GIÁO SƯ NGUYỄN LÂN DŨNG (GDVN) - Vì sao người Mỹ đã công khai nói lên toàn bộ sự đàn áp hết sức dã man trong một thời gian dài đối với những người da đen được mua hay bị bắt từ Châu Phi sang? Ảnh Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa người Mỹ gốc Phi tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ. (Ảnh: EPA/TTXVN)
LTS: Chia sẻ cảm nhận sau chuyến tham quan Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa người Mỹ gốc Phi tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho độc giả thấy tinh thần dám nhìn thẳng vào sự thật của người Mỹ. Theo Giáo sư, nước Mỹ để cho mọi người thấy rõ sự xấu xa, tàn ác của nạn phân biệt chủng tộc trong gần 200 năm lịch sử cũng là cách để họ quyết tâm đấu tranh cho sự bình đẳng.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Tại Washington D.C., tôi vô cùng phấn khích khi được vào thăm Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa người Mỹ gốc Phi đặt tại 1400 Constitution Avenue, NW, Washington, D.C., giữa Madison Drive và Constitution Avenue và giữa đường phố 14 và 15.
Việc vào cửa là miễn phí nhưng vô cùng khó khăn, bởi vì phải đăng ký qua mạng và mỗi ngày chỉ có khoảng 3.000 người được vào thăm.
Bảo tàng mới mở cửa từ tháng 9 năm ngoái mà đã có hơn 1 triệu người tham gia.
GS Nguyễn Lân Dũng: Rất nhiều người Việt ham tiền, vô cảm, hèn nhát
May sao tôi được sự ưu tiên hỗ trợ của một tiến sĩ lịch sử nguyên là phu nhân của Phó Đại sứ Mỹ tại Hà Nội thì mới vào nổi qua một cửa riêng.
Đây là bảo tàng quốc gia duy nhất dành riêng cho tài liệu về cuộc sống, lịch sử và văn hóa của người Mỹ gốc Phi.
Nó được thành lập theo Đạo luật của Quốc hội vào năm 2003, sau nhiều thập kỷ nỗ lực để thúc đẩy và nêu bật những đóng góp của người Mỹ gốc Phi.
Đến nay, Bảo tàng đã thu thập được hơn 36.000 hiện vật và gần 100.000 cá nhân đã trở thành thành viên Bảo tàng theo đăng ký.
Bảo tàng mở cửa cho công chúng vào ngày 24/9/2016, là bảo tàng thứ 19 và mới nhất của Viện Smithsonian.
Bảo tàng giúp cho mọi người thấy được câu chuyện lịch sử và nền văn hoá của châu Phi cùng với sự xâm nhập của người gốc Phi vào Mỹ trong suốt hơn 200 năm qua.
Nó khám phá ý nghĩa của việc trở thành một người Mỹ và chia sẻ những giá trị của Mỹ như khả năng phục hồi, lạc quan và tâm linh được phản ánh như thế nào trong lịch sử và văn hoá Châu Phi.
Đây là nơi hợp tác vượt ra ngoài Washington D.C. để thu hút khán giả không chỉ toàn nước Mỹ mà cả khách du lịch khắp thế giới.
Nó tập hợp được tư liệu từ vô số các Viện bảo tàng và các cơ sở giáo dục, những nơi đã khám phá và bảo tồn được các tư liệu lịch sử quan trọng về chủ đề này.
Bảo tàng này là một bảo tàng công cộng dành cho tất cả mọi người, nơi mọi người được chào đón tham gia, cộng tác và tìm hiểu thêm về lịch sử và văn hoá của người Mỹ gốc Phi.
Đại học Washington qua lời kể của giáo sư Nguyễn Lân Dũng
Theo những lời của Lonnie G. Bunch III, giám đốc sáng lập của Bảo tàng, "có những sự kiện mạnh mẽ và quan trọng như một dân tộc, như một quốc gia đang lấp đầy trong lịch sử của nước Mỹ".
Bảo tàng này sẽ kể câu chuyện của Mỹ thông qua các ống kính lịch sử và văn hoá của người Mỹ gốc Phi.
Đây là câu chuyện của Mỹ và bảo tàng này dành cho tất cả những người muốn hiểu về một khía cạnh của nước Mỹ hùng mạnh như ngày hôm nay.
Xem hết một ngày trời tôi đã ghi lại được biết bao hình ảnh quý giá nhưng không sao ghi được rất nhiều video chiếu liên tục trên khắp các bức tường phía trên cao của Bảo tàng.
Tôi không sao kể lại hết được nội dung của Bảo tàng vì quá rộng lớn, quá phong phú.
Tôi chỉ thấy hiện lên trong đầu một cảm nghĩ: Vì sao người Mỹ đã công khai nói lên toàn bộ sự đàn áp hết sức dã man trong một thời gian dài đối với những người da đen được mua hay bị bắt từ Châu Phi sang để lao động nông nghiệp, làm đường, làm lao công và mọi công việc nặng nhọc khác?.
Họ đã góp phần tạo nên cuộc sống tốt đẹp của cả nước Mỹ như ngày hôm nay. Tôi xúc động đến rơi nước mắt khi thấy hình ảnh những người da đen bị kìm kẹp, đánh đập, khinh bỉ từ phía những người da trắng.
Bảo tàng mở cửa cho công chúng vào ngày 24/9/2016, là bảo tàng thứ 19 và mới nhất của Viện Smithsonian. (Ảnh: washington.org)
Thực ra những người da trắng cũng chỉ là những người nhập cư từ Anh, từ Pháp, từ Tây Ban Nha sang mảnh đất do Columbo khám phá ra châu lục này.
Chúng ta nhớ lại rằng đây là sự kiện lịch sử được đánh dấu bằng thời điểm đoàn thám hiểm do Cristoforo Colombo làm trưởng đoàn đã đặt chân đến châu Mỹ vào ngày 12/10/1492.
Theo lệnh của vua Fernando và hoàng hậu Isabel xứ Castilla và Aragón, đoàn thám hiểm đã xuất phát từ cảng Palos xứ Andalucía.
Trong 2 tháng và 9 ngày sau đó, đoàn đã vượt qua biển Đại Tây Dương và đến một số đảo thuộc lục địa châu Mỹ, cụ thể là các đảo thuộc quần đảo Bahamas hiện nay.
Khi trở về, Colombo đã thông báo cho châu Âu biết về sự tồn tại của một Thế giới mới.
Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, là sự tiếp xúc giữa hai thế giới vốn phát triển tách biệt nhau kể từ buổi bình minh của nhân loại.
Theo Wikipedia thì người da đen ở Mỹ có hơn 40 nhóm chủng tộc đến từ ít nhất 25 vương quốc ở Phi châu bị đem bán đến vùng đất mới Bắc Mỹ thuộc Đế quốc Anh trong thời kỳ buôn nô lệ qua Đại Tây Dương.
Các vương quốc Phi châu hùng cường dọc bờ biển thường bán những nhóm người này cho các thương buôn người Âu để đổi lấy các loại hàng hoá như hàng dệt và vũ khí.
Người Phi bị bán và trao đổi như những nô lệ và bị đem lên tàu vượt biển sang Hoa Kỳ đến từ tám khu vực buôn nô lệ ở Phi châu, bao gồm các nước nay là Sénégal, Gambia, Guinée và Guiné-Bissau, Liberia Côte d'Ivoire, Ghana, Togo, Bénin và Tây Nigeria, Nigeria, Cameroon và Guinea Xích đạo, Gabon, Angola, Cộng hoà Dân chủ Congo và Mozambique.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng kể chuyện đi thăm Đại học Georgia
Những người nô lệ Phi châu đã mang theo họ tín ngưỡng, ngôn ngữ và văn hoá khi bị cưỡng bức lên tàu đến Tân Thế giới.
Tuy nhiên, những thương buôn và chủ nô đẩy mạnh những chiến dịch tàn bạo và có hệ thống nhằm tước bỏ bản sắc châu Phi, dần dần tiến đến việc loại bỏ hoàn toàn tên, ngôn ngữ và tín ngưỡng nguyên thuỷ của họ.
Khi có thêm các phương tiện nô dịch, giới chủ nô cố ý sắp xếp nô lệ nói các ngôn ngữ khác nhau sống chung tại các nông trang và cấm họ sử dụng bất cứ ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Anh cũng như cấm họ học đọc học viết.
Dần dà, người Phi ở Mỹ hình thành một bản sắc mới tập chú vào các điều kiện tương tác tại vùng đất mới đối nghịch với những ràng buộc lịch sử và văn hoá với châu Phi.
Khoảng năm 1860, có 3,5 triệu người nô lệ bị đem vào miền Nam Hoa Kỳ, cùng với 500.000 người Phi đang sống tự do ở khắp đất nước.
Chủ trương bãi bỏ nô lệ có tiến triển và lên đến đỉnh điểm khi Abraham Lincoln đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 1860, dẫn đến hành động ly khai của Liên bang miền Bắc, và bùng nổ cuộc Nội chiến Mỹ (1861-1865).
Tất nhiên phần sau của Bảo tàng là cả một lịch sử đấu tranh giành quyền bình đẳng cho toàn bộ người Mỹ gốc Phi.
Điều này tôi thấy quá rõ tình trạng hiện nay trên khắp các đường phố và trong các trường đại học mà tôi có dịp đến thăm.
Tôi chỉ muốn nói lên về một quan niệm của nhiều người chúng ta là “Đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại”.
Đấy là một quan niệm thiếu trong sáng, thiếu dân chủ, thiếu khách quan và làm cản trở sự tiến bộ của cả dân tộc.
Chỉ khi nào thấy rõ cái sai, dù là trong bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào, mà chúng ta dám mạnh dạn vạch ra, mạnh dạn phân tích và mạnh dạn phê phán thì chúng ta mới có thể mạnh mẽ tiến lên được.
Có lẽ đó là một bài học lịch sử mà nước Mỹ mãi đến sau năm 1970 khi người phụ nữ da màu được quyền bầu cử mới hoàn toàn được thực thi.
Việc Tổng thống da màu Obama được dân chúng không chỉ nước Mỹ mà cả ở nhiều nước khác cổ vũ một cách thực sự nhiệt tình cho thấy rõ tiến bộ đích thực của sự xóa bỏ phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ.
Phải chăng đó cũng có nguồn gốc từ việc làm cho mọi người thấy rõ sự xấu xa, tàn ác và phi nhân tính của tệ phân biệt chủng tộc trong gần 200 năm lịch sử của nước Mỹ?.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Tại Washington D.C., tôi vô cùng phấn khích khi được vào thăm Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa người Mỹ gốc Phi đặt tại 1400 Constitution Avenue, NW, Washington, D.C., giữa Madison Drive và Constitution Avenue và giữa đường phố 14 và 15.
Việc vào cửa là miễn phí nhưng vô cùng khó khăn, bởi vì phải đăng ký qua mạng và mỗi ngày chỉ có khoảng 3.000 người được vào thăm.
Bảo tàng mới mở cửa từ tháng 9 năm ngoái mà đã có hơn 1 triệu người tham gia.
GS Nguyễn Lân Dũng: Rất nhiều người Việt ham tiền, vô cảm, hèn nhát
May sao tôi được sự ưu tiên hỗ trợ của một tiến sĩ lịch sử nguyên là phu nhân của Phó Đại sứ Mỹ tại Hà Nội thì mới vào nổi qua một cửa riêng.
Đây là bảo tàng quốc gia duy nhất dành riêng cho tài liệu về cuộc sống, lịch sử và văn hóa của người Mỹ gốc Phi.
Nó được thành lập theo Đạo luật của Quốc hội vào năm 2003, sau nhiều thập kỷ nỗ lực để thúc đẩy và nêu bật những đóng góp của người Mỹ gốc Phi.
Đến nay, Bảo tàng đã thu thập được hơn 36.000 hiện vật và gần 100.000 cá nhân đã trở thành thành viên Bảo tàng theo đăng ký.
Bảo tàng mở cửa cho công chúng vào ngày 24/9/2016, là bảo tàng thứ 19 và mới nhất của Viện Smithsonian.
Bảo tàng giúp cho mọi người thấy được câu chuyện lịch sử và nền văn hoá của châu Phi cùng với sự xâm nhập của người gốc Phi vào Mỹ trong suốt hơn 200 năm qua.
Nó khám phá ý nghĩa của việc trở thành một người Mỹ và chia sẻ những giá trị của Mỹ như khả năng phục hồi, lạc quan và tâm linh được phản ánh như thế nào trong lịch sử và văn hoá Châu Phi.
Đây là nơi hợp tác vượt ra ngoài Washington D.C. để thu hút khán giả không chỉ toàn nước Mỹ mà cả khách du lịch khắp thế giới.
Nó tập hợp được tư liệu từ vô số các Viện bảo tàng và các cơ sở giáo dục, những nơi đã khám phá và bảo tồn được các tư liệu lịch sử quan trọng về chủ đề này.
Bảo tàng này là một bảo tàng công cộng dành cho tất cả mọi người, nơi mọi người được chào đón tham gia, cộng tác và tìm hiểu thêm về lịch sử và văn hoá của người Mỹ gốc Phi.
Đại học Washington qua lời kể của giáo sư Nguyễn Lân Dũng
Theo những lời của Lonnie G. Bunch III, giám đốc sáng lập của Bảo tàng, "có những sự kiện mạnh mẽ và quan trọng như một dân tộc, như một quốc gia đang lấp đầy trong lịch sử của nước Mỹ".
Bảo tàng này sẽ kể câu chuyện của Mỹ thông qua các ống kính lịch sử và văn hoá của người Mỹ gốc Phi.
Đây là câu chuyện của Mỹ và bảo tàng này dành cho tất cả những người muốn hiểu về một khía cạnh của nước Mỹ hùng mạnh như ngày hôm nay.
Xem hết một ngày trời tôi đã ghi lại được biết bao hình ảnh quý giá nhưng không sao ghi được rất nhiều video chiếu liên tục trên khắp các bức tường phía trên cao của Bảo tàng.
Tôi không sao kể lại hết được nội dung của Bảo tàng vì quá rộng lớn, quá phong phú.
Tôi chỉ thấy hiện lên trong đầu một cảm nghĩ: Vì sao người Mỹ đã công khai nói lên toàn bộ sự đàn áp hết sức dã man trong một thời gian dài đối với những người da đen được mua hay bị bắt từ Châu Phi sang để lao động nông nghiệp, làm đường, làm lao công và mọi công việc nặng nhọc khác?.
Họ đã góp phần tạo nên cuộc sống tốt đẹp của cả nước Mỹ như ngày hôm nay. Tôi xúc động đến rơi nước mắt khi thấy hình ảnh những người da đen bị kìm kẹp, đánh đập, khinh bỉ từ phía những người da trắng.
Bảo tàng mở cửa cho công chúng vào ngày 24/9/2016, là bảo tàng thứ 19 và mới nhất của Viện Smithsonian. (Ảnh: washington.org)
Thực ra những người da trắng cũng chỉ là những người nhập cư từ Anh, từ Pháp, từ Tây Ban Nha sang mảnh đất do Columbo khám phá ra châu lục này.
Chúng ta nhớ lại rằng đây là sự kiện lịch sử được đánh dấu bằng thời điểm đoàn thám hiểm do Cristoforo Colombo làm trưởng đoàn đã đặt chân đến châu Mỹ vào ngày 12/10/1492.
Theo lệnh của vua Fernando và hoàng hậu Isabel xứ Castilla và Aragón, đoàn thám hiểm đã xuất phát từ cảng Palos xứ Andalucía.
Trong 2 tháng và 9 ngày sau đó, đoàn đã vượt qua biển Đại Tây Dương và đến một số đảo thuộc lục địa châu Mỹ, cụ thể là các đảo thuộc quần đảo Bahamas hiện nay.
Khi trở về, Colombo đã thông báo cho châu Âu biết về sự tồn tại của một Thế giới mới.
Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, là sự tiếp xúc giữa hai thế giới vốn phát triển tách biệt nhau kể từ buổi bình minh của nhân loại.
Theo Wikipedia thì người da đen ở Mỹ có hơn 40 nhóm chủng tộc đến từ ít nhất 25 vương quốc ở Phi châu bị đem bán đến vùng đất mới Bắc Mỹ thuộc Đế quốc Anh trong thời kỳ buôn nô lệ qua Đại Tây Dương.
Các vương quốc Phi châu hùng cường dọc bờ biển thường bán những nhóm người này cho các thương buôn người Âu để đổi lấy các loại hàng hoá như hàng dệt và vũ khí.
Người Phi bị bán và trao đổi như những nô lệ và bị đem lên tàu vượt biển sang Hoa Kỳ đến từ tám khu vực buôn nô lệ ở Phi châu, bao gồm các nước nay là Sénégal, Gambia, Guinée và Guiné-Bissau, Liberia Côte d'Ivoire, Ghana, Togo, Bénin và Tây Nigeria, Nigeria, Cameroon và Guinea Xích đạo, Gabon, Angola, Cộng hoà Dân chủ Congo và Mozambique.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng kể chuyện đi thăm Đại học Georgia
Những người nô lệ Phi châu đã mang theo họ tín ngưỡng, ngôn ngữ và văn hoá khi bị cưỡng bức lên tàu đến Tân Thế giới.
Tuy nhiên, những thương buôn và chủ nô đẩy mạnh những chiến dịch tàn bạo và có hệ thống nhằm tước bỏ bản sắc châu Phi, dần dần tiến đến việc loại bỏ hoàn toàn tên, ngôn ngữ và tín ngưỡng nguyên thuỷ của họ.
Khi có thêm các phương tiện nô dịch, giới chủ nô cố ý sắp xếp nô lệ nói các ngôn ngữ khác nhau sống chung tại các nông trang và cấm họ sử dụng bất cứ ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Anh cũng như cấm họ học đọc học viết.
Dần dà, người Phi ở Mỹ hình thành một bản sắc mới tập chú vào các điều kiện tương tác tại vùng đất mới đối nghịch với những ràng buộc lịch sử và văn hoá với châu Phi.
Khoảng năm 1860, có 3,5 triệu người nô lệ bị đem vào miền Nam Hoa Kỳ, cùng với 500.000 người Phi đang sống tự do ở khắp đất nước.
Chủ trương bãi bỏ nô lệ có tiến triển và lên đến đỉnh điểm khi Abraham Lincoln đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 1860, dẫn đến hành động ly khai của Liên bang miền Bắc, và bùng nổ cuộc Nội chiến Mỹ (1861-1865).
Tất nhiên phần sau của Bảo tàng là cả một lịch sử đấu tranh giành quyền bình đẳng cho toàn bộ người Mỹ gốc Phi.
Điều này tôi thấy quá rõ tình trạng hiện nay trên khắp các đường phố và trong các trường đại học mà tôi có dịp đến thăm.
Tôi chỉ muốn nói lên về một quan niệm của nhiều người chúng ta là “Đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại”.
Đấy là một quan niệm thiếu trong sáng, thiếu dân chủ, thiếu khách quan và làm cản trở sự tiến bộ của cả dân tộc.
Chỉ khi nào thấy rõ cái sai, dù là trong bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào, mà chúng ta dám mạnh dạn vạch ra, mạnh dạn phân tích và mạnh dạn phê phán thì chúng ta mới có thể mạnh mẽ tiến lên được.
Có lẽ đó là một bài học lịch sử mà nước Mỹ mãi đến sau năm 1970 khi người phụ nữ da màu được quyền bầu cử mới hoàn toàn được thực thi.
Việc Tổng thống da màu Obama được dân chúng không chỉ nước Mỹ mà cả ở nhiều nước khác cổ vũ một cách thực sự nhiệt tình cho thấy rõ tiến bộ đích thực của sự xóa bỏ phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ.
Phải chăng đó cũng có nguồn gốc từ việc làm cho mọi người thấy rõ sự xấu xa, tàn ác và phi nhân tính của tệ phân biệt chủng tộc trong gần 200 năm lịch sử của nước Mỹ?.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng
http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Giao-su-Nguyen-Lan-Dung-Xau-xa-dung-day-lai-post178481.gd
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét