Mọi chuyện bắt đầu vào năm 2007, khi ông P.Subrahmanyam, 64 tuổi, từ Hyderabad, Ấn Độ, đến New Zealand để thăm con trai mình. Gia đình, bạn bè và đối tác kinh doanh đều biết ông luôn dậy sớm mỗi sáng và chạy bộ để có một cuộc sống khỏe mạnh.
Một ngày khi đang chạy bộ ở New Zealand, ông Subra tình cờ nhìn thấy nhóm người đang ngồi thiền trong công viên xinh đẹp ở Christchurch, một thành phố lớn nhất ở Đảo Nam, New Zealand.
Trong cuộc phỏng vấn của Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV), ông Subra nói rằng giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu và những động tác chậm rãi đã làm ông chú ý, nhưng ông cảm thấy do dự vì môn tập này có nguồn gốc từ nước ngoài. Sáu ngày sau ông mới bắt đầu tập các động tác cùng họ. Một người phụ nữ trông rất tốt bụng, cô ấy là một học viên Pháp Luân Đại Pháp người Trung Quốc, cô tặng cho ông một cuốn sách có tên là Chuyển Pháp Luân. Kể từ đó, cuốn sách đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời ông.
Các nguyên lý đạo đức được giải thích trong cuốn sách đã thay đổi toàn bộ cách nhìn nhận của ông về cuộc sống và mọi người xung quanh. Ông Subra cho biết: “Tôi có thể giải quyết ổn thỏa bất kỳ khó khăn nào. Tôi không có vấn đề về sức khoẻ tại thời điểm này và ở độ tuổi này – hiện giờ tôi đã 64 tuổi, và sẽ bước sang tuổi 65 vào tháng 10 này. Môn tập đã giúp tôi cân bằng được cuộc sống cá nhân và công việc kinh doanh của mình”.
Chuyển Pháp Luân là cuốn sách chỉ đạo tu luyện chính của Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công), hiện đang được phổ truyền tại hơn 140 quốc gia với hơn 100 triệu người theo tập trên toàn thế giới. Người khai sáng môn tập, ông Lý Hồng Chí, đã xuất bản cuốn sách vào năm 1995, và chỉ trong vài năm ngắn ngủi, nó đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất và được dịch ra 38 ngôn ngữ khác nhau. Cùng với 5 bài tập thiền định nhẹ nhàng, các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp đã tạo nên một nền tảng khác biệt so với các môn tập khác.
Ông Subra nói rằng ông có thể cảm nhận được sự an hoà và tĩnh tại mà ông chưa từng trải qua trong cuộc sống bộn bề trước đây; ông có thể giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày tốt hơn, và cho dù có gặp khó khăn, mệt mỏi, ông cũng có thể đón nhận nó một cách vui vẻ, thoải mái. Bởi thu được những lợi ích về sức khoẻ, nên ông Subra rất mong muốn chia sẻ môn tập này với những người khác. Ông đã dành nhiều công sức để giới thiệu Pháp Luân Công đến nhiều người dân trên đất nước ông.
Chia sẻ những trải nghiệm của mình, ông Subra nói với NTDTV rằng vào một ngày đẹp trời, ông đã lên kế hoạch gặp giám đốc Học viện Cảnh sát Telangana để chia sẻ những lợi ích về sức khoẻ từ môn tập.
Ông Subra cho biết: “Tôi muốn chia sẻ vẻ đẹp của môn tu luyện tinh thần này với các nhân viên cảnh sát ở thành phố chúng tôi. Họ thường xuyên phải vật lộn với căng thẳng và mệt mỏi. Do vậy, tôi muốn mang đến cho họ một món quà giúp cuộc sống của họ trở nên dễ chịu hơn và cũng giúp họ có được sức khỏe tốt hơn”.
Giám đốc Học viện Cảnh sát Tiểu bang Telangana, ông Jitender, vui vẻ tìm hiểu về môn tập, và cho phép ông Subra và bạn bè của ông có một buổi luyện tập cùng với toàn thể đội ngũ cảnh sát mới được tuyển dụng. Trong tuần đầu tiên của tháng 5 năm 2017, khoảng 700 học viên nữ ở Học viện Cảnh sát ở Telangana đã tham gia lớp học thiền định miễn phí của Pháp Luân Đại Pháp cùng với ông Subra.
Nhiều nữ cảnh sát cho biết họ đã được trải nghiệm cảm giác tĩnh tại và an hoà trong khi thiền định. Một số khác có cảm nhận năng lượng lớn mạnh trong khi thực hành bài thiền đứng và tiếp tục duy trì ở những bài tập sau đó.
Ông nói: “Tất cả mọi người đều cho rằng môn tập này rất tốt và họ đánh giá cao những nỗ lực của chúng tôi”.
Ông Subra cho biết khóa học tháng 5 vừa rồi không phải là khóa học đầu tiên cùng với học viện cảnh sát. Vào đầu năm 2011, ông cùng với các học viên khác đã từng giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp tại Học viện Cảnh sát và cảnh sát giao thông ở bang Andhra Pradesh. Họ đã nhận được thư cảm ơn của Học viện Cảnh sát.
Theo trang web Minh Huệ (Minghui.org), một trang chuyên đưa tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc, Pháp Luân Đại Pháp đã nhận được hơn 2.000 giải thưởng danh dự và thư công nhận từ các chính phủ khác nhau trên khắp thế giới. Nhưng thật đáng tiếc, môn tập này đã bị cấm ở Trung Quốc, cũng là nơi Pháp Luân Công được truyền xuất ra. Cuộc bức hại môn tu luyện tinh thần này bắt đầu diễn ra vào năm 1999 tại Trung Quốc, và cho đến nay, nó vẫn đang tiếp diễn. Theo chỉ thị của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, Giang Trạch Dân, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết, và hàng trăm ngàn người vẫn đang bị giam giữ trong các nhà tù.
Ông Subra cho biết ông sẽ tiếp tục nỗ lực nói lên sự thật về môn tu luyện cổ xưa này, bởi ông hiểu rằng chính môn tập tuyệt vời này đã khiến cuộc sống của ông trở nên tốt đẹp như thế nào, và ông sẽ không ngừng thực hiện sứ mệnh hòa bình của mình để giúp người dân Ấn Độ biết đến cuộc đàn áp vô nhân tính mà các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang phải chịu đựng ở Trung Quốc.
Ông Subra nói thêm: “Tôi muốn đưa ra một sự tương phản giữa chính phủ đất nước chúng tôi và chính quyền Trung Quốc, rằng khi họ đã và đang ra lệnh cho toàn bộ hệ thống an ninh quốc gia, bao gồm cảnh sát, quân đội, và tòa án đánh đập, tra tấn, giết hại và bỏ tù các học viên Pháp Luân Công vô tội, thì ở đây, tại Ấn Độ, cảnh sát đang theo học và luôn sẵn lòng khiến nó trở thành một phần cuộc sống của họ”.
Theo NTD.TV
Tâm Minh biên dịch
Tâm Minh biên dịch
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét