TRUNG QUỐC ĐƯA QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀO SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN LỚP BA NHƯ THẾ NÀY
Phùng Hoài Ngọc giới thiệu và biên dịch
Lời dẫn: Ở TQ mỗi tỉnh thành phố trực thuộc và khu tự trị đều được phép tự biên soạn giáo khoa thư, căn cứ theo chương trình khung của Bộ Giáo dục. Tôi nhờ một bạn đồng nghiệp đang du học NCS ở Trung Quốc (nữ sĩ Miss Võ Minh Phụng) mua giùm một bộ sách Ngữ văn bên ấy gửi về để nghiên cứu, tôi mới được mục sở thị bộ sách Ngữ văn phổ thông ở Thượng Hải (ngoài ra tôi cũng tìm thấy sách Ngữ văn tỉnh Giang Tô trên mạng). Rất ngạc nhiên thấy sách ngữ văn lớp Ba đã có hai bài văn tả cảnh giàu đẹp Hoàng Sa (Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa). Đọc thấy quả là GIÀU và ĐẸP kỳ lạ !
Mời bạn đọc coi qua, nhân tiện đi du lịch trên trang sách 1 lần cho biết :
PHẦN 1:
HOÀNG SA (Tây Sa)
課文 22 : 富饶的西沙群岛
(KHOÁ VĂN 22: Phú nhiêu đích Tây Sa quần đảo)
Đó là tên bài học số 22 trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp Ba quyển 1 xuất bản ở Thượng Hải (xuất bản lần đầu 2003, tái bản 2013, trang 87, 88, 89, bản in).
Sau đây là bài dịch trực tiếp ba trang kể trên từ giáo khoa thư lớp 3, Thượng Hải xuất bản. (Hoài Ngọc dịch, Minh Nguyệt hiệu đính).
Phùng Hoài Ngọc giới thiệu và biên dịch
Lời dẫn: Ở TQ mỗi tỉnh thành phố trực thuộc và khu tự trị đều được phép tự biên soạn giáo khoa thư, căn cứ theo chương trình khung của Bộ Giáo dục. Tôi nhờ một bạn đồng nghiệp đang du học NCS ở Trung Quốc (nữ sĩ Miss Võ Minh Phụng) mua giùm một bộ sách Ngữ văn bên ấy gửi về để nghiên cứu, tôi mới được mục sở thị bộ sách Ngữ văn phổ thông ở Thượng Hải (ngoài ra tôi cũng tìm thấy sách Ngữ văn tỉnh Giang Tô trên mạng). Rất ngạc nhiên thấy sách ngữ văn lớp Ba đã có hai bài văn tả cảnh giàu đẹp Hoàng Sa (Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa). Đọc thấy quả là GIÀU và ĐẸP kỳ lạ !
Mời bạn đọc coi qua, nhân tiện đi du lịch trên trang sách 1 lần cho biết :
PHẦN 1:
HOÀNG SA (Tây Sa)
課文 22 : 富饶的西沙群岛
(KHOÁ VĂN 22: Phú nhiêu đích Tây Sa quần đảo)
Đó là tên bài học số 22 trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp Ba quyển 1 xuất bản ở Thượng Hải (xuất bản lần đầu 2003, tái bản 2013, trang 87, 88, 89, bản in).
Sau đây là bài dịch trực tiếp ba trang kể trên từ giáo khoa thư lớp 3, Thượng Hải xuất bản. (Hoài Ngọc dịch, Minh Nguyệt hiệu đính).
BÀI HỌC SỐ 22. QUẦN ĐẢO TÂY SA GIÀU ĐẸP
Quần đảo Tây Sa là một quần đảo nằm trên Nam Hải (Biển Đông), là tuyến tiền tiêu phòng vệ trên biển của tổ quốc ta. Nơi đó cảnh quan đẹp tuyệt, sản vật thiên nhiên phong phú, là một xứ đáng yêu.
Quần đảo Tây Sa có dải nước biển tươi đẹp lấp lánh, tráng lệ không nơi nào sánh được: nước biển có lúc xanh lam, có lúc xanh nhạt, có lúc xanh lục nhạt, có lúc màu vàng quả quất. Từng khối, từng dòng đan xen nhau. Vì đáy biển mấp mô không bằng phẳng, có những vách đá, khe ngòi, nước biển khi đậm khi nhạt, nhìn theo mặt biển, màu sắc khác nhau không đều.
Trên các mỏm đá dưới đáy biển mọc lên các loại san hô, có loại giống đóa hoa đang nở e ấp, có loại phân nhánh như sừng hươu. Hải sâm khắp nơi đều có, dưới đáy biển đung đưa chậm rãi. Loài tôm hùm toàn thân trùm vỏ bọc xẻ rãnh, kéo nhau lượn qua lượn lại, trông vẻ khoan thai oai vệ.
Cá quần tụ thành đàn lũ lượt bơi xuyên qua các bụi cây san hô rất đẹp mắt. Có loài toàn thân chúng như được bao bọc hoa văn nhiều màu sắc; có loài trên đầu mọc lên một cái tua màu hồng, có loài toàn thân giống như gắn những chiếc quạt, lúc bơi lượn lờ mềm mại; có loại mắt tròn bóng loáng, trên thân mọc đầy gai, lúc phồng lên tròn như quả cầu da. Số lượng các loài cá nhiều không kể hết. Như nhiều người thường nói, quần đảo Tây Sa một nửa là nước, một nửa là cá.
Trên bãi biển có nhiều vỏ sò xinh đẹp đếm không thể hết, loại lớn, loại nhỏ màu sắc không đều, đủ thứ hình thù kì lạ. Thú vị nhất phải kể rùa biển, khoảng thời gian tháng Tư tháng Năm, rùa biển loại lớn kết thành từng đàn kéo nhau bò lên bãi biển đẻ trứng. Ngư dân lật ngửa mình rùa biển khiến bốn chân nó hướng lên trời, không thể nào chạy trốn được.
Quần đảo Tây Sa cũng là thế giới của chim. Trên đảo có từng mảng rừng rậm rạp, trong rừng cây có nhiều loại chim biển làm tổ. Khắp nơi là trứng chim rải rác. Dưới mỗi gốc cây là những đống phân chim dày, đó là loại phân bón rất quý giá.
Quần đảo Tây Sa giàu đẹp ấy là nơi sinh trưởng của nhiều thế hệ tổ tiên chúng ta. Cùng với công cuộc xây dựng tổ quốc, quần đảo Tây Sa ắt sẽ thay đổi ngày càng xinh đẹp, giàu có hơn.
***
Chú thích:
*Người Việt Nam gọi là quần đảo Hoàng Sa, Trung Cộng gọi Tây Sa, (tiếng Anh: Paracel Islands) hiện là huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, Việt Nam TRÊN DANH NGHĨA!
Vùng biển của quần đảo Hoàng Sa rộng hơn 500.000 km², có tổng cộng 40 đảo chia ra hai nhóm trong đó có nhóm 29 đảo nổi trên mặt biển.
CHÚ THÍCH ẢNH:
Ảnh: Bìa sách Ngữ văn 3 và ba trang ruột bài học về Hoàng Sa.
Vùng biển của quần đảo Hoàng Sa rộng hơn 500.000 km², có tổng cộng 40 đảo chia ra hai nhóm trong đó có nhóm 29 đảo nổi trên mặt biển.
CHÚ THÍCH ẢNH:
Ảnh: Bìa sách Ngữ văn 3 và ba trang ruột bài học về Hoàng Sa.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét