>> Nữ giám đốc thuê người tiêm máu HIV vào bé trai thoát án tù
>> Cô gái Hàn Quốc lười biếng
>> Tân Tổng giám đốc Sacombank là ai?
Tiến Thanh
>> Cô gái Hàn Quốc lười biếng
>> Tân Tổng giám đốc Sacombank là ai?
Tiến Thanh
CNO - Các nhà khoa học cảnh báo, Trái Đất đang tiệm cận một cuộc đại tuyệt chủng quy mô lớn nhất kể từ khi loài khủng long biến mất khỏi hành tinh.
Liệu con người có đang phá hủy hệ sinh thái của Trái Đất và khiến chính chúng ta lâm vào nguy cơ tuyệt chủng hàng loạt giống loài khủng long cách đây 66 triệu năm. Và liệu con người đã hết thời gian để đảo ngược mọi tác động tiêu cực do chính chúng ta gây ra?
Những câu hỏi còn bỏ ngỏ này cũng chính là thách thức đối với 3 nhà khoa học Mỹ trong một nghiên cứu mới đây về sự tuyệt chủng.
Tốc độ tuyệt chủng đang gia tăng một cách khủng khiếp
Theo Washington Post, ba nhà khoa học đến trường ĐH. Stanford, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu về sự tuyệt chủng của hàng ngàn loài động vật xương sống. Quá trình tìm hiểu đã phơi bày thực tế khốc liệt của thảm họa tuyệt chủng.
Tính từ năm 1900 đến năm 2015, tổng số 9.000 loài động vật có xương sống, bao gồm động vật có vú như báo, sư tử và hươu cao cổ đã giảm đáng kể. Bên cạnh đó, gần 200 loài đã tuyệt chủng trong vòng một thế kỷ qua.
Nghiên cứu khẳng định, những mất mát trong quần thể sinh vật và các loài đã tuyệt chủng cho thấy "sự kiện tuyệt chủng thứ sáu đang diễn ra". Sự thiệt hại về hệ sinh vật và hậu quả tác động lên chính con người sẽ tiếp diễn không ngừng qua từng năm.
Rodolfo Dirzo, đồng tác giả nghiên cứu và là giáo sư sinh vật học tại ĐH. Stanford cho hay: "Đây là trường hợp tàn phá sinh học xảy ra trên toàn cầu, ngay cả khi các loài thuộc một quần thể nào đó vẫn đang tồn tại trên Trái Đất".
Các nhà nghiên cứu đã phân tích khoảng 27.600 loài chim, động vật lưỡng cư, động vật có vú và bò sát, trong đó có khoảng 1/2 số sinh vật đã được biết đến. Kết quả phân tích nhận thấy, có 8.851 loài (khoảng 32%) đã chứng kiến hiện tượng suy giảm số lượng và khu vực sống đang ngày càng bị thu hẹp. Một phân tích chi tiết khác về 177 loài thú cũng phát hiện, hơn 40% số loài đã giảm đáng kể về số lượng.
Đáng chú ý, nhóm tác giả nghiên cứu nhận định, sự kiện tuyệt chủng lần thứ sáu có mức độ tác động mạnh mẽ trong thời gian ngắn, có thể trong hai hoặc ba thập kỷ tới.
Trang National Geographic đưa ra một ví dụ về tác động khủng khiếp của sự kiện tuyệt chủng. Trong năm ngoái, có hơn 7.000 con báo còn sống sót ngoài tự nhiên, tuy vậy theo dự báo quần thể loài báo có thể sẽ giảm 53% trong vòng 15 năm tới. Tại Châu Phi, số lượng sư tử đã giảm hơn 40% trong suốt 20 năm qua, đặc biệt lượng sư tử Tây Phi gần như đã tuyệt chủng, chỉ còn khoảng 400 cá thể.
Nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm nghiêm trọng quần thể sinh vật chủ yếu do hoạt động của con người. Chính hoạt động khai phá tự nhiên đã vô tình cướp đi môi trường sinh sống của nhiều loài sinh vật, đồng thời gây ô nhiễm và tác động tới biến đổi khí hậu.
Câu chuyện trách nhiệm với thiên nhiên? Tranh cãi và giải pháp
Nhiều nhà khoa học cho rằng, nghiên cứu đã "nâng tầm" quan điểm không cần thiết.
Trưởng nhóm bảo tồn hệ sinh thái, Stuart Pimm tại ĐH. Duke, North Carolina, Mỹ chia sẻ, nghiên cứu không nhất thiết phải tăng mức báo động bằng cách nhấn mạnh, Trái Đất đang tiệm cận một sự kiện tuyệt chủng. Ông tin rằng, sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thứ sáu chỉ mới bắt đầu.
Pimm khẳng định, con người đã trực tiếp gây nên sự tuyệt chủng của nhiều loài. Nhưng mặt khác, việc cho rằng con người sẽ phải chịu chung số phận tuyệt chủng như nhiều loài có vẻ nghiêm trọng thái quá.
Thậm chí, Doug Erwin, một nhà quản lý Bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia Smithsonian đã lên tiếng chỉ trích nghiên cứu. Erwin khẳng định, việc sắp đặt các loài đang bị tuyệt chủng trong cùng một giả định về sự kiện tuyệt chủng hàng loạt trong lịch sử là phi khoa học. Ông không phủ nhận những tác động của con người với tự nhiên, tuy nhiên Erwin tin rằng, các nhà khoa học cần có trách nhiệm hơn khi đưa ra những so sánh mang tính chất lịch sử đó.
Trái ngược lại về phía Kieran Suckling, giám đốc Trung tâm đa dạng sinh học Mỹ tin tưởng, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra chính xác những tổn thất sinh vật không chỉ giới hạn trong một khu vực địa lý hoặc chỉ với một số loài động vật nhất định.
"Điều mà họ cho tôi thấy là một hiện tượng toàn cầu. Tôi nghĩ rằng, họ đã truyền đi thông điệp rất mạnh mẽ, chúng ta đang trong sự kiện tuyệt chủng lần thứ sáu, và nếu chúng ta vẫn tiếp tục để mọi thứ như vậy, 50% tới 75% các loài vật sẽ biến mất trong nhiều thế kỷ tiếp theo", Suckling chia sẻ.
Một giám đốc khác cũng thuộc Trung tâm đa dạng sinh học, ông Noah Greenwald hoàn toàn đồng ý với kết luận của nhóm nghiên cứu. Ông cho rằng, nghiên cứu đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo đặc biệt nguy hiểm về biến đổi khí hậu, về nhận thức với môi trường của mỗi con người.
Khái niệm về sự kiện tuyệt chủng lần thứ sáu đã không còn xa lạ, đồng thời, đây cũng không phải là nghiên cứu đầu tiên đưa ra kết luận "ảm đạm" này. Nhưng đó vẫn là một mối lo khiến nhiều người canh cánh trong lòng.
Cách đây hai năm, một số nhà nghiên cứu lập luận, các loài đang biến mất với tốc độ nhanh chưa từng có, kể từ khi loài khủng long tuyệt chủng. Nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy, các loài động vật có xương sống đã biến mất nhanh gấp 100 lần so với tốc độ tuyệt chủng trong thế kỷ trước.
Tất nhiên, con người đã nhận ra sai lầm thì sẽ có thể sửa chữa sai lầm. Sự thay đổi dù muộn nhưng vẫn rất cần thiết. Ngoài việc tăng cường bảo vệ rừng, đại dương, chúng ta còn cần tìm ra những biện pháp hữu hiệu hơn để bảo vệ các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng do nạn săn bắn gây ra.
Sự kiện tuyệt chủng lần thứ sáu sẽ không còn là mối lo nếu con người tự tin dám "sửa chữa" sai lầm.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét