II.Từ nông thôn lên Hà Nội
Bởi làng La Khê chỉ cách thị xã Hà Đông độ hai cây số, cho nên sau khi học xong sơ học ở trường làng đến khi đi học tiểu học, Quỳnh lại học ngay ở thị xã Hà Đông. Môi trường tiếp xúc chủ yếu của Quỳnh hồi thơ ấu vẫn là vùng ngoại ô ven thị xã.
Tuy nhiên, bên cạnh nền văn hoá tự nhiên của nông thôn thì đời sống thành thị – mà tiêu biểu là Hà Nội -- cũng sớm bắt đầu len vào tuổi thơ của con người nhạy cảm ấy.
Thỉnh thoảng, theo bà và chị, Quỳnh lên Hà Nội thăm bố đang sống với người mẹ kế và mấy đứa em
(Theo X.Q. kể với tác giả, thì đó là phố Tô Hiến Thành ).Những cuộc đi hơn chục cây số không nhẹ nhàng gì với cô bé. Song ở tuổi ấy, từ xóm làng quê mùa tăm tối tới thành phố tràn đầy ánh điện, mỗi chuyến đi vẫn để lại những ấn tượng lớn lao trong đầu người thi sĩ tương lai.
Thuở ấy, chưa có xe đạp, sau quãng đi bộ ra Hà Đông là lên tàu điện. Có những lần, lên Hà Nội, cả Đông Mai lẫn Xuân Quỳnh đều không có tiền. Hai chị em cứ phải lấy nón che đi, tránh chường mặt ra với ông bán vé. May mà mấy lần đều gặp những ông bán vé dễ tính, không phạt.
Nhưng giá như một hôm nào đó, chị Mai có rủ lên Hà Nội thăm bố, thì có mệt đến đâu, Xuân Quỳnh cũng sẵn sàng đi.
Một lần, Xuân Quỳnh được mang lên bệnh viện Phủ Doãn chữa răng. Từ tầng hai ngôi nhà rợp bóng sấu bên đường Quán Sứ, Quỳnh có dịp nhìn kỹ những căn nhà Tây đồ sộ, không những là đẹp đẽ sang trọng so với ngôi nhà ngói cổ mấy bà cháu vẫn ở đằng quê, mà còn là sạch sẽ thoáng đãng hơn nhiều, so với căn buồng chật hẹp mà bố và mẹ kế đang ở.
Và kỳ thú là những người đàn bà Hà Nội xinh đẹp, lịch sự đi lại trên vỉa hè!
Càng nhìn lòng Quỳnh càng dội lên niềm ước ao là lớn lên, cũng xinh đẹp và lịch sự như họ.
Trong tình yêu Hà Nội của Xuân Quỳnh, còn có bóng dáng tình yêu Hà Nội của người cha, một trí thức nghèo sống lay lắt trong cái thời buổi đầy khốn khó.
Những lần dẫn các cô con gái đi chơi phố, không những các con sung sướng mà bố cũng thích thú. Luôn luôn, ông kêu lên, như vừa được gặp Hà Nội lần đầu. Khi máy ảnh bắt đầu phổ biến, ông tha đâu về được một chiếc loại tòng tọc, và rất thích chụp ảnh những căn nhà, những góc phố Hà Nội, dù đôi khi vợ con có eo xèo rằng tốn kém về tiền phim, tiền in tráng, thì nhăn nhó đấy rồi vẫn chứng nào tật ấy. Ông vẫn mê chụp ảnh như ngày xưa người ta mê tổ tôm, cô đầu.
Nhưng tình yêu Hà Nội của ông Lục, oái oăm thay, cũng là một tình yêu khốn khổ.
Trước và sau 1945, ông vẫn chơi vơi, nửa ở La Khê, nửa trên thành phố.
Về sau, khi làm bạn với bà vợ kế, ông có đưa cả gia đình lên Hà Nội ít năm. Nhưng chả bao lâu, qua 1950, ông lại một lần nữa làm cuộc thiên di, đưa cả nhà vào Sài Gòn.
Đối với con người đã viết hẳn một thiên khảo cứu về Hà Nội , việc tạm xa với Hà Nội thật là điều đau xót khôn tả. Lên chia tay ông, Xuân Quỳnh mới 7-8 tuổi thấy ông cho xem những bức ảnh trong đó thoạt nhìn chỉ có màn đêm đen kịt và vài chấm sáng yếu ớt, thì không hiểu gì cả, ông Lục phải giảng: đó là hình ảnh ánh đèn trên hồ Thiền Quang những đêm đầu xuân. Quỳnh nhìn lại ảnh một lần nữa, lần này, cái nhìn nhoà trong nước mắt thương cha (mà chị Mai và Quỳnh hay gọi là cậu).
Cũng may, ít lâu sau khi ông Lục chuyển đi Sài Gòn chị Đông Mai lại lên trọ ở Hà Nội để theo học ở trường Trưng Vương, và Quỳnh cũng lại thỉnh thoảng lên thăm chị, đôi khi còn nghỉ lại ở đấy ít ngày.
Nhà thơ Vân Long, một nhà thơ bắt đầu có thơ đăng ở báo chí Hà Nội từ trước 1954) đến nay còn nhớ, là hồi đó, Đông Mai cũng có làm thơ, và Vân Long với Đông Mai là cùng một nhóm thơ.
Trong những lần đến nhà Đông Mai sinh hoạt nhóm, Vân Long đôi khi thấy một cô bé 12-13 nhảy dây ngoài sân, trông khá xinh đẹp, mọi người bảo là em Đông Mai đấy.
Cố nhiên, Vân Long và các bạn không thể ngờ là cô bé chỉ mải nhảy dây đó, về sau lại có một tương lai văn chương xa rộng hơn bất cứ người nào trong nhóm.
Cứ thế, Hà Nội thấm dần vào cuộc đời cô bé nông thôn hôm qua một cách từ tốn, êm đẹp.
Nét đặc biệt của Hà Nội xưa nay: đó không phải là một đô thị lớn lao, đồ sộ. Có thể nói Hà Nội không hoàn toàn là đô thị nữa, mà suốt từ thời phong kiến, qua những năm đầu của thế kỷ XX, dù qua bao thăng trầm thay đổi Hà Nội vẫn cái vẻ riêng của nó: một thành phố sống giữa một vùng quê và còn nặng chất “nhà quê”.
Có thể về sau, cái chất nông thôn ấy bị tố lên đẩy lên tô đậm lên quá mức cho phép khiến thành phố ngổn ngang bừa bộn, mà lại lai tạp, và nói chung là quê mùa cũ kỹ đi. Nhưng vào thời điểm Xuân Quỳnh mới lớn lên, Hà Nội vẫn chưa bị biến dạng, thành phố vẫn thuần nhất trong sự hài hoà có phần cổ điển riêng của nó.
Một điều cũng nên lưu ý, là vào những năm từ 1953 trở đi, khi Xuân Quỳnh có dịp nhận xét, quan sát về Hà Nội bằng con mắt của một thiếu nữ mới lớn - chứ không phải chỉ theo bố hoặc chị đi chơi phố như ngày trước - thì Hà Nội vào “thời điểm bản lề”.
Trước 10-54, Hà Nội là trung tâm của chính quyền tạm chiếm ở châu thổ Bắc bộ, sau 1954, Hà Nội được giải phóng.
Những chiến sĩ từ kháng chiến trở về, trong đó, có nhiều con em của chính thành phố thân yêu, họ trở lại Hà Nội với tâm lý hào hứng và tình cảm trong sáng.
Ngay cả trong mắt những anh em cán bộ vốn từ nông thôn lên, mới lần đầu đặt chân lên đường nhựa Hà Nội, thành phố này vẫn là một cái gì thiêng liêng cao cả. Cái thành phố mà họ đổ xuơng máu mới giành lại được, như vẫn có một khoảng cách với họ. Họ không khỏi nhớ lại những ao ước nắc nỏm lúc nhỏ về một thứ kinh đô hoa lệ, mà chỉ những người có máu mặt trong làng trong xóm mới được đặt chân tới.
Về làm dân thành phố rồi, có khi mang cả vợ con lên sống giữa Hà Nội mà họ vẫn không tin ở cái hạnh phúc mình được hưởng. Họ chỉ sợ trong cử chỉ hành động của mình có gì thô lậu không hợp với đất ngàn năm văn vật! Họ không lấy cách sống giản dị dễ dãi giữa rừng Việt Bắc đem áp đặt cho Hà Nội, mà ngược lại, với niềm rung động chân thành, họ muốn sống theo kiểu thành phố, và hiểu rằng phải nỗ lực học hỏi nhiều, rồi mình mới có được cái thanh lịch dịu dàng của người Hà Nội.
Cái tâm lý biết điều và rất văn hoá của những người chủ mới của thành phố, khiến cho đời sống Hà Nội từ 1965 trở về trước phảng phất một không khí thanh bình hoà hợp, mà từ khi chống Mỹ trở đi, không thể nào có được.
May mắn của một người mới lớn lên và yêu Hà Nội một cách đắm đuối như Xuân Quỳnh lúc này là cách cảm cách nghĩ của nhà thơ tương lai cũng gần với cách cảm cách nghĩ của người đương thời.
VTN
Tuy nhiên, bên cạnh nền văn hoá tự nhiên của nông thôn thì đời sống thành thị – mà tiêu biểu là Hà Nội -- cũng sớm bắt đầu len vào tuổi thơ của con người nhạy cảm ấy.
Thỉnh thoảng, theo bà và chị, Quỳnh lên Hà Nội thăm bố đang sống với người mẹ kế và mấy đứa em
(Theo X.Q. kể với tác giả, thì đó là phố Tô Hiến Thành ).Những cuộc đi hơn chục cây số không nhẹ nhàng gì với cô bé. Song ở tuổi ấy, từ xóm làng quê mùa tăm tối tới thành phố tràn đầy ánh điện, mỗi chuyến đi vẫn để lại những ấn tượng lớn lao trong đầu người thi sĩ tương lai.
Thuở ấy, chưa có xe đạp, sau quãng đi bộ ra Hà Đông là lên tàu điện. Có những lần, lên Hà Nội, cả Đông Mai lẫn Xuân Quỳnh đều không có tiền. Hai chị em cứ phải lấy nón che đi, tránh chường mặt ra với ông bán vé. May mà mấy lần đều gặp những ông bán vé dễ tính, không phạt.
Nhưng giá như một hôm nào đó, chị Mai có rủ lên Hà Nội thăm bố, thì có mệt đến đâu, Xuân Quỳnh cũng sẵn sàng đi.
Một lần, Xuân Quỳnh được mang lên bệnh viện Phủ Doãn chữa răng. Từ tầng hai ngôi nhà rợp bóng sấu bên đường Quán Sứ, Quỳnh có dịp nhìn kỹ những căn nhà Tây đồ sộ, không những là đẹp đẽ sang trọng so với ngôi nhà ngói cổ mấy bà cháu vẫn ở đằng quê, mà còn là sạch sẽ thoáng đãng hơn nhiều, so với căn buồng chật hẹp mà bố và mẹ kế đang ở.
Và kỳ thú là những người đàn bà Hà Nội xinh đẹp, lịch sự đi lại trên vỉa hè!
Càng nhìn lòng Quỳnh càng dội lên niềm ước ao là lớn lên, cũng xinh đẹp và lịch sự như họ.
Trong tình yêu Hà Nội của Xuân Quỳnh, còn có bóng dáng tình yêu Hà Nội của người cha, một trí thức nghèo sống lay lắt trong cái thời buổi đầy khốn khó.
Những lần dẫn các cô con gái đi chơi phố, không những các con sung sướng mà bố cũng thích thú. Luôn luôn, ông kêu lên, như vừa được gặp Hà Nội lần đầu. Khi máy ảnh bắt đầu phổ biến, ông tha đâu về được một chiếc loại tòng tọc, và rất thích chụp ảnh những căn nhà, những góc phố Hà Nội, dù đôi khi vợ con có eo xèo rằng tốn kém về tiền phim, tiền in tráng, thì nhăn nhó đấy rồi vẫn chứng nào tật ấy. Ông vẫn mê chụp ảnh như ngày xưa người ta mê tổ tôm, cô đầu.
Nhưng tình yêu Hà Nội của ông Lục, oái oăm thay, cũng là một tình yêu khốn khổ.
Trước và sau 1945, ông vẫn chơi vơi, nửa ở La Khê, nửa trên thành phố.
Về sau, khi làm bạn với bà vợ kế, ông có đưa cả gia đình lên Hà Nội ít năm. Nhưng chả bao lâu, qua 1950, ông lại một lần nữa làm cuộc thiên di, đưa cả nhà vào Sài Gòn.
Đối với con người đã viết hẳn một thiên khảo cứu về Hà Nội , việc tạm xa với Hà Nội thật là điều đau xót khôn tả. Lên chia tay ông, Xuân Quỳnh mới 7-8 tuổi thấy ông cho xem những bức ảnh trong đó thoạt nhìn chỉ có màn đêm đen kịt và vài chấm sáng yếu ớt, thì không hiểu gì cả, ông Lục phải giảng: đó là hình ảnh ánh đèn trên hồ Thiền Quang những đêm đầu xuân. Quỳnh nhìn lại ảnh một lần nữa, lần này, cái nhìn nhoà trong nước mắt thương cha (mà chị Mai và Quỳnh hay gọi là cậu).
Cũng may, ít lâu sau khi ông Lục chuyển đi Sài Gòn chị Đông Mai lại lên trọ ở Hà Nội để theo học ở trường Trưng Vương, và Quỳnh cũng lại thỉnh thoảng lên thăm chị, đôi khi còn nghỉ lại ở đấy ít ngày.
Nhà thơ Vân Long, một nhà thơ bắt đầu có thơ đăng ở báo chí Hà Nội từ trước 1954) đến nay còn nhớ, là hồi đó, Đông Mai cũng có làm thơ, và Vân Long với Đông Mai là cùng một nhóm thơ.
Trong những lần đến nhà Đông Mai sinh hoạt nhóm, Vân Long đôi khi thấy một cô bé 12-13 nhảy dây ngoài sân, trông khá xinh đẹp, mọi người bảo là em Đông Mai đấy.
Cố nhiên, Vân Long và các bạn không thể ngờ là cô bé chỉ mải nhảy dây đó, về sau lại có một tương lai văn chương xa rộng hơn bất cứ người nào trong nhóm.
Cứ thế, Hà Nội thấm dần vào cuộc đời cô bé nông thôn hôm qua một cách từ tốn, êm đẹp.
Nét đặc biệt của Hà Nội xưa nay: đó không phải là một đô thị lớn lao, đồ sộ. Có thể nói Hà Nội không hoàn toàn là đô thị nữa, mà suốt từ thời phong kiến, qua những năm đầu của thế kỷ XX, dù qua bao thăng trầm thay đổi Hà Nội vẫn cái vẻ riêng của nó: một thành phố sống giữa một vùng quê và còn nặng chất “nhà quê”.
Có thể về sau, cái chất nông thôn ấy bị tố lên đẩy lên tô đậm lên quá mức cho phép khiến thành phố ngổn ngang bừa bộn, mà lại lai tạp, và nói chung là quê mùa cũ kỹ đi. Nhưng vào thời điểm Xuân Quỳnh mới lớn lên, Hà Nội vẫn chưa bị biến dạng, thành phố vẫn thuần nhất trong sự hài hoà có phần cổ điển riêng của nó.
Một điều cũng nên lưu ý, là vào những năm từ 1953 trở đi, khi Xuân Quỳnh có dịp nhận xét, quan sát về Hà Nội bằng con mắt của một thiếu nữ mới lớn - chứ không phải chỉ theo bố hoặc chị đi chơi phố như ngày trước - thì Hà Nội vào “thời điểm bản lề”.
Trước 10-54, Hà Nội là trung tâm của chính quyền tạm chiếm ở châu thổ Bắc bộ, sau 1954, Hà Nội được giải phóng.
Những chiến sĩ từ kháng chiến trở về, trong đó, có nhiều con em của chính thành phố thân yêu, họ trở lại Hà Nội với tâm lý hào hứng và tình cảm trong sáng.
Ngay cả trong mắt những anh em cán bộ vốn từ nông thôn lên, mới lần đầu đặt chân lên đường nhựa Hà Nội, thành phố này vẫn là một cái gì thiêng liêng cao cả. Cái thành phố mà họ đổ xuơng máu mới giành lại được, như vẫn có một khoảng cách với họ. Họ không khỏi nhớ lại những ao ước nắc nỏm lúc nhỏ về một thứ kinh đô hoa lệ, mà chỉ những người có máu mặt trong làng trong xóm mới được đặt chân tới.
Về làm dân thành phố rồi, có khi mang cả vợ con lên sống giữa Hà Nội mà họ vẫn không tin ở cái hạnh phúc mình được hưởng. Họ chỉ sợ trong cử chỉ hành động của mình có gì thô lậu không hợp với đất ngàn năm văn vật! Họ không lấy cách sống giản dị dễ dãi giữa rừng Việt Bắc đem áp đặt cho Hà Nội, mà ngược lại, với niềm rung động chân thành, họ muốn sống theo kiểu thành phố, và hiểu rằng phải nỗ lực học hỏi nhiều, rồi mình mới có được cái thanh lịch dịu dàng của người Hà Nội.
Cái tâm lý biết điều và rất văn hoá của những người chủ mới của thành phố, khiến cho đời sống Hà Nội từ 1965 trở về trước phảng phất một không khí thanh bình hoà hợp, mà từ khi chống Mỹ trở đi, không thể nào có được.
May mắn của một người mới lớn lên và yêu Hà Nội một cách đắm đuối như Xuân Quỳnh lúc này là cách cảm cách nghĩ của nhà thơ tương lai cũng gần với cách cảm cách nghĩ của người đương thời.
VTN
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét