Phùng Hoài Ngọc
“TRƯỜNG SA” TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN LỚP 3 TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀY
Tiếp theo phần 1, mời bạn hãy xem Trung cộng đặt quần đảo Trường Sa vào đầu óc non nớt của học sinh lớp Ba ở tỉnh Giang Tô để dụ dỗ hun đúc tham vọng nhi đồng như thế này.
苏教版三年级语文下册
(Tô giáo bản tam niên cấp Ngữ văn hạ sách
: Bản in của tỉnh Giang Tô: Ngữ văn lớp Ba quyển hạ (tập 2)
*
課文 2:“美丽的南沙群岛”
KHOÁ VĂN 2: “MỸ LỆ ĐÍCH NAM SA QUẦN ĐẢO”
“TRƯỜNG SA” TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN LỚP 3 TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀY
Tiếp theo phần 1, mời bạn hãy xem Trung cộng đặt quần đảo Trường Sa vào đầu óc non nớt của học sinh lớp Ba ở tỉnh Giang Tô để dụ dỗ hun đúc tham vọng nhi đồng như thế này.
苏教版三年级语文下册
(Tô giáo bản tam niên cấp Ngữ văn hạ sách
: Bản in của tỉnh Giang Tô: Ngữ văn lớp Ba quyển hạ (tập 2)
*
課文 2:“美丽的南沙群岛”
KHOÁ VĂN 2: “MỸ LỆ ĐÍCH NAM SA QUẦN ĐẢO”
BÀI HỌC SỐ 2: “QUẦN ĐẢO NAM SA MỸ LỆ”
1.
Theo truyền thuyết, một tiên nữ giáng cõi trần, ném xuống vùng biển rộng lớn xa xôi phía Nam Trung Quốc từng xâu chuỗi hạt trân châu bóng ngời, đó là quần đảo Nam Sa mỹ lệ. Nam Sa quần đảo nằm ở chót cực nam của tổ quốc chúng ta, với hơn hai trăm đảo nhỏ, những tảng đá lớn ngầm bủa giăng chằng chịt bày ra như bàn cờ.
Tổ tiên chúng ta từ rất sớm, trên hai ngàn năm trước đã lái những chiếc thuyền vượt qua biển lớn đến vùng này, bắt cá, vỡ đất hoang trên các đảo nhỏ, trồng cây. Nam Sa mênh mang, qua từng hòn đảo, dừng lại đó, tổ tiên ta đã thắp lên những ngọn khói hương cho buôn bán sầm uất.
2.***
Nam Sa là một kho tàng chứa bảo vật màu lam khổng lồ của tổ quốc. Nàng tiên nữ đã cho chúng ta một nguồn sinh vật biển quý giá với số lượng nhiều khó đo lường được, cất giữ che giấu một nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú, lưu trữ nguồn năng lượng biển dùng không bao giờ hết. Dưới những tầng cát sâu, chứa đựng trữ lượng dầu khí vô cùng dồi dào mà thiên hạ ca tụng là “vịnh Ba Tư thứ hai”.
3.
Nam Sa cũng là một thế giới đẹp mê người. Trời xanh một màu xanh lam ngọc, biển là một khối ngọc phỉ thúy. Trông xa, trời nước nối liền, phỉ thủy hòa lẫn lam ngọc hợp bích, diện mạo thật hùng tráng, sung mãn. Cúi nhìn nước biển xanh trong, sáng ngời thấy rõ những con tôm hùm, cá chim, rùa biển ngũ sắc rực rỡ, khiến tâm hồn con người rất phóng khoáng vui vẻ. Những làn sóng xanh bao la bát ngát trên vùng biển Nam Sa, miên man sóng bạc đầu, từng lớp từng lớp nâng đỡ rồi tung lên những bọt sóng tuyệt đẹp, chừng như đang nhảy múa dâng hoa chào đón mọi người. Có thể khẳng định, quần đảo Nam Sa trong tương lai sẽ là một nơi thắng cảnh cực kỳ hấp dẫn du khách bốn phương.
NGUYÊN VĂN HAI TRANG (ảnh) DƯỚI ĐÂY TRÍCH TỪ SÁCH NGỮ VĂN LỚP 3 XUấT BảN ở GIANG TÔ (bản scan, trên mạng China) :
Việt Nam gọi quần đảo Trường Sa, TQ gọi Nam Sa, tiếng Anh gọi Spratly Islands.
Trường Sa diện tích gần 160.000 km, kích thước 800 kmx 600 km, khoảng 160 đảo nhỏ-cồn cát-rạn đá ngầm-bãi cát ngầm/bãi cạn-bãi ngầm đã đặt tên (phía TQ),
Tổng diện tích đất nổi thường xuyên của quần đảo rất nhỏ, không quá 5 km² tới 11 km², phần còn lại bị chìm khuất khi thủy triều lên. Đảo Song Tử Tây là đảo san hô, cao nhất với cao độ 4 m so với mực nước biển.
Hiện còn tranh chấp giữa Việt Nam với Brunei, Philippins, Malaysia, Đài Loan và Trung Quốc (riêng TQ và Đài Loan tự ý vạch ra đường chữ U-chín khúc- lưỡi bò tham lam trùm tất cả).
Trung cộng đã cho xây các đảo nhân tạo nhô lên trên các bãi ngầm, đảo ngầm ở Trường Sa làm căn cứ quân sự và công bố hoàn thành. Giới bình luận quốc tế cho rằng quốc tế sẽ không công nhận những “lãnh địa” nhân tạo.
Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Khi sắp kết thúc bài viết này, chúng tôi mới nghe tin: hai quần đảo HS-TS đã vào chương trình học (có lẽ ngoại khóa thôi) của các trường học phổ thông ở Sài Gòn- TP.HCM từ năm học 2015.
Vậy là, Sài Gòn đã đi trước Hà Nội một bước.
**
Nhớ lại chuyện ở Việt Nam, năm 2007 những người yêu nước tự nguyện đi biểu tình đòi hai quần đảo, một lão bí thư chi bộ ở vùng Sài Gòn (TP.HCM) le te xăng xái đi mắng mỏ những người biểu tình. Một phóng viên chià mic ra phỏng vấn, lão đáp tỉnh queo rằng “có cái bãi hoang chim ỉa thôi mà đòi ầm ĩ làm chi”. Đó là một kiểu bí thư chi bộ điển hình ở Việt Nam, chả cần biết quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là cái ất giáp gì, cũng như nhiều việc khác, bí thư chi bộ chẳng cần tư duy, chỉ cần nói dựa theo ý cấp trên là xong.
Đáng buồn và thương hại biết bao !
P.H.N
(Phùng Hoài Ngọc dịch, Minh Nguyệt hiệu đính)
- xin bấm vào từng trang coi rõ hơn
(Nguồn: http://www.szxuexiao.com/keben/html/438.html )
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét