHIỀU HƠN BUỒN và Xin Cầu Chúc Nhà Nghiên Cứu Hà Văn Thùy TIẾN XA hơn nữa trên con đường Học Hỏi và Nghiên Cứu về ĐẠO VIỆT.
II) DIỄN GIẢ II
A) DẪN NHẬP
1) Tới đây, chúng tôi mạn phép đề cập đến diễn giả II trước nhất về mối quan tâm mà Vị này cùng chia xẻ với diễn giả I liên quan đến Thái Độ của Cố Triết Gia cũng như cách thức mà người ta đối xử với Ngài .
Tuy nhiên, trước khi trả lời trực tiếp vấn đề nêu trên chúng tôi cũng xin liên hệ vấn đề này với một đề tài khác mà diễn gỉả II có đề cập đến, nhưng chúng tôi không đồng ý với lối lập luận của diễn giả II, mặc dầu Vị này xem nó như là “điểm Mạnh” của Kim Định. Diễn giả II phát biểu như sau:
a) “Điểm mạnh thứ ba là Kim Định làm linh mục tại nhà thờ: do vậy dễ hiểu rằng ông là người ham muốn truyền đạo và rất có phương pháp, kinh nghiệm trong việc tổ chức truyền đạo, gây dựng phong trào”.(21)
Vì Vị này có trích dẫn ông Tạ Chí Đại Trường (từ một bài viết của ông này, mà chúng tôi đã có dịp trả lời trước đây) ở phần dưới để viết bài tham luận của mình nên ở nhiều đoạn, có vẻ chịu ảnh hưởng của họ Tạ trong lối lập luận, xử dụng các dữ kiện và lẽ dĩ nhiên cũng bị mắc phải những sai lầm giống hệt họ Tạ.
Ông Tạ Chí Đại Trường viết : “Triết của ông đặt nền tảng trên “huyền sử” mà ông, vốn là một linh mục, đã quen với lối giảng giải huyền thoại của Cựu ước cho tín đồ, nay chỉ cần chuyển phương pháp vào đối tượng mới, quyển LNCQ, để từ đó bung ra. Ông linh mục Kim Ðịnh vớiKinh Cựu ước thật dễ dàng chuyển sang ông triết gia huyền sử Việt với Kinh Hùng LNCQ.”.(22)
Nguyên nhân Sai Lầm của Quý Vị ở đây có lẽ là do THIẾU NGUỒN THÔNG TIN CHÍNH XÁC cũng như “thiếu thốn về tư liệu, rất dễ khiến” Quý Vị “sa vào tư biện” cũng là điều diễn giả II trách (OAN) Cố Triết Gia ở phần dưới. Chúng tôi xin được chứng minh dưới đây.
Sau đây là phần tóm tắt những gì chúng tôi biết về Cố Triết Gia qua sự tiếp xúc Trực Tiếp với Ngài lúc sinh thời cũng như Gián Tiếp qua những tài liệu khả tín về Cuộc Đời của Ngài:
Sau đây là phần tóm tắt những gì chúng tôi biết về Cố Triết Gia qua sự tiếp xúc Trực Tiếp với Ngài lúc sinh thời cũng như Gián Tiếp qua những tài liệu khả tín về Cuộc Đời của Ngài:
Ngài “sinh ngày 15-06-1915 tại làng Trung Thành tỉnh Nam Ðịnh. Sau khi tốt nghiệp Triết tại Giáo Hoàng Chủng Viện Saint Albert le Grand, Ngài dạy Triết Tây Phương tại Ðại Chủng Viện Quần Phương, Bùi Chu từ năm 1943-46 và viết tác phẩm đầu tiên “ Duy Vật và Duy Thực” (Sách sau này bị thất lạc) . Sau đó, năm 1947 Ngài được cử đi du học ở Pháp nghiên cứu về Văn Minh Pháp, Xã Hội học, Triết Học và Nho Giáo tại Học Viện Cao Học Trung Quốc Học (Institut des Hautes Études Chinoises, Paris)”.(23)
Ngay sau khi Miền Nam Việt Nam được ổn định, “các sinh viên du học nước ngoài lục tục kéo về xây dựng đất nước” Trong số đó có Cố Triết Gia Kim Định. Lúc đầu, Ngài dạy học ở Đại Chủng Viện Lê Bảo Tịnh Gia Định từ 1958 do cha Trần Văn Hiến Minh làm Giám Đốc. Ba năm sau, các cha giáo sư tiểu chủng viện Bùi Chu phụ trách trường Nguyễn Bá Tòng thay cha Tường đã làm Hiệu Trưởng trước đó. Cha Tường lúc về Đắc Lộ ngã tư Bảy Hiền có mời Cố Triết Gia về giúp Cha tại đây,(24) nhưng đó chỉ là việc phụ, còn công việc chính của Cố Triết Gia ở giai đoạn này là đi Dạy Học tại Đại Học Văn Khoa Sàigòn.
Và đó cũng là hình ảnh mà chúng tôi còn giữ lại về Cố Triết Gia trong khoảng thời gian 4 năm (1967-1971) mà chúng tôi có dịp theo học Đại Học Văn Khoa Sài Gòn về hai bộ môn Văn Chương Pháp và Triết Đông. Và cứ vài tuần một lần chúng tôi lại ghé thăm Thầy mình tại trường Đắc Lộ ở ngã tư Bảy Hiền (Sài Gòn).
Vì Dạy Học là công việc chính của Ngài nên ngoài Đại Học Văn Khoa SG, Ngài mới có thể phụ trách thêm các giảng khóa ở các Đại Học khác như các ĐH Vạn Hạnh, Đà Lạt, Minh Đức, Thành Nhân, An Giang. Riêng tại ĐH Vạn Hạnh, Ngài là Giáo Sư đỡ đầu tiểu luận Cao Học của chúng tôi về đề tài “Cơ Cấu Luận và Việt Nho” (1971-72) mà chúng tôi không có thì giờ hoàn tất vì ngay sau đó chúng tôi thi đậu vào Ban Cao Học Ngoại Giao của Trường Quốc Gia Hành Chánh (SG khóa 1972-74) và sau đó nữa là biến cố 30/04/1975.
Tuy biết rằng “ cái ‘tôi’ đáng ghét” (do đó chúng tôi rất ái ngại mỗi khi phải đề cập đến bản thân mình), nhưng miễn cưỡng chúng tôi phải làm chuyện đó ở đây với mục tiêu duy nhất là làm sáng tỏ giai đọan này của Cố Triết Gia mà vai trò chính yếu của Ngài là của một TRIẾT GIA kiêm GIÁO SƯ ĐẠI HỌC chứ không phải của các công việc linh tinh khác mà người ta cố ý nhấn mạnh vào.
Vậy nên, các câu phát biểu như của diễn giả II “ Điểm mạnh thứ ba là Kim Định làm linh mục tại nhà thờ: do vậy dễ hiểu rằng ông là người ham muốn truyền đạo và rất có phương pháp, kinh nghiệm trong việc tổ chức truyền đạo, gây dựng phong trào” (25)
Hoặc của ông Tạ Chí Đại Trường “Triết của ông đặt nền tảng trên “huyền sử” mà ông, vốn là một linh mục, đã quen với lối giảng giải huyền thoại của Cựu ước cho tín đồ, nay chỉ cần chuyển phương pháp vào đối tượng mới, quyển LNCQ, để từ đó bung ra. Ông linh mục Kim Ðịnh với Kinh Cựu ước thật dễ dàng chuyển sang ông triết gia huyền sử Việt với Kinh Hùng LNCQ.”.(26)
KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ GÌ NHIỀU !!!
b) Chúng tôi xin được trở lại ở đây với đề tài chính là Thái Độ của Cố Triết Gia cũng như cách thức mà người ta đối xử với Ngài cách chung và cách riêng ở Miền Nam Việt Nam trước 30/04/1975 qua các lời phát biểu sau đây
của diễn giả I:
– “Mặc dầu bao chống đối, ông đã im lặng xây dựng hệ thống triết lý Việt Nho”
– “Mặc dầu bao chống đối, ông đã im lặng xây dựng hệ thống triết lý Việt Nho”
hoặc
– “Cùng chung số phận những nhà tiên tri, suốt năm mươi năm Kim Định bị ghẻ lạnh và ném đá!” (27)
và của diễn giả II:
– “không ai thèm để ý đến, nếu có nhắc đến thì là để đem ra chế diễu như người ta đã từng làm đối với ông đạo Dừa”. “Với Kim Định cũng đã từng có cách ứng xử tương tự ở Sài Gòn trước năm 1975 và ở hải ngoại sau năm 1975…..”
hoặc
– “Nhưng với Kim Định thì tình hình không phải như thế mà tệ hơn rất nhiều. Giới học giả giễu cợt chê bai đã đành, người ta “đánh” Kim Định bằng lời nói và ngòi bút đã đành, ngay cả các cha bề trên trong đạo của ông cũng quay lưng lại với ông. Hà Văn Thùy nhận xét rằng “Gần như suốt cuộc đời, Kim Định sống giữa hai làn đạn” [Hà Văn Thùy 2011]. Theo tôi, phải nói là “Kim Định sống giữa rất nhiều làn đạn” mới đúng!”…vvv…(28)
Đúng là Quý Vị sinh sống lâu ngày trong một xã hội “bưng bít” như Miền Bắc Việt Nam nên có khuynh hướng BI THẢM Hóa những sinh hoạt xét ra là BÌNH THƯỜNG trong một xã hội Bình Thường như sự Cạnh Tranh trong lãnh vực nghề nghiệp, các cuộc tranh luận lý thuyết trong môi trường Đại Học…. Chỉ có thể lần này hơi Khác các lần trước một chút là vì với nhiều lý do khác nhau, Cố Triết Giả đã tỏ ra NỔI hơn so với đa số các bạn đồng nghiệp của mình, do đó gây ra phản ứng khó chịu từ nhiều người trong giới họ, nhất là với các khám phá của Ngài về AN VI và VIỆT NHO, Ngài đưa ra không những nhiều Tư Tưởng mà còn cả một Lề Lối suy tư MỚI MẺ nhằm đặt lại vấn đề đối với hiện trạng. Do đó, cuộc tranh luận lần này có thể trở nên Gay Gắt hơn thường lệ, nhưng cũng vẫn ở trong lằn mức Bình Thường của một xã hội tương đối Bình Thường là xã hội Miền Nam VN trước đây .
Và đó cũng là Cảm Tưởng CHUNG của chúng tôi cùng với một số bạn học trong thời còn là sinh viên tại ĐH Văn Khoa SG và cũng là khoảng thời gian quan trọng, sáng tạo, hào hứng, sôi nổi Nhất của cả Thầy lẫn trò trong việc hình thành Chủ Thuyết AN VI và VIỆT NHO. Riêng với chúng tôi, quả là một giai đoạn khó quên đã có một ảnh hường Quyết Định trên phần còn lại của đời mình. Tuy nhiên, vào thời điểm này, nhóm bạn bè chúng tôi không phải là nhóm duy nhất có may mắn tiếp xúc thường xuyên với Thầy mình như vậy. Chúng tôi còn nhớ rất nhiều lần có dịp “chạm trán” với những nhóm khác (hoặc tới trước hoặc tới sau nhóm chúng tôi để thăm Thầy, và họ có thể là sinh viên ĐHVKSG hoặc sinh viên các Đại Học khác như ĐH Luật hay ngay cả ĐH Khoa Học) tại chỗ Ngài cư ngụ là trường Đắc Lộ ở Ngã Tư Bảy Hiền. Đó là chưa kể ảnh hưởng hằng ngày của Ngài đối với giới Sinh Viên mỗi khi Ngài giảng dạy tại các Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh, Đà Lạt, Minh Đức, Thành Nhân, An Giang, còn đối với các giới khác là qua số lượng sách vỡ được in ra.
Và phần lớn nội dung của các buổi gặp gỡ giữa Ngài và các nhóm Sinh Viên khác nhau liên quan đến các Khám Phá Mới Mẻ Nhất của Ngài về An Vi và Việt Nho trong một bầu không khí rất là hào hứng cởi mở với một bên là Ngài qua hình ảnh một Vị Thầy Khả Kính luôn luôn Lạc Quan Yêu Đời với một lối sống Bình Dị dễ tiếp cận, nhưng đồng thời lại là một Triết Gia Sâu Sắc, Độc Đáo hiếm thấy đi Tiên Phong trong Mặt Trận Văn Hóa hướng tới mục tiêu Cứu Quốc và Kiến Quốc với bên kia là các môn sinh của Ngài thuộc tầng lớp Trẻ có Lý Tưởng , chứ nội dung gặp gỡ KHÔNG phải là những khó khăn trong nghề nghiệp, những gièm pha, đố kỵ, phát xuất từ các đồng nghiệp, như có người lầm tưởng! Lý do là Ngài xem các điều sau như là những chuyện thường tình trong các mối tương quan giữa người với người. Nhất là trong đồng văn của một xã hội tương đối Bình Thường là Miền Nam Việt Nam trước 30/04/75 (mặc dầu bị đặt trong tình trạng chiến tranh), thì càng không có gì đáng nói !
Về tương quan giữa Cố Triết Gia và các Bề trên của Ngài trước 30/04/1975, chúng tôi nghĩ là ở tình trạng Rất Bình Thường vì theo những gì Ngài ‘tâm sự’ với chúng tôi và một vài môn sinh khác, khi vào lúc chót một môn sinh trung nghĩa đến giúp Ngài ‘di tản’, Ngài không khỏi bật khóc khi nghĩ phải rời bỏ nơi cư ngụ bấy lâu nay cùng Cha Bề Trên ở trường Đắc Lộ.
Ở phần này (b) cũng như ở phần trên (a), nguyên nhân chính yếu của tình trạng Hiểu Lầm từ phía Quý Vị về Kim Định, tuy đã đề cập ở trên, nhưng có lẽ cũng nên lập lại ở đây là do THIẾU NGUỒN THÔNG TIN CHÍNH XÁC cũng như do “thiếu thốn về tư liệu, rất dễ khiến” Quý Vị “sa vào tư biện”!
Nhưng còn một lý do khác phát xuất từ tâm lý thường tình của con người là khuynh hướng “Suy bụng ta ra bụng người”. Ý nghĩ này đến với chúng tôi sau khi có dịp đọc những tài liệu gần đây về vụ ‘Nhân Văn Giai Phẩm” và những gì xảy đến cho các nhà Trí Thức nổi tiếng ở Miền Bắc VN như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường.
Trần Đức Thảo
Sau đây là lời thuật lại của Nguyễn Đình Chú, một sinh viên của ông Trần Đức Thảo:
“Chiều hôm đó, tôi nhớ là khoảng đầu năm 1958, bỗng nhiên trong cuộc họp công đoàn của Khoa Sử không có mặt hai giáo sư Trần Đức Thảo và Đào Duy Anh, nổi lên một không khí lên án giáo sư Thảo một cách vô cùng gay gắt….. Câu chuyện của anh V.H.T là muốn nêu cho mọi người thấy Trần Đức Thảo là một người đã được Bác Hồ, Đảng, Nhà nước trọng vọng hết mức như thế nhưng nay thì quay ra chống phá cách mạng….. Tiếp đó, cuộc đấu tranh chống Nhân văn – Giai phẩm trong hai trường đại học Sư phạm và Tổng hợp đã diễn ra sôi nổi, dĩ nhiên là có lãnh đạo hẳn hoi….. Riêng giáo sư Trần Đức Thảo vì bị đau răng sưng cả má, phát sốt, nên hơn một tháng sau mới bị đấu tranh….. Trong những người đấu tranh, có giáo sư, có giảng viên, có trợ lý vốn là học trò giáo sư Thảo. Nội dung phê phán là đủ tội, nhưng nổi lên vẫn là vai trò lãnh tụ tinh thần của nhóm Nhân văn – Giai phẩm và các tội chính là:
– Dám phê phán Trung ương về triết học là duy tâm chủ quan, sai tinh thần của Mác, vì đặt quan hệ sản xuất lên trước lực lượng sản xuất.
– Dám phê phán Đảng sau ngày dành được chính quyền đã tạo ra bộ máy quan liêu.
– Dám chê Mao Trạch Đông dốt – chê Mâu thuẫn luận và Thực tiễn luận là sai học thuyết Mác.
– Đòi tự do dân chủ một cách vô chính phủ.
Tiếp theo đợt đấu tranh là việc xử lý kỷ luật…..”.(29)
Có lẽ nhà cầm quyền CSVN cố ý dấu nhẹm vụ này, do đó rất khó kiếm tài liệu liên quan đến những gì xảy ra cho Trần Đức Thảo sau vụ đấu tố nêu trên. Có điều chắc chắn là ông bị cho Nghỉ Dạy. Có tin đồn rằng ông Thảo bị đưa đi lao động cải tạo, Có tin đồn khác rằng ông bị bắt đi chăn bò một thời gian…vvv…
Cuối cùng, ông Thảo được tha về lại số 16Đ ngõ II, Hàng Chuối, Hà Nội.
Nguyễn Mạnh Tường
Chuyện ông Nguyễn Mạnh Tường lại còn Bi Thảm hơn nữa do chính ông thuật lại trong tác phẩm cuối đời của mình viết bằng tiếng Pháp và xuất bản tại Pháp với tựa đề “Un Excommunié” (= Kẻ bị rút phép thông công). Ông viết:
“Nhưng nhiều ngày trôi qua. Không có bọn cai tù mang xe đến kiếm bắt tôi, với hai cổ tay trong cùm. Tôi bắt đầu ngạc nhiên. Nhưng cuối cùng tôi cũng hiểu là chuyện tiêu diệt tôi không xảy ra bằng con đường tù nhốt ở một nhà lao nào đó. Nó sẽ tiến hành trong dài hạn bằng nỗi đau quằn quại của những cơn đói. Sự tra tấn trở nên tinh vi, nó sẽ xảy ra trong một thời gian dài, không biết lúc nào dứt, giống y như một cuộc hành trình trong sa mạc, trong nghĩa trần tục nhất của vấn đề….. Chỉ có những kẻ đao phủ với những suy tưởng của quỷ dữ mới có thể sáng tạo ra thứ tra tấn bằng cái đói ở giữa một thủ đô của một nước văn minh, ngay giữa thế kỷ thứ hai mươi, giữa những kẻ thừa mứa đang tiêu phí hàng đống tiền vào những buổi chiêu đãi. Để quấy thêm nỗi đau khổ của kẻ “phạm tội” người ta còn bắt nó phải làm chứng nhân trước cảnh đói của vợ con mình mà người ta cũng buộc phải chịu dù vợ con hắn là những người vô tội…..
Cả mấy tháng qua, buộc phải mua thực phẩm và những thứ nhu yếu trên chợ đen vì tôi không còn được phát tem phiếu kể từ khi tôi bị loại, mặc dù với tất cả dành dụm có được, số tiền dự trữ ngày càng thu hẹp. Ngay từ lúc đầu, với viễn tượng những ngày khó khăn trước mắt, với dự trữ ít oi, chúng tôi bắt đầu một giai đoạn hạn chế, tiết kiệm…..
Con gái tôi dạy Toán và phải dạy ở một nơi cách xa Hà Nội 40 cây số, trong suốt bảy năm liền, đơn giản chỉ vì nó không có cha mẹ nằm trong Đảng. Nó bị ép phải từ nhiệm để có thể về dự một cuộc thi tuyển ở trường Cao Đẳng (Đại Học Sư Phạm) và đã chọn ngành Văn và ngôn ngữ Pháp. Nhưng sau 5 năm học xuất sắc và tốt nghiệp, nó chờ đợi một chân giáo viên ở một trường Trung Học ở Hà Nội. Vô ích! Cho đến một ngày có một chỗ ở Trường Chu Văn An. Cũng có một cô gái khác mong làm chỗ ấy. Hai thí sinh được đưa ra trước hội đồng giáo sư để tranh tài. Con gái tôi được hội đồng giáo sư chấm. Nhưng đứa con gái kia lại được nhận, vì cha của cô ta là một đảng viên…..
Tôi muốn dạy tiếng Pháp tại nhà. Nhưng vừa mới bắt đầu là đã có một đám công an, chắc chắn là đã được bọn gián điệp và điềm chỉ quanh tôi báo động cho họ, xuất hiện và bảo cho tôi là dưới chế độ cộng sản không có gì là tư nhân mà được cho phép, dù chỉ là việc dạy học của những ông thầy tận tụy….
Sống trong một tình trạng như thế, con người luôn luôn đói. Vợ và con gái tôi làn da càng ngày càng tái, thân hình càng ngày càng tiều tuỵ ốm tong. Họ không dám mở mồm nói một điều gì vì sợ làm cho tôi phiền não, chỉ dám giấu những dòng nước mắt trong đêm khi một mình trên giường ngủ. Tôi biết nhưng giả tảng như không biết. Về phần tôi, chưa hơn một lần, phải khóc. Bị đói và hơn thế là phải chứng kiến những kẻ mình yêu thương phải chịu đựng cái đói hành hạ vì bao tử trống rỗng. Tôi nhường bát cơm duy nhất cho họ cáo lỗi rằng tôi không thấy thèm ăn, và có khi đặc biệt hơn với lý do là đã dùng cơm với một người bạn mà tôi vừa viếng thăm. Một sự dối trá không thể kéo dài và thuyết phục được ai, nhưng trước cái chối từ cứng đầu của tôi, hai mẹ con đành phải chia chén cơm để khỏi phí.
Vì thế tôi phải liên miên chịu đói. Sự chán nản đến cùng cực, không còn sức chịu đựng, tràn ngập toàn thân tôi như con nước tràn đê bao trùm lên mọi vùng chỉ chừa những đầu ngọn cây và đỉnh núi. Tôi có cảm tưởng như đang lịm đi trong một trạng thái mê muội với cái minh mẫn của ý thức bị đục khoét đó đây bởi những ngọn lửa. Tôi cố gượng mình đứng dậy làm một vài động tác cho giãn gân cốt thì bất chợt đổ sầm xuống trên chỗ nằm, tất cả những sức còn lại của gân cốt đã hoàn toàn biến mất. Cùng lúc đó, cái bao tử co thắt từng chặp làm cho tôi vô cùng đau đớn. Cơn đau thắt buộc tôi phải chọn cách luân phiên vừa chịu đựng vừa nghỉ ngơi trước khi bị cơn sóng dữ nhấn chìm trong sự vô thức, bất tỉnh không còn biết suy nghĩ hay cảm giác gì nữa. Rồi tôi cũng thoát được cơn đói đau thắt với cái lưng đau và một tâm hồn bầm dập quá đỗi. Tôi vừa xong bài học nhập môn về sự đói”(30)
Thật là KINH KHIẾP !!! Là người dân Miền Nam VN trước 30/04/75, chúng tôi không thể tưởng tượng nổi là người ta có thể đối xử với Trí Thức một cách dã man, tàn độc như vậy.
Nhất là đối với Trần Đức Thảo là người đã tử bỏ công danh sự nghiệp của mình bên Pháp để trở về “theo Bác đi kháng chiến”.
Cũng như đối với Nguyễn Mạnh Tường đã dâng “Bác và Đảng” gần hết gia tài của mình là 3 căn nhà của Bố Mẹ để lại trước khi ông “đi kháng chiến” và đã lập được nhiều Thành Tích cho nhà cầm quyền CSVN. Ngoài ra, Ông Tường thấy cần phải lập đi lập lại nhiều lần là ông không đòi Dân Chủ, mà chỉ xin được một chút Tự Do phát biểu những ý tưởng Xây Dựng của mình mà thôi!!!
Tóm lại, vì sống trong một xã hội KHÔNG BÌNH THƯỜNG là xã hội Miền Bắc VN trước 30/04/1975, Quý Vị đã chứng kiến cách đối xử TÀN BẠO, PHI NHÂN mà nhà cầm quyền CSVN giành cho các Trí Thức Miền Bắc như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, rồi “Chiếu Giải” thực trạng BI THẢM của Miền Bắc lên trường hợp Kim Định vì lầm tưởng rằng xã hội Miền Nam có lẽ cũng không hơn gì xã hội Miền Bắc. Điều này giải thích những câu phát biểu Bi Quan của Quý Vị đã đề cập ở trên.
Nhưng Quý Vị đã LẦM TO !!! So với Miền Bắc VN, xã hội Miền Nam VN trước 30/04/1975, TỰ DO, NHÂN BẢN hơn nhiều !!! Về mặt Tự Do TƯ TƯỞNG chẳng hạn, trong khi đang có chiến tranh giữa Miền Nam VN và Miền Bắc VN theo chủ nghĩa Cộng Sản, một tác phẩm nghiên cứu lý thuyết MÁC-XÍT như của Nguyễn Văn Trung vẫn được xuất bản tại Miền Nam: “Hành Trình Trí Thức của Karl Marx” (1966). Một Trí Thức Thiên Tả như Lý Chánh Trung cũng có sách xuất bản tại Miền Nam như: “Cách Mạng và Đạo Đức” (1966), “Ba Năm Xáo Trộn” (1967)…vvv… Và ngay cả Vũ Hạnh mà nhiều người Quốc Gia gọi là “Việt Cộng Nằm Vùng” và Chính Quyền VNCH trước 1975 cũng đã biết rõ gốc tích, có Sách xuất bản tại Miền Nam VN trước 1975 như sau: Vượt thác (1963), Mùa xuân trên đỉnh non cao (1964), Chất ngọc (1964), Ngôi trường đi xuống (1966), Bút máu (1971), Lửa Rừng (1972) Con chó hào hùng (1974), Cô gái Xà Niêng (1974)…..
Trong khi đó, ở Miền Bắc, một Nguyễn Mạnh Tường chỉ xin một chút Tự Do để phát biểu các ý tưởng Xây Dựng của mình không những không được phép mà còn bị “ trù dập”, bị bỏ đói một cách rất thê thảm !!!
Quý Vị cứ so sánh hai Hình Ảnh của một bên Kim Định luôn Lạc Quan, Yêu Đời ĐẦY SỨC SỐNG với bên kia Trần Đức Thảo hay Nguyễn Mạnh Tường Ủ Rủ, Héo Hắt, Gầy Mòn vì luôn luôn BỊ ĐÓI thì mới hiểu Thực Trạng của hai Miền Nam, Bắc VN trước 30/04/1975!!!
Và Quý Vị nên nhớ rằng chính trong bầu khí TỰ DO Tư Tưởng và Sáng Tạo của Miền Nam VN (chứ không phải Miền Bắc) mà Chủ Thuyết AN VI và VIỆT NHO bắt nguồn từ nền MINH TRIẾT VIỆT mới có thể ra đời được! Thiết tưởng đó là Thành Tựu Cao Quý Nhất của 21 năm Sống Còn của Miền Nam VN (1954-1975)!!!
Sau 1975, chúng tôi liên lạc lại được với Cố Triết Gia vào những năm đầu tiên của thập niên 1980 và tiếp tục liên lạc đều đặn từ đó và rất phấn khởi về những gặt hái rất tích cực, phong phú và đầy triển vọng trong các sinh hoạt của Ngài về cả hai mặt Lý Thuyết và Thực Tiễn ở hải ngoại. Và có dịp gặp lại Ngài 3 lần. Lần đầu tiên từ Pháp qua thăm Ngài tại San Jose (HK) vào Mùa Hè 1984. Lần thứ hai vào Mùa Hè 1988 cũng tại San Jose khi chúng tôi đang trên đường đi định cư lần thứ hai tại Úc. Và lần thứ ba khi Ngài sang Úc diễn thuyết theo lời mời của CĐNVTD tại Úc vào năm 1989.
Sau đó, vì bận bịu với các công việc mưu sinh trong bước đầu định cư tại Úc nên chúng tôi không liên lạc đều đặn được với Cố Triết Gia như trước. Tuy nhiên, vào năm 1995, tức hai năm trước khi Ngài mất, chúng tôi có nói chuyện được với Ngài qua điện thoại và có nhận xét là vào thời điểm này, Ngài vẫn tỏ ra Minh Mẫn, Tỉnh Táo và rất vui mừng khi nghe chúng tôi báo tin là sắp cùng với bạn bè ra một tờ Tuần Báo để truyền bá An Vi và Việt Nho.
Xin Quý Vị thứ lỗi cho chúng tôi đã hơi dài dòng trong phần trên cũng như nói hơi nhiều về cá nhân mình (mặc dầu như đã nói ở trên, đó là điều mà chúng tôi rất ái ngại). Lý do là để góp phần làm SÁNG TỎ Hành Trình thực sự của Cố Triết Gia về cả hai mặt Tư Tưởng và Cuộc Đời với những gì chúng tôi biết được về Ngài qua sự tiếp xúc Trực Tiếp với Ngài cũng như Gián Tiếp qua các tài liệu mà chúng tôi nghĩ là Khả Tín liên quan đến đề tài.
B) KHÍA CẠNH TÍCH CỰC
Về khía cạnh Tích Cực, diễn giả II phát biểu:
“Lương Kim Định là người đầu tiên và cho đến nay là duy nhất viết nhiều sách nhất về văn hóa Việt Nam…..”
Hoặc “Vì sao người ta lại sợ ông đến thế? Câu trả lời hình như rất đơn giản: Là vì ông có quá nhiều người theo. Mà số người theo này lại mỗi ngày một đông. Mà số người mỗi ngày một đông này lại không phải là người bình dân, gần như tuyệt đại bộ phận họ là trí thức….. và là sinh viên, tức những chủ nhân của tương lai”
“Tất cả những cái bất thường đó đã làm nên “hiện tượng Kim Định”.
“Tất cả những cái bất thường đó đã làm nên “hiện tượng Kim Định”.
Diễn giả II tiếp tục:
“Có thể thấy Kim Định có tất cả năm điểm mạnh.
“Điểm mạnh thứ nhất của Kim Định là ông tốt nghiệp chuyên ngành Triết Tây; nghĩa là ông đã được đào tạo rất bài bản và có phương pháp”.
“Điểm mạnh thứ hai là ông lại còn học cao học chuyên ngành Trung Quốc học (ngành Đông phương học) tại Pháp: Nhờ đó mà ông am hiểu lịch sử và văn hóa Trung Hoa, tiếp xúc được với các tác phẩm nghiên cứu Trung Quốc của người phương Tây; trong ông tri thức Tây và Đông đã bổ sung khá hoàn hảo cho nhau…..”
“Điểm mạnh thứ hai là ông lại còn học cao học chuyên ngành Trung Quốc học (ngành Đông phương học) tại Pháp: Nhờ đó mà ông am hiểu lịch sử và văn hóa Trung Hoa, tiếp xúc được với các tác phẩm nghiên cứu Trung Quốc của người phương Tây; trong ông tri thức Tây và Đông đã bổ sung khá hoàn hảo cho nhau…..”
“Nhưng ông còn có điểm mạnh thứ tư là tham gia giảng dạy triết học tại đại học; điều đó có nghĩa là ông có may mắn sống trong môi trường đại học khuyến khích tư duy sáng tạo. Trong ngành triết học, tư duy sáng tạo ấy đòi hỏi một năng lực suy luận, không loại trừ cả năng lực tưởng tượng phong phú nữa”
“Điểm mạnh thứ năm nằm ở chỗ Kim Định là người sinh ra ở Bắc Kỳ, song lại sống ở Nam Kỳ. Sinh ra ở đất Bắc (Nam Định) nên trong con người ông có cái “máu” thích làm lý luận. Nhưng chính cái môi trường sống Nam Kỳ mới là yếu tố mang tính quyết định trong việc tạo ra “hiện tượng Kim Định”.
“…..Kim Định học được ở họ lối tư duy phóng khoáng, cách hành xử năng động và mạnh dạn, “dám nghĩ dám làm”
“Nam Kỳ lại là nơi ở xa Đất Tổ; mà người trí thức như Kim Định càng ở xa Đất Tổ bao nhiêu thì tấm lòng và tình cảm hướng về nguồn càng mạnh mẽ bấy nhiêu.”
“Nam Kỳ thời Kim Định còn là mảnh đất tư bản tự do….. tạo điều kiện cho việc phát huy tinh thần quốc gia dân tộc”.
Tổng hợp của tất cả năm điểm mạnh ấy đã làm nên ba thành công lớn, cũng là những đóng góp của Kim Định.
“Thành công và đóng góp lớn thứ nhất là trên lĩnh vực hoạt động nghiên cứu khoa học, Kim Định là người đi tiên phong trong việc tìm kiếm những giá trị tinh thần đặc thù của dân tộc.”
“Chính trong bối cảnh ấy mà ở miền Nam giai đoạn 1954-1975 đã có nhiều người quan tâm nghiên cứu văn hóa dân tộc như Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Duy Cần, Toan Ánh, Lê Văn Siêu, Kim Định…..”
“Trong số những tác giả vừa nêu, Kim Định đã nổi lên một cách khác thường, nổi lên như một hiện tượng đặc biệt. Với thành công này, không ai có thể phủ nhận rằng ông là một người có tinh thần dân tộc đầy nhiệt huyết trong số những người yêu nước, yêu dân tộc”.
“Trên lĩnh vực tư tưởng học thuật, với tất cả những thuận lợi và khó khăn vào thời đại của mình, trên cơ sở những tư liệu và tài liệu chưa phải là nhiều, Kim Định đã đưa được cái tinh thần phóng khoáng “dám nghĩ dám làm” của người Nam Bộ vào trong nghiên cứu khoa học đểđề xuất những nhận định khái quát rất mạnh bạo, rất tiên phong…..Đó là nhận xét vềvai trò và đóng góp của văn hóa Bách Việt đối với văn hóa Trung Hoa.”
“Những nhận định này đã góp công khai phóng, giải thoát người Việt khỏi thứ tư duy nô lệ coi cái gì cũng từ Trung Hoa mà ra; chúng trở thành nguồn cảm hứng và động viên cho rất nhiều người tiếp tục bỏ công sức đi theo hướng này. Đó là thành công và đóng góp lớn thứ hai của Kim Định.”
“Thành công và đóng góp lớn thứ ba của Kim Định là trên lĩnh vực phong trào. Trong hơn 30 năm (1965-1997)…..Kim Định đã không chỉ nghiên cứu một mình, mà ông đã khởi tạo ra được một phong trào nghiên cứu văn hóa Việt, tư tưởng Việt…, ông đã khơi gợi lên được lòng yêu nước, yêu dân tộc trong một phạm vi rộng lớn trí thức và lớp trẻ…..
….. “Từ các tiểu bang bên Mỹ, cho tới các nước tại Âu Châu, từ Gia Nã Ðại cho tới Âu Châu, nơi đâu cũng có phong trào Hùng Việt hấp dẫn cả ngàn người. Thật là một hiện tượng chưa từng thấy”. “Có thể nói mà không sợ lịch sử chê bai, cụ Kim Ðịnh có lẽ là một người trí thức Việt duy nhất có thể gây lên một ảnh hưởng như vậy”…..
Và diễn giả II kết luận: “Đóng góp này của Kim Định là vô cùng lớn lao. Nếu chỉ đơn thuần là một trí thức, một nhà giáo, một nhà khoa học thì không dễ gì làm được. Đóng góp đó rất đáng tôn vinh, ca ngợi và noi theo. Khơi gợi lên được tinh thần yêu nước ở mọi người, thì cái tinh thần ấy ở người khởi xướng phải lớn gấp chừng nào. Khơi gợi lên được nhiệt tâm của những người khác, thì cái nhiệt tâm ấy ở Kim Định phải lớn biết chừng nào!”(31)
C) NHẬN XÉT
1) Ở phần trên, chúng tôi trích dẫn những đoạn văn mà chúng tôi nghĩ là có tính cách Tích Cực từ bài tham luận của diễn giả II liên quan tới những điều mà hoặc chúng tôi đồng ý, hoặc nếu không hoàn toàn đồng ý thì phần không đồng ý cũng không quan trọng lắm nên có thể ‘thông qua’.
Tuy nhiên, đối với sự đời, ‘mặt phải’ nào cũng có ‘mặt trái’đi kèm theo, do đó cần có một cái nhìn Toàn Diện Hai Chiều mới mong tới gần Sự Thật hơn! Đó là lý do khiến chúng tôi phải lập lại dưới đây đối với diễn giả II những nhận xét tương tự mà chúng tôi đã nêu ra ở trên đối với diễn giả I.
“Diễn giả không làm điều gì sai trái khi liệt kê một số yếu tố mà theo diễn giả có thể góp phần vào việc giải thích điều được gọi là “hiện tượng Kim Định”. Tuy nhiên, đó là những điều Cần làm nhưng Không Đủ để giải thích “hiện tượng’ nêu trên. Sở dĩ chúng tôi đặt vấn đề này ở đây là vì chúng tôi e ngại rằng do thói quen giải thích mọi sự theo Duy Vật Sử Quan của các nhà nghiên cứu có khuynh hướng Mác-Xít quá nhấn mạnh đến các khía cạnh vật chất, ngoại tại, môi trường mà thường quên đi các khía cạnh tinh thần, nội tại, con người , khiến người ta có thể lầm tưởng rằng chỉ cần liệt kê tất cả các yếu tố nêu trên là có thể hiểu hết “hiện tượng Kim Định ?!
Thật vậy, trong thực tế, có những người có thể hội đủ các điều kiện tương tự Kim Định như sinh và lớn lên ở đất Bắc, di cư vào Nam, tốt nghiệp chuyên ngành Triết Tây , có cơ hội nghiên cứu thêm Đông Phương học ở ngoại quốc, có cơ hội tham gia giảng dạy triết học tại đại học cũng như có thể làm Linh Mục nữa và có những thuận tiện như Kim Định về mặt nghiên cứu, tiếp cận tài liệu,….. tuy nhiên, họ có thể trở thành nhà nghiên cứu , học giả, gíáo sư …..trong một lãnh vực chuyên môn nhất định nào đó, nhưng không là một “triết gia An Vi hay Việt Nho” thứ hai được!…..vvv…..với những lý do đã trình bày ở trên mà chúng tôi nghĩ không cần phải lập lại ở đây nữa.
2) Ở trên, chúng tôi có viết rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến Sai Lẩm của diễn giả II cũng như của ông Tạ Chí Đại Trường là do THIẾU NGUỒN THÔNG TIN CHÍNH XÁC cũng như do “thiếu thốn về tư liệu, rất dễ khiến” Quý Vị “sa vào tư biện”!
Diễn giả II trong bài tham luận của mình cũng đưa ra một lời phê bình đối với Cố Triết Gia hơi giống nhận xét của chúng tôi ở trên đối với Vị này cùng với họ Tạ. Diễn giả II phát biểu:
“…..việc Kim Định đã ở xa đất tổ trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, mọi thông tin (kể cả thông tin khoa học) bị ngăn chặn, thành ra rất thiếu thốn về tư liệu, lại cộng thêm đối tượng nghiên cứu là môn triết học trừu tượng rất dễ khiến ông sa vào tư biện”. Có thật như vậy hay không ?(32)
Tức là diễn giả II cho rằng (theo lời ông) Cố Triết Gia “sa vào tư biện” mà hai lý do ông nêu ra là : thiếu thốn về tư liệu và triết học trừu tượng
– Có thật Cố Triết Gia bị thiếu thốn về tư liệu liên quan đến các công trình Khảo Cổ ở miền Bắc hay không ? Diễn giả II không biết hay biết mà quên rằng không những liên quan đến các tài liệu, sách vỡ cách chung và của ngành Khảo Cổ cách riêng, mà còn cả về khía cạnh liên lạc Thân Nhân giữa hai miền Nam và Bắc về cả hai mặt Tinh Thần và Vật Chất (Tiền Bạc, Quà Cáp…), tuy hai miền Nam và Bắc bị chia cắt trong khoảng thời gian 1954-1975, nhưng còn nước Pháp ( thường tự xem là đứng Trung Lập giữa hai khối Hoa Kỳ một bên và bên kia là Nga-Tàu) là trung gian để hai miền liên lạc với nhau ở các lãnh vực nêu trên. Do đó, khi tiếp xúc với Cố Triết Gia, và nếu có dịp, Ngài chỉ cho chúng tôi xem những tài liệu sách vỡ của các nhà nghiên cứu miền Bắc mà Ngài có được qua trung gian của những thân hữu của Ngài đang cư ngụ tại nước Pháp ở giai đoạn này
Ngay ở điểm này, không phải Cố Triết Gia mà chính diễn giả II “sa vào tư biện” vì không nắm vững vấn đề Thông Tin Liên Lạc giữa hai miền Nam-Bắc VN trong giai đoạn 1954-1975
– Có thật triết học trừu tượng khiến Cố Triết Gia“sa vào tư biện” như diễn giả II ‘cáo buộc’ Ngài hay không ?
Thật ra, triết học trừu tượng là nét đặc trưng của nền triết học Cổ Điển Tây Phương mà điển hình nhất là Triết Học của Plato. Do đó, Cố Triết Gia có viết về ảnh hưởng của Plato trên nền triết học Tây Phương như sau: “Khỏi nói thì ai cũng biết là chủ thuyết của Plato đã ngự trị trọn vẹn vòm trời triết Tây đến độ Whitehead đã có thể viết rằng 25 thế kỷ triết Tây chỉ là những chú thích các trang sách của Plato. Vậy có nghĩa là triết học cổ điển Tây Âu đã bỏ sự thực trần gian như những mối nhân luân, lịch sử con người…vvv…để giồn hết tâm lực vào thế giới ý niệm rất xa vời thực tế….. nền triết học cổ điển Tây Âu quả là mắc bệnh nhục ảnh, tức là một nền siêu hình giả tạo vì xây trên ý niệm suông mà không trên thực tế khách quan. Bởi thế Kant gọi đó là một siêu ảo tưởng transcendental illusion…..”(33)
Do tính cách quá Trừu Tượng khiến Triết Tây tỏ ra bất lực trước thực tế của cuộc sống nên theo Cố Triết Gia, Nhân Loại hiện nay đang đi tìm một cái gì khác hơn để thay thế, và đó cũng là lý do ra đời của ANVI và VIỆT NHO nhằm đáp ứng với nhu cầu nêu trên. Qua An Vi và Việt Nho, Ngài “nghĩ là đã khám phá ra một nền Triết Lý hợp cảm quan thời đại cả về hình thức lẫn nội dung”
“Về Hình Thức là dùng rất nhiều Huyền Số, Huyền Thoại, cũng như Nghi Lễ Thói Tục. Đó là nền Triết Lý đang được thế giới mong cầu đến độ triết gia người Đức, ông Ernest Cassirer đã muốn định nghĩa người là con vật có khả năng biểu tượng (animal symbolicum). Đó là một sự phản đối lại nền triết học cổ điển Tây Âu quá khô khan trừu tượng, nên phải mở một hướng mới cho triết xuyên qua nghệ thuật và biểu tượng. Trong chiều hướng đó Việt nho sẽ là tay quán quân trong phong phú vì cái rừng huyền thoại mênh mông của cả Việt lẫn Nho, tha hồ khai thác.
Về Nội Dung, người ta mong cầu một nền triết lý gắn liền với Cuộc Sống, với Tác Hành, và hơn nữa một nền triết lý cho thế giới Đệ Tam, theo nghĩa không Cộng Sản cũng không Tư Bản, nhưng một nền triết Nhân Bản có tính cách phổ biến bao la. Cho tới nay biết bao thử thách đã được hiện thực nhưng có thể nói chung là chỉ đạt được những thành quả vụn mảnh phần mớ, ngoài ra chưa thấy xuất hiện đựơc nền triết nào có tính cách bao quát được như lòng mong cầu kia. Vậy đó là việc mà Việt Nho đã cố gắng đi theo từ hơn hai mươi năm”.(34)
Phần trình bày ở trên cho thấy là diễn giả II đã nhắm trật mục tiêu. triết học trừu tượng là đặc tính của triết Tây Phương, mà sở dĩ An Vi và Việt Nho ra đời là nhằm chữ cái bệnh Trừu Tượng của Triết Tây vậy! Một lần nữa, có lẽ vì không nắm vững vấn đề nên Vị này lại “sa vào tư biện”
3) Về đoạn văn sau đây,“….. thập niên 1960 là lúc mà ở Sài Gòn gần như có một “phong trào” nghiên cứu về triết Việt với sự tham gia của một số người tự học triết, thậm chí là không chuyên về triết như Nguyễn Ðăng Thục, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Văn Thọ, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng…vvv… [Trần Văn Ðoàn 2000]. Môi trường thiếu chuyên nghiệp này cộng với việc hành nghề tôn giáo (động, coi trọng phong trào) là những lý do dẫn đến khả năng làm giảm tính khoa học, làm phai nhạt tính nghiêm túc hàn lâm, làm nảy sinh tính dễ dãi, lãng mạn ở Kim Định, một người mặc dù đã được đào tạo triết học một cách bài bản”.(35)
Chúng tôi rất đổi ngạc nhiên về lối lý luận của diễn giả II trong đoạn văn nêu trên vì những lý do sau đây:
a) thứ nhất, những người khác không “được đào tạo triết học một cách bài bản” như Kim Định thì ‘ăn nhằm’ gì đến Kim Định, nhất là ở chính ĐHVKSG, không thiếu những người “được đào tạo triết học một cách bài bản” như Kim Định mà có thể đó là những Giáo Sư Triết gốc Pháp như linh mục P. Gauthier chẳng hạn….còn những Giáo Sư Triết gốc Việt được đào tạo tại ngoại quốc hay ngay cả tại Việt Nam về môn ‘Triết chuyên biệt’ không thiếu thì làm sao tình trạng trên lại dẫn đến khả năng “làm giảm tính khoa học, làm phai nhạt tính nghiêm túc hàn lâm, làm nảy sinh tính dễ dãi, lãng mạn ở Kim Định, một người mặc dù đã được đào tạo triết học một cách bài bản ”???!!!
Ngay trong danh sách liệt kê những người gọi là ‘tự học triết’ thậm chí ‘không chuyên biệt về Triết’ cũng có một thí dụ không được chính xác lắm: đó là trường hợp Phạm Công Thiện. Không biết PCT ‘tự học triết’ khi nào nhưng cuối cùng ông ta cũng tốt nghiệp Tiến Sĩ Triết Học tại Pháp.
Ngay trong danh sách liệt kê những người gọi là ‘tự học triết’ thậm chí ‘không chuyên biệt về Triết’ cũng có một thí dụ không được chính xác lắm: đó là trường hợp Phạm Công Thiện. Không biết PCT ‘tự học triết’ khi nào nhưng cuối cùng ông ta cũng tốt nghiệp Tiến Sĩ Triết Học tại Pháp.
Tóm lại, có lẽ diễn giả II không nắm vững tình hình Ban Giảng Huấn của ĐHVKSG trước 1975, nên một lần nữa lại “sa vào tư biện”
b) Riêng đối với bản thân diễn giả II, Vị này thường có vẻ muốn người khác biết về cái “background” Khoa Học trước kia của mình, mà nay ông ta lại ‘hành nghề’ trong ‘Văn Hóa học’ thì nếu quả đúng như vậy, thì không biết diễn giả II có “được đào tạo Văn Hóa học một cách bài bản” như Kim Định đã “được đào tạo triết học một cách bài bản” hay không ?!
c) Vì diễn giả II có vẻ quan tâm đến những yếu tố ngoại tại có thể làm giảm tính khoa học, làm phai nhạt tính nghiêm túc hàn lâm, làm nảy sinh tính dễ dãi, lãng mạn ở Kim Định, do đó, chúng tôi cũng xin đề cập một chút đến vấn đề này . Chúng tôi xin phép chia vấn đề trên làm 3 tiêu đề sau đây:
– TÍNH KHOA HỌC
Nhưng tính Khoa Học là gì ?
Từ ngữ này thường khiến chúng ta liên tưởng đến lãnh vực Khoa Học VẬT LÝ với tính KHÁCH QUAN trong công việc Quan Sát, đặt Giả Thuyết, lập Ðịnh Ðề và Thí Nghiệm để kiểm soát tính TRUNG THỰC của các dữ kiện được quan sát với định đề.
Và tính KHÁCH QUAN thường được hiểu là Nỗ Lực của đương sự nhằm Quan Sát sự kiện, biến cố như nó xảy ra, cũng như việc Tránh đem Thành Kiến, Ý Kiến CHỦ QUAN của mình vào công việc.
Thật ra, đó chỉ là Thái Ðộ của một nhà Khoa Học LÝ TƯỞNG !
Nhưng với các Khoa Học VẬT LÝ, nhờ đặc tính Cụ Thể, Hữu Hình gắn liền với các khoa này, nên người ta cũng đạt được một số kết quả, dữ kiện có Bằng Chứng, Kiểm Soát được.
Tuy nhiên, ngay ở lãnh vực Khoa Học Vật Lý, tiêu chuẩn KHÁCH QUAN đã bị đặt thành vấn đề với khoa LƯỢNG TỬ. Lý do là ở bình diện Hạ Nguyên Tử, sự vật được quan sát thay đổi theo vị trí và nhãn quan tức theo CHỦ QUAN của người quan sát, do đó tiêu chuẩn Khách Quan thông thường đã không áp dụng được ngay ở địa hạt Vật Lý Lượng Tử.
Huống hồ là ở lãnh vực Khoa Học NHÂN VĂN !
Do đó, tiêu chuẩn Tối Hậu của tính HIỆU LỰC (Validity) của GIẢ THUYẾT Khoa Học đối với Cộng Ðồng các Học Giả QUỐC TẾ ngày nay là tính KIÊN ÐỊNH, Phù Hợp ( Consistency) của Giả Thuyết khoa học nêu trên với tất cả các Khía Cạnh Khác của cái Khung Khoa Học (1)
Tiêu chuẩn Khoa Học có tầm Quan Trọng Bậc Nhất nêu trên của Cộng Ðồng của các nhà Nghiên Cứu QUỐC TẾ ngày nay đã được Cố Triết Gia Kim Ðịnh áp dụng từ lâu tức ít nhất 50 năm trước đây với khoa HUYỀN SỬ của Ngài qua cụm từ MẠCH LẠC NỘI TẠI (Cohérence Interne). Sau đây là lời giải thích của Cố Triết Gia về phương pháp Khoa Học nêu trên áp dụng cho khoa Huyền Sử là một khoa Nhân Văn như sau:
“Vậy cần lặn sâu mới tìm ra MẠCH LẠC NỘI TẠI là cái sẽ thay cho sự Minh Nhiên Khách Quan, một đặc điểm của Khoa Học Thực Nghiệm mà NHÂN VĂN không thể có; nhưng không phải vì vậy mà được quyền muốn nói gì thì nói, làm thế thì những điều nói ra thiếu giá trị. Muốn có giá trị, muốn cho HUYỀN SỬ đạt vinh dự của một nền KHOA HỌC thì phải nắm được Mạch Ngầm của một nền Văn Hóa. Vì thế, phải đưa ra QUY LUẬT để tìm ra cái Mạch Lạc nọ. Thiếu những quy luật đó thì huyền sử chỉ là tán dóc.”
Các Quy Luật được đề cập ở trên là hệ thống “Từ, Tượng, Số ,Chế” hay DỤNG, TỪ, Ý , CƠ mà Cố Triết Gia đã áp dụng vào khoa Huyền Sử của Ngài, rất phù hợp với Khung Khoa Học (Scientific Framework) nằm trong tiêu chuẩn KHOA HỌC tối hậu của cộng đồng các Học Giả Quốc Tế vừa nêu trên.(36)
Phần trình bày trên đây cho thấy là trái với sự lo lắng có vẻ quá đáng của diễn giả II, các yếu tố ngoại tại có vẻ KHÔNG ảnh hưởng gì nhiều trên Cố Triết Gia. Bằng chứng là phương pháp HUYỀN SỬ của Ngài không những không bị “làm giảm tính khoa học” như lời đồn đãi,mà còn đáp ứng những đòi hỏi của các Tiêu Chuẩn MỚI NHẤT của khoa NHÂN VĂN ngày nay! Nhưng có lẽ vì người chỉ trích chỉ căn cứ trên những Thành Kiến về tính Khoa Học thường dựa trên các tiêu chuẩn của khoa học Thực Nghiệm nên có lẽ đó là nguyên nhân chính yếu về những NGỘ NHẬN về tính KHOA HỌC trong tác phẩm của Kim Ðịnh.
TÍNH HÀN LÂM
Một Ngộ Nhận khác là về tính HÀN LÂM của Kim Ðịnh. Những ai có may mắn tiếp cận Cố Triết Gia trong thời sinh tiền của Ngài có thể thấy những hòm lớn đựng những tài liệu, những tập ‘Fiches’ dày đặc mà Ngài ghi chép lại trong suốt cuộc đời, vốn ‘gia tài’ học vấn ‘khổng lồ’ của Ngài. Và nếu để ý thì sẽ thấy những lập luận của Ngài hầu hết đều có dựa trên các khám phá hay các tài liệu của các Học Giả QUỐC TẾ có tầm vóc trong nhiều lãnh vực nghiên cứu khác nhau.
Nhưng vì sức SÁNG TẠO của Cố Triết Gia quá Phong Phú: hết tác phẩm này đến tác phẩm khác ra đời với một vận tốc có thể gây ‘chóng mặt’ cho ai hằng theo dõi con đường sáng tác của Ngài, nên Cố Triết Gia không có nhiều thì giờ soạn một bản Thư Tịch đầy đủ về các NGUỒN TRÍCH DẪN.
Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối đời, khi cho xuất bản lại tác phẩm ‘Cửa Khổng’ vào năm 1997, Cố Triết Gia đã soạn lại một bản THƯ TỊCH rất đầy đủ của tác phẩm nêu trên và rất đúng tiêu chuẩn HÀN LÂM.
Trong tương lai, chỉ cần một nhóm nhà Nghiên Cứu họp lại đem áp dụng phương cách nêu trên cho các tác phẩm khác của Cố Triết Gia thì ta sẽ có một bản Thư Tịch đầy đủ, đúng tiêu chuẩn Hàn Lâm cho toàn bộ tác phẩm Kim Ðịnh”(37)
Về tính HÀN LÂM cũng vậy, diễn giả II có vẻ lo lắng hơi thái quá vì nếu xem xét một cách kỹ lưỡng hơn như đã làm ở phần trên, thì các yếu tố ngoại tại có vẻ KHÔNG “làm phai nhạt tính nghiêm túc hàn lâm” nơi Kim Định chút nào cả !
TÍNH DỄ DÃI, LÃNG MẠN
Nội dung các câu trả lời của chúng tôi đối với hai tiêu đề ở trên đã gián tiếp trả lời ‘cáo buộc’ về cái gọi là tính “Dễ Dãi” của Kim Định ở phần 3 này rồi. Diễn giả II vì nghĩ rằng Cố Triết Gia đã không áp dụng phương pháp Khoa Học và Hàn Lâm một cách nghiêm túc nên ‘trách’ Ngài về tính “Dễ Dãi”.
Nhưng chúng tôi đã chứng minh ở 2 phần trên rằng đó là một NGỘ NHẬN vì các lý do sau đây:
– thứ nhất vì Hiểu Lầm về nội dung và cách thức áp dụng phương pháp KHOA HỌC trong lãnh vực Nhân Văn, do đó diễn giả II tưởng Ngài không theo đúng phương pháp Khoa Học trong khi trên thực tế, Ngài đã áp dụng từ rất lâu các Tiêu Chuẩn Khoa Học Mới Nhất của Cộng Đồng Học Giả Quốc Tế
– Về phương pháp HÀN LÂM cũng vậy, Ngài đã áp dụng một cách Nghiêm Túc. Nhưng vì sức Sáng Tác của Ngài quá phong phú, nên lúc sinh tiền Ngài chỉ kịp làm một bản THƯ TỊCH cho lần phát hành chót của cuốn “Cửa Khổng” (tức ‘Nguyên Nho’) mà thôi. Người sau chỉ cần theo cách thức làm Thư Tịch của Ngài cho cuốn “Cửa Khổng” để áp dụng vào các Tác Phẩm khác của Ngài, thì chúng ta sẽ có một bản THƯ TỊCH đầy đủ cho Toàn Bộ Tác Phẩm.
Tóm lại, Ngài rất NGHIÊM TÚC trong lãnh vực Khoa Học và Hàn Lâm, chứ KHÔNG DỄ DÃI chút nào !!!
Còn về “Tính LÃNG MẠN” cũng là một NGỘ NHẬN khác vì lý do sau đây:
– Triết TÂY vì tính Trừu Tượng và Duy Lý của nó nên rất Khô Khan vì chỉ xử dụng Lý Trí, Lý Luận mà thôi nên ảnh hưởng rất hạn hẹp (chỉ giới hạn trong bốn bức tường của Đại Học mà thôi) không thể sống với được .
– Còn Triết VIỆT có tính cách TOÀN DIỆN tức xử dụng không chỉ có Ý ( tức Lý Trí) mà còn TÌNH và CHÍ nữa. Do đó Triết VIỆT là một nền Triết Lý Nhân Sinh mà người ta có thể Sống với. Vì SỐNG không chỉ có Suy Tư (Ý) mà còn biết Cảm Xúc (TÌNH) và hướng về Hành Động (CHÍ) nữa.
– Triết TÂY vì tính Trừu Tượng và Duy Lý của nó nên rất Khô Khan vì chỉ xử dụng Lý Trí, Lý Luận mà thôi nên ảnh hưởng rất hạn hẹp (chỉ giới hạn trong bốn bức tường của Đại Học mà thôi) không thể sống với được .
– Còn Triết VIỆT có tính cách TOÀN DIỆN tức xử dụng không chỉ có Ý ( tức Lý Trí) mà còn TÌNH và CHÍ nữa. Do đó Triết VIỆT là một nền Triết Lý Nhân Sinh mà người ta có thể Sống với. Vì SỐNG không chỉ có Suy Tư (Ý) mà còn biết Cảm Xúc (TÌNH) và hướng về Hành Động (CHÍ) nữa.
Do đó, khi so với Triết TÂY quá Khô Khan, thì Triết VIỆT có vẻ “Ướt Át” (vì có yếu tố Cảm Xúc) nên dễ bị gán cho “Tính LÃNG MẠN”
Để chứng minh cái gọi là “tính dễ dãi, lãng mạn và tư biện” của Kim Định, diễn giả II lại đi trích dẫn ông Tạ Chí Đại Trường trong một bài viết mà chúng tôi đã có dịp phê bình trước đây. Chúng tôi viết:
“Thử lấy thí dụ của «nhà Sử Học» Tạ Chí Đại Trường trong một bài «phê bình» gần đây về Phương Pháp HUYỀN SỬ của Cố Triết Gia.(16) Và sau đây là cách thức mà «nhà Sử Học» của chúng ta « hiểu» phương pháp Huyền Sử của KIM ĐỊNH kèm theo một đoạn văn giải thích có lẽ nhằm gợi cho độc giả cảm tưởng là tác giả bài viết «nắm rất vững vấn đề»!
“Thử lấy thí dụ của «nhà Sử Học» Tạ Chí Đại Trường trong một bài «phê bình» gần đây về Phương Pháp HUYỀN SỬ của Cố Triết Gia.(16) Và sau đây là cách thức mà «nhà Sử Học» của chúng ta « hiểu» phương pháp Huyền Sử của KIM ĐỊNH kèm theo một đoạn văn giải thích có lẽ nhằm gợi cho độc giả cảm tưởng là tác giả bài viết «nắm rất vững vấn đề»!
Tác giả viết : «Phương pháp «huyền sử» đó không lấy gì làm mới, và căn bản cũng không có điều gì sai sót. Sử viết của triều đình vua chúa không nói đến sinh hoạt của dân chúng, xã hội bên dưới; với một vùng đất chưa có sử viết, thì người ta căn cứ vào sự làm chứng, có khi nghe ngóng của người nơi khác để có hiểu biết về tộc người, sinh hoạt nơi đó. Có điều, muốn trở thành tài liệu tìm hiểu quá khứ thì người ta vẫn phải chú trọng đến tính cách thời gian của tài liệu, biện biệt sắp xếp theo sự tuần tự xuất hiện của chúng để ghép với nhau, không nên lấy, ví dụ quyển LNCQ của thế kỷ XIV coi là có giá trị chứng cớ cho 4000 năm trước đó, ở một vùng cách nơi nó xuất hiện cả ngàn dặm!….».
“Có lẽ ở đây tác giả bài viết muốn Kim Định «làm» một loại Sử Gia của thời kỳ chuyển tiếp từ Sử Truyền Miệng qua Sử Viết chăng ? Nhưng đó không phải là mục tiêu của Ngài! Và hình như tác giả đã HIỂU SAI phương pháp HUYỀN SỬ của Kim Định rồi!”
“Để làm sáng tỏ vấn đề, sau đây là một định nghĩa của Cố Triết Gia : «Huyền Sử là nền Minh Triết của một dân được trình bày bằng những mảnh vụn lịch sử của dân ấy». Xin nhấn mạnh chữ mảnh vụn có nghĩa là những sự kiện lịch sử được nhắc tới KHÔNG THEO ĐIỀU KIỆN THỜI KHÔNG NHƯ LỊCH SỬ. Lịch sử nói về những BIẾN CỐ, còn huyền sử nói về LÝ TƯỞNG trường tồn xuyên qua các đời, nên không mấy cần đến thời điểm không điểm». (18)
“Để làm sáng tỏ vấn đề, sau đây là một định nghĩa của Cố Triết Gia : «Huyền Sử là nền Minh Triết của một dân được trình bày bằng những mảnh vụn lịch sử của dân ấy». Xin nhấn mạnh chữ mảnh vụn có nghĩa là những sự kiện lịch sử được nhắc tới KHÔNG THEO ĐIỀU KIỆN THỜI KHÔNG NHƯ LỊCH SỬ. Lịch sử nói về những BIẾN CỐ, còn huyền sử nói về LÝ TƯỞNG trường tồn xuyên qua các đời, nên không mấy cần đến thời điểm không điểm». (18)
“…..Vì Huyền Sử KHÁC Lịch Sử và vì Kim Định không có nhu cầu «làm» loại lịch sử BIÊN NIÊN (như tác giả đề nghị) do đó Ngài không cần phải theo «lời dặn» của tác giả là «muốn trở thành tài liệu tìm hiểu quá khứ thì người ta vẫn phải chú trọng đến tính cách thời gian của tài liệu, biện biệt sắp xếp theo sự tuần tự xuất hiện của chúng để ghép với nhau”!
“…..Huyền Sử, Huyền Thoại đáng lẽ phải được hiểu theo Nghĩa Bóng vì nằm ở đợt Ý NGHĨA của Sử và liên quan đến các Linh Tượng (Archétype) hay Kiểu Mẫu Huyền Thoại , thì các người theo phái DUY SỬ như tác giả lại hiểu theo Nghĩa Đen vì họ TƯỞNG đó là «Sự Kiện Lịch Sử» hay «Nhân Vật Lịch Sử» !!! (38)
Tóm lại, cũng như ông Tạ Chí Đại Trường, diễn giả II có vẻ không hiểu rằng Huyền Sử KHÁC Lịch Sử nên “đòi” Kim Định phải theo các Tiêu Chuẩn của Lịch Sử trong khi Huyền Sử có những Quy Luật RIÊNG của nó ! Theo câu định nghĩa của Cố Triết Gia đã trích dẫn ở trên, thì Lịch Sử nói về những BIẾN CỐ, Sự Kiện và phải theo các Điều Kiện của THỜI KHÔNG (do đó cần sự Chính Xác), còn Huyền Sử nói về LÝ TƯỞNG trường tồn xuyên qua các đời, nên KHÔNG mấy cần đến thời điểm không điểm (do đó không cần phải theo tiêu chuẩn Chính Xác một cách gắt gao như Sử Ký). Là vì như đã nói ở trên, Huyền Sử có những Quy Luật RIÊNG của nó phải đáp ứng, cũng gắt gao không kém (nếu không nói là gắt gao hơn) nhưng ở bình diện KHÁC Sử Ký.
Và sau đây là cách thức đã được Cố Triết Gia áp dụng liên quan đến phương pháp HUYỀN SỬ.
Triết VIỆT như TOÀN THỂ “được chi tiết hóa thành bốn điểm để dễ xét thấu đáo. Bốn điểm đó là Từ, Tượng, Số, Chế.
Từ: là lời nói nhằm vào những lời then chốt nhất của nền triết Nho.
Tượng: là tượng hình tiêu biểu, những huyền thoại, truyền kỳ.
Số: là những số biểu tượng gọi là huyền số.
Chế: là những thể chế, thói tục, những phương thức sống, cách thức tu luyện.
Tượng: là tượng hình tiêu biểu, những huyền thoại, truyền kỳ.
Số: là những số biểu tượng gọi là huyền số.
Chế: là những thể chế, thói tục, những phương thức sống, cách thức tu luyện.
“Đây là bốn khía cạnh được dùng để xét một nền triết lý nhân sinh xem có được TOÀN DIỆN chăng. Một nền triết có sống được nhiều hay ít, bao quát được hết cả bốn nấc thử thách nọ. Bởi thế bốn điểm trên có thể dùng như thước đo giá trị từng nền triết về phương diện vào đời. Phải công nhận rằng phần lớn triết học chỉ trải qua được có một vài chặng đầu. Nguyên Nho thì đã đi hết bốn bước”.(39)
TỪ
Chúng ta biết Văn Hóa, Minh Triết hay Đạo Học khi áp dụng vào Vương Nho có tên là TRUNG DUNG, vào Việt Nho thì gọi là AN VI.
Có câu sách giải thích “Trung Dung” như sau: “Chấp kỳ lưỡng đoan nhi dụng kỳ trung ư dân” [= cầm hai đầu mối và áp dụng giải pháp “trung độ” (= “ở giữa” ) vào việc cai trị quần chúng”].
Có câu sách giải thích “Trung Dung” như sau: “Chấp kỳ lưỡng đoan nhi dụng kỳ trung ư dân” [= cầm hai đầu mối và áp dụng giải pháp “trung độ” (= “ở giữa” ) vào việc cai trị quần chúng”].
Mạnh Tử giúp soi sáng thêm ý nghĩa của Trung Dung như sau: “ Tóm tắt một cuộc tranh luận giữa các trường phái, Mạnh Tử nói: một bên có những kẻ ca ngợi thuyết “tất cả vì mình”(Dương Tử) : “dẫu nhổ một mảy lông trên mình mà lợi ích cho cả thiên hạ, ông ấy cũng không chịu làm”; bên kia là những người thi hành chủ nghĩa kiêm ái” (Mặc Tử): “dẫu mòn nát tấm thân từ đỉnh đầu cho đến gót chân, mà có lợi ích cho thiên hạ, ông ấy cũng vui lòng hy sinh”…Lại có những người thứ ba (Tử Mạc) “bảo thủ chủ nghĩa chấp trung” ở giữa những lập trường trái nghịch nhau trên kia…….”
Mạnh Tử một mặt khen chủ trương “chấp trung” của Tử Mạc là “gần với đạo lý”, nhưng mặt khác, lại chê Tử Mạc ở điểm “chấp trung mà chẳng biết quyền biến”, “cứ khư khư câu nệ một bề vậy thôi”. Và Mạnh Tử kết luận : “Ta sở dĩ chán kẻ chấp nhất, là vì kẻ ấy cố ý giữ ý kiến thiên lệch làm hại đạo lý. Kẻ cử động theo một bề thì làm hỏng cả trăm bề”.(40)
Tóm lại, Nho Giáo chủ trương CHẤP TRUNG nhưng phải ‘Biết Quyền Biến’( vì cuộc đời luôn luôn thay đổi) mà chúng ta có thể tóm tắt bằng một thành ngữ của thời nay: đó là nền “Quân Bình Động Đích”.
TƯỢNG
Cố Triết Gia viết: “Bây giờ xét đến TƯỢNG. Tượng là bước thứ hai sau Lời. Văn hóa nào bám vào lời thì thải bỏ hết các biểu tượng, nên Tượng chỉ có lác đác một cách cầu âu. Nhưng văn hóa muốn đi vào đời tất phải có Tượng, vì nó cụ thể gần với việc, nhất là nó mềm dẻo dễ uốn nắn theo hoàn cảnh là điều cần trong đời sống muôn mặt”.
“Tượng lớn hơn hết trong Nguyên Nho là những quan niệm về Trời, Đất, Người đựơc biểu tượng bằng hình tròn vuông. “Thiên viên địa phương”: trời tròn đất vuông. Biểu tượng này không hẳn riêng của Nho trong các nền văn hóa thời sơ khai người ta gặp hình tròn vuông lu bù, như mandala thí dụ…..” Tuy nhiên, “quan sát theo mấy ấn tích lớn đó, ta có thể nói hầu như không nơi nào có được tròn vuông hòa hợp”
Bên Tây Phương có bảng Tứ Tố gồm bốn tố là “đất, nước, khí , lửa” nên có thể biểu tượng bằng hình Vuông, còn Ấn Độ như thấy trong phái Sankhya, nhấn mạnh đến hình Tròn chỉ vô thể. Nên nếu kể Âu Tây là Hữu với siêu hình là Hữu thể học (ontology) thì bên Ấn là Vô với Vô nhị (advaita) hai bên giống nhau ở chỗ Tròn Vuông Không Giao Thoa. Vì thế có thể nói chung là cả hai nơi đều rơi vào Duy: Tây Âu là DUY HỮU, Ấn Độ là DUY VÔ
Riêng bên Nho thì Tròn Vuông Hòa Hợp và có đầy tang chứng: tiêu biểu hơn hết cả là đền Tế Thiên với nền vuông mái tròn. Xe vua đi thì thùng vuông mui tròn. Nho gia đi giầy vuông đội mũ tròn….”.(41)
Tóm lại, hai biểu tường TRÒN [chỉ Trời số 3] và VUÔNG [chỉ Đất số 4 (tức 2×2)] HÒA HỢP nếu nói theo ngôn từ của Cộng Đồng các Học Giả Quốc Tế ngày nay, Rất KIÊN ĐỊNH (Consistent) với thuyết TRUNG DUNG của Vương Nho hoặc AN VI của Việt Nho nhằm vượt lên Hữu Vi (Vuông) của Tây Phương và Vô Vi (Tròn) của Ấn Độ.
SỐ
Ngài viết tiếp: “Số là bước thứ ba sau Tượng. Số cũng là một thứ tượng, là kết tinh của tượng, là bước trừu tượng hóa của tượng. Thay vì nói tròn vuông thì đổi ra số Lẻ (Tròn) số Chẵn (Vuông) nhờ vậy mở rộng sự dùng tượng ra rất nhiều…. Số của Nho lấy từ câu Kinh Dịch rằng “Tham Thiên Lưỡng Địa Nhi Ỷ Số” câu này là sự phân tích của Ngũ Hành, mà Ngũ Hành là một cơ cấu uyên nguyên của Nho.
Vì Ngũ Hành bao gồm cả Có lẫn Không. Chính mối liên hệ giữa có với không này làm nên Cơ Cấu Uyên Nguyên. CÓ là bổn hành chung quanh, KHÔNG là hành Thổ ở trung cung, cũng gọi là “hành vô hành”, “địa vô địa”. Nhờ mối liên hệ then chốt nọ mà có cơ cấu uyên nguyên giữa HỮU là Dương thông hội với VÔ là Âm”(42)
Mặt khác, xin được tiếp tục phần phân tích về chủ trương CHẤP TRUNG của Nho Giáo trong đoạn văn về TỪ ở trên, “Câu hỏi được được đặt ra ở đây là tại sao Mạnh Tử phê bình không những các chủ trương có tính “Chấp Nhất” như thuyết Vị Kỷ của Dương Chu hay Kiêm Ái của Mặc Tử (có lẽ vì tính quá khích, cực đoan của chúng), mà ngay cả chủ trương “Chấp Trung” của Tử Mạc ?!
“Nhận xét đầu tiên là chủ trương “Chấp Trung” của Tử Mạc có vẻ gần giống quan niệm “Juste Milieu” của Aristotle có thể hiểu là điểm “trung độ đúng mực” ở giữa hai tính trái ngược như giữa sự “bất cập” và “thái quá”…vvv… Mà chúng ta còn biết rằng về vũ trụ luận, Aristotle chủ trương “Tứ Tố” là một loại Quân Bình TĨNH (2-2). Vậy nên quan niệm “Juste Milieu” về đạo đức học của Aristotle cũng có tính cách Tĩnh Chỉ giống như quan niệm “Tứ Tố” của ông về vũ trụ luận vậy !
“Mà Khoa Học ngày nay cho thấy là môi trường sinh sống của vũ trụ vạn vật con người có tính chất Quân Bình ĐỘNG ĐÍCH (3-2) như chủ trương “Tham Thiên Lưỡng Địa” của thuyết Ngũ Hành. Vậy nên trong một thế giới ĐỘNG, để giữ được Đạo Trung Dung hay thế Quân Bình Động Đích, đôi khi hành giả phải ‘nghiêng về một bên” như NHẤN MẠNH trên cực Dương (3) hơn cực Âm (2), hoặc ngược lại”.(43)
Một lần nữa, chúng ta có thể nhận thấy rằng cả hai mặt Lý Thuyết cũng như Ứng Dụng ở đợt SỐ này cũng rất KIÊN ĐỊNH (Consistent) với hai đợt TỪ và TƯỢNG ở trên . Thật vậy, nếu ở đợt TỪ, Nho Giáo chủ trương CHẤP TRUNG tức “cầm hai đầu mối và áp dụng giải pháp “trung độ” (= “ở giữa” ) vào việc cai trị quần chúng” nhưng với điều kiện là phải “Biết Quyền Biến”, nếu ở đợt TƯỢNG, Đạo TRUNG DUNG hay AN VI có biểu tượng là Tròn Vuông Hòa Hợp trong thành ngữ “Mẹ Tròn Con Vuông” với ý nghĩa ‘Mẹ Tròn’(3 số lẻ) phải bao bọc lấy ‘Con Vuông’(4 số chẵng và là bội số của 2 cũng số chẵng), chứ không phải ngược lại, thì ở đợt SỐ, tương quan lý tưởng của thuyết Ngũ Hành là ‘Tham Thiên (3 số lẻ) Lưỡng Địa (2 số chẵng)’.
Đó là 3 cách diễn đạt khác nhau ở 3 tầng TỪ, TƯỢNG, SỐ về một Chân Lý Duy Nhất liên quan đến VƯƠNG NHO hay VIỆT NHO mà Vũ Trụ quan và Nhân Sinh quan được dựa trên các Nguyên Lý của một nền QUÂN BÌNH ĐỘNG ĐÍCH (3-2).
CHẾ
“Để Ngũ Hành ở đợt SỐ có thể trở thành Khung chứa các Thể Chế thì Tiên Nho đã kép nép Ngũ Hành lên: trước hết kép thành ‘vòng Trong vòng Ngoài’….Với vòng Ngoài, tức vòng Thành thì Ngũ Hành đã trở thành sự vật đặc. Đây là vòng đi vào thế sự, đi vào thực hiện, nhưng vẫn lấy Tâm Linh làm gốc, như các số 6, 7, 8, 9 gốc từ số 5 vậy. Vòng Trong vẽ nét đứt chỉ Vô, chỉ Tâm, chỉ tiềm thức, làm nên phần Nội Thánh…..
Sau đó biến ‘vòng Trong-vòng Ngoài’ thành Hồng phạm Cửu trù bằng cách đưa các số của 2 vòng trên xếp vào khung Ngũ hành kép mà thành …..
Hồng phạm chính là cái khung tiên thiên đưa ra làm mẫu mực cho các thể chế khác mà quan trọng hơn hết là Nhà Minh Đường với thể chế Nguyệt lệnh.
Nhà Minh Đường hay là “nhà vũ trụ” vì có ba tầng chỉ Trời, Đất, Người. Đó không chi khác hơn là Hồng phạm Cửu trù nhưng có 12 trù (vì 4 trù góc chia đôi thành 8) để hợp với 12 tháng. Mỗi tháng có mệnh lệnh riêng ăn gì, mặc áo màu nào, ở phòng nào… Vì thế gọi là Nguyệt lệnh…..
Hồng Phạm còn là Khung cho nhiều thể chế khác như Hà Đồ, Lạc Thư được dùng nhất là cho việc suy tư Triết Lý, nó nhấn mạnh trên luật hành động và phản động. Hành động trong Hà Đồ là đi RA ngoài thế sự rồi, thì phải phản hồi ở Lạc Thư là đi VÀO hành NGŨ…..
Tỉnh Điền chính là sự áp dụng Hồng Phạm vào Kinh Tế…..” (44)
Tỉnh Điền chính là sự áp dụng Hồng Phạm vào Kinh Tế…..” (44)
Tóm lại, phần trình bày trên cho thấy là nhờ dựa trên các Nguyên Tắc của một nền Quân Bình Động Đích (3-2) 3 lối diễn đạt ở 3 đợt TỪ, TƯỢNG, SỐ, tuy khác nhau nhưng rất Kiên Định (consistent) và Thống Nhất với nhau nhờ có cùng chung một Nền Tảng. SỐ là đợt chót với thuyết Ngũ Hành và để có thể đi tiếp vào đợt Thể Chế, Ngũ Hành đã phát triển thêm lên thành ‘vòng Trong- vòng Ngoài’, rồi ‘Hồng Phạm-Cửu trù’ làm mẫu mực cho các Thể Chế khác như nhà Minh Đường và Nguyệt Lệnh cũng như Hà Đồ, Lạc Thư và phép Tỉnh Điền…vvv…Tất cả các diễn tiến trên đều xuất phát từ cùng một NỀN TẢNG và tiến hành một cách rất KIÊN ĐỊNH (Consistent) với nhau.
Do đó, theo Cố Triết Gia, nếu đa số các Triết Thuyết thường chỉ dừng ở chặng đầu tiên (Từ), một đôi thuyêt có thể tiến thêm một hai bước nữa (Tượng) hoặc (Số) thì NGUYÊN NHO hay VIỆT NHO có lẽ là triết thuyết Duy Nhất đã đi được 4 chặng “Từ-Tượng-Số Chế”. Do đó mới xứng danh là một nền Triết Lý Nhân Sinh TOÀN DIỆN.
d) Xin mạn phép trở lại với đề tài chính là lời ‘cáo buộc’ của diễn giả II về cái gọi là tính dễ dãi, lãng mạn và tư biện của Kim Định. Phần trình bày trên cho thấy là trái với lời ‘cáo buộc’ của diễn giả II, Kim Định rất NGHIÊM TÚC trong việc áp dụng các phương pháp Khoa Học và Hàn Lâm. Ngộ Nhận là do Quý Vị không hiểu rằng Huyền Sử KHÁC Lịch Sử nên “đòi” Kim Định phải theo các Tiêu Chuẩn của Lịch Sử. Mà không biết rằng Lịch Sử nói về những BIẾN CỐ, Sự Kiện trong cõi Hiện Tượng nên cần sự Chính Xác, còn Huyền Sử (cũng như Văn Hóa, Đạo Lý) nói về Ý NGHĨA, Lý Tưởng trường tồn nên không cần phải theo tiêu chuẩn Chính Xác một cách gắt gao như Sử Ký. Là vì Huyền Sử có những Quy Luật RIÊNG của nó phải đáp ứng, cũng gắt gao không kém (nếu không nói là gắt gao hơn nhiều vì hiếm có Triết Thuyết nào qua nổi 4 chặng: “Từ-Tượng-Số- Chế” như đã trình bày ở trên) nhưng ở bình diện KHÁC Sử Ký.
Chúng tôi xin đưa ra một thí dụ sau đây để xác nhận lập luận của chúng tôi ở trên rằng Huyền Sử, Văn Hóa, Đạo Lý KHÁC với Lịch Sử nên Tiêu Chuẩn áp dụng cũng phải KHÁC liên quan đến Vấn Đề THẬP DỰC trong Kinh Dịch.
Cố Triết Gia viết: “Một điểm thú vị nữa không ai dè mà lại rất nền tảng, đó là thập dực của Kinh Dịch được lưu truyền là của Khổng. Dù có là của Khổng hay do người ta gán cho Khổng thì điều đó vẫn có ý nghĩa…..Thập dực là 5 đôi cánh đi với 6 thể rồng cùng loại cơ cấu đêm 5 canh, ngày 6 khắc, cha rộng ngoại (số 6), mẹ tiên nội (số 5). Con số 10 (thập) quả là huyền số vì thực ra chỉ có 7 dực, vậy nói 10 là không có ý đo đếm nữa mà chỉ có ý dùng như huyền số”(45)
Nội dung của đoạn trên sẽ được xác nhận dưới đây bởi một nhận xét tương tự của Học Giả Nguyễn Hiến Lê: Ông viết: “Thật sự chỉ có Thất Dực,bảy truyện nhưng gồm 10 thiên nên gọi là Thập Dực…..Ngay cái điều gọi mỗi thiên là một truyện cũng vô lý rồi; mà đọc những trang sau, độc giả sẽ thấy sự chia ba truyện đầu mỗi truyện thành hai thiên cũng không theo một qui tắc chung nào cả”.(46)
Các điều VÔ LÝ trên cũng sẽ được lập lại ngay trong lãnh vực Khảo Cổ. Có lẽ để nhấn mạnh đến Ý NGHĨA của con số 3 biểu hiệu tính NHÂN CHỦ hay Đạo BA của VIỆT (tương đương Với ‘Tam Tài’ của NHO), Tiên Tổ chúng ta để lại những Cổ Vật mà người ta tìm thấy ở Đông Sơn thoạt trông có vẻ rất ‘Vô Lý’ như Cóc và Chim có miệng nhọn (tức ba góc), Gà 3 chân, Cóc cũng 3 chân…..
Vì các điều VÔ LÝ như trên lập lại nhiều lần dưới nhiều dạng thức khác nhau khiến chúng tôi phỏng đoán rằng có lẽ Các Ngài cố ý làm như vậy để cho hậu duệ hiểu rằng PHẢI đặc biệt lưu ý đến khía cạnh Ý NGHĨA, LÝ TƯỞNG ở đời chứ đừng để bị ‘chia trí’ bởi những chuyện vặt vãnh khác !
Đến đây chúng tôi hy vọng rằng diễn giả II cũng như ông Tạ Chí Đại Trường hiểu được rằng Tinh Thần Khoa Học CHÂN THỰC đòi hỏi chúng ta phải Tôn Trọng LUẬT CHƠI và
– Xin Đừng Ép người khác chẳng hạn áp dụng các tiêu chuẩn giành cho Lịch Sử vào lãnh vực Huyền Sử như Quý Vị đã làm, vì như đã nói ở trên, Huyền Sử và Lịch Sử là hai lãnh vực KHÁC NHAU và mỗi lãnh vực có Quy Tắc RIÊNG của nó.
– Và Xin Đừng vội phê phán ai khi mình chưa nắm vững vấn đề !!!
e) Do đó, tại sao Cố Triết Gia lại không thể có “Những suy luận kiểu như ngày giỗ tổ Hùng Vương mồng 10 tháng 3 được đọc thành “Tam Miêu và Bách Việt”, vì “Tam Miêu là tháng 3, còn Bách Việt là mồng 10. Mười là số chẵn [chục nên] có thể thay số chẵn trăm” (Triết lí cái đình, mục “VII. Việt Hùng”)” nếu nội dung của các suy luận trên KIÊN ĐỊNH (Consistent) với các phần khác của Triết Thuyết ?
f) Giống như nhận xét của Cố Triết Gia liên quan đến Thập Dực của Kinh Dịch Con số 10 (thập) quả là huyền số vì thực ra chỉ có 7 dực, vậy nói 10 là không có ý đo đếm nữa mà chỉ có ý dùng như huyền số”, thì tại sao Ngài lại không thể viết tác phẩm “Loa thành đồ thuyết” giảng giải về thành Cổ Loa chín vòng, hình trôn ốc là biểu trưng tuyệt vời của văn hóa Việt, mà theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng hiện còn 3 vòng thành ? Thật vậy, như Cố Triết Gia đã giải thích ở trên, giống như con số 10 của Thập Dực, con số 9 của Loa Thành không có ý đo đếm mà chỉ có ý dùng như Huyền Số, mà huyền số thuộc lãnh vực Huyền Sử, Ý Nghĩa, Lý Tưởng, do đó không cần phải tuân theo tiêu chuẩn Chính Xác của Lịch Sử. Nhất là đề tài ‘Hình Trôn Ốc’ rất KIÊN ĐỊNH (Consistent) với các khám phá trước đây về nghệ thuật kỷ hà học với các vòng xoáy trôn ốc tại Ngưỡng Thiều và cả Long Sơn, và sau đó tại Non-nok-tha bên Thái Lào và Hang Thần bên Miến Điện. (47)
Và ngay cả diễn giả II, trong một cuộc phỏng vấn trước đây, đã dùng hình xoáy trôn ốc để hỗ trợ cho luận cứ của mình qua câu phát biểu sau đây: ‘từ nền dân chủ bộ lạc đến dân chủ hiện đại là một sự trở lại, nhưng ở một trình độ phát triển cao hơn (vòng tròn xoáy ốc) chứ đâu phải là vòng tròn khép kín không lối thoát? ”(48)
g) Còn về đoạn văn sau đây mà diễn giả II trích dẫn ông Tạ Chí Đại Trường: “Hoặc từ khẳng định “người Việt từng cư trú trên khắp đất Tàu” dẫn đến khẳng định Ðông Di (tổ tiên người Mãn Châu, Triều Tiên) là một chi của Việt; mặt khác, Khổng Tử theo Nghiêu Thuấn, mà Thuấn là người Ðông Di, cho nên kết luận sách Khổng Tử là của Việt cả (Pho tượng đẹp nhất của Việt tộc) [Tạ Chí Đại Trường 2008]”, diễn giả II cũng như họ Tạ quên đặt câu hỏi ‘VIỆT Nào ?’ Là Viêm Việt, là Bách Việt, là Lạc Việt, là Việt Nam …vvv…? Nếu là người có thói quen làm việc một cách Nghiêm Túc, trước khi đặt các câu hỏi nêu trên có lẽ Quý Vị cũng cần xác định ‘VIỆT là Ai ? Sau đây, Cố Triết Gia sẽ giúp Quý Vị trả lời câu hỏi trên.
Ngài viết: “ Chữ Việt dùng trong bộ sách này không có ý chỉ Việt Nam, nhưng chỉ cái học mà học giả Needham (II, 117) gọi là liên đoàn huynh đệ các dân thổ trước đã cư ngụ trong toàn cõi nước Tàu trước cả khi người Tàu xét như là một dân tộc xuất hiện. Liên đoàn này được người Tàu gọi bằng rất nhiều tên khác nhau tuỳ từng thời như:
Viêm tộc, Nhật Chủng,Tam Miêu, Cửu Lê, Man, Di, Nhung, Địch, hay Tứ Di hoặc Cửu Di hay Tứ Hải,và nhất là Bách Việt.Tên Việt này được dùng cuối cùng cũng như bao gồm nhiều địa vực và nhóm người như U Việt, Mân Việt, Bộc Việt, Lạc Việt v.v… nên tôi dùng tên này để chỉ toàn khối.” (49)
Viêm tộc, Nhật Chủng,Tam Miêu, Cửu Lê, Man, Di, Nhung, Địch, hay Tứ Di hoặc Cửu Di hay Tứ Hải,và nhất là Bách Việt.Tên Việt này được dùng cuối cùng cũng như bao gồm nhiều địa vực và nhóm người như U Việt, Mân Việt, Bộc Việt, Lạc Việt v.v… nên tôi dùng tên này để chỉ toàn khối.” (49)
Thật vậy, , nếu định nghĩa từ VIỆT như trên thì vào thời kỳ này, Đông Di quả đúng là một chi của Việt, Viêm Việt! Quý vị nên đọc lại Cổ Sử để được xác nhận về điều trên.
Còn đoạn sau của Quý Vị có vẻ Rất KHẬP KHIỄNG “mặt khác, Khổng Tử theo Nghiêu Thuấn, mà Thuấn là người Ðông Di, cho nên kết luận sách Khổng Tử là của Việt cả (Pho tượng đẹp nhất của Việt tộc) [Tạ Chí Đại Trường 2008]” vì những lý do sau đây:
– Thứ nhất, đó là một câu phát biểu ẨU TẢ chứng tỏ Quý Vị chưa nắm vững vấn đề . Cố Triết Gia chưa bao giờ tuyên bố Tứ Thư Ngũ Kinh là của riêng Việt cả mà theo Ngài là của CHUNG Việt lẫn Tàu. Câu văn sau đây của Ngài liên quan đến chữ Nho cũng có thể áp dụng đối với Tứ Thư Ngũ Kinh
“Vậy Nho xuyên qua chữ Lệ quả là của Tàu và chúng tôi kêu là Hán nho. Nhưng Nho với chữ Khoa Đẩu và Điểu Tích là sản phẩm chung của văn hóa Việt tộc lẫn Tàu, thuộc giai đoạn hai, giai đoạn mà văn hóa đi với thôn làng, bước sang văn minh đi với thành thị mà dấu biệt lập là văn tự”.
– Kế đến, một trong những lý do của sự ra đời của chủ thuyết VIỆT NHO là tại người Tàu tỏ ra Không ‘Sòng Phẳng’ muốn chiếm đoạt hết công lao trong việc hình thành Nho Giáo hoàn toàn trái ngược với các Khám Phá Khoa Học ngày nay càng ngày càng nhiều và quy công ĐẦU TIÊN cho VIỆT.
Về nội dung câu văn “ tôi tuy khẳng định triết học của cụ, song cũng phê bình tính chất thiếu nghiêm túc và quá lãng mạn trong nền triết học An Vi của cụ”, chúng tôi đã trả lời ở phần trên rồi.
Riêng đối với các bài viết của ông Trần Văn Đoàn mà chúng tôi đã có dịp phê bình nhiều lần trước đây , chúng tôi xin được trích dẫn dưới đây một đoạn trong bài viết của chúng tôi liên quan đến ông Đoàn:
“ Điều đáng ngạc nhiên là ở đầu thế kỷ 21 rồi mà có người vẫn còn tiếp tục tuyên dương tính chất TRỪU TƯỢNG, KHÁCH QUAN của Triết Học bằng những câu đại loại như :
“ Nếu chúng ta lẫn lộn tư duy, văn hóa và triết học, chúng ta khó có thể khách quan»
«Những tư tưởng theo đúng nghĩa là những tư tưởng trừu tượng».(50)
Thật vậy, ông Trần Văn Đoàn có vẻ không nắm vững Khuynh Hướng Triết Học Hiện Đại. Cố Triết Gia có thể giúp ông Đoàn về vấn đề này và sau đây là nhận định của Cố Triết Gia về Triết TÂY:
Thật vậy, ông Trần Văn Đoàn có vẻ không nắm vững Khuynh Hướng Triết Học Hiện Đại. Cố Triết Gia có thể giúp ông Đoàn về vấn đề này và sau đây là nhận định của Cố Triết Gia về Triết TÂY:
“ Vậy có nghĩa là triết học cổ điển Tây Âu đã bỏ sự thực trần gian như những mối nhân luân, lịch sử con người…vvv…để giồn hết tâm lực vào thế giới ý niệm rất xa vời thực tế….. nền triết học cổ điển Tây Âu quả là mắc bệnh nhục ảnh, tức là một nền siêu hình giả tạo vì xây trên ý niệm suông mà không trên thực tế khách quan”(51)
Và luôn tiện Ngài giải nghĩa lý do ra đời của AN VI và VIỆT NHO mà chúng tôi đã trình bày ở trên
Do đó, những nhận định của ông Trần Văn Đoàn về Cố Triết Gia KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ GÌ NHIỀU !!!
h) Diễn giả II còn viết:
“Thứ ba, việc Kim Định thụ hưởng một nền giáo dục Tây phương tại đất phương Tây cộng với văn hóa Ki-tô giáo tạo nên chất văn hóa phương Tây quá mạnh rất dễ khiến ông sinh ra cực đoan”(52)
“Thứ ba, việc Kim Định thụ hưởng một nền giáo dục Tây phương tại đất phương Tây cộng với văn hóa Ki-tô giáo tạo nên chất văn hóa phương Tây quá mạnh rất dễ khiến ông sinh ra cực đoan”(52)
Hoặc “Bản thân Kim Định trong tư duy nghiên cứu, cả đời luôn có nhận thức rất đúng về vai trò tối thượng của sự “quân bình”, luôn có ý thức rất rõ về vai trò của tỷ lệ “tham thiên lưỡng địa”, luôn có chủ trương hành động hướng tới “thái hòa”, luôn mong muốn thông qua con đường “an vi” để tạo nên “An Việt”, thế nhưng nhiều kết luận khoa học của ông lại quá cực đoan”.
Thử tìm hiểu tại sao diễn giả II ‘cáo buộc’ Kim Định về cái gọi là tính “Cực Đoan” ?
– Thứ nhất, câu này có vẻ trái ngược với một câu phát biểu khác ở trên của diễn giả II về Kim Định khi liệt kê một số yếu tố mà theo diễn giả có thể góp phần vào việc giải thích điều mà có người gọi là “hiện tượng Kim Định”:
“…..trong ông trí thức Tây và Đông đã bổ sung khá hoàn hảo cho nhau”. Do đó, qua lời phát biểu trên của diễn giả II, chúng ta có thể ngầm hiểu ở đây là Ngài Rất QUÂN BÌNH, chứ có ‘Cực Đoan’ chi mô !
– Kế đến, nên nhớ Ngài sinh ra, lớn lên và Dạy Học tại Quê Hương hơn cả nửa đời người trong tư cách là Triết Gia và Giáo Sư Đại học(khoảng 50 năm), chỉ phải đi du học 10 năm tại Pháp và 22 năm “lưu lạc” tại Hoa Kỳ vì “họa CS” nhưng cũng giữa các Đồng Bào Tỵ Nạn với nhau, nghĩa là phần lớn cuộc đời của Ngài là ở Việt Nam, và ngay trong 22 năm “lưu lạc” nước ngoài sau cùng, Ngài cũng ở trong môi trưởng Việt Nam, thì làm sao cái tính cách HÀI HÒA Đông- Tây mà chính diễn giả II đã nhận xét ở nơi Ngài, có thể bị ‘sứt mẻ’ chút nào được, nhất là ngoài tư cách chính yếu của Ngài là Triết Gia và Giáo Sư Đại Học (trước 1975 tại Miền nam VN), các việc làm linh tinh khác đối với Ngài chỉ là ‘thứ yếu’!
Do đó, lập luận của diễn giả II ở điểm này KHÔNG VỮNG !!!
– Ngoài ra, các ‘phao truyền’ về cái gọi là tính “Cực Đoan” của Kim Định cũng có thể có một nguồn gốc khác. Chẳng hạn, có một số người không nắm vững vấn đề do không cập nhật hóa vốn kiến thức của mình, vì cho tới gần đây sách vỡ thường cho Nho Giáo là của Tàu nên người ta cứ đinh ninh như vậy. Họ không hiểu rằng nhờ Khoa Học tiến bộ, ngày nay trong lãnh vực Cổ Sử Viễn Đông chẳng hạn, người ta có thể tiến xa hơn về quá khứ rất nhiều, vượt qua nhà Hán, nhà Tần mà hình ảnh bao trùm của một Đế Quốc rộng lớn và hùng mạnh là nguyên nhân chính yếu khiến người ta Ngộ Nhận về Nguồn Gốc của Văn Minh Viễn Đông.
Cố Triết Gia nhờ nghiên cứu thấu đáo trong nhiều lãnh vực khác nhau và với vốn kiến thức ‘khổng lồ’ và cập nhật của Ngài cùng với cái nhìn Thấu Thị của một Triết Gia đã khám phá ra chủ thuyết VIỆT NHO.
Ngay diễn giả II cũng phải công nhận:
-“Đóng góp thực sự của Kim Định…..là ở việc khai phóng, giải thoát người Việt khỏi thứ tư duy bị trói buộc. Vào thời của Kim Định, căn bệnh đề cao một chiều văn hóa Trung Hoa là tư duy nô lệ, phát ngôn dễ dãi là đáng trách…..” Hoặc
-“Những gì mà Kim Định đã viết ra và đã tạo dựng là một di sản có giá trị; nó có ảnh hưởng trong một phạm vi công chúng trí thức khá rộng, thực sự không thể coi thường.”
Hoặc (cũng nói về Kim Định nhưng với những chi tiết sai sự thật như “trong hoàn cảnh thông tin một chiều, rất thiếu thốn về tư liệu cũng như thực tiễn” là vì trước 1975 Kim Định sinh sống ở Miền Nam chứ đâu phải Miền Bắc VN mà phải chịu những khó khăn, trở ngại nêu trên)
-“Dù đúng hay sai, thì những phân tích như thế – trong hoàn cảnh thông tin một chiều, rất thiếu thốn về tư liệu cũng như thực tiễn – thực sự là những cố gắng suy tư khách quan của một người làm khoa học”.(53)
i) Ngoài ra, ở trên, diễn giả II có ghi nhận Ảnh Hưởng lớn lao của Cố Triết Gia với câu hỏi sau đây:
“Vì sao người ta lại sợ ông đến thế? Câu trả lời hình như rất đơn giản: Là vì ông có quá nhiều người theo. Mà số người theo này lại mỗi ngày một đông. Mà số người mỗi ngày một đông này lại không phải là người bình dân, gần như tuyệt đại bộ phận họ là trí thức….. và là sinh viên, tức những chủ nhân của tương lai”. (54)
Lẽ dĩ nhiên, song song với sự chấp nhận của đa số Trí Thức như chính diễn giả II đã ghi nhận ở trên, thì vẫn có một thiểu số chống đối với nhiều lý do khác nhau trong đó có một lý do dễ hiểu là tại có người KHÔNG HIỂU vì QUÁ MỚI.
Và đó là chuyện bình thường. Nhưng điều làm chúng tôi thắc mắc nhất trong thái độ của diễn giả II đối với Cố Triết Gia trong bài tham luận của ông ta, là lời ‘cáo buộc’ Cố Triết Gia về cái mà ông ta gọi là tính “Cực Đoan” của Ngài với những lập luận rất bấp bênh mà chúng tôi vừa chứng minh ở trên là hoàn toàn KHÔNG ĐỨNG VỮNG.
Chúng tôi mới tự hỏi: hay là vì diễn giả II nương theo dư luận của thiểu số giới Trí Thức chống đối nêu trên (với nhiều lý do khác nhau) nên ông ta mới đưa ra lập luận về cái gọi là tính “Cực Đoan” của Kim Định! Thú thật về động cơ và mục tiêu của công việc này thì chúng tôi chưa nghĩ ra !
Mặt khác , hình như nhờ Ảnh Hưởng lớn lao của Kim Định trên giới Trí Thức hiện nay (trong đó có cả diễn giả II) mà chính ông ta đã ghi nhận ở trên, Vị này đã sáng tác được một hai tác phẩm trong chiều hướng của triết thuyết Việt Nho. Và tình cờ chúng tôi có đọc được một bài viết ghi lại câu hỏi và câu trả lời trong buổi phỏng vấn diễn giả II trước đây:
Hỏi: “Có ý kiến cho rằng tác giả ‘Cơ sở văn hóa Việt Nam’ và ‘Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam’ đã “lấy Việt Nam làm trung tâm” ?
Đáp: “Khi làm việc, chúng tôi luôn cố gắng khách quan tới mức tối đa. Mọi kết luận, tôi đều dựa trên những cứ liệu, những kết luận do nhiều hoặc những nhà khoa học có uy tín cung cấp cộng với sự phân tích lí giải của mình. Sự vật được chúng tôi xem xét trong sự vận động. Bên trong, mọi nền văn hóa có lúc thịnh, lúc suy, tính cách một dân tộc có tốt có xấu; bên ngoài, các nền văn hóa giao lưu , trao đổi, có đi có lại. Chẳng qua là lâu nay nhiều người mắc bệnh lấy Trung Hoa và châu Âu “làm trung tâm” nên nhìn vào văn hóa Việt nam, bên trong người ta thường chỉ thấy cái suy, trong quan hệ giao lưu chỉ thấy tác động một chiều từ ngoài vào; thành ra khi chúng tôi nói đến cái thịnh, cái ảnh hưởng từ Việt nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung ra bên ngoài thì có người thấy lạ và đã vội cho rằng như thế là “lấy Việt Nam làm trung tâm” rồi. Người đọc kỹ sẽ thấy rằng chúng tôi không chỉ nói đến cái hay mà còn phân tích rất kỹ càng và khách quan cả về nguồn gốc những cái dở của người Việt Nam như các thói tùy tiện, coi nhẹ cá nhân, dựa dẫm, cáo bằng; các bệnh bè phái, địa phương chủ nghĩa, tư hữu , gia trưởng…..”(55)
Trong đoạn trên, khi người phỏng vấn nói rằng diễn giả II “lấy Việt Nam làm trung tâm ”, thì đó chỉ là một cách lịch sự nhằm ‘cáo buộc’ ông ta về tính CỰC ĐOAN, do đó, ông ta đã biện minh như trên. Rồi lại tới phiên ông ta ‘cáo buộc’ Kim Định về cái gọi là tính “Cực Đoan” trong khi Ngài đã giải thích nhiều lần về vấn đề này; và chúng tôi nghĩ rằng diễn giả II đã đọc qua các lời giải thích của Ngài.
Sau đây là một thí dụ về các lời Giải Thích của Cố Triết Gia trong bài viết có tựa đề;
‘ĐẶNG CHẲNG ĐỪNG CHỈ ĐỂ LẤY LẠI NIỀM TIN CẦN THIẾT’
“Có một điều tôi rất ngại làm mà vẫn cứ phải làm, làm suốt qua bộ triết lý An vi: đó là ca ngợi nền triết này, mà chê nhiều nền triết khác. Tại sao đã ngại mà còn cứ làm. Thưa là vì những lý do rất trầm trọng mà tôi nghĩ cần một lần phải nói lên để tránh mọi sự bất tiện về sau. Sở dĩ tôi ca ngợi nền triết lý An Vi của dân tộc là mong cho ta lấy lại được niềm tin vào nền Đạo Lý của Tổ Tiên mình mà tôi nghĩ rất cần thiết để giữ nước. “Đạo mất trước, nước mất sau”. Nước thì nay đã mất…..muốn lấy lại nước thì nhất định phải lấy lại Đạo trước đã. Nước còn hay mất chính ở chỗ đó nhiều nhất. Đành rằng ta phải mở rộng cửa để đón nhận những cái hay của người. Nhưng trong phạm vi Triết chúng ta đã thấy rõ, những thuyết được đón nhận vào toàn là ngoại lai rất có hại hay ít nhất cũng không hợp cho môi sinh tinh thần của ta. Hiện ta đang phải trả giá rất đau thương về vụ này. Bởi thế tôi đã đem hết tâm lực vào việc phục hoạt nền triết dân tộc. Để làm việc đó tất nhiên phải có phần ca ngợi nền Triết ta…..Dầu vậy không bao giờ tôi ca ngợi triết Việt chỉ vì là dân tộc, nhưng trên hết vì tôi thấy nền triết lý đó hợp cho cả mọi con người như tôi quen nói cái may của văn hoá Dân tộc ta cũng chính là của Nhân tộc, cho nên vấn đề nào cũng tự dân tộc vươn lên đến vấn đề phổ quát chung cho cả nhân loại, và chữ Việt được hiểu ngầm là siêu Việt, từ gốc Việt nhưng siêu lên lan tỏa ra khắp hết mà không gặp ngăn trở nào cho thói tục riêng biệt. Nói vậy có nghĩa là triết Việt đã đạt độ phổ biến có thể hợp cho mọi thời mà cũng cả cho mọi nơi. Tôi dám nói thế là vì tôi theo sát nút phương pháp Cơ Cấu là phương pháp đi đến chỗ rốt ráo cùng cực và đem những điểm cùng cực đó đối chiếu với các cùng cực trong các văn hóa khác, tất cả đều bàn trên những điểm tổng quát hơn hết như Siêu Hình chẳng hạn. Siêu Hình Tây Âu căn cứ trên Hữu Thể, Ấn Độ trên Vô Thể, ta trên “Hữu Nhược Vô”, tức kiêm cả hai: cả Hữu cả Vô: “Thái Cực nhi Vô Cực”.
Đó là những điểm rốt ráo cùng cực không có vu vơ chút nào. Đã thế mà mỗi lời ca ngợi còn đến sau những phân tích tỉ mỉ, lý chứng hiển minh.
Dầu vậy mỗi khi nghĩ đến dịch ra ngoại ngữ tôi vẫn ái ngại sợ bị người ngoại quốc đổ cho mình cái tật quá khen mình mà đè người xuống chăng. Đó là điều làm tôi ngần ngại, muốn tước bỏ những chỗ khen chê đi, nhưng lại nhận ra là điều đó khó có thể làm được vì những lời khen chê có tính cách cơ thể, tức là do những cuộc phân tích thấu đáo, theo một phương pháp cùng tột và không những được biểu lộ bằng lời nói mà còn bằng cả lược đồ, cả số độ, cả huyền thoại nữa, nay nếu bỏ đi là bỏ mất phần căn bản hơn hết, khiến các chương sách sẽ trở nên què quặt thiếu sót, lộn xộn. Vì thế mà phải giữ lại hầu y nguyên.
Chỉ còn hy vong được người ta hiểu chỗ khổ tâm đó cho chúng tôi. Tức chúng tôi phải đi lối đó vì nó cần thiết để chúng tôi thấy được sự cần thiết phải tin vào Đạo Lý của Tổ Tiên. Điều này thiết yếu đến vận mệnh của chúng tôi, tư riêng cũng như chung cho cả nước: nước có lấy lại được và có giữ được cùng chăng thì phần sâu xa nhất ở tại trước có làm phục hoạt được Đạo Lý dân tộc hay chăng. Bằng chứng còn trờ trờ ra đó, hiện các triết ngoại lai đang tác hại quê nước chúng tôi, đang làm cho đồng bào chúng tôi phải quằn quại đau khổ muôn trùng, chứ chúng tôi không chê bai vì là của nước ngoài đâu, cho nên chữ ngoại lai ở đây phải hiểu là ngoại lai với con người, nó không hợp cho bản tính con người bất cứ ở đâu, nên chúng cũng đang bị đả kích ngay trên quê hương của chúng, tức triết Tây đang bị chính người Tây phương nỗ lực phá đổ, triết Ấn đang bị các phần tử thức giả của Ấn tẩy chay.
Như thế quả chúng tôi có lý để lên án các nền triết đó, nghĩa là những lời khen chê của chúng tôi có căn bản rất đích đáng chứ không phải do lòng ái quốc quá khích, mà là do chính lòng muốn phụng sự con người, mọi con người. Đấy là lý do rất trầm trọng bắt tôi phải làm một việc mà tôi cảm thấy rất ái ngại: đó là chê người khen mình, là vì sự thực ở đây chỉ là khen cái hợp cho con người và chê những cái có hại cho con người, hết mọi con người.
Riêng với đồng bào tôi thì có hai thái cực: một đàng thì một số người gán cho tôi óc quốc gia quá khích. Điều đó tôi có thể gác bỏ ngoài tai, khỏi cần trả lời. Nhưng ngược hẳn lại một số khác thì hoan nghênh lập trường của chúng tôi hết mình (minh nhiên thì ít, mặc nhiên thì nhiều) coi triết An Vi hầu như bảo chứng để tha hồ khen không sợ ai phản pháo nữa. Thế là mỗi khi nói đến văn hóa dân tộc thì không còn tiếc lời khen ngợi, dùng toàn những phẩm từ hạng siêu hơn hết khiến cho mỗi khi đọc phải tôi ngượng vô cùng. Bởi lẽ những lời khen đó không đến sau những phân tích đích đáng mà chỉ do suy luận hư cấu hay căn cứ trên những sự kiện lặt vặt bì phu, rồi ca ngợi thả dàn, khiến người đọc dễ có cảm tưởng là khen ẩu: đó chỉ là đề cao mình và hạ người cách lố bịch, tôi sợ tiếng oan này hơn hết nên phải viết mấy lời phân trần này để nhắn gửi đến những bạn nọ…..
Tóm lại khi khen văn hóa dân tộc thì bao giờ chúng tôi cũng căn cứ trên những điểm then chốt lớn lao, có thể minh chứng. Đã vậy lời khen cũng có chừng mực và thường là kết luận do một cuộc phân tích dài hơi. Đàng khác là đứng trên phạm vi Triết tức lý tưởng thì sự khen không hàm ngụ rằng hiện tại người Việt tốt hơn mà chỉ muốn nói rằng: ngày xưa người Việt có triết lý tốt hơn như vậy đó, có thể còn hơn triết người, sao không phục hoạt nền triết đó để làm cơ sở tinh thần giữ nước, lại đi rước những thuyết ngoại lai về giầy mồ.
Tóm lại khi khen văn hóa dân tộc thì bao giờ chúng tôi cũng căn cứ trên những điểm then chốt lớn lao, có thể minh chứng. Đã vậy lời khen cũng có chừng mực và thường là kết luận do một cuộc phân tích dài hơi. Đàng khác là đứng trên phạm vi Triết tức lý tưởng thì sự khen không hàm ngụ rằng hiện tại người Việt tốt hơn mà chỉ muốn nói rằng: ngày xưa người Việt có triết lý tốt hơn như vậy đó, có thể còn hơn triết người, sao không phục hoạt nền triết đó để làm cơ sở tinh thần giữ nước, lại đi rước những thuyết ngoại lai về giầy mồ.
Dân nước đang đau khổ cùng cực, lý do tại đâu, nếu không tại người mình đã mất ý thức về Đạo Tổ Tiên, rồi đi rước thuyết ngoại lai về thay vào chỗ bỏ trống, mới nhìn sơ qua thì tưởng là thuyết mới hay gấp mười của mình, nhưng khi thi hành ra mới rõ là nước mất nhà tan, dân con chết cả hàng triệu. Đấy! Sự khen chê của chúng tôi căn cứ trên những điều đích xác, cũng như kinh nghiệm đau thương của cả dân tộc như vậy đó. Thế thì sự ca ngợi triết Việt chỉ có nghĩa nói rằng người Việt cần nhận thức trở lại Đạo Lý Tổ Tiên mình hầu hiện thực cho mình cũng như cho nước vượt qua sự kém cỏi hiện nay. Đấy là khen khuyến khích, khen cổ võ chứ không phải khen khoe mẽ kiểu ta đây vậy”(56)
Ngoài ra, Cố Triết Gia đâu chỉ nói về các Tính TỐT mà Ngài còn đề cập đến các Tính XẤU của người Việt nữa trong tác phẩm “Vấn Đề Quốc Học” như “gian vặt hai là cẩu thả và ba là thiếu lòng chung” và giải thích tại sao chúng ta có những tật Xấu đó.(57)
Chúng tôi hy vọng rằng những ai vì Hiểu Lầm Cố Triết Gia trong quá khứ đã có những nhận định Sai Lạc về Ngài, sau khi đọc những lời Giải Thích của Ngài ở trên, Xin Quý Vị Chấm Dứt Giùm Cho những lời Phê Bình có tính cách ẨU TẢ về Ngài.
Riêng về diễn giả II, ông ta là người đã chịu ảnh hưởng Tư Tưởng của Cố Triết Gia, cũng bị người ta ‘cáo buộc’ là CỰC ĐOAN, đã có lối biện minh tượng tự Cố Triết Gia về lời ‘Cáo Buộc’. này. Thay vì ‘ra tay’ bênh vực Cố Triết Gia trong vấn đề này, ông lại hùa với người ta để ‘cáo buộc’ Ngài về cái gọi là tính “Cực Đoan” ?!
Thật tình, chúng tôi KHÔNG HIỂU NỔI ông ta !!!
j) Diễn giả II phát biểu tiếp: Hạn chế thứ ba của Kim Định là ông để cho các công trình nghiên cứu của mình mang màu sắc chính trị, còn trong cuộc đời thì để người ta cho rằng ông“làm chính trị”.
Rồi ông ta tiếp tục: “ Làm chính trị ở mức cao nhất là tìm cách tác động đến tư tưởng của mộtdân tộc nhằm tạo ra một phong trào quần chúng rồi vạch ra đường lối mà dẫn dắt họ. Như chúng tôi đã phân tích ở trên, sự đan xen và hội tụ của những hoạt động khác nhau mà Kim Định đã thực hiện trong cuộc đời đã tạo nên một thứ rất giống với việc “làm chính trị”: Ông nghiên cứu triết học là cái liên quan đến tư tưởng, ông nghiên cứu văn hóa là cái liên quan đếndân tộc, ông tạo nên các phong trào là cái liên quan đến quần chúng”.(58)
Thì Đúng Rồi, đâu có hạn chế gì đâu ! Kim Định đã “ Làm Chính Trị Ở Mức Cao Nhất” như diễn giả II trông chờ thì ông ta còn than vãn gì nữa ?!. Hay nói cho đúng hơn Kim Định “LÀM Chính Trị mà như KHÔNG LÀM Chính Trị” và đồng thời “ KHÔNG LÀM Chính Trị mà như LÀM Chính Trị” vậy!
Là vì An Vi và Việt Nho bắt nguồn từ nền Minh Triết VIỆT tự thân là một nền TRIẾT LÝ về CHÍNH TRỊ nhằm Dẫn Đạo Chính Trị đi đúng hướng phục vụ nhân quần kèm với các mục tiêu Tự Do và No Ấm cho mọi người, như Khổng Tử đã làm đối với Viễn Đông trước kia, mà ảnh hưởng vẫn còn đối với Nhân Loại hôm nay. Ngoài ra, TRIẾT VIỆT còn bàn đến Triết Lý trong các lãnh vực KHÁC nữa nhằm giúp con người đi đúng đường và đạt được Hạnh Phúc là tất cả Cứu Cánh của đời người vậy !
Diễn giả II phát biểu tiếp : “Quan sát các tác phẩm của ông, một số người cảm thấy cái “màu sắc chính trị” bao trùm hình như là tinh thần chống cộng…..Theo Tạ Chí Đại Trường thì “Bị đẩy ra khỏi nước, Kim Ðịnh tức giận, căm thù người cộng sản” [Tạ Chí Đại Trường 2008]. Chúng tôi đã thử thống kê, chỉ trong một cuốn “Việt lý tố nguyên” (bản có bổ sung)[2], đã có 48 lần tác giả nhắc đến từ “cộng sản”. Nếu bỏ ra một bên những từ ngữ mang tính mỉa mai giễu cợt, thì có thể thấy ông chỉ đơn thuần coi đó là một mảng tài liệu thực tế được đưa ra phân tích dưới ánh sáng lý thuyết của mình”.(59)
Chúng tôi cũng xin được đóng góp một chút ý kiến về phần trên:
Rõ ràng là câu tuyên bố của ông Tạ Chí Đại Trường “Bị đẩy ra khỏi nước, Kim Ðịnh tức giận, căm thù người cộng sản” là KHÔNG ĐÚNG. Lý do là Kim Định đã có tinh thần chống cộng TRƯỚC biến cố 30/04/1975 rồi mà bằng chứng là chính tài liệu tham khảo của diễn giả II mà theo đó, tác phẩm “Việt Lý Tố Nguyên” đề cập ở trên đã được xuất bản vào năm 1970, tức 5 năm trước biến cố 1975.
Thật ra, Kim Định LUÔN LUÔN có tinh thần chống cộng và chúng tôi thường nghe Ngài giải thích như sau: “ Điều cao quý nhất của Văn Hóa VIỆT là tinh thần TƯƠNG DUNG (Tolerance) như đã được chứng minh qua chủ trương “Tam Giáo Đồng Nguyên” của Tổ Tiên ta. Ngày nay chúng ta nên áp dụng Tinh Thần cao quý đó trong các sinh hoạt mà chúng ta có giữa các Khuynh Hướng, Tôn Giáo, Đảng Phái…..khác nhau , TRỪ CỘNG SẢN. Lý do là vì Cộng Sản là một đảng phái CỰC TẢ mà chủ trương có tính cách ĐỘC HỮU (Exclusive) trên cả hai bình diện Lý Thuyết và Hành Động. Nếu chẳng may chúng ta để Cộng Sản ‘lọt’ vào, thì sẽ không còn một “mống” nào để chúng ta có thể áp dụng Đức TƯƠNG DUNG Cao Quý của Tổ Tiên ta với nhau nữa!”
Đó quả là một lời TIÊN TRI ‘Thần Kỳ’ của Cố Triết Gia được xác nhận bởi những gì xảy ra cho Miền Nam VN sau Biến Cố 30/04/1975”
Về Cộng Sản, diễn giả II phát biểu như sau: “Trong suốt cuốn “Việt lý tố nguyên”, Kim Định đã chỉ ra rằng người cộng sản đã đúng khi nhìn ra được vai trò của dân chúng nên không những đã dùng “tiếng dân” (ngôn ngữ bình dân) để tuyên truyền, mà còn trao vào tay thợ thuyền quyền lãnh đạo (mục VI)”. (60)
Đáng tiếc là ông ta chưa nói hết ý của Cố Triết Gia, vì Ngài còn viết thêm như sau: “Mong rằng như thế thì văn học sẽ bám sát đời sống, và không làm cho con người vong thân nữa. Nhưng giải pháp Cộng sản đã thất bại ít ra vì chưa được thi hành. Trước hết vì chưa trao cho thợ thuyền mà chỉ trao cho đảng viên đôi khi trá hình là thợ thuyền để dễ nắm vững giới thợ thuyền hơn; hai là các cán bộ phải tuân theo ý hệ Mác xít, mà Mác xít là một ý hệ trưởng giả theo nghĩa là sách vỡ, phản khoa học, mơ mộng về ngày chung thẩm và độc tài (eschatologique, autoritaire), do đó duy trì và phát triển cùng cực các sản phẩm của xã hội quý phái là giai cấp đấu tranh. Nuôi dưỡng giai cấp đấu tranh là đi ngược hẳn lại chủ trương nối hai mố cầu dân gian và trí thức. Vậy nên từ trong bản chất Mác xít chỉ là ý hệ nhằm đào sâu thêm hố chia li mà thôi chứ không sửa chữa lại được cái hỏng của triết cổ điển.”(61)
Ông ta lại viết tiếp: “Theo Kim Định, người cộng sản đã “độc quyền chuyên chế”, “nghi kỵ tự do”, nhưng ông lại tỏ ý đồng tình: “nghi kỵ là phải, vì nếu ai cũng đòi tự do tự trị cả thì làm sao tổ chức xã hội cho mạnh được” (mục XI)(62)
Thưa ông, Kim Định tỏ ý đồng tình ở chỗ nào ? Ở đây, rõ ràng diễn giả II CỐ TÌNH Xuyên Tạc chủ trương của Cố Triết Gia. Là vì cũng như ở thí dụ trên, ông ta chỉ trích dẫn NỬA CHỪNG nên không nói hết ý của Ngài. Thật vậy, đoạn văn “nghi kỵ là phải, vì nếu ai cũng đòi tự do tự trị cả thì làm sao tổ chức xã hội cho mạnh được” CHỈ là “Vế’ đầu mà thôi, nói lên chỗ yếu kém của Cá Nhân chủ nghĩa, chứ KHÔNG có nghĩa là đồng ý với Đoàn Lũ chủ nghĩa kiểu Cộng Sản như diễn giả II “lập lờ” muốn cho người độc hay người nghe hiểu như vậy.
Bằng chứng là ở khúc sau, Ngài viết tiếp “ Và ta nhận thấy trong dĩ vãng các xã hội ít khi thoát khỏi gọng kìm nhị nguyên đó được: không nghiêng sang tự do cá nhân như thế giới tự do thì lại nghiêng sang độc quyền chuyên chế kiểu cộng sản”(63)
Tức chủ nghĩa Cá Nhân và chủ nghĩa Cộng Sản đều có chỗ yếu kém. Theo Ngài, điểm yếu kém của Cá Nhân chủ nghĩa là Xã Hội không mạnh, còn điểm yếu kém của chủ nghĩa Xã Hội kiểu Mác-Xít là Thiếu Tự Do, Độc Tài Chuyên Chế.
Phần sau cũng vậy, diễn giả II chỉ ‘lượm lặt’ trong bài viết của Cố Triết Gia những chữ, những câu, những đoạn văn nào có lợi cho Trung Cộng và Việt Cộng, mà lãng bỏ những đoạn bất lợi. Chẳng hạn sau đây là những đoạn BẤT LỢI cho Trung Cộng hay Việt Cộng nên diễn gia II ‘lờ đi’: Cố Triết Gia viết: “ Bởi vậy khi đề cao giai cấp thôn dân thì gián tiếp cũng là đề cao dĩ vãng của Trung Hoa, và như thế vô tình Trung cộng nói lên một sự thực là cộng sản không đưa lại được gì mới mẻ mà có ơn ích cả. Bởi vì tất cả những gì họ đã làm, thì trong lịch sử Viễn Đông đều đã có người làm trước rồi mà điều rõ hơn cả là “việc quân phân điền sản”. Ngay cả đến việc họ lợi dụng thôn dân cũng chỉ là lặp lại điều các vua chuyên chế xưa đã làm, rõ rệt hơn hết là nhà Hán đã xuất thân từ nông thôn rồi cũng tổ chức thôn dân đi lật đổ nhà Tần xâm lăng, và một khi đã lật đổ xâm lăng thì lợi dụng thôn dân để củng cố chính quyền”
Hoặc “Thực ra thì không phải ý hệ Mác Lê thắng được triết lý của Nho giáo mà chính là họ Mao thắng họ Tưởng”
Hoặc “Vậy thì bên ta cũng giống bên Tàu không phải là Nho giáo thua chủ nghĩa Mác xít, mà chính là các phe Quốc Gia bị Cộng Sản được Thực Dân trợ lực tiêu diệt.”(64)
Trước đi sâu vào việc phân tích các đoạn văn của diễn giả II nhằm đề cao Trung Cộng và Việt Cộng, thật tình chúng tôi không ngờ ông ta lại xử dụng những “Xảo Thuật” NGỤY BIỆN như trên nhằm XUYÊN TẠC Tư Tưởng của Cố Triết Gia. Đến đây, không biết ông ta đã hiểu được chưa rằng trong Lãnh Vực TƯ TƯỞNG, “NỬA SỰ THẬT” KHÔNG PHẢI LÀ SỰ THẬT !!!
k) Diễn giả II phát biểu tiếp: “Thiếu sự thận trọng, cái dễ dãi của Kim Định sẽ có nguy cơ không những không được chỉnh sửa mà còn có thể bị nhân lên. Câu chuyện “người Việt vào nước Tàu trước” là một ví dụ. Nếu nói đơn giản rằng người nguyên thủy sau khi phát sinh tại châu Phi đã men theo bờ biển đi về phía Đông, tới Đông Nam Á thì rẽ ra làm hai nhánh, một nhánh đi lên phía Bắc, nhánh kia rẽ xuống phía Nam, thì hầu như không có gì phải bàn, cũng không cần phải viện dẫn đến những nghiên cứu di truyền học để chứng minh. Song nếu nói như Kim Định hoặc “người Việt vào nước Tàu trước”, hay như một người phát triển Kim Định rằng “con đường ven biển Ấn Độ đã đưa người tiền sử tới Việt Nam rồi từ Việt Nam, người Việt cổ đi lên khai phá Trung Quốc” thì lại không chuẩn xác; đơn giản là vì vào lúc đó (khoảng 7-8 vạn năm trước, lúc người nguyên thủy từ châu Phi di cư đến Đông Nam Á rồi rẽ lên Đông Bắc Á) thì làm gì đã có “Việt Nam” với “Trung Quốc” hay “nước Tàu”? Làm gì đã có “tộc Việt” hay “tộc Hoa”? Kể cả “người Việt cổ” lúc ấy cũng chưa hề có. Gán ghép sai lệch về tọa độ giữa chủ thể với không gian và thời gian diễn ra sự kiện như vậy sẽ có nguy cơ kéo theo nhiều kết luận sai lầm khác, kiểu như “Không chỉ sách Dịch mà ngay cả ngôn ngữ người Trung Hoa đang dùng cũng là sản phẩm của tộc Việt”. Theo kiểu suy luận đó, người Ấn Độ, người Á-rập, người châu Phi đều có thể nói rằng họ “đến khai phá và cư trú ở Việt Nam và Trung Quốc”.(65)
Đến đây, diễn giả II có vẻ đã “Lạc Đề” vì trong tác phẩm “Việt Lý Tố Nguyên” mà diễn giả II căn cứ trên đó để phê bình Kim Định, khi đề cập đến Sử Truyền, Cố Triết Gia chỉ bàn về những vấn đề trong khoảng thời gian 10,000 năm trước đây mà thôi, chứ KHÔNG phải “khoảng 7-8 vạn năm trước, lúc người nguyên thủy từ châu Phi di cư đến Đông Nam Á rồi rẽ lên Đông Bắc Á” như ông ta cố tình cho thính giả hay độc giả hiểu như thế ! Do đó, câu hỏi được đặt ra ở đây là nếu giới hạn vấn đề trong khoảng thời gian 10,000 trước đây như Cố Triết Gia đã làm trong “Việt Lý Tố Nguyên” thì Ngài có thể phát biểu “người Việt vào nước Tàu trước” hay không?
Như chúng tôi đã nói sơ qua ở trên là trước khi có thể bàn đến vấn đề này , chúng ta cần phải đặt câu hỏi sau đây : VIỆT là Ai ? Và theo Cố Triết Gia: “ Chữ Việt dùng trong bộ sách này không có ý chỉ Việt Nam, nhưng chỉ cái học mà học giả Needham (II, 117) gọi là liên đoàn huynh đệ các dân thổ trước đã cư ngụ trong toàn cõi nước Tàu trước cả khi người Tàu xét như là một dân tộc xuất hiện. Liên đoàn này được người Tàu gọi bằng rất nhiều tên khác nhau tùy từng thời như:
Viêm tộc, Nhật Chủng,Tam Miêu, Cửu Lê, Man, Di, Nhung, Địch, hay Tứ Di hoặc Cửu Di hay Tứ Hải,và nhất là Bách Việt.Tên Việt này được dùng cuối cùng cũng như bao gồm nhiều địa vực và nhóm người như U Việt, Mân Việt, Bộc Việt, Lạc Việt v.v… nên tôi dùng tên này để chỉ toàn khối”.(66)
Và Cố Triết Gia nhấn mạnh: “Đó cũng là theo lối nhiều học giả. Thí dụ sử gia Eberhard khi kể về sáu trung tâm văn hóa cổ sơ của Tàu thì có đến ba được đặt dưới tên Việt (Need I.89).(67)
Chính diễn giả II đã đồng ý với Lương Khải Siêu vì đã trích dẫn, trong một cuốn sách của chính ông ta xuất bản cách đây hơn 10 năm , câu tuyên bố sau đây của họ Lương “thừa nhận rằng tổ tiên của người Trung Hoa vốn là một sắc dân du mục ‘khởi lên từ phía Tây bắc, rồi tràn xuống chiến thắng giống MAN TỘC (chúng tôi nhấn mạnh ở đây) ở lưu vực sông Hoàng hà, và càng ngày càng tràn ra khắp cả trên cõi đất đại lục…..”.(68)
Câu trên có nghĩa là lúc ban đầu, và đại đa số các nhà nghiên cứu ngày nay đều đồng ý với nhau ở điểm này, như chẳng hạn học giả Trương Quang Trực trong một tác phẩm rất nổi tiếng ‘The Archaeology of Ancient China”, khẳng định rằng gốc của người Tàu hay văn minh Trung Hoa là ở ba tỉnh Sơn Tây, Thiểm Tây và Hà Nam, tức chiếm một diện tích rất ‘khiêm nhường’ so với cái khoảng không gian rộng lớn còn lại mà lúc đó, “liên đoàn huynh đệ các dân thổ” đang cư ngụ bao gồm hầu hết toàn cõi nước Tàu.(69)
Xin mạn phép được hỏi diễn giả II là câu trên của Lương Khải Siêu mà diễn giả đã đồng ý và trích dẫn, về Nội Dung có khác gì câu định nghĩa chữ VIỆT của Cố Triết Gia ở phần trên ?!
Ngoài ra, liên quan đến từ ngữ “VIỆT”, theo nhà Khảo Cổ Lê Văn Ẩn, “William Meacham, một nhà Khảo Cổ khác, có viết một bài với tựa đề ‘Defining the Hundred Yue’ (Định nghĩa Bách Việt) đăng trong tờ Hongkong Archaeological Society như sau: “The term Yue occurs fairly frequently in the oracle bone writings of the late Shang dynasty, ca 1200 BC” có nghĩa là danh từ “Việt” thường hay xuất hiện trên sấm ngữ vào cuối đời nhà Thương khoảng 1200 trước Tây Lịch. Ông William Meacham có liên lạc với ông Lefeuvre, cũng là một đồng nghiệp với ông, khi viết bài nầy, thì ông Lefeuvre có xác định với ông William là có một câu của sấm ngữ nhắc đến “vùng đất của Việt”, đây là lời ông William Meacham viết: “Lefeuvre notes one inscription mentioning” the Land of Yue”.Vậy cái tên Việt đã xuất hiện trên sấm ngữ vào thời nhà Thương.”(70)
Vì nhà Thương xuất hiện khoảng 1600 năm trước ngày nay, do đó, phần trình bày trên cho thấy là đã có những bằng chứng chắc chắn về sự hiện hữu của từ “VIỆT” về phương diện Lịch Sử, Khảo Cổ gần 4,000 năm cách ngày nay.
Ngoài ra, cũng theo nhà Khảo Cổ Lê Văn Ẩn, về Sấm Ngữ “Ngoài tài liệu cổ thư, nhà Thương còn để lại một tài liệu rất là quý giá. Đó là những chữ khắc trên xương và yếm rùa còn được gọi là “Sấm Ngữ” (Oracle bones), mà các nhà khảo cổ đã đào được rất nhiều tại An-Dương. Các Sấm Ngữ còn cho chúng ta biết rằng có sự liên lạc giữa nhà Thương và dân ở miền Nam Trung Hoa và đặc biệt là dân ở vùng sông Dương Tử tức là vùng của người Việt ngày xưa. Ông Tsuen-Hsuin Tsien, tác giả quyển “Written on Bamboo and Silk” (Viết trên tre và Lụa) do The University of Chicago Press xuất bản 1962,có viết như sau: “The oracle inscriptions also contain such divinations as “there will be tortoises presented from the south” or no tortoises will be presented from the south”, có nghĩa là các lời khắc của sấm ngữ còn chứa đựng những câu chiêm đoán như “sẽ có rùa mang đến từ miền Nam” hay “không có rùa được mang tới từ miền Nam”. Ông cho biết các câu như thế được lập đi lập lại khoảng 500 lần trên sấm ngữ. Ông còn cho biết là theo cổ thư thì rùa được mang tới từ vùng sông Dương Tử. Như thế ngày xưa đã có sự hiểu biết nhau và trao đổi giao dịch giữa nhà Thương và dân Việt”.(71)
Các tài liệu Lịch Sử. Khảo Cổ vừa đề cập ở trên có thể được liên hệ với truyền thuyết về “truyện cống rùa nhắc đến trong sách” Thống Chí” do Trịnh Tiều sưu tập. Truyện kể rằng năm thứ 6 Việt Thường cống vua Nghiêu con rùa lớn đã sống nghìn năm, bề vuông hơn ba thước, trên mu có 64 chữ khoa đẩu chép việc thiên hạ từ đời hồng hoang …vvv… (có thể là 64 quẻ Kinh Dịch)”. (72)
Và vì theo truyền thuyết, Đế Nghiêu sống cách đây gần 5.000 năm và tục Cống Rùa có lẽ đã có rất lâu trước đó cùng với sự hiện hữu của cái Nước có tên là ‘Việt Thường’, do đó, ta có thể suy ra rằng từ VIỆT (Yue) có lẽ đã hiện hữu ít nhất là 6 hoặc 7 ngàn năm trước ngày nay.
Cuối cùng, “ngay các Học Giả TRUNG QUỐC, cách đây hơn 14 năm, trong tờ ‘BEIJING REVIEW’, một trong những ‘tiếng nói’ chính thức của Chính Quyền Trung Hoa, trong số ngày 23-29/03/1998, ở phần «Culture and Science» (tr.31), trước những bằng chứng không thể chối cãi được của KHOA HỌC ngày nay, đã phải đi đến việc phủ nhận quan điểm Lịch Sử 5000 năm của Sử Gia Tư Mã Thiên để thay thế bằng chủ trương của giới Học Giả QUỐC TẾ về Lịch Sử 10,000 năm lập quốc Trung Hoa với sự đóng góp Nền Tảng của các bộ tộc BÁCH VIỆT trong một xã hội mà họ gọi là Đa Văn Hóa được thành hình vào thời kỳ này”(73)
Và từ VIỆT được dịch là “Yue” .
Với bao nhiêu bằng chứng và luận cứ vừa nêu trên, tại sao Cố Triết Gia lại không thể tuyên bố rằng cách đây khoảng 10,000 năm, “người Việt vào nước Tàu trước ???!!!
l) Còn về đoạn văn sau đây ;”Các quan niệm cực đoan cho rằng Dịch học, Nho học là của người Việt đã được chúng tôi điều chỉnh và chỉ ra là có hai con đường phát triển của triết lý âm dương; có sự tích hợp văn hóa phương Bắc với văn hóa phương Nam trong Nho giáo nguyên thủy”, thì về vế thứ nhất “các quan niệm cực đoan cho rằng Dịch học, Nho học là của người Việt”(74) chúng tôi sẽ trả lời một cách chi tiết ở phần dưới, nhưng có thể phát biểu ngay đây rằng Kim Định luôn quan niệm NHO và DỊCH là của Chung của VIỆT và TÀU, chứ Ngài KHÔNG bao giờ nói là của Riêng người Việt như diễn giả có vẻ ngụ ý ở đây.
Còn về vế thứ hai: “…..đã được chúng tôi điều chỉnh và chỉ ra là có hai con đường phát triển của triết lý âm dương; có sự tích hợp văn hóa phương Bắc với văn hóa phương Nam trong Nho giáo nguyên thủy” thì có lẽ diễn tiến sự việc đã xảy ra như thế này:
Trong “Nguồn Gốc Văn hóa Việt Nam” và trong nhiều tác phẩm khác của Ngài, Cố Triết Gia có đưa ra nhận xét là người phương Nam thường thích dùng Số Lẻ, còn người phương Bắc trái lại thường thích dùng Số Chẳn. Nhận xét này của Cố Triết Gia có thể là khởi điểm để diễn giả II đưa ra giả thuyết là” “ngũ hành và bát quái có hai truyền thống văn hóa khác nhau tạo ra, còn bát quái là từ phương Bắc…..”
Kèm theo với những câu phát biểu khác như Ngũ Hành giống “Hà đồ và Lạc Thư với con số 5 ở giữa luôn chú trọng đến TRUNG TÂM…..trong khi bát quái thì trung tâm bỏ trống.” Hoặc
“…..còn ngũ hành và bát quái là những nhận thức về cấu trúc không gian của vũ trụ được xây dựng trên nền triết lý âm dương”(75)
Hoặc để liên hệ Ngũ Hành với phương Nam, diễn giả II có nhận xét là ‘người Việt rất coi trọng số lẻ (3,5,7,9) và những bội số của chúng (18,27,36).(76)
Hoặc theo diễn giả II “Quan sát thống kê cho thấy người phương Bắc dường như rất thích dùng những cách nói khái quát với những số chẵn 4,6,8.”
Có lẽ nhằm liên hệ điều trên với sự kiện “ Kinh Dịch trình bày nguyên lý hình thành vũ trụ dưới dạng: “thái Cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái…” vvv…(77)
Chúng tôi có đem vấn đề này ra bàn với một người bạn thân rất uyên thâm về Dịch Lý để xem Vị này nghĩ gì về các lời phát biểu trên dây của diễn giả II. Và Vị thân hữu của chúng tôi có những nhận xét như sau:
“Thứ nhất, Thái Cực, Âm Dương, Ngũ hành, Bát Quái là một Hệ Nhất Quán.
Để tìm hiểu Dịch Lý, việc đầu tiên là phải nắm bắt được Luật Tắc căn bản của Dịch là THỂ và DỤNG. Có lẽ vì không nắm vững luật tắc này nên không thấy diễn giả II phân biệt TIÊN THIÊN (hay THỂ) với HÂU THIÊN (hay DỤNG) liên quan đến Ngũ Hành lẫn Bát Quái trước khi thử so sánh chúng với nhau.
Để tìm hiểu Dịch Lý, việc đầu tiên là phải nắm bắt được Luật Tắc căn bản của Dịch là THỂ và DỤNG. Có lẽ vì không nắm vững luật tắc này nên không thấy diễn giả II phân biệt TIÊN THIÊN (hay THỂ) với HÂU THIÊN (hay DỤNG) liên quan đến Ngũ Hành lẫn Bát Quái trước khi thử so sánh chúng với nhau.
Tuy cả hai Ngũ Hành lẫn Bát Quái đều có hai phần Tiên Thiên (THỂ) và Hậu Thiên (DỤNG), nhưng trên thực tế khi nói đến Bát Quái, người ta thường nghĩ đến Bát Quái Tiên Thiên và khi nói đến Ngũ Hành, người ta nghĩ tới phần DỤNG(hay Hậu Thiên) với các áp dụng của hai loại Ngũ Hành: Tương Sinh và Tương Khắc.
Vì diễn giả II không nói rõ ý của mình, do đó chúng ta giả thiết là diễn giả II theo lối suy nghĩ thông thường và muốn so sánh Bát Quái Tiên Thiên (hay THỂ) với Ngũ Hành (phần DỤNG hay Hậu Thiên)”
Vị thân hữu nói tiếp: “Về sự Khác Biệt giữa THỂ và DỤNG, để cho dễ hiểu, chúng ta tạm so sánh THỂ với Thai Nhi và DỤNG với Hài Nhi. Trong trường hợp này, Tiên Thiên Bát Quái là THỂ mà biểu tượng là Thai Nhi, còn Ngũ Hành là DỤNG với biểu tượng là Hài Nhi”
Vị này tiếp tục “Thứ nhất, việc làm của diễn giả II khi so sánh Bát Quái Tiên Thiên với Ngũ Hành cũng chẳng khác việc ông ta kiếm ra tóc của Thai Nhi thì ngắn hơn tóc của Hài Nhi, mắt của Hài Nhi thì mở to mà mắt của Thai Nhi thì nhắm kín; và ông ta vui mừng kết luận rằng Thai Nhi và Hài Nhi xuất phát từ hai nguồn khác nhau (như Bát Quái có nguồn gốc từ phương Bắc, còn Ngũ hành có nguồn gốc từ phương Nam) trong khi Hài Nhi và Thai Nhi chỉ là MỘT chỉ khác THỜI mà thôi.
Tóm lại, ông ta đã làm một việc sai trái và vô ích do sự Thiếu Hiểu Biết về Dịch Lý.
Thứ hai, Dịch Học là một môn học về THỜI-KHÔNG (Space-Time Continuum), các Đơn Quái của Bát Quái và các Trùng Quái của Kinh Dịch luôn luôn diễn tả Thời-Không (Thời-Vị). Không thể tách rời Không Gian ra khỏi Thời Gian để nghiên cứu Dịch, tìm hiểu Dịch. Nếu làm công việc tách Không Gian ra khỏi Thời Gian thì cũng giống như để nghiên cứu về một Tổng Thể là “Gia Đình” chẳng hạn, lại tách người Vợ ra khỏi gia đình để nghiên cứu về cái gia đình ấy thì kết quả có tốt hay không ?
Xin lấy một thí dụ khác. Là LY () lúc 12 giờ trưa nhưng lúc 12 giờ đêm lại là KHẢM (),chứ không phải là LY nữa, như vậy LY( ) và KHẢM( ) là những trạng thái chứ đâu phải Sự Vật mà có cấu trúc Không Gian ? Thế mà diễn giả II lại dùng 30 trang giấy đề trình bày về cấu trúc Không Gian của Bát quái và Ngũ Hành, Ông ta thật là can đảm!!!
Thứ ba, có lẽ vì nghĩ rằng quẻ Dịch có cấu trúc Không Gian nên ông ta cho rằng các quẻ Dịch là TĨNH, CỤ THỂ, ĐƠN NGHĨA (xin xem bảng 7.4 trang 150 “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”). Có phải như vậy không ?
Không ai biết Dịch mà nói rằng quẻ KHẢM ( ) chỉ có Đơn Nghĩa là “Nước” chẳng hạn, tại vì KHẢM cũng như 7 Quẻ kia được xử dụng để diễn đạt biết bao nhiêu thứ trên cõi Trời, cõi Đất, cõi Người, Nếu chỉ có một nghĩa không thôi thì làm sao mà diễn đạt được tất cả các Luật tắc của Thiên Nhiên ?!
Ngoài ra, Tiên Thiên Bát Quái được tạo ra để diễn tả nhiều thứ. Mà một trong những điều quan trọng là diễn đạt sự Thăng Giáng của Âm Dương, Khi Âm ‘thăng’ thì Dương ‘giáng’. Khi Dương ‘thăng’ thì Âm ‘giáng’ thì làm sao mà TĨNH được
Thứ tư, trong bảng 7.3 và 7.4 (trang 149 và 150 cùng tác phẩm), diễn giả II cho rằng Trung Tâm của Bát Quái Tiên Thiên bị bỏ trống.
_ Không phải vậy! Trung tâm của Tiên Thiên Bát Quái là Thái Cực, Trong phần lớn các Tiên Thiên Bát Quái ĐỒ, người ta không ghi Thái Cực, nhưng không người nào hiểu Dịch mà không biết rằng giữa Tiên Thiên Bát Quái Đồ, có hình Thái Cực.
Thái Cực sinh Bát Quái.
Thái Cực luôn ở giữa TiênThiên Bát Quái để giữ cho Bát Quái được Quân Bình: Âm thăng thì Dương giáng. Nếu không có Thái Cực ở giữa thì mất hết ý nghĩa của sự Thăng Giáng của Âm Dương.
Và hơn nữa Dịch là Đạo ĐI VỀ tức Âm Dương (các quẻ Đơn) phải Trở Về với Thái Cực ở giữa
Cuối cùng, nếu theo Sách Vỡ trước kia, người ta cho Kinh Dịch là của người Tàu thì bây giờ chính người Tàu cũng không dám nhận nữa.Các tài liệu Khảo Cổ, Di Truyền học mới nhất chứng minh Văn Hóa Đông Á (trong đó có Kinh Dịch) là từ Phương Nam đi lên. Mà Trung Tâm là Hòa Bình nằm trên đất VIỆT.”.
Tóm lại, theo Vị Bạn Hữu của chúng tôi là một người rất Uyên Thâm về Dịch Lý, diễn giả II vì không nắm vững các vấn đề liên quan đến Dịch Lý nên có những phát biểu tỏ ra RẤT KỲ LẠ đối với những người Hiểu Rõ Dịch Lý!
m) Luôn tiện bàn về các vấn đề nêu trên, chúng tôi cũng xin đưa ra sau đây nhận xét về Cách Thức mà diễn giả II thường xuyên áp dụng để đặt vào miệng Cố Triết Gia những câu phát biểu KHÔNG phản ảnh một cách trung thực chủ trương của Ngài.
– Chẳng hạn, như vừa mới đề cập ở trên: “Song nếu nói như Kim Định hoặc “người Việt vào nước Tàu trước….. đơn giản là vì vào lúc đó (khoảng 7-8 vạn năm trước, lúc người nguyên thủy từ châu Phi di cư đến Đông Nam Á rồi rẽ lên Đông Bắc Á) thì làm gì đã có “Việt Nam” với “Trung Quốc” hay “nước Tàu”?
Trong “Việt Lý Tố Nguyên “, Kim Định nói đến khoảng thời gian 10,000 năm chứ không phải “khoảng 7-8 vạn năm trước” như diễn giả II cố tình có thính giả học độc giả hiểu như vậy.
Hoặc
-“…kiểu như “Không chỉ sách Dịch mà ngay cả ngôn ngữ người Trung Hoa đang dùng cũng là sản phẩm của tộc Việt”. Thưa ông, Cố Triết Gia nói câu này KHI NÀO ?
-“…kiểu như “Không chỉ sách Dịch mà ngay cả ngôn ngữ người Trung Hoa đang dùng cũng là sản phẩm của tộc Việt”. Thưa ông, Cố Triết Gia nói câu này KHI NÀO ?
Thật ra, về sách Dịch, theo Ngài, Dịch là của TÀU ở 2 giai đoạn sau ở đợt HÌNH tức tuy đã có chữ nghĩa, nhưng chỉ gọi là “Hệ Từ” nghĩa là ‘chữ buộc vào sau’ các Quẻ mà thôi
Còn Dịch là của VIỆT ở 3 giai đoạn trước tức ở đợt TƯỢNG.
Chứ Ngài KHÔNG bao giờ nói là Dịch hay các Kinh Điển khác là của RIÊNG người Việt cả !
Còn về chữ Nho, nguyên văn câu phát biểu của Cố Triết Gia như sau:
“Đó cũng là những Dấu Vết nói lên phần đóng góp của Việt Tộc. Sở dĩ ta coi chữ NHO là của Tàu vì đến đời Tần Thủy Hoàng thống nhất các chữ xưa kia lại một kiểu mới là chữ LỆ ngày nay, bãi bỏ chữ con Quăng và con Chim. Thế rồi lâu ngày ta quên gốc nên quy hết cho Tàu.Còn nếu xét toàn diện thì sẽ thấy rõ nguồn gốc VIỆT ở hai giai đoạn trước, Tàu chỉ ở giai đoạn ba.”(78)
Hoặc
– “Các quan niệm cực đoan cho rằng Dịch học, Nho học Trung Hoa là của người Việt….”…vvv…
Về Nho Học cũng vậy, vì trước Tần Hán, ngay ở thời Chiến Quốc, là giai đoạn chỉ còn lại Ngũ Bá: Tề Tấn, Sở, Ngô, Việt thì ba nước sau Sở, Ngô, Việt đều có gốc VIỆT, đó là lý do giải thích tại sao Cố Triết Gia gọi Nho trước thời Tần Hán là Việt Nho hay Vương Nho để phân biệt với Hán Nho tức Nho từ thời nhà Hán Tuy nhiên, Ngài luôn quan niệm NHO là của Chung của VIỆT và TÀU, chứ không phải như diễn giả II cố tình xuyên tạc với các lời phát biểu đại loại như “Các quan niệm cực đoan cho rằng Dịch học, Nho học Trung Hoa là của người Việt” mà diễn giả II có vẻ muốn gán cho Kim Định.
Thật ra, loại “Xảo Thuật” trên không phải mới mẻ gì đối với diễn giả II vì ông ta đã áp dụng TỪ LÂU, có lẽ ngay từ lúc đầu.
Ở đây cũng cần nhắc lại là nhờ chịu ảnh hưởng Tư Tưởng của Kim Định, nhất là nhờ xử dụng 2 khám phá của Cố Triết Gia là sự phân biệt 2 loại nguồn gốc Nông Nghiệp và Du Mục cùng với 2 loại Nho: Việt Nho và Hán Nho cộng thêm một số kiến thức Phong Tục học “kiểu Toan Ánh” của miền Nam VN trước đây mà diễn giả II mới viết được 2 cuốn sách. Một bằng chứng là những thân hữu theo dõi tình hình Văn Hóa VIỆT khi biết chúng tôi là môn sinh của Cố Triết Gia thường đặt câu hỏi về mối liên hệ giữa Kim Định và diễn giả II.
Sau đây là một thí dụ được trích dẫn từ cuốn sách mà diễn giả II đã xuất bản hơn 10 năm trước để xem cách thức ông ta áp dụng đối với người mà ông ta chịu ảnh hưởng về mặt Tư Tưởng. Ông ta viết:”Nho giáo có NGUỒN GỐC từ đâu ? Câu hỏi này xưa nay ít người đặt ra bời lẽ câu trả lời dường như đã quá hiển nhiên : Nho giáo là sản phẩm của văn hóa Trung Hoa. Cá biệt cũng có người như linh mục kiêm triết gia Lương Kim Định đặt ra để rồi trả lời bằng thuyết “Việt Nho” mà theo đó thì “chữ Nho cũng như đạo Nho thoạt kỳ thủy do người Việt khởi sáng, sau người tàu hoàn bị cũng như làm cho sa đọa thành ra Hán nho”…..Nói Nho giáo là của Trung Hoa thì quá chung chung và do vậy, không có sức giải thích, còn nói như Kim Định thì cực đoan và không có sức thuyết phục.”(79)
Vậy xin hỏi diễn giả II Kim Định Cực Đoan chỗ nào ? Không lẽ ông ta không thấy (hay giả vờ) không thấy là câu“chữ Nho cũng như đạo Nho thoạt kỳ thủy do người Việt khởi sáng, sau người tàu hoàn bị cũng như làm cho sa đọa thành ra Hán nho”….. là có 2 ‘Vế’
‘Vế’ thứ nhất là : “chữ Nho cũng như đạo Nho thoạt kỳ thủy do người Việt khởi sáng”
‘Vế’ thứ hai là:” sau người tàu hoàn bị cũng như làm cho sa đọa thành ra Hán nho”
Nghĩa là theo Cố Triết Gia, Nho Giáo là của CHUNG của Tàu và Việt:
– Việt khởi sáng Nho
– Tàu hoàn bị nhưng cũng làm sa đọa Nho
– Việt khởi sáng Nho
– Tàu hoàn bị nhưng cũng làm sa đọa Nho
Câu tuyên bố của Cố Triết Gia Rất Quân Bình và Đúng Sự Thật, Chứ KHÔNG Cực Đoan chút nào cả ! Nhưng những câu phát biểu của diễn giả II (mà chúng tôi đã trích ở trên) cố tình cho thính giả hoặc độc giả cảm tưởng là Kim Định chủ trương Nho Giáo là của RIÊNG người Việt.
Tức là trong các phát biểu của ông ta về sau, ông ta làm như câu tuyên bố của Kim Định chỉ có
-‘Vế’ đầu: “Nho Giáo là của người Việt” , mà KHÔNG có kèm với
-Vế’ sau : Tàu hoàn bị nhưng cũng làm sa đọa Nho
Để có thể ‘cáo buộc’ Kim Định về cái gọi là tính Cực Đoan chăng ?!
Trong khi đó, cũng trong cùng một cuốn sách. dẫu rằng (đã trích dẫn ở trên), ông ta một mặt “chê” thuyết “Việt Nho” của Kim Định “không có sức thuyết phục”, nhưng mặt khác, ông ta lại xử dụng một cách rất ‘thoải mái’ khám phá của Kim Định về cặp phạm trù “Nông Nghiệp-Du Mục” để “giả vờ” làm như là người đầu tiên biết phân biệt “Nho Phương Nam” KHÁC với “Nho Phương Bắc” như thế nào , trong khi đó là điều mà Kim Định đã làm rồi với cặp phạm trù “Việt Nho” và “ Hán Nho”.
Cái “Xảo Thuật” của ông ta là nằm ở đó, Nhưng Không Che Mắt Được Ai Đâu !!!
Ngay về phương diện Dẫn Chứng, ông ta cũng không kiếm ra được các Thí Dụ mới, do đó phải “xài lại” thí dụ mà Kim Định đã dùng trong tác phẩm đầu tay của Ngài về Việt Nho là “Việt Lý Tố Nguyên” liên quan đến việc Tử Lộ hỏi Khổng Tử về quan niệm của Ngài về chữ DŨNG.
Đó là lý do là hễ có dịp, người ta thường đặt những câu hỏi tương tự câu hỏi sau đây:
-“Có ý kiến cho rằng Trần Ngọc Thêm lặp lại Kim Định ? “
Và sau đây là câu trả lời ĐIỂN HÌNH của ông ta:
“Mọi nhà khoa học đều phải “đứng trên vai của những người khổng lồ” (theo cách nói của Newton), tức là dựa vào những người đi trước. Để viết được Cơ Sở văn hóa Việt Nam và Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, chúng tôi đã phải tham khảo hơn 400 tài liệu. Kim Định là tác giả của 9 đầu sách trong số đó…..”.(80)
Nói như vậy sao được ! Những tác giả trong các lãnh vực như Phong Tục học có rất nhiều và nếu cần, ta có thể thay thế tác giả hoặc tác phẩm này bằng tác giả hoặc tác phẩm khác . Còn Kim Định như là Triết Gia chỉ có MỘT. Và điều mà ta có thể học hỏi ở Kim Định là Điều QUAN TRỌNG NHẤT. Và đó là ĐƯỜNG HƯỚNG Nhận Thức và Nghiên Cứu để có thể Tìm Về NGUỒN GỐC của Dân Tộc VIỆT nói riêng và của Nhân Loại nói chung.
Và hai cuốn sách của diễn giả II trên điểm Chính Yếu, cũng chỉ xử dụng cặp Phạm Trù NÔNG GHIỆP-DU MỤC cách chung và cặp VIỆT NHO-HÁN NHO cách riêng( khi áp dụng vào Nho Giáo) của Kim Định. Đến nỗi có nhiều người phát biểu như sau “ Khi đọc Trần Ngọc Thêm chúng ta có cảm tưởng đang đọc Kim Định cộng với Toan Ánh (ở đây xin đừng hiểu là cá nhân ‘Toan Ánh” mà là để chỉ bất cứ nhà nghiên cứu nào về Phong Tục học của Việt nam).
Thật ra xét cho cùng, câu tuyên bố trên KHÔNG làm giảm giá trị ông Trần Ngọc Thêm như là nhà Nghiên Cứu (trái lại là đàng khác) với điều kiện là ông ta phải có Thái Độ THẲNG THẮN, MINH BẠCH về phương diện này. Lý do là tính “SÒNG PHẲNG” là một trong những Đức Tính Quan Trọng Nhất của một người làm công việc Nghiên Cứu !
KẾT LUẬN II
Chúng tôi vẫn thường thắc mắc về Thái Độ của diễn giả II đối với Kim Định là người mà ông ta không những chịu ảnh hưởng về mặt Tư Tưởng, mà còn nhờ áp dụng Nội Dung và các Phạm Trù của Tư Tưởng đó, viết được hai cuốn sách. Ngoài ra, các điều trên có vẻ còn giúp ông ta rất nhiều trên con đường “Hoạn Lộ” ! Mà tại sao ông ta cứ ‘úp úp’, ‘mở mở’, không có thái độ rõ ràng, minh bạch, thẳng thắn để chân nhận ảnh hưởng đó. Mà chỉ công nhận kiểu NỬA VỜI, đưa ra những giải thích có tính cách ‘vòng vo’ không mấy thuyết phục! Chúng tôi tự hỏi: “Ông ta sợ gì?” Sợ “khen” Kim Định một cách thẳng thắn, minh bạch thì tự giảm giá trị mình hoặc đánh mất cá tính hoặc nét độc đáo của mình chăng ? Chúng tôi xin mạn phép đơn cử một thí dụ sau đây để chứng minh rằng điều ông ta sợ là Không Đúng !
Đó là trường hợp của Mạnh Tử . Chúng tôi nghĩ là khó có ai khi khen tặng Thầy mình vượt qua nổi Mạnh Tử với những lời sau đây giành cho Khổng Tử:
“Bá Di là thánh chi Thanh, để giữ tấm băng tâm thì xuất thế không chịu nhượng bộ. Y Doãn là thánh chi Nhiệm nhập thế, để hết toàn thâm tâm vào thời cuộc. Liễu Hạ-Huệ là thánh chi Hòa nhắm mắt cầu hòa với bất cứ giá nào. Cả bằng ấy ông đều có nét duy: duy thanh, duy nhiệm duy hòa. Khổng Tử tổng hợp lại cái hay của ba vị trên: Thanh Liêm của Bá Di, óc Trách Nhiệm của Y Doãn, óc Ôn Hòa của Liễu-Hạ-Huệ. Đó là những tiếng Nhạc lẻ loi được Tổng Hợp lại thành một Bản HÒA ÂM mà Khổng Tử là người đánh nhịp, tức được xưng là “Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư”, mà tiếng Chuông Đồng dẫn đầu, còn tiếng Khánh Ngọc thì kết thúc. Tiếng chuông dẫn đầu là công việc của Bậc THÁNH. TRI đến”Trí Tri”. THÀNH Sự đến chỗ “Cách Vật”.(81)
Thật vậy, điều trên đâu có làm giảm giá trị của Mạnh Tử chút nào đâu vì đó là Sự Thật. Theo Cố Triết Gia Kim Định, nếu Khổng Tử đã đạt tới đợt Minh Triết thì những môn sinh của Ngài như Mạnh Tử , Tuân Tử…đã đạt được đợt Triết Lý. Tuy nhiên, theo thiển ý, không vì vậy mà Mạnh Tử đánh mất Vai Trò và nét Độc Đáo của riêng mình. Là vì nếu xét về nội tại, Triết Lý thấp hơn Minh Triết, “nhưng đối với quảng đại quần chúng thì nó có ích không kém Minh Triết vì giúp cho nhiều người hiểu được cái thâm thúy của Minh Triết”. (82)
Mà bằng chứng hỗ trợ cho lập luận của chúng tôi là hậu thế đã tôn Mạnh Tử thành bậc Á THÁNH, chỉ đứng sau Khổng Tử trong Vương Nho.
Phần phân tích ở trên không cản trở chúng tôi thấy được những Ưu Điểm nơi diễn giả II rằng ông ta là người đầu tiên trong nước sau 1975 (ít nhất cách chính thức) áp dụng các Phạm Trù của Tư Tưởng Kim Định vào Phong Tục học; nhờ vậy mà hai cuốn sách của ông ta tương đối có đường hướng hơn đa số các sách khác trong lãnh vực này. Ông ta cũng đã biết khẳng định rằng:
– “Lương Kim Định là người đầu tiên và cho đến nay là duy nhất viết nhiều sách nhất về văn hóa Việt Nam…..”
– “Kim Định là người đi tiên phong trong việc tìm kiếm những giá trị tinh thần đặc thù của dân tộc”
– đề xuất những nhận định khái quát rất mạnh bạo, rất tiên phong…..Đó là nhận xét về vai trò và đóng góp của văn hóa Bách Việt đối với văn hóa Trung Hoa.”
– Kim Định…..đã khởi tạo ra được một phong trào nghiên cứu văn hóa Việt, tư tưởng Việt…, ông đã khơi gợi lên được lòng yêu nước, yêu dân tộc trong một phạm vi rộng lớn trí thức và lớp trẻ.….”…..vvv…..
Tuy nhiên, kèm theo đó là những XẢO THUẬT như:
– Trong “Việt Lý Tố Nguyên “ Kim Định nói đến khoảng thời gian 10,000 năm chứ không phải “khoảng 7-8 vạn năm trước” như diễn giả II cố tình cho thính giả hoặc độc giả hiểu như vậy. Hoặc
-Trong khi Kim Định luôn quan niệm NHO là của Chung của VIỆT và TÀU, thì diễn giả II với những câu tuyên bố có tính cách NỬA VỜI có vẻ cố tình cho thính giả hay độc giả hiểu KHÁC tức làm như Ngài chủ trương rằng Dịch hay các Kinh Điển khác hoặc chữ Nho là của RIÊNG người Việt ! Mà mục tiêu tối hậu có vẻ là để gán cho Kim Định cái gọi là tính “Cực Đoan” chăng! Hoặc
– Trích dẫn NỬA VỜI Kim Định trong “Việt Lý Tố Nguyên”nhằm mục đích gây hiểu lầm rằng Kim Định tỏ ý đồng tình với chủ trương của Trung Cộng hay Việt Cộng bằng cách chỉ ‘lượm lặt’ trong bài viết của Cố Triết Gia những chữ, những câu, những đoạn văn nào có lợi cho Trung Cộng và Việt Cộng, mà lãng bỏ những đoạn bất lợi. Hoặc
– Xem Kim Định như chỉ là một tác giả Tham Khảo bình thường trong khi các Khám Phá của Cố Triết Gia về hai cặp Phạm Trù NÔNG NGHIỆP-DU MỤC và VIỆT NHO-HÁN NHO đã được diễn giả II xử dụng như ĐƯỜNG HƯỚNG Dẫn Đạo trong việc Nghiên Cứu, Tìm Kiếm và Sắp Xếp dữ kiện và tài liệu đề hình thành 2 cuốn sách của ông ta…..vvv…..
Tóm lại, đối với diễn giả II tức ông Trần Ngọc Thêm, chúng tôi có thể tóm tắt toàn bộ bài viết của chúng tôi bằng hai chữ ĐÁNG TIẾC. Đáng tiếc vì ông ta có thể có thái độ KHÁC hơn là thái độ hiện có của ông đối với Kim Định là người mà ảnh hưởng về mặt Tư Tưởng đã giúp ông rất nhiều trên bình diện Học Hỏi, Nghiên Cứu, Sáng Tác và ngay cả trên con đường “Hoạn Lộ” !
Đáng tiếc vì NẾU ông ta tỏ ra THẲNG THẮN, MINH BẠCH, THÀNH THẬT hơn trong việc Chân Nhận Giá Trị và Ảnh Hưởng của KIM ĐỊNH đối với cá nhân ông và đồng thời đóng góp một cách Tích Cực hơn trong việc Truyền Bá AN VI và VIỆT NHO trước tiên đến với các người VIỆT khác, sau đó đến với các Cộng Đồng không phải Việt, thì theo chúng tôi, ông ta còn có thể tiến xa hơn nữa trên con đường Học Hỏi.
Thiết nghĩ rằng như đã trình bày ở trên, tuy ông Trần Ngọc Thêm có những điểm Tích Cực đối với An Vi và Việt Nho nhưng vì nhiều lý do, ông ta KHÔNG làm tròn vai trò thực sự của mình, do đó đối với trường hợp ông Trần Ngọc Thêm, chúng tôi cảm thấy BUỒN NHIỀU HƠN VUI !
Một ý tưởng bất chợt đến trong đầu chúng tôi liên quan đến thắc mắc “Ông ta sợ gì? Và giả thuyết cuối cùng mà chúng tôi đưa ra ở đây là : “Hay ông sợ nhà cầm quyền CSVN không cho phép ông vượt qua giới hạn của việc “Tuyên Dương Kim Định” kiểu NỬA VỜI ???!!!”
Lê Việt Thường
CHÚ THÍCH
(1)HàVănThùy, “Bước Đầu Tìm Hiểu Sự Nghiệp Triết Gia Kim Định”
(2)Trần Ngọc Thêm. “ Kim Định Với Việc Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam”
(3) Hà Văn Thùy, Idem
(4) Idem
(5) Lê Việt Thường, “Con Đường Nào Cho Việt Nam Hôm Nay?”
http://www.tinparis.net/vn_index.html văn hóa/con đường nào cho việt nam hôm nay
http://www.tinparis.net/vn_index.html văn hóa/con đường nào cho việt nam hôm nay
(6) Hà Văn Thùy, Idem
(7) Lê Việt Thường, “Hằng Tính Của Dân Tộc Việt”
http://www.minhtrietviet.net/article/article3a.htm
http://www.minhtrietviet.net/article/article3a.htm
(8) Hà Văn Thùy, Idem
(9) Lê Việt Thường, “Con Đường Nào Cho Việt Nam Hôm Nay?”,Idem
(10) Hà Văn Thùy, Idem
(11) Đông Lan, “Triết Lý An Vi Là Gì?”
http://www.minhtrietviet.net/article/article39.htm
(12) Hà Văn Thùy, Idem
(13) Kim Định, “Việt Triết Nhập Môn”
http://vietnamvanhien.net/viettrietnhapmon.html
http://vietnamvanhien.net/viettrietnhapmon.html
(14) Kim Định, “Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc”
http://vietnamvanhien.net/photuongdepnhatcuaviettoc.pdf
http://vietnamvanhien.net/photuongdepnhatcuaviettoc.pdf
(15) Hà Văn Thùy, Idem
(16) Kim Định, “Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc”, Idem
(17) Hà Văn Thùy, Idem
(18) Lê Việt Thường, “Thái Độ Nghiêm Túc Khi Sử Dụng Dữ Kiện hay Lý Thuyết Khoa Học”
http://www.minhtrietviet.net/article/article71.htm
http://www.minhtrietviet.net/article/article71.htm
(19) Hà Văn Thùy, Idem
(20) Hà Văn Thùy, Idem
(21) Trần Ngọc Thêm, Idem
(22) Tạ Chí Đại Trường : “Về “huyền sử gia” Kim Định và các chi, bàng phái “huyền sử học” Việt Nam?
http:// www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12188&rb=0302
(20) Hà Văn Thùy, Idem
(21) Trần Ngọc Thêm, Idem
(22) Tạ Chí Đại Trường : “Về “huyền sử gia” Kim Định và các chi, bàng phái “huyền sử học” Việt Nam?
http:// www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12188&rb=0302
(23) Đông Lan, “Tiểu Sử Cố Triết Gia Kim Định”
http://www.minhtrietviet.net/article/tieusu1.htm
http://www.minhtrietviet.net/article/tieusu1.htm
(24) Vũ Khánh Thành,“Hành Trình Kim Định Và An Việt”
http://www.minhtrietviet.net/article/tieusu1.htm
http://www.minhtrietviet.net/article/tieusu1.htm
(25) Trần Ngọc Thêm, Idem
(26) Tạ Chí Đại Trường, Idem
(27) Hà Văn Thùy, Idem
(28) Trần Ngọc Thêm, Idem
(29) Nguyễn Đình Chú, “Những Ngày Ấy”
http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song/cuoc-song-quanh-ta/4322-triet-gia-tran-duc-thao-nhung-ngay-ay.html
(26) Tạ Chí Đại Trường, Idem
(27) Hà Văn Thùy, Idem
(28) Trần Ngọc Thêm, Idem
(29) Nguyễn Đình Chú, “Những Ngày Ấy”
http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song/cuoc-song-quanh-ta/4322-triet-gia-tran-duc-thao-nhung-ngay-ay.html
(30) Nguyễn Mạnh Tường, “Un Excommunié” (Kẻ Bị Rút Phép Thông Công)
http://minhtrietviet.net/kbrptca/
http://minhtrietviet.net/kbrptca/
(31) Trần Ngọc Thêm, Idem
(32) Trần Ngọc Thêm, Idem
(33) Kim Định “Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc”, Idem
(32) Trần Ngọc Thêm, Idem
(33) Kim Định “Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc”, Idem
(34) Idem
(35) Trần Ngọc Thêm, Idem
(36) Lê Việt Thường, “Những Sai Lầm Ngộ Nhận Về Cố Triết Gia Kim Định”
http://www.minhtrietviet.net/article/article40.htm
(36) Lê Việt Thường, “Những Sai Lầm Ngộ Nhận Về Cố Triết Gia Kim Định”
http://www.minhtrietviet.net/article/article40.htm
(37) Idem
(38) Lê Việt Thường, “Khi Nhà Sử Học Lạc Đường Vào Thế Giới Văn Hóa”
http://www.minhtrietviet.net/index.htm
(38) Lê Việt Thường, “Khi Nhà Sử Học Lạc Đường Vào Thế Giới Văn Hóa”
http://www.minhtrietviet.net/index.htm
(39) Kim Định, “Việt Triết Nhập Môn”, Idem
(40) Lê Việt Thường, “Minh Triết Dẫn Đạo Chính Trị”http://minhtrietviet.net/minh-triet-dan-dao-chinh-tri/
(40) Lê Việt Thường, “Minh Triết Dẫn Đạo Chính Trị”http://minhtrietviet.net/minh-triet-dan-dao-chinh-tri/
(41) Kim Định, “Việt Triết Nhập Môn”, Idem
(42) Idem
(43) Lê Việt Thường, “Minh Triết Dẫn Đạo Chính Trị”. Idem
(44) Kim Định, “Việt Triết Nhập Môn”, Idem
(45) Kim Định “Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc”, Idem
(42) Idem
(43) Lê Việt Thường, “Minh Triết Dẫn Đạo Chính Trị”. Idem
(44) Kim Định, “Việt Triết Nhập Môn”, Idem
(45) Kim Định “Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc”, Idem
(46) Nguyễn Hiến Lê, “Kinh Dịch: Đạo Của Người Quân Tử”, NXB Văn Hóa,SG 1994, tr. 46
(47)Kim Định, “Loa Thành Đồ Thuyết”
http://vietnamvanhien.net/loathanhdothuyet.pdf
(47)Kim Định, “Loa Thành Đồ Thuyết”
http://vietnamvanhien.net/loathanhdothuyet.pdf
(48) Trần Ngọc Thêm, “Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam”NXBTPHCM, 2001, tr.611
(49) Kim Định, “Hùng Việt Sử Ca”
http://vietnamvanhien.net/hungvietsuca.html
(49) Kim Định, “Hùng Việt Sử Ca”
http://vietnamvanhien.net/hungvietsuca.html
(50) Lê Việt Thường, “Cần Cập Nhật Hóa Phương Pháp Và Nôi Dung Trong Lãnh Vực Suy Tư”
http://www.tinparis.net/vn_index.html văn hóa/cần cập nhật hóa phương pháp và nội dung trong lãnh vực suy tư
http://www.tinparis.net/vn_index.html văn hóa/cần cập nhật hóa phương pháp và nội dung trong lãnh vực suy tư
(51) Kim Định “Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc”
http://vietnamvanhien.net/photuongdepnhatcuaviettoc.pdf
http://vietnamvanhien.net/photuongdepnhatcuaviettoc.pdf
(52) Trần Ngọc Thêm, Idem
(53) Idem
(54) Idem
(55) Trần Ngọc Thêm, “Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam”Idem, tr.614-615
(56) Kim Định, “Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc”, Idem
(53) Idem
(54) Idem
(55) Trần Ngọc Thêm, “Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam”Idem, tr.614-615
(56) Kim Định, “Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc”, Idem
(57) Kim Định, http://vietnamvanhien.net/vandequochoc.pdf
(58) Trần Ngọc Thêm. “ Kim Định Với Việc Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam”, Idem
(58) Trần Ngọc Thêm. “ Kim Định Với Việc Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam”, Idem
(59) Idem
(60) Idem
(61) Kim Định, “Việt Lý Tố Nguyên”http://vietnamvanhien.net/vietlytonguyen.html
(60) Idem
(61) Kim Định, “Việt Lý Tố Nguyên”http://vietnamvanhien.net/vietlytonguyen.html
(62) Trần Ngọc Thêm, Idem
(63) Kim Định, “Việt Lý Tố Nguyên”. Idem
(64) Idem
(65) Trần Ngọc Thêm, Idem
(66) Kim Định, “Hùng Việt Sử Ca”, Idem
(67) Idem
(68) Trần Ngọc Thêm, “Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam”Idem, tr.64-65
(69) Chang K.C., “the Archaeology of Ancient China, New Haven, Conn,. 1968
(70) Lê Văn Ẩn, “Việt”
http://www.minhtrietviet.net/article6.pdf
(63) Kim Định, “Việt Lý Tố Nguyên”. Idem
(64) Idem
(65) Trần Ngọc Thêm, Idem
(66) Kim Định, “Hùng Việt Sử Ca”, Idem
(67) Idem
(68) Trần Ngọc Thêm, “Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam”Idem, tr.64-65
(69) Chang K.C., “the Archaeology of Ancient China, New Haven, Conn,. 1968
(70) Lê Văn Ẩn, “Việt”
http://www.minhtrietviet.net/article6.pdf
(71) Idem
(72) Kim Định, “Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc”, Idem
(72) Kim Định, “Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc”, Idem
(73) Lê Việt Thường, “Hiện Tượng Kỳ Quái: ‘Tổ Quốc Ăn Năn”
http://www.minhtrietviet.net/article/article31.htm
http://www.minhtrietviet.net/article/article31.htm
(74) Trần Ngọc Thêm. “ Kim Định Với Việc Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam”, Idem
(75) Trần Ngọc Thêm, “Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam”Idem, tr.151
(76) Idem, tr.609
(77) Idem. Tr.608
(78) Kim Định, “Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc”, Idem
(75) Trần Ngọc Thêm, “Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam”Idem, tr.151
(76) Idem, tr.609
(77) Idem. Tr.608
(78) Kim Định, “Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc”, Idem
(79) Trần Ngọc Thêm, “Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam”Idem, tr.481
(80) Idem, tr.615
(81 )Kim Định, “Chữ Thời”
http://vietnamvanhien.net/chuthoi.pdf
(80) Idem, tr.615
(81 )Kim Định, “Chữ Thời”
http://vietnamvanhien.net/chuthoi.pdf
(82) Kim Định, “Những Dị Biệt Giữa Hai Nền Triết Lý Đông Tây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét