ĐỐI THOẠI VỚI ÔNG BỘ TRƯỞNG
Luật sư Luân Lê
8-12-2016
Sáng nay theo lịch, tôi và luật sư Trần Vũ Hải cùng sáu bà con đại diện ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh đến trụ sở tiếp dân Bộ Tài nguyên và Môi trường để đối thoại với ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà (có dại diện Bộ, UBND tỉnh Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh, xã Kỳ Lợi và báo chí đưa tin) về vấn đề khiếu nại, kiến nghị liên quan đến thảm hoạ Formosa gây ra vào tháng 4.2016 vừa qua.
Có vài vấn đề chính được thảo luận, trao đổi trong suốt 4 tiếng đồng hồ từ sáng cho tới hơn 12h trưa mới kết thúc.
Vấn đề mà luật sư Hải đặt ra là việc cấp phép xả thải cho Formosa không đúng luật theo Nghị định 201/2013/NĐ-CP (và Luật Tài nguyên nước 2012) vì đã không tham vấn cộng đồng nơi đặt ống xả thải, việc này đã được nêu rõ trong các đơn khiếu nại nhiều lần trước đây mà các luật sư chúng tôi đã gửi đi.
Vấn đề tiếp theo là hướng xử lý thế nào, có dừng hoạt động xả thải chờ xem xét giải quyết theo pháp luật hay không. Có thu hồi và huỷ bỏ giấy phép này không. Hiện nay Formosa vẫn xả thải và có đảm bảo được vấn đề an toàn môi trường không? Luật sư Hải có nói nếu không giải quyết được và hợp pháp thì bà con sẽ có các biện pháp pháp lý tiếp theo, kể cả việc kiện ra toà, mà như vậy thì ông Bộ trưởng phải trực tiếp tham gia vì Luật Tố tụng hành chính mới đã quy định như vậy (mà không được ủy quyền cho người khác).
Tôi thì nêu rõ hai vấn đề trọng tâm về hậu quả của thảm hoạ. Một là, tại sao lại chỉ bồi thường 4 tỉnh miền Trung và bồi thường trong vòng 06 tháng, vậy từ tháng thứ 7 trở đi thì thế nào, vì đến nay họ cũng không thể khai thác và mưu sinh được, và tiếp tục còn nằm trên bờ cho đến nhiều tháng sau đó nữa từ giờ. Những thiệt hại tiếp theo sau đó ai sẽ chịu trách nhiệm? Hai là, vì sao các hộ dân ở các vùng biển bị ảnh hưởng từ thảm hoạ như Nghệ An dù họ đi khởi kiện theo đúng luật lại không được thụ lý giải quyết. Quyền lợi của họ chính phủ sẽ giải quyết như thế nào? Tôi đề nghị cũng cấp các thoả thuận của chính phủ (hoặc Bộ TNMT) đã thương lượng với Formosa, kết luận điều tra nguyên nhân thảm hoạ, việc uỷ quyền của dân cho chính phủ trong việc đã đứng ra thương lượng để có căn cứ giải quyết các vấn đề và trách nhiệm phát sinh trong thảm hoạ này.
Các hộ dân nêu ra tình trạng về việc làm Âu thuyền dở dang, gây khó khăn cho hoạt động khai thác, thiếu an toàn, gây thiệt hại về người và tài sản cho ngư dân (khoảng 1.000 hộ dân khai thác trên một Âu thuyền, mà họ chỉ xây khi đang bầu cử, còn bầu cử xong là họ dời đi bỏ đấy không làm tiếp nữa). Việc tái định cư trong dự án Formosa vẫn còn nhiều bất cập lẫn bức xúc trong vấn đề bồi thường và giải phóng mặt bằng, cần xem xét lại. Việc học sinh, sinh viên tại các vùng ảnh hưởng bởi thảm hoạ được miễn học phí tại sao vẫn bị nhà trường yêu cầu nộp? Các hộ dân phản ánh gạo hỗ trợ có hiện tượng bị mốc hoặc nấu lên không để quá được 10 phút là không ăn được nữa. Họ cũng đề nghị chính phủ có cơ chế cho các lao động là trẻ em dưới 15 tuổi và người ngoài độ tuổi lao động, vì đây là những đối tượng đặc thù và nhạy cảm, khó khăn, không được học hành hay chăm sóc mà phải bươn chải kiếm sống. Các hộ dân nêu ra, việc Cua, Ghẹ, hải sản tầng đáy bị chết rất nhanh, khai thác đánh bắt từ đêm hôm trước về sáng hôm sau đã chết, trong khi bình thường thì phải tới 7-10 ngày mới chết, mà hải sản chết thì không thể nào bán được và nó cũng chứng minh là cá vẫn nhiễm độc tố.
Ông Bộ trưởng trả lời việc cấp phép là đúng trình tự luật của năm 1998 (lúc Formosa xin đầu tư dự án là năm 2008, thời điểm Luật Tài nguyên nước 1998 đang có hiệu lực), nên theo ông ấy (được tư vấn bởi bộ phận pháp chế, ông Cục trưởng Bẩy) thì Nghị định 201/2013/NĐ-CP là chưa được áp dụng. Tuy nhiên, sau khi trao đổi cởi mở và cương quyết, ông Trần Hồng Hà đề nghị một buổi làm việc riêng với các luật sư về vấn đề pháp lý và nếu ai sai phạm trong việc cấp phép xả thải cho Formosa thì sẽ xử lý theo luật định.
Ông Hà cũng tiếp tục trả lời rằng chính phủ sẽ có hỗ trợ giai đoạn sau bồi thường như hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng, hỗ trợ chuyển đổi nghề, kinh phí đào tạo việc làm, hỗ trợ lãi suất vay để đầu tư đóng tàu cỡ lớn đánh bắt khơi xa,…và hy vọng bà con cùng thấu hiểu vì đất nước mình nghèo, những nhà đầu tư mang lại nhiều lợi ích và khiến cuộc sống của dân ở vùng này được tốt hơn, khang trang hơn. Và trong quá trình điều tra, đã đưa ra kết luận từ các chuyên gia Israel, Đức, Mỹ thì công nghệ của Formosa đang dùng là ở mức trung bình khá, chứ không phải lạc hậu hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm. Việc xảy ra sự cố là trong quá trình vận hành thử, do lỗi của những công nhân vận hành.
Việc đóng Âu thuyền được ông ấy giao cho Hà Tĩnh làm và báo cáo phải xong trước quý I năm 2017. Việc học sinh, sinh viên vùng thảm hoạ được miễn học phí 100% trong vòng 2 năm. Việc tái định cư cũng được xem xét cùng với các điều kiện sống về cấp nước sạch sinh hoạt, điện, đều được ông Hà giao cho tỉnh Hà Tĩnh giải quyết và báo cáo, trả lời.
Những vấn đề khác nữa được trao đổi thẳng thắn, rõ ràng và cởi mở. Tuy rằng hai vấn đề mà tôi đặt câu hỏi thì ông Bộ trưởng gần như chưa có câu trả lời cụ thể và rõ ràng, và cũng chưa có phương án hữu ích nào được đưa ra. Và ông cũng nói có một số việc sẽ vượt quá thẩm quyền của ông, nên ông vẫn phải xin ý kiến của Phó thủ tướng thường trực hoặc chính phủ mới có câu trả lời cụ thể, nhưng ông hứa ông sẽ chịu trách nhiệm về mọi vấn đề trong sự việc của thảm hoạ này.
Cuối buổi đối thoại, tôi định chốt lại vấn đề pháp lý trong việc cấp phép cho Formosa xả thải trực tiếp ra nguồn nước, rằng, việc bộ phận tư vấn và pháp chế của ông ấy đang nắm không đúng và áp dụng sai luật trong vấn đề này. Nhưng bị luật sư Hải ngăn lại, vì trước đó ông Bộ trưởng có hẹn sẽ có cuộc trao đổi riêng với các luật sư cụ thể về vấn đề này, kể cả nếu cần thì mời đoàn luật sư độc lập cùng tham gia.
Ông ấy cung cấp số điện thoại và facebook để tiếp nhận các thông tin phản ánh công khai của người dân và hứa sẽ đảm bảo minh bạch, không để chìm lặng những kiến nghị hay các phản ánh của bà con tới Ông.
Ông Trần Hồng Hà vì bận nên giao Chánh văn phòng Bộ tiếp và mời cơm trưa các hộ dân lên đối thoại hôm nay. Tôi xin phép không đi cùng vì buổi chiều còn nhiều việc phải giải quyết nên đành mạn phép cáo lui.
____
Luật sư Trần Vũ Hải
8-12-2016
Về buổi làm việc với Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Formosa : Ông Trần Hồng Hà nói, ông kiên quyết giải quyết vụ Formosa, không để Formosa tái diễn gây ra sự cố môi trường, vì đó là sinh mệnh chính trị của ông.
Sáng nay, tôi và luật sư Luân Lê cùng 6 ngư dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã có buổi làm việc thẳng thắn với Bộ Trưởng Bộ TN và MT Trần Hồng Hà từ 8h30 đến 12h ( không nghỉ). Luật sư Lê Văn Luân có bản tóm tắt về buổi làm việc này trên FB của mình, mời các bạn tham khảo.
Tôi ấn tượng nhất việc ông THH tuyên bố giải quyết vấn đề Formosa là gắn liền sinh mệnh chính trị của ông. Sau buổi làm việc này, chúng tôi sẽ có những buổi làm việc tiếp theo với một số cán bộ cấp vụ, pháp chế của Bộ TN và MT về việc cấp phép nước xả thải cho Formosa, mà tôi khẳng định là sai luật, trên cơ sở thông tin từ chính Bộ TN và MT, nhưng cán bộ của bộ này lại không cho là như vậy.
Tạm thời tôi xin phép báo cáo các bạn như vậy!
Luật sư Luân Lê
8-12-2016
Sáng nay theo lịch, tôi và luật sư Trần Vũ Hải cùng sáu bà con đại diện ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh đến trụ sở tiếp dân Bộ Tài nguyên và Môi trường để đối thoại với ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà (có dại diện Bộ, UBND tỉnh Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh, xã Kỳ Lợi và báo chí đưa tin) về vấn đề khiếu nại, kiến nghị liên quan đến thảm hoạ Formosa gây ra vào tháng 4.2016 vừa qua.
Có vài vấn đề chính được thảo luận, trao đổi trong suốt 4 tiếng đồng hồ từ sáng cho tới hơn 12h trưa mới kết thúc.
Vấn đề mà luật sư Hải đặt ra là việc cấp phép xả thải cho Formosa không đúng luật theo Nghị định 201/2013/NĐ-CP (và Luật Tài nguyên nước 2012) vì đã không tham vấn cộng đồng nơi đặt ống xả thải, việc này đã được nêu rõ trong các đơn khiếu nại nhiều lần trước đây mà các luật sư chúng tôi đã gửi đi.
Vấn đề tiếp theo là hướng xử lý thế nào, có dừng hoạt động xả thải chờ xem xét giải quyết theo pháp luật hay không. Có thu hồi và huỷ bỏ giấy phép này không. Hiện nay Formosa vẫn xả thải và có đảm bảo được vấn đề an toàn môi trường không? Luật sư Hải có nói nếu không giải quyết được và hợp pháp thì bà con sẽ có các biện pháp pháp lý tiếp theo, kể cả việc kiện ra toà, mà như vậy thì ông Bộ trưởng phải trực tiếp tham gia vì Luật Tố tụng hành chính mới đã quy định như vậy (mà không được ủy quyền cho người khác).
Tôi thì nêu rõ hai vấn đề trọng tâm về hậu quả của thảm hoạ. Một là, tại sao lại chỉ bồi thường 4 tỉnh miền Trung và bồi thường trong vòng 06 tháng, vậy từ tháng thứ 7 trở đi thì thế nào, vì đến nay họ cũng không thể khai thác và mưu sinh được, và tiếp tục còn nằm trên bờ cho đến nhiều tháng sau đó nữa từ giờ. Những thiệt hại tiếp theo sau đó ai sẽ chịu trách nhiệm? Hai là, vì sao các hộ dân ở các vùng biển bị ảnh hưởng từ thảm hoạ như Nghệ An dù họ đi khởi kiện theo đúng luật lại không được thụ lý giải quyết. Quyền lợi của họ chính phủ sẽ giải quyết như thế nào? Tôi đề nghị cũng cấp các thoả thuận của chính phủ (hoặc Bộ TNMT) đã thương lượng với Formosa, kết luận điều tra nguyên nhân thảm hoạ, việc uỷ quyền của dân cho chính phủ trong việc đã đứng ra thương lượng để có căn cứ giải quyết các vấn đề và trách nhiệm phát sinh trong thảm hoạ này.
Các hộ dân nêu ra tình trạng về việc làm Âu thuyền dở dang, gây khó khăn cho hoạt động khai thác, thiếu an toàn, gây thiệt hại về người và tài sản cho ngư dân (khoảng 1.000 hộ dân khai thác trên một Âu thuyền, mà họ chỉ xây khi đang bầu cử, còn bầu cử xong là họ dời đi bỏ đấy không làm tiếp nữa). Việc tái định cư trong dự án Formosa vẫn còn nhiều bất cập lẫn bức xúc trong vấn đề bồi thường và giải phóng mặt bằng, cần xem xét lại. Việc học sinh, sinh viên tại các vùng ảnh hưởng bởi thảm hoạ được miễn học phí tại sao vẫn bị nhà trường yêu cầu nộp? Các hộ dân phản ánh gạo hỗ trợ có hiện tượng bị mốc hoặc nấu lên không để quá được 10 phút là không ăn được nữa. Họ cũng đề nghị chính phủ có cơ chế cho các lao động là trẻ em dưới 15 tuổi và người ngoài độ tuổi lao động, vì đây là những đối tượng đặc thù và nhạy cảm, khó khăn, không được học hành hay chăm sóc mà phải bươn chải kiếm sống. Các hộ dân nêu ra, việc Cua, Ghẹ, hải sản tầng đáy bị chết rất nhanh, khai thác đánh bắt từ đêm hôm trước về sáng hôm sau đã chết, trong khi bình thường thì phải tới 7-10 ngày mới chết, mà hải sản chết thì không thể nào bán được và nó cũng chứng minh là cá vẫn nhiễm độc tố.
Ông Bộ trưởng trả lời việc cấp phép là đúng trình tự luật của năm 1998 (lúc Formosa xin đầu tư dự án là năm 2008, thời điểm Luật Tài nguyên nước 1998 đang có hiệu lực), nên theo ông ấy (được tư vấn bởi bộ phận pháp chế, ông Cục trưởng Bẩy) thì Nghị định 201/2013/NĐ-CP là chưa được áp dụng. Tuy nhiên, sau khi trao đổi cởi mở và cương quyết, ông Trần Hồng Hà đề nghị một buổi làm việc riêng với các luật sư về vấn đề pháp lý và nếu ai sai phạm trong việc cấp phép xả thải cho Formosa thì sẽ xử lý theo luật định.
Ông Hà cũng tiếp tục trả lời rằng chính phủ sẽ có hỗ trợ giai đoạn sau bồi thường như hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng, hỗ trợ chuyển đổi nghề, kinh phí đào tạo việc làm, hỗ trợ lãi suất vay để đầu tư đóng tàu cỡ lớn đánh bắt khơi xa,…và hy vọng bà con cùng thấu hiểu vì đất nước mình nghèo, những nhà đầu tư mang lại nhiều lợi ích và khiến cuộc sống của dân ở vùng này được tốt hơn, khang trang hơn. Và trong quá trình điều tra, đã đưa ra kết luận từ các chuyên gia Israel, Đức, Mỹ thì công nghệ của Formosa đang dùng là ở mức trung bình khá, chứ không phải lạc hậu hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm. Việc xảy ra sự cố là trong quá trình vận hành thử, do lỗi của những công nhân vận hành.
Việc đóng Âu thuyền được ông ấy giao cho Hà Tĩnh làm và báo cáo phải xong trước quý I năm 2017. Việc học sinh, sinh viên vùng thảm hoạ được miễn học phí 100% trong vòng 2 năm. Việc tái định cư cũng được xem xét cùng với các điều kiện sống về cấp nước sạch sinh hoạt, điện, đều được ông Hà giao cho tỉnh Hà Tĩnh giải quyết và báo cáo, trả lời.
Những vấn đề khác nữa được trao đổi thẳng thắn, rõ ràng và cởi mở. Tuy rằng hai vấn đề mà tôi đặt câu hỏi thì ông Bộ trưởng gần như chưa có câu trả lời cụ thể và rõ ràng, và cũng chưa có phương án hữu ích nào được đưa ra. Và ông cũng nói có một số việc sẽ vượt quá thẩm quyền của ông, nên ông vẫn phải xin ý kiến của Phó thủ tướng thường trực hoặc chính phủ mới có câu trả lời cụ thể, nhưng ông hứa ông sẽ chịu trách nhiệm về mọi vấn đề trong sự việc của thảm hoạ này.
Cuối buổi đối thoại, tôi định chốt lại vấn đề pháp lý trong việc cấp phép cho Formosa xả thải trực tiếp ra nguồn nước, rằng, việc bộ phận tư vấn và pháp chế của ông ấy đang nắm không đúng và áp dụng sai luật trong vấn đề này. Nhưng bị luật sư Hải ngăn lại, vì trước đó ông Bộ trưởng có hẹn sẽ có cuộc trao đổi riêng với các luật sư cụ thể về vấn đề này, kể cả nếu cần thì mời đoàn luật sư độc lập cùng tham gia.
Ông ấy cung cấp số điện thoại và facebook để tiếp nhận các thông tin phản ánh công khai của người dân và hứa sẽ đảm bảo minh bạch, không để chìm lặng những kiến nghị hay các phản ánh của bà con tới Ông.
Ông Trần Hồng Hà vì bận nên giao Chánh văn phòng Bộ tiếp và mời cơm trưa các hộ dân lên đối thoại hôm nay. Tôi xin phép không đi cùng vì buổi chiều còn nhiều việc phải giải quyết nên đành mạn phép cáo lui.
____
Luật sư Trần Vũ Hải
8-12-2016
Về buổi làm việc với Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Formosa : Ông Trần Hồng Hà nói, ông kiên quyết giải quyết vụ Formosa, không để Formosa tái diễn gây ra sự cố môi trường, vì đó là sinh mệnh chính trị của ông.
Sáng nay, tôi và luật sư Luân Lê cùng 6 ngư dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã có buổi làm việc thẳng thắn với Bộ Trưởng Bộ TN và MT Trần Hồng Hà từ 8h30 đến 12h ( không nghỉ). Luật sư Lê Văn Luân có bản tóm tắt về buổi làm việc này trên FB của mình, mời các bạn tham khảo.
Tôi ấn tượng nhất việc ông THH tuyên bố giải quyết vấn đề Formosa là gắn liền sinh mệnh chính trị của ông. Sau buổi làm việc này, chúng tôi sẽ có những buổi làm việc tiếp theo với một số cán bộ cấp vụ, pháp chế của Bộ TN và MT về việc cấp phép nước xả thải cho Formosa, mà tôi khẳng định là sai luật, trên cơ sở thông tin từ chính Bộ TN và MT, nhưng cán bộ của bộ này lại không cho là như vậy.
Tạm thời tôi xin phép báo cáo các bạn như vậy!
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét