Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG ĐẤT ĐỒNG SÊNH



Nguyễn Anh Tuấn 
27.07.2017 



Bản đồ này do một thành viên GT vẽ, trên cơ sở các mốc được đánh dấu tại chỗ bằng định vị vệ tinh.

Việc đi đến từng mốc để đánh dấu trên bản đồ vệ tinh, có video ghi lại đầy đủ.

Một số hình ảnh chụp màn hình để minh hoạ:

Hình 2: Ảnh chụp màn hình tại mốc 28
Hình 3: Ảnh chụp màn hình tại mốc 2H2.  
Mốc 2H2 - phân định 2 huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức
Hình 4: Ảnh chụp màn hình tại mốc 14. Mốc 14 - phân định ranh giới 2 huyện Chương Mỹ, Mỹ Đưc, trên đường Đồng Tâm đi Hữu Văn.
 Hình 5: Ảnh chụp màn hình tại mốc 20. Mốc 20: Phân định ranh giới phía Nam của khu đất quốc phòng 47,36 ha với Đồng Tâm - cạnh đường Đồng Tâm đi Hữu Văn.
.
 Hình 6: Ảnh chụp màn hình tại mốc 23. Mốc 23: Ven đường DT429, gần cổng chính trường bắn Miếu Môn, xác định ranh giới phía Nam của diện tích đất quốc phòng 47,36 ha.

Hình 7: Ảnh chụp màn hình tại mốc phân định ranh giới Mỹ Đức - Chương Mỹ
trên đường DT429 (góc trên bên trái). Vị trí mốc phân định ranh giới phía Bắc và phía Tây của đất Đồng Tâm với xã Trần Phú huyện Chương Mỹ. Mốc này hiện đã nhiều lần bị kẻ xấu đào phá, trước các nỗ lực phát hiện và ngăn chặn của nông dân Đồng Tâm.
 
Một sự thật ít người biết: 

Phần đất từ mốc 23 thẳng xuống phía Nam (dưới) 20m rồi kéo về bên trái, phía dưới DT429 (theo đường mô tả gấp khúc màu đen), cũng là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm.

Năm 2008, Trung tâm huấn luyện Miếu Môn xây tường rào tới sát đường DT429 (diện tích màu tím), lấy hết đất nông nghiệp của Đồng Tâm ở phía Nam đường DT429.

Tuy vậy, vì xác định rõ việc mất đất này là phục vụ mục đích quốc phòng (cho trường bắn Miếu Môn của quân đội) nên người dân Đồng Tâm đã chấp nhận mà không có phản đối gì.

Diện tích này theo lời các cụ trong tổ Đồng Thuận thôn Hoành, cũng thuộc vào đất Đồng Sênh.

Hiện bà con nông dân Đồng Tâm đang quyết tâm giữ phần Đất Nông nghiệp còn lại của mình bên phía tây khu đất quốc phòng 47,36 ha.

Khu đất nông nghiệp này, bà con đã và đang canh tác liên tục từ xưa đến nay, chưa bao giờ gián đoạn, chưa bao giờ bị thu hồi vì một quyết định nào của nhà nước.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: