>> Ai là 'ông chủ' sân golf Tân Sơn Nhất?
>> Báo cáo thiếu chính xác để giữ sân golf Tân Sơn Nhất?
>> Ỡm ờ văn bản quy trình, trách nhiệm... quy trình
>> Tàu vỏ thép hư hỏng nằm bờ: Họ đã phản bội ngư dân
LÊ THANH PHONG
>> Báo cáo thiếu chính xác để giữ sân golf Tân Sơn Nhất?
>> Ỡm ờ văn bản quy trình, trách nhiệm... quy trình
>> Tàu vỏ thép hư hỏng nằm bờ: Họ đã phản bội ngư dân
LÊ THANH PHONG
LĐO - Chiều 27.7, một xe khách đụng vào thanh giới hạn chiều cao rồi kẹt ở gầm cầu vượt Lăng Cha Cả, đường Trường Sơn, khiến lối ra vào sân bay Tân Sơn Nhất ùn tắc nghiêm trọng.
Hành khách bỏ ôtô kéo hành lý chạy vào sân bay. Nhưng đó là đối với những người có hành lý gọn nhẹ, đang ở vị trí gần sân bay. Còn người có hành lý nhiều và cồng kềnh, dứt khoát bị trễ chuyến bay vì không thể ôm hết hành lý chạy bộ được.
Tình trạng này không phải xảy ra một lần, vài lần, mà thường xuyên, liên tục, người dân chịu đựng quá đủ.
Vấn đề của sân bay Tân Sơn Nhất không chỉ là những đòi hỏi hạ tầng bên trong như nhà ga, đường lăn, sân đỗ, mà còn là hệ thống giao thông kết nối bên ngoài. Tăng cường tần suất cất hạ cánh của đường băng, xây dựng thêm nhà ga, xây dựng thêm đường lăn sân đỗ là quá tốt, nâng cao lượng hàng khách lên 43 – 45 triệu hành khách/năm.
Nhưng các câu hỏi đặt ra là, khi xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, nâng lượng khách lên gấp đôi hiện nay, thì sân bay Tân Sơn Nhất phải tuyển thêm cán bộ nhân viên tương ứng với khối lượng công việc. Các hãng máy bay tăng thêm tàu bay và tăng thêm người phục vụ hành khách như phi công, tiếp viên, nhân viên mặt đất, kỹ sư, công nhân kỹ thuật. Các doanh nghiệp dịch vụ mặt đất cũng tăng người lao động tương tự. Như vậy, số lượng phương tiện vận chuyển người ra vào sân bay để làm việc tăng cao hơn, nhưng đường cũng chỉ như cũ hoặc thêm vài cái cầu vượt, chẳng bõ bèn gì.
Còn nữa, khi lượng hàng khách tăng lên, các phương tiện ra vào để vận chuyển hàng hóa, hành khách, nhiên liệu, các thiết bị vật tư kỹ thuật phục vụ cho các hãng máy bay và sân bay sẽ tăng lên, lúc đó các tuyến đường ra vào sân bay sẽ bị tăng áp lực khủng khiếp. Đi như thế nào với lượng người và phương tiện gấp đôi hiện nay?
Mở các tuyến đường ở phía bắc sân bay là một đề xuất nhằm vạch một lối để phá bỏ thế độc đạo của đường Trường Sơn, nhưng mở như thế nào, tiền đâu để mở lại là chuyện khác.
Mở tuyến MRT từ Tân Sơn Nhất vào trung tâm, quá tốt, nhưng khi nào làm và làm khi nào mới xong. Hãy nhìn tuyến MRT Suối Tiên – Bến Thành thì rõ, cả chục năm chưa thấy tượng hình. Nghĩ lại mà thấy tiếc, giá như dành tiền làm tuyến MRT Bến Thành - Suối Tiên để thay vào tuyến Bến Thành – Tân Sơn Nhất thì hay biết mấy.
Hãy tìm mọi cách để khai thác tốt nhất sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng phải khẩn cấp xây dựng sân bay Long Thành, hoàn thành càng sớm càng tốt.
Dân mình không thể cứ mãi mãi xách hành lý hốt hoảng chạy vào sân bay.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét