Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Trung Quốc nguy cơ đại bại nếu chiến tranh với Mỹ


Đặng Phương Thảo/Nguồn:Viettimes 

Petrotimes - Mỹ nếu giao tranh với Trung Quốc chắc chắn sẽ có lợi thế quyết định. Trung Quốc liệu có chiến đấu chống lại cường quốc quân sự là Mỹ mà một số người coi đó là cỗ máy chiến đấu chết chóc nhất mọi thời đại. Một số lí do quan trọng cơ bản khiến nhiều người tin chắc Mỹ sẽ đánh bại Trung Quốc trong cuộc chiến này.

Đừng nói lý thuyết rằng chiến tranh Mỹ - Trung sẽ là địa ngục cho cả nhân loại hay nó sẽ có khả năng khởi đầu cho cuộc Thế chiến thứ ba. Hàng triệu, thậm chí hàng tỉ người sẽ chết nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng trong cuộc xung đột đó. Nền kinh tế toàn cầu sẽ bị hủy hoại, đó là điều sẽ diễn ra khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đối đầu quân sự. Ơn trời là có rất ít cơ hội để điều này diễn ra.

Dẫu vậy, mối đe dọa về cuộc xung đột vẫn còn đó vì còn rất nhiều điểm gây áp lực khác trong mối quan hệ Mỹ - Trung. Quên đi những thách thức từ IS, Ukraine, Syria hay bất kỳ vấn đề nào vào thời điểm này. Quan hệ Mỹ- Trung liệu có còn hòa bình hay không chính là thách thức quan trọng nhất của cả thời đại này.

Tác giả đã nghiên cứu kỹ để xem Trung Quốc bằng cách nào có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho Mỹ và lực lượng liên minh quân sự trong chiến tranh. Nhờ có hơn 20 năm đầu tư quy mô lớn, Trung Quốc đã đi từ một nước hạng ba về quân sự, rất yếu về mặt sức mạnh tấn công để trở thành một cỗ máy quân sự hạng hai trên hành tinh. Và với sự nhấn mạnh vào hệ thống vũ khí cùng với học thuyết chống tiếp cận quân sự (A2/AD), Trung Quốc có vẻ như đang phát triển các công cụ nước này cần nếu chiến tranh với Mỹ xảy ra. Phương châm của Trung Quốc những ngày này là: Hãy chuẩn bị.

Bài báo này xem xét những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt chống lại Mỹ nếu xung đột diễn ra nhưng ở một phương diện rộng. Dẫu cho Trung Quốc chắc chắn đã có công cụ để thực thi nếu chiến tranh với Mỹ xảy đến, các thách thức mà nước này phải đối mặt trong cuộc xung đột sẽ rất nhiều và trong số đó nhiều những thách thức khá cơ bản.

Trung Quốc liệu có tham gia chiến tranh chống lại cường quốc quân sự là Mỹ mà một số người coi đó là cỗ máy chiến đấu chết chóc nhất mọi thời đại. Chúng ta sẽ xem xét một số lí do quan trọng cơ bản tại sao nhiều người lập luận một cách hết sức thuyết phục rằng Mỹ sẽ đánh bại Trung Quốc trong cuộc chiến này.

Một bí mật lớn: Quân đội Trung Quốc mạnh đến đâu?

Trung Quốc cũng có những tên lửa mới sáng bóng mà mọi người luôn tò mò về chúng. Tàu sân bay đang xây dựng của nước này, máy bay thế hệ thứ 5, các loại tên lửa hành trình, tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm chạy diesel cực kỳ êm, máy bay không người lái, thủy lôi, vv… Quân đội Trung Quốc đã phát triển mạnh nhưng vẫn còn rất nhiều điểm yếu.

Nếu chiến tranh Mỹ- Trung xảy ra, Trung Quốc có thể sử dụng những loại vũ khí trên hiệu quả đến mức nào? Đúng, Trung Quốc chắc chắn đang phát triển các thiết bị quân sự và công nghệ để triển khai lực lượng hiệu quả. Tuy nhiên các loại vũ khí này hiệu quả đến mức nào trong bối cảnh chiến tranh? Chắc chắn Trung Quốc đang phát triển một đội quân tầm cỡ thế giới, nhưng liệu binh sĩ của họ có thể vận hành mọi loại vũ khí, thiết bị thành thạo hay không? Trung Quốc có thể có quân đội lớn nhất trên thế giới, nhưng nếu không biết cách sử dụng chúng thì kết quả ra sao đã biết.

Có rất nhiều quan điểm về vấn đề này. Ian Easton trong một bài viết trên trang The Diplomat, đã nhắc nhở về khả năng, bản chất và nhiệm vụ của quân đội Trung Quốc và chắc chắn nước này sẽ không chỉ nhằm vào Mỹ. Easton chỉ ra tình trạng huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của quân đội Trung Quốc thật sự gây kinh ngạc. Trong cuộc diễn tập quân sự hè năm 2012, một đơn vị quân đội chiến lược của Trung Quốc, quá căng thẳng vì việc xử lí các đầu đạn trong khu hầm ngầm thực sự phải dành thời gian ra khỏi 15 ngày mô phỏng chiến tranh để xem phim và hát karaoke. Thực tế, vào ngày thứ 9 của cuộc diễn tập, một đoàn văn công đã được đưa đến để mua vui cho những người binh sĩ quá căng thẳng.

Trong khi những năm gần đây đã chứng kiến nỗ lực truyền thông của Trung Quốc nhằm thuyết phục cả thế giới rằng Trung Quốc là một nước quân sự mạnh nhưng bên ngoài lại thường quên rằng Trung Quốc thậm chí còn không có một quân đội chuyên nghiệp. Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, không giống như lực lượng vũ trang của Mỹ, Nhật, Hàn, Đài Loan và các nước nặng ký khác trong khu vực, không phải là một quân đội chiến đấu chuyên nghiệp như chính cái tên của nó.

Mặt khác, quân đội là lực lượng vũ trang của đảng cộng sản Trung Quốc. Quả thực, tất cả các sĩ quan trong quân đội đều là đảng viên và tất cả các đơn vị cấp đại đội trở lên đều có các chính ủy nhằm thực thi sự kiểm soát của đảng. Mọi quyết định quan trọng trong quân đội đều do các cấp ủy đảng quyết định, trong đó các sĩ quan chính trị chiếm phần lớn thay vì các chỉ huy thực sự.

Vậy những điều trên sẽ ảnh hưởng như thế nào tới thời gian phản ứng nhanh cần thiết để đưa ra những quyết định nhanh chóng một khi chiến tranh Trung- Mỹ nổ ra? Liệu Trung Quốc có phụ thuộc vào những thách thức này không? Trong khi việc diễn tập vào năm 2012 có thể là một sự cố tách biệt, việc coi quân đội Trung Quốc là một quân đội đảng là một sự thật hết sức quan trọng. Điều này có ý nghĩa gì trong cuộc chiến tranh Trung- Mỹ?

Trung Quốc có thể hợp đồng tác chiến không?

Không có cách nào tốt hơn để khiến một đội quân hiện đại trở nên thiện chiến chính là khả năng phối hợp hiệp đồng tác chiến. Chia sẻ thông tin tình báo và tiến hành chiến tranh bằng cách phối hợp lực lượng trên nhiều lĩnh vực (hàng hải, hàng không, trên bộ và không gian mạng) là cách tốt nhất để đạt được những mục tiêu quân sự khó chiến thắng và cũng là lực lượng cuối cùng có số lượng lớn như vậy. Đây là điều mà Mỹ và các cường quốc khác đang tốn nhiều thời gian, năng lượng và nguồn lực để đạt được.

Trung Quốc cũng đang hành động để đạt được mục tiêu này. Và trong khi các nguồn vẫn đưa ra các thông tin khác nhau về mức độ mà Trung Quốc có thể tiến hành một chiến dịch phối hợp chống lại kẻ thù đặc biệt là chống lại Mỹ, nhiều người vẫn còn nghi ngờ về khả năng của Trung Quốc. Trong một nghiên cứu của Công ty RAND mang tên “Quá trình hiện đại hóa quân sự dang dở của Trung Quốc”, các tác giả nghi ngờ sâu sắc về thời điểm khi nào Bắc Kinh mới có khả năng phối hợp tác chiến.

Nghiên cứu phân tích như sau: Rất nhiều các chiến lược gia Trung Quốc coi việc Trung Quốc không có khả năng tiến hành các hoạt động chung ở mức độ cạnh tranh là vấn đề chính mà Trung Quốc phải đối mặt vì nước này muốn triển khai sức mạnh chiến đấu trên biên giới trên bộ. Quả thực các nguồn lực của Trung Quốc cho thấy một số vấn đề - điều góp phần vào những yếu kém của Quân đội Trung Quốc trong lĩnh vực phối hợp hành động và cho rằng vẫn có một khoảng cách lớn giữa quân đội Trung Quốc và quân đội các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ.

Các ấn phẩm của quân đội Trung Quốc cũng chỉ ra những thiếu sót vẫn còn đang tiếp diễn trong công tác huấn luyện cho dù đã có nhiều năm nỗ lực nâng cấp việc huấn luyện thực tế hơn và khắc phục những nhược điểm và cải thiện khả năng tác chiến của quân đội. Chính Trung Quốc cũng chỉ ra những thách thức dai dẳng trong công tác tiếp vận và lực lượng hỗ trợ chiến đấu, như đã được phản ánh qua những cuộc thảo luận thường xuyên về những yếu kém trong khâu hậu cần và năng lực bảo trì.

Lần cuối Trung Quốc tham chiến là năm 1979

Khi bàn đến công nghệ quân sự, đón đầu xu hướng luôn là chìa khóa. Mỹ dường như lúc nào cũng tiên phong chế tạo ra những công nghệ quốc phòng mới. Câu hỏi về lâu về dài cho Trung Quốc là nước này liệu có theo kịp trong cuộc chơi công nghệ không? Cụ thể, liệu Trung Quốc có thể nâng cấp hệ thống quân đội tiên tiến hay không? Đây có lẽ là thách thức lớn nhất cho Trung Quốc nếu xảy ra xung đột với Mỹ (có thể trong tầm 10-20 năm nữa).

Chúng ta đều biết rằng Trung Quốc luôn “mượn” những thiết kế của các hệ thống chiến đấu tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên dù đi sao chép thì những thiết bị này vẫn cần được bảo trì và điều hành, đôi khi việc này lại chẳng dễ chút nào. Việc sao chép không tốt sẽ chẳng mang lại lợi lộc gì cho Trung Quốc trên chiến trường. Trong thập kỷ tới, Trung Quốc cần nâng cấp nhiều phương diện của quân đội sau khi những phần cứng của quân đội và các hệ thống phức tạp khác khiến những thứ như hệ thống máy bay, vốn đã không dễ sản xuất lại còn phải vật lộn tìm cách vận hành.

Trung Quốc cũng cần biết bảo trì và nâng cấp các thiết bị tầm cỡ thế giới dưới những điều kiện tồi tệ nhất. Cho dù việc cải tiến và đón đầu xu hướng cũng chẳng lấy gì làm hấp dẫn lắm, nó vẫn mang lại lợi ích trong cuộc chiến chống lại Mỹ nếu xét về lâu dài. Chỉ thời gian mới có thể trả lời liệu Trung Quốc có vượt qua thách thức này được hay không.

Cách tốt nhất để trở nên giỏi trong bất kỳ lĩnh vực gì là phải thực hành thật nhiều. Thách thức đối với Trung Quốc là bạn có thể giành chiến thắng trong mọi cuộc chiến nếu bạn từng trải nghiệm chiến đấu thật sự, luôn có cách để học hỏi. Và con đường của Trung Quốc khá dốc: Trung Quốc đã không tham chiến kể từ cuộc chiến tranh với Việt Nam năm 1979.

Hiện nay, kiến thức về cuộc xung đột 35 năm trước không thể tạo ra chiến thắng chống lại Mỹ, việc không có kinh nghiệm chiến đấu sẽ đặt ra thách thức cho Trung Quốc. Mỹ nếu giao tranh với Trung Quốc chắc chắn sẽ có lợi thế quyết định.

Cho dù những cuộc xung đột mà Mỹ chiến đấu trong suốt 25 năm qua không phải là trận chiến chống tiếp cận (A2/AD), những thập kỷ gần đây đã mang lại cho quân đội Mỹ khả năng thử nghiệm hệ thống mới và chiến thuật mới, sửa chữa những thứ chưa được hoạt động khi cần dùng đến và đưa ra những sự điều chỉnh quan trọng cho viễn cảnh tương lai.

Chẳng hạn, Mỹ không cần đưa chiến đấu cơ tàng hình F-22 đến Syria, tuy nhiên cơ hội để học hỏi kinh nghiệm trên chiến trường là một điều hết sức quan trọng và là lý do chính để Mỹ hành động như vậy. Và đó là một lĩnh vực mà Mỹ có lợi thế lớn trong trận chiến với Trung Quốc.

* Lược thuật bài viết của Harry J.Kazianis, chuyên gia cao cấp của Ban Chính sách quốc phòng thuộc Trung tâm nghiên cứu Lợi ích Quốc gia Mỹ và là chuyên gia cao cấp của Viện chính sách Trung Quốc. Ông từng là biên tập viên của National Interest và The Diplomat.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: